VIETALK

From: VIETALK
3318 BRIDLEWOOD DRIVE
GRAPEVINE, TEXAS 76051-6526
U.S.A.
vietalk@iname.com
http://members.tripod.com/~Vietalk

VIETALK is a monthly bilingual newsletter dedicated to the exchange of information, opinions, and expertise for personal growth among Vietnamese-American professionals. The opinions expressed in VIETALK are those of the individual authors and are not necessarily shared by VIETALK. Copyright @ 1999 by VIETALK. All rights reserved. Send your comments, suggestions or complaints about this particular VIETALK issue to the above address. The next VIETALK edition will be published on Tuesday, June 1, 1999. Manuscripts sent to VIETALK must include the writer's name and address. VIETALK is printed on recycled paper.

MAY 1999 ARTICLES

Prologue Hà Mạnh Chí
Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa (Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa)

  1. Ðôi Lời Trước Khi Viết (VIETALK số tháng 5, 1999)
  2. Sơ Lược (VIETALK số tháng 5, 1999)
  3. Lý-Do Tôi Ðã Có Mặt Tại Hoàng-Sa (VIETALK số tháng 5, 1999)
  4. Những Diễn-Tiến Ngày Hôm Trước Trận Hải-Chiến (VIETALK số tháng 6, 1999)
  5. Diễn-Tiến Trận Hải-Chiến Ngày 19 Tháng Giêng Năm 1974 (VIETALK số tháng 6, 1999)
  6. Kết-Quả Của Trận-Hải-Chiến (VIETALK số tháng 6, 1999)
  7. Công-Cuộc Chuẩn-Bị Tái-Chiếm Hoàng-Sa (VIETALK số tháng 7, 1999)
  8. Phần Sau Trận Hải-Chiến (VIETALK số tháng 7, 1999)
  9. Hoàng-Trường-Sa Với Việt-Nam Là Một (VIETALK số tháng 7, 1999)
  10. Tài Liệu Tham Khảo
The 1974 Naval Battle for the Paracels between the Navies of the Republic of Vietnam and the People's Republic of China (English translation by Hà Mạnh Chí)

  1. Foreword (May 1999 issue)
  2. Overview (May 1999 issue)
  3. The Reason For My Presence At The Paracel Islands (May 1999 issue)
  4. The Day Before The Battle (June 1999 issue)
  5. Battle Order (June 1999 issue)
  6. Outcome of The Battle (June 1999 issue)
  7. Preparation For Repossessing The Paracel Islands (July 1999 issue)
  8. After The Battle (July 1999 issue)
  9. The Paracel and Spratly Islands and Vietnam Are All One (July 1999 issue)
  10. References
Acknowledgement Hà Mạnh Chí

Prologue

By Hà Mạnh Chí
Grapevine, Texas, U.S.A.

For the first time in the modern history of both nations, the Republic of Vietnam and the People's Republic of China engaged in a naval skirmish over a faraway territory in the South China Sea. That territory, which was claimed by both countries because of its potentially oil-rich reserve and strategic location, is a group of low coral islands and reefs called the Paracel Islands. The naval skirmish, which took place around 10:30 on Friday morning, January 19, 1974 (27 December in the lunar year of 1973), in the shallow part of the Paracel Islands, involved a number of warships from both nations. The Republic of Vietnam naval force consisted of a destroyer (DER), two cruisers (WHEC), and an escort (MSF) under the command of Navy Captain Hà Văn Ngạc, my father, who passed away in 1999.

Navy Captain Ha Van Ngac, Republic of Vietnam Navy

Navy Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy (Photo courtesy of the Hà family, Grapevine, Texas, U.S.A.)

Ngac Van Ha's tomb

Ngạc Văn Hà's tomb
Photo courtesy of Dr. & Mrs. Trần Ðình Thủy of Merkel, Texas, U.S.A.

Tiếc Thương Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc
Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa

Kình-Ngư từ giã biển xanh rồi
Thương tiếc anh tài lắm hỡi ôi!
Hận nước thù nhà đau cố-quốc
Ôm hận tuyền đài mãi không thôi
Trùng-Dương lịm tắt vừng sao sáng
Sông núi lu mờ bóng nguyệt soi
Kính điếu hồn linh nơi chín suối
Vô-Thường cõi lạc thoát luân hồi
Thôi! "Anh ngủ nhé hồn vào biển rộng
Thương dạy rồi vun vút trời cao."

Bạn hữu Hải Quân
Fort Worth, Texas, U.S.A., Chủ Nhật, ngày 14 tháng 2 năm 1999

Prior to his untimely passing around 10:30 on Friday morning, February 12, 1999 (27 December in the lunar year of 1998), my father had completed three Vietnamese written works. The first gives a brief history of the Paracel Islands that were part of Vietnam in the early 19th century, then of French Indochina prior to World War II, when they were occupied by the Japanese (Reference 1). The second and third respectively give a first-hand gripping account of the determining factors (Reference 2) leading to the naval skirmish called the Naval Battle for the Paracels (Reference 3).

Because my father's sudden passing coincides so precisely with the 25th anniversary of the Naval Battle for the Paracels, I firmly believe that destiny brought my father to the Paracel Islands in January 1974, thus earning him a special place in Vietnamese history and the history of the Republic of Vietnam Navy. This has motivated me to translate his third Vietnamese work into English for the purpose of preserving the memory and making available the recollections of a career naval officer in command of the Naval Battle for the Paracels.

The following English translation is dedicated to

  • The loving memory of my father, a twenty-year career Navy man who proudly served his country, the Republic of Vietnam, from May 1955 to April 30, 1975.

  • The memory of the following officers and enlisted personnel of the Republic of Vietnam Navy:

    Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Ðinh Hoàng Mai, Lê Văn Tây, Nguyễn Phúc Xá, Lê Văn Ðơn, Nguyễn Văn Thạch, and Trần Văn Bang

    who under my father's command laid down their lives to defend the territory that our forefathers had claimed for many centuries.

  • The men and women of the Republic of Vietnam armed forces for their patriotism and pride in the service of freedom.

References

  1. Hà Văn Ngạc, "Tìm Hiểu Về Quần Ðảo Hoàng Sa", Vietalk, Volume 4, Issue 4, April 1999, pp. 1-5, 3318 Bridlewood Drive, Grapevine, Texas 76051-6526, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~Vietalk.

  2. Hà Văn Ngạc, "Những Diễn Biến Ðưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa", Lướt Sóng, Number 35, 26 September 1998, pp. 92-102, Bạch Ðằng, P.O. Box 21997, San Jose, California 95151-1997, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~haiquan9.

    "Events Leading To The 1974 Naval Battle for the Paracels between the Navies of the Republic of Vietnam and the People's Republic of China" (By Navy Captain Hà Văn Ngạc, English translation by Hà Mạnh Chí), Vietalk, Volume 5, January 2000 and February 2000, 3318 Bridlewood Drive, Grapevine, Texas 76051-6526, U.S.A.

  3. Hà Văn Ngạc, "Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa", Ðoàn Kết Monthly Magazine, 4005 Pebble Path, Austin, Texas 78731, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~doanket.

Tường-Thuật Trận Hải-Chiến Lịch-Sử Hoàng-Sa (Hải Quân Ðại Tá Hà Văn Ngạc, Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa)

The 1974 Naval Battle for the Paracels between the Navies of the Republic of Vietnam and the People's Republic of China (English translation by Hà Mạnh Chí)

Ðôi Lời Trước Khi Viết

Foreword

Ðã 25 năm kể từ ngày tôi tham-dự trận hải-chiến Hoàng-Sa, tôi chưa từng trình bầy hay viết mô-tả lại về trận đánh này, ngay cả có nhiều lần tôi đã thất hứa với các bậc tiên-sinh yêu-cầu tôi thuật lại chi-tiết của cuộc đụng-độ. Dù thắng hay bại, chỉ có một điều duy-nhứt không thể chối cãi được là các chiến-hữu các cấp của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa trong trận hải-chiến đã anh-dũng chiến-đấu bằng phương-tiện và kinh-nghiệm có trong tay để chống lại một kẻ xâm-lăng truyền-kiếp của dân-tộc hầu bảo-vệ lãnh-thổ của Tổ-quốc. Trước một thù-địch có sức mạnh gấp bội, dù cuộc-chiến có hạn-chế hay kéo dài hoặc mở rộng, phần cuối là chúng ta vẫn phải tạm lùi bước trước các cuộc cường-tập của đối-phương để tìm-kiếm một cơ-hội thuận-tiện khác hầu khôi-phục lại phần đất đã bị cưỡng-chiếm.

It has been 25 years since I took part in the Naval Battle for the Paracels between the Republic of Vietnam Navy and the Chinese Navy. I have never spoken or written about this battle, even on many occasions breaking my promise to the former senior officers of the Republic of Vietnam Navy requesting me to give a detailed account of the naval skirmish. Whether they were victors or vanquished, it is an irrefutable fact that the officers and enlisted personnel of the Republic of Vietnam Navy in the naval battle used their experience and whatever means in their hands to fight valiantly against Chinese invasion in order to preserve the territorial integrity of their motherland. Whether or not we wanted the battle to be prolonged, limited or escalated to a regional conflict, in the final analysis, the Republic of Vietnam Navy had to temporarily give way to the Chinese forces' barrage of assaults in order to wait for another opportunity to reconquer the occupied territory.

The Paracel Islands in the South China Sea

The Paracels and Spratlys in the South China Sea (Reference 1)

Hôm nay nhân ngày Tết Kỷ-Mão, tôi viết những giòng này để tưởng-niệm anh-linh các liệt-sĩ đã hy-sinh khi cùng tôi chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng trên các mảnh đất xa vời của Quốc-Tổ, một số đã vĩnh-viễn nằm lại trong lòng biển Hoàng-Sa như để thêm một chứng-tích lịch-sử của chủ-quyền quốc-gia, một số khác đã bỏ mình trên biển cả khi tìm đường thoát khỏi sự tàn-bạo của người phương bắc.

Today, on the occasion of the lunar New Year of the Cat, I write the following lines in hallowed memory of those naval heroes who laid down their lives defending our country's faraway territory. Some rested eternally in the shallow part of the Paracel Islands as an additional historical evidence of our national sovereignty. Others lost their lives at sea escaping the cruel Chinese aggressors.

Woody Island and Pattle Island in the Paracels

The Paracels (Reference 1)

Có nhiều chiến-hữu Hải-quân đã từng hăng-say viết lại một trang-sử oai-hùng của Hải-quân và toàn Quân-lực Việt-Nam của nền Ðệ-Nhị Cộng-Hòa, nhưng dã thiếu-xót nhiều chi-tiết chính-xác mà vào những năm trước 1975 chưa được phép phổ-biến, và cũng vì phải lưu-lạc khắp thế-giới tự-do nên các chiến-hữu đó đã không thể liên-lạc để tham-khảo cùng tôi.

Many Navy veterans of the battle were so eager to write awe-inspiring history's pages about the Republic of Vietnam Navy and the Republic of Vietnam armed forces that they unfortunately left out many accurate details. Either these veterans were not allowed to publish classified information before April 30, 1975 or they were not able to consult with me because of their wandering around the free world after April 30, 1975.

Nhiều chi-tiết về giờ-giấc và về vị-trí bạn và địch, cũng như tên họ của các cấp có liên-hệ tới biến cố, vì không có tài-liệu truy-lục, nên chỉ có thể viết vào khoảng gần đúng nhất. Tôi chỉ tường-thuật trung-thực những chi-tiết theo khía-cạnh của một người chỉ-huy chiến-thuật được biết và cũng mong-mỏi các chiến-hữu nào còn có thể nhớ chắc-chắn các chi-tiết quan-trọng khác, tôi sẽ sẵn-sàng tiếp-nhận qua tòa-soạn này, để sửa lại tài-liệu này cho đúng.

Since I do not have any reference materials at hand, many details about the hours of the battle, enemy position and our position, as well as the names and ranks of those naval officers connected with the battle are only approximate. Here, I try to truthfully give a detailed account of the battle from the point of view of an operational theater commander, and I hope that whoever may still exactly remember other important details will come forward to help me revise this historical document.

Hà-Văn-Ngạc

Navy Captain Ha Van Ngac, Republic of Vietnam Navy

Navy Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy (Photo courtesy of the Hà family, Grapevine, Texas, U.S.A.)

English translation by Hà Mạnh Chí

Ha Manh Chi
Hà Mạnh Chí

Sơ Lược

Overview

Tân xuân Giáp-Dần Hoàng-Sa-chiến
Nam-ngư hải-ngoại huyết lưu hồng

A skirmish will take place at the Paracel Islands near the end of the lunar calendar year of 1973
The skirmish between the South Vietnamese Navy and a foreign invader will be bloody

Hai câu thơ với lối hành-văn vận theo sấm Trạng-Trình đã được truyền-khẩu rất nhanh khi Hải-đội Ðặc-nhiệm Hoàng-Sa trở về tới Ðà-nẵng vào sáng sớm ngày 20 tháng 4 năm 1974. Và câu thơ này do chính Hải-quân Ðại-Tá Nguyễn-viết-Tân (thủ-khoa Khóa 5 của tôi) lúc đó đang giữ chức-vụ Chỉ-huy-trưởng Sở Phòng-Vệ Duyên-hải, đọc cho tôi nghe. Từ ngày đó tới nay đã đúng 25 năm, và do sự khuyến-khích của các bậc thượng-trưởng của Hải-quân Việt-Nam, những chi-tiết về diễn-tiến chưa từng tiết-lộ của trận hải-chiến cần được ghi lại để làm chứng-liệu lịch-sử.

The two verses whose style rhymed according to the book of prophecies of the well-known Vietnamese prophet, Trạng Trình, were quickly transmitted by word of mouth when my task force returned to the naval port of Ðà Nẵng, Coastal Zone I Headquarters, in the early morning hours of January 20, 1974. These two verses were read to me by Navy Captain Nguyễn Viết Tân (the top graduate of my 1955 class at the Nha Trang Naval Training Center) who at the time was Commander, Coastal Defense Groups. Since then it has been exactly 25 years, and with the encouragement of former ranking officers of the Republic of Vietnam Navy, many details about the naval battle never revealed before are written down in this document for the sake of history.

Nha Trang Naval Training Center, Republic of Vietnam Navy

Nha Trang Naval Training Center, Republic of Vietnam Navy (Reference 6)

Vietnam

Vietnam (Reference 1)

Sau trận hải-chiến, những ưu và khuyết điểm về chiến-thuật và chiến-lược của Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa đến nay nếu nêu ra thì sẽ không còn một giá-trị thực-tiễn nào để có thể làm những bài học cho những biến-cố kế-tiếp. Vì vậy một vài điều nếu có nêu ra tại đây thì chỉ để ghi lại tình-trạng và khả-năng khi Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa khi đã phải đương đầu với Trung-cộng, là một quốc-gia vào thời-điểm đó, đã sẵn có một lực-lượng hùng-hậu về hải-lục-không-quân gấp bội của Việt-Nam Cộng-Hòa.

After the naval battle, good and bad points about the tactics, as well as strategies of the Republic of Vietnam Navy, if brought up will not serve any practical purpose as valuable lessons for future conflicts. Therefore, a few points considered worthy to be brought up here concern only the status and war-fighting capability of the Republic of Vietnam Navy at the time of its confrontation with Communist China whose naval, ground, and air forces were larger and more powerful.

Một điểm hãnh-diện cho Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa lúc bấy giờ là đã không những phải sát-cánh với lực-lượng bạn chống lại kẻ nội-thù là cộng-sản miền bắc trong nội-địa, lại vừa phải bảo-vệ những hải-đảo xa-xôi, mà lại còn phải chiến-đấu chống kẻ xâm-lăng, đã từng biết bao lần dầy xéo đất nước trong suốt lịch-sử lập-quốc và dành quyền độc-lập của xứ sở.

At that time, the Republic of Vietnam Navy prided itself on the task of not only fighting side by side with the other services of the Republic of Vietnam armed forces against the North Vietnamese Communists inland, but also defending faraway islands against a conqueror who many times throughout the history of our nation had trampled on our native soil.

So-sánh với các cuộc hành-quân ngoại-biên vào các năm 1970-71 của Quân-lực VNCH sang đất Kampuchia (Cambodia) và Hạ-Lào, thì quân-lực ta chỉ chiến đấu ngang ngửa với cộng-sản Việt-Nam ẩn náu trên đất nước láng-giềng mà thôi. Phải thành-khẩn mà nhận rằng Hải-quân Việt-Nam Cộng-Hòa ngoài nội-thù còn phải chống ngoại-xâm mà đã rất khó tiên-liệu để chuẩn-bị một cuộc chiến chống lại một lực-lượng hải-quân Trung-cộng tương-đối dồi-dào hơn cả chúng ta về phẩm cũng như lượng. Hải-quân Việt-Nam ta đã có những gánh nặng về hành-quân để yểm-trợ lực-lượng bạn và hành-quân ngăn-chận các vụ chuyển-quân lén-lút của Việt-cộng qua biên-giới Miên-Việt trong vùng sông ngòi cũng như các vụ tiếp-tế quân-dụng của chúng vào vùng duyên-hải.

In comparison with the 1970-1971 operations of the Republic of Vietnam Army in Kampuchia (Cambodia) and Laos where our troops fought evenly against North Vietnamese forces hiding in these neighboring countries, I frankly admit this was not the case with the Republic of Vietnam Navy. It would be very difficult for the Republic of Vietnam Navy, whose mission was to defeat Communist aggression internally and deter foreign invasion externally, to foresee how to prepare to defend evenly against the Chinese Navy that was relatively superior in terms of quality as well as quantity. During the Vietnam war, the Republic of Vietnam Navy shouldered the responsibility for:

  • providing gunfire from destroyers and cruisers in support of forces ashore
  • interdicting infiltration routes from Cambodia into the Mekong Delta
  • and conducting operations against the logistic lines of the North Vietnamese Army along the coast of South Vietnam

Trước khi đi vào chi-tiết của trận hải-chiến lịch-sử này, chúng ta thử nhắc sơ-lược lại cấu-trúc nhân-sự của thượng-tầng chỉ-huy và của các đơn-vị tham-chiến của Hải-quân vào lúc biến-cố:

Before recounting the naval battle in every detail, let's take a look at the Republic of Vietnam Navy's chain of command and the surface combatant force taking part in the battle:

  • Tư-lệnh Hải-quân:Ðề-Ðốc Trần-văn-Chơn
  • Tư-lệnh-phó Hải-quân:Phó Ðề-Ðốc Lâm-ngươn-Tánh
  • Tham-mưu-Trưởng Hải-quân:Phó Ðề-Ðốc Diệp-quang-Thủy
  • Tư-lệnh Hạm-đội:HQ Ðại-tá Nguyễn-xuân-Sơn
  • Tư-lệnh HQ Vùng 1 Duyên-hải:Phó Ðề-Ðốc Hồ-văn Kỳ-Thoại
  • Chỉ-huy-trưởng Hải-đội tuần-dương (Hải-đội 3) và là sĩ-quan chỉ-huy chiến-thuật trận hải-chiến:HQ Ðại-tá Hà-văn-Ngạc
  • Hạm-trưởng Khu-trục-hạm HQ 4:HQ Trung-Tá Vũ-hữu-San
  • Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ 5:HQ Trung-Tá Phạm-trọng-Quỳnh
  • Hạm-trưởng Tuần-dương-hạm HQ 16:HQ Trung-Tá Lê-văn-Thự
  • Hạm-trưởng Hộ-tống-hạm HQ 10:HQ Thiếu-Tá Ngụy-văn-Thà (truy-thăng HQ Trung-Tá)
  • Trưởng toán Hải-kích đổ-bộ:HQ Ðại-Úy Nguyễn-minh-Cảnh
  • Rear Admiral Trần Văn Chơn, Chief of Naval Operations, Republic of Vietnam Navy

    Rear Admiral Tran Van Chon, Republic of Vietnam Navy

    Rear Admiral Trần Văn Chơn
    Chief of Naval Operations, Republic of Vietnam Navy (Reference 6)

  • Commodore Lâm Ngươn Tánh, Vice Chief of Naval Operations, Republic of Vietnam Navy

    Commodore Lam Nguon Tanh, Republic of Vietnam Navy

    Commodore Lâm Ngươn Tánh
    Vice Chief of Naval Operations, Republic of Vietnam Navy (Reference 6)

  • Commodore Diệp Quang Thủy, Chief of Staff, Republic of Vietnam Navy
  • Captain Nguyễn Xuân Sơn, Commander in Chief, Navy Fleet, Republic of Vietnam Navy
  • Commodore Hồ Văn Kỳ Thoại, Commander in Chief, Coastal Zone I, Republic of Vietnam Navy
  • Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy
    Commander, Cruiser & Destroyer Group (Task Group III)
    Commander, Task Force Paracel

    Navy Captain Ha Van Ngac, Republic of Vietnam Navy

    Navy Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy (Photo courtesy of the Hà family, Grapevine, Texas, U.S.A.)

  • Commander Vũ Hữu San, Commanding Officer, HQ Trần Khánh Dư (DER 4), Republic of Vietnam Navy
  • Commander Phạm Trọng Quỳnh, Commanding Officer, HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5), Republic of Vietnam Navy
  • Commander Lê Văn Thự, Commanding Officer, HQ Lý Thường Kiệt (WHEC 16), Republic of Vietnam Navy
  • Lieutenant Commander Ngụy Văn Thà (promoted to Commander posthumously)
    Commanding Officer, HQ Nhựt Tảo (MSF 10), Republic of Vietnam Navy

    Lieutenant Commander Nguy Van Tha, Republic of Vietnam Navy

    Lieutenant Commander Ngụy Văn Thà, Republic of Vietnam Navy (Reference 5)

  • Lieutenant Nguyễn Minh Cảnh, Team Leader, Amphibious Assault Team, Republic of Vietnam Navy
  • HQ is for Hải Quân, meaning "Navy"

The destroyer HQ Tran Khanh Du (DER 4), Republic of Vietnam Navy

The destroyer HQ Trần Khánh Dư (DER 4), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)

The cruiser HQ Tran Binh Trong (WHEC 5), Republic of Vietnam Navy

The cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5), Republic of Vietnam Navy (Reference 4)

The cruiser HQ Ly Thuong Kiet (WHEC 16), Republic of Vietnam Navy

The cruiser HQ Lý Thường Kiệt (WHEC 16), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)

The escort HQ Nhut Tao (MSF 10), Republic of Vietnam Navy

The escort HQ Nhựt Tảo (MSF 10), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)

Amphibious Assault Team, Republic of Vietnam Navy

Amphibious Assault Team, Republic of Vietnam Navy (Reference 5)

Lý-Do Tôi Ðã Có Mặt Tại Hoàng-Sa

The Reason For My Presence At The Paracel Islands

Rất nhiều chiến-hữu trong Hải-quân đã không rõ nguyên-cớ nào mà tôi đã có mặt để đích-thân chỉ-huy tại chỗ trận hải-chiến Hoàng-Sa. Sự có mặt của tôi bắt nguồn từ khi tôi được Hội-đồng Ðô-đốc chỉ-định tôi tăng-phái cho Vùng I duyên-hải khoảng từ cuối năm 72 đầu 1973. Lý do tăng-phái của tôi đến Vùng I duyên-hải tôi không được biết trước cho đến khi tôi tới Quân-Khu 1, tôi mới được biết nhiệm-vụ chính của tôi là chuẩn-bị một trận thư-hùng giữa Hải-quân VNCH và hải-quân Bắc-Việt mà lúc đó, tin tình-báo xác-nhận là cộng-sản đã được viện-trợ các cao-tốc-đĩnh loại Komar của Nga-sô trang-bị hỏa-tiễn hải-hải (surface to surface). Vào thời-gian đó Hải-quân VNCH chỉ có khả-năng chống-đỡ thụ-động loại vũ-khí này. Cuộc hải-chiến tiên-liệu có thể xẩy ra khi lực-lượng hải-quân cộng-sản tràn xuống để hỗ-trợ cho quân-bộ của chúng khi chúng muốn tái-diễn cuộc cường-tập xuất-phát từ phía bắc sông Bến-Hải như vào ngày cuối tháng 3 năm 1972 để khởi phát các cuộc tấn-công suốt mùa hè đỏ lửa 1972.

Not many comrade-in-arms in the Republic of Vietnam Navy clearly knew the reason for my personal command of the naval battle. The authority to command originated from my nomination by the Board of Admiralty for a special duty in Coastal Zone I between the end of 1972 and the beginning of 1973. I had not learned of the reason for my special duty until I arrived at the headquarters of Coastal Zone I in Ðà Nẵng where I became aware of my main responsibility which was to prepare for a fight to the death between the Republic of Vietnam Navy and the North Vietnam Navy. Intelligence sources confirmed that the North Vietnam Navy had received from the Soviet Union Komar-class guided missile boats carrying subsonic Styx anti-ship missiles. At the time, all surface combatants of the Republic of Vietnam Navy's war-fighting fleet had only a defensive capability against these Styx anti-ship missiles. It was anticipated that this naval battle would take place when the North Vietnamese Navy began to flood into the coast of South Vietnam in support of the North Vietnamese Army ashore trying to repeat its stunning offensive from the north of the Bến Hải River between the end of March 1972 and the end of the summer of 1972.

KOMAR-class Fast Attack Craft - Missile

KOMAR-class Fast Attack Craft - Missile (Reference 3)

Displacement, tons 70 standard; 80 full load
Dimensions, feet (metres) 83.7 x 19.8 x 5 (25.5 x 6 x 1.8)
Guns two 25-mm anti-aircraft (AA) (1 twin forward)
Surface missiles 2 "Styx" type launchers
Main engines Diesels; 2 shafts; 4800 bhp
Speed, knots 40

Tôi lưu lại Vùng I duyên-hải chừng hai tuần lễ hầu nghiên-cứu để thiết-kế. Kế-hoạch chính của cuộc hải-chiến này là xử-dụng nhiều chiến-hạm và chiến-đĩnh (WPB và PCF) để giảm bớt sự thiệt-hại bằng cách trải nhiều mục-tiêu trên mặt biển cùng một lúc. Song-song với việc này là các chiến-hạm và chiến-đĩnh phải xử-dụng đạn chiếu-sáng và hỏa-pháo cầm-tay như là một cách chống hỏa-tiễn thụ-động. Ngoài ra Hải-quân cũng cần đặt ra sự yểm-trợ của pháo-binh của Quân-đoàn I để tác-xạ ngăn-chặn và tiêu-diệt lực-lượng hải-quân cộng-sản tại phía bắc Cửa Việt trước khi họ tràn xuống phía nam để đủ tầm phóng hỏa-tiễn.

I stayed at the headquarters of Coastal Zone I roughly two weeks in order to work out a defense plan. The plan called for dispersing widely and simultaneously at sea various ships and small craft such as Patrol Boat (WPB) and Patrol Craft (PCF) in order to cut down casualties. In addition to this spread formation, many ships and small craft had to utilize flare and chaff as a passive means against the Styx anti-ship missile. In addition, the Republic of Vietnam Navy was to receive artillery support from the I Corps Tactical Zone in order to annihilate the North Vietnamese naval forces north of the Cửa Việt before their southward movement along our coast brought our ships and small craft within the range of their Styx anti-ship missile.

Patrol Boat (WPB), Republic of Vietnam Navy

Patrol Boat (WPB), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)
Former US Coast Guard 82-ft Point-class patrol boats (designated WPB); actual length is 83 feet overall. Transferred to South Vietnamese Navy in 1969 and 1970.

Displacement, tons 64 standard; 67 full load
Dimensions, feet 83 x 17.2 x 5.8
Guns one 81-mm/50-cal MG; two to four 50-cal MG or one 20-mm
Main engines 2 diesels; 2 shafts; 1200 bhp
Speed, knots 16.8
Complement 8 to 10
Patrol Craft (PCF), Republic of Vietnam Navy

Patrol Craft (PCF), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)
Transferred from the U.S. Navy to South Vietnamese Navy from 1968 to 1970

Displacement, tons 22.5 full load
Dimensions, feet 50 x 13 x 3.5
Guns one 81-mm mortar/one 50-cal MG combination; Mount: two 50-cal MG (twin)
Main engines 2 geared diesels (General Motors); 2 shafts; 960 bhp
Speed, knots 28
Complement 6

Sau khi đã thuyết-trình tại Bộ-Tư-Lệnh Hải-quân Vùng I duyên-hải cùng các Chỉ-huy-trưởng các đơn-vị duyên-phòng và duyên-đoàn, Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải chấp-thuận kế-hoạch và đưa kế-hoạch lên thuyết-trình tại Bộ-Tư-Lệnh Quân-đoàn I và Quân-Khu I. Buổi thuyết-trình tại BTL/Quân-đoàn I do đích-thân Trung-Tướng Ngô-quang-Trưởng chủ-tọa, ngoài Tư-lệnh HQ Vùng I duyên-hải còn có Ðại-Tá Hà-mai-Việt Trưởng Phòng 3 Quân-đoàn, Ðại-tá Khiếu-hữu-Diêu, Ðại-Tá Nguyễn-văn-Chung Chỉ-huy-trưởng pháo-binh Quân-đoàn và một số rất ít các sĩ-quan phụ-tá. Nhu-cầu yểm-trợ pháo-binh cho cuộc hải-chiến được chấp-thuận ngay và Chỉ-huy-trưởng pháo-binh quân-đoàn hứa sẽ phối-trí pháo-binh, đặc-biệt là pháo-binh 175 ly để thỏa-mãn kế-hoạch của Hải-quân, khi được yêu-cầu.

After my briefing of the defense plan to the commanders of various Coastal Groups and Coastal Patrol Maritime Groups at Coastal Zone I Headquarters, the Commander in Chief of Coastal Zone I approved the plan and asked me to brief it to the headquarters of the I Corps Tactical Zone also in Ðà Nẵng. My briefing at the headquarters of I Corps was personally presided over by the I Corps Commander, Lieutenant General Ngô Quang Trưởng. In addition to the Commander in Chief of Coastal Zone I, there were Colonel Hà Mai Việt, I Corps Operations Directorate, Colonel Khiếu Hữu Diêu, Colonel Nguyễn Văn Chung who is I Corps field artillery commander, and a handful of military aides. Artillery support for the naval battle was immediately granted and the field artillery commander promised to coordinate his various 175-mm artillery units to meet the Navy's defense plan when requested.

Kể từ khi được chỉ-định tăng-phái, tôi thường có mặt tại Vùng I duyên-hải mỗi tháng chừng hai tuần tùy theo công-việc của tôi tại Hải-đội, nhưng chưa lần nào Bộ-Tư-lệnh HQ, Bộ-Tư-lệnh Hạm-đội hoặc Vùng I Duyên-hải chỉ-thị tôi phải có mặt trong vùng. Khi có mặt tại vùng tôi thường tìm-hiểu tình-hình tổng-quát tại Quân-Khu I cũng như đi hoặc tháp-tùng Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải thăm-viếng các đơn-vị lục-quân bạn cấp sư-đoàn, lữ-đoàn hay trung-đoàn.

Ever since reporting for duty in Coastal Zone I, I was usually present at the headquarters around two weeks per month depending on my work schedule at the headquarters of Task Group III in Saigon. However, never did I receive an order from the headquarters of Coastal Zone I in Ðà Nẵng, of the Navy Fleet, or of the Republic of Vietnam Navy in Saigon to stay in Coastal Zone I. When I visited there, I usually carried out a fact finding investigation of the general situation in Tactical Zone I, and accompanied the Commander in Chief of Coastal Zone I to visit an army division, brigade, or regiment of the I Corps Tactical Zone.

Trở lại trận hải-chiến Hoàng-Sa, vào khoảng ngày 11 tháng giêng năm 1974, chỉ khoảng vài ngày sau khi Ngoại-trưởng Hoa-Kỳ Kissinger rời Trung-cộng, thì đột-nhiên Ngoại-trưởng Trung-cộng lại một lần nữa tuyên-bố về chủ-quyền của họ trên các quần-đảo Hoàng Sa và Trường-Sa. Tôi rất lưu-ý tin này vì tôi đã chỉ-huy công-cuộc đặt quân trú-phòng đầu tiên trên đảo Nam-Yết vùng Trường-Sa vào cuối mùa hè 1973. Vào ngày sau, vì Ngoại-trưởng VNCH Vương-văn-Bắc còn bận công-cán ngoại-quốc, thì phát-ngôn-viên Bộ Ngoại-giao VNCH bác-bỏ luận-cứ của Trung-cộng và tái xác-nhận một lần nữa chủ-quyền của VNCH trên các quần-đảo đó.

Returning to the Naval Battle for the Paracels, on January 11, 1974, only a few days after U.S. Secretary of State Henry A. Kissinger left China, suddenly the Chinese Foreign Minister once again declared China's sovereignty over the Paracel and Spratly Islands. I was very much concerned about this news since I commanded the task of first stationing our troops on Namyit Island within the Spratly Islands near the end of the summer of 1973. A few days later, since Republic of Vietnam Foreign Minister Vương Văn Bắc was still on an official mission overseas, a spokesman of the Foreign Ministry refuted China's claim and once again reaffirmed the Republic of Vietnam's sovereignty over the Paracel and Spratly Islands.

The flag of the Republic of Vietnam on Namyit Island in the Spratlys

The flag of the Republic of Vietnam on Namyit Island in the Spratlys (Reference 10)

Navy Captain Ha Van Ngac, Republic of Vietnam Navy, on Namyit Island
 in the Spratlys

Navy Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy, on Namyit Island in the Spratlys (Reference 10)

Itu Aba Island, Loaita Island, and Spratly Island in the Spratlys

Namyit Island in the Spratlys (Reference 1)

Ngày 16 tháng giêng năm 1974, tôi từ Sàigòn đi Vũng-Tầu để chủ-tọa lễ trao-quyền chỉ-huy Tuần-dương-hạm HQ 5 Trần-bình-Trọng đang neo tại chỗ, cho tân-hạm-trưởng là Hải-quân Trung-tá Phạm-trọng-Quỳnh (tôi không còn nhớ tên cựu hạm-trưởng). Khi trở về Sàigòn, lúc theo dõi bản tin-tức hàng ngày của đài truyền-hình thì thấy Ngoại-trưởng Vương-văn-Bắc hùng-hồn và nghiêm-trọng khi tuyên-bố chủ-quyền của VNCH trên 2 quần-đảo Hoàng Sa và Trường-Sa. Tôi thấy có chuyện bất-ổn có thể xẩy ra tại Vùng I duyên-hải nhất là Việt-cộng có lẽ được Trung-cộng hỗ-trợ tạo ra tình-thế rắc-rối ngoài hải-đảo để thu-hút lực-lượng của Hải-quân Việt-Nam, và đương nhiên cộng-sản sẽ lợi-dụng để tràn-xuống dưới vĩ-tuyến 17 như đã dự-liệu.

On January 16, 1974, I left Saigon for the naval port of Vũng Tàu to preside over a formal change of command ceremony on the cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5). Commander Phạm Trọng Quỳnh relieved ? (I no longer remember the name of the departing commanding officer) as the commanding officer of the HQ Trần Bình Trọng. After returning to Saigon, I watched daily news on television in which Foreign Minister Vương Văn Bắc forcefully and formally declared the Republic of Vietnam's sovereignty over the faraway Paracel and Spratly Islands. I sensed a crisis was about to take place in Coastal Zone I especially if the North Vietnamese naval forces, perhaps aided by China, decided to stir up trouble in the faraway islands to draw the Republic of Vietnam Navy into a fight to the death. Naturally, the North Vietnamese Army would avail itself of the opportunity to launch an offensive across the 17th parallel as foreseen.

HQ Tran Binh Trong (WHEC 5), Republic of Vietnam Navy

The cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5), Republic of Vietnam Navy (Reference 4)
ex-US Coast Guard Cutter Castle Rock, WHEC 383, ex-AVP 35
built by Lake Washington Shipyard in Houghton, Washington
launched on March 11, 1944
US Navy comm. on October 8, 1944
transferred from US Coast Guard to South Vietnamese Navy on December 21, 1971

HQ Ly Thuong Kiet (WHEC 16), Republic of Vietnam Navy

The cruiser HQ Lý Thường Kiệt (WHEC 16), Republic of Vietnam Navy (Reference 5)
ex-US Coast Guard Cutter Chincoteague, WHEC 375, ex-AVP 24
built by Lake Washington Shipyard in Houghton, Washington
launched on April 15, 1942
US Navy comm. on April 12, 1943
transferred from US Coast Guard to South Vietnamese Navy on June 21, 1972

HQ Trần Quốc Toản (WHEC 6), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)
ex-US Coast Guard Cutter Cook Inlet, WHEC 384, ex-AVP 36
built by Lake Washington Shipyard in Houghton, Washington
launched on May 13, 1944
US Navy comm. on November 5, 1944
transferred from US Coast Guard to South Vietnamese Navy on December 21, 1971

HQ Ngô Quyền (WHEC 17), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)
ex-US Coast Guard Cutter McCulloch, WHEC 375, ex-AVP 24
built by Lake Washington Shipyard in Houghton, Washington
launched on July 10, 1943
US Navy comm. on May 17, 1944
transferred from US Coast Guard to South Vietnamese Navy on June 21, 1972

HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5), HQ Lý Thường Kiệt (WHEC 16), HQ Trần Quốc Toản (WHEC 6), and HQ Ngô Quyền (WHEC 17) were built as seaplane tenders of the Barnegat-class for the US Navy. All transferred to US Coast Guard in 1946-1948, initially on loan designated WAVP and then on permanent transfer; subsequently redesignated as High Endurance Cutters (WHEC) (Reference 3).

These ships were the largest combatants in the South Vietnamese Navy and the only ones to mount a 5-inch gun battery. All anti-submarine weapons were believed to have been removed prior to transfer (Reference 3).

Displacement, tons 1766 standard; 2800 full load
Dimensions (Length x Beam x Draught), feet (metres) 310.75 x 41.1 x 13.5 (94.7 x 12.5 x 4.1)
5-inch (127-mm) gun

5-inch (127-mm) gun (Reference 11)
Guns

one 5-inch (127-mm) 38-cal DP; one or two 81-mm mortars; several MG
Main engines Diesels (Fairbanks Morse); 2 shafts; 6080 bhp
Speed, knots approx. 18
Complement approx. 200

Nên sáng sớm ngày 17, không kịp thông-báo đến Tư-lệnh Hạm-đội; tôi lên phi-trường Tân-sơn-nhứt và đến thẳng ngay Trạm hàng-không quân-sự. Tôi gặp ngay một vị Thượng-sĩ không-quân trưởng-trạm và nói là tôi cần đi gấp ra Ðà-nẵng. Vị Thượng-sĩ trình với tôi là danh-sách hành-khách đã đầy-đủ cho chuyến bay và giới-thiệu tôi gặp vị Trung-úy phi-công-trưởng phi-cơ C-130. Sau khi trình-bầy lý-do khẩn-cấp đi Ðà-nẵng của tôi, vị phi-công-trưởng trang-trọng mời tôi lên phi-cơ ngồi vào ghế phụ trong phòng phi-công.

In the early morning hours of January 17, 1974, as I did not have time to inform the Commander in Chief, Navy Fleet, I went to Tân Sơn Nhất air base and walked straight to its military terminal. I met a Republic of Vietnam Air Force chief warrant officer in charge and told him that I needed to go to Ðà Nẵng urgently. The chief warrant officer explained to me that the flight was full and introduced me to the first lieutenant piloting a C-130. After I explained to the pilot my urgent reason for going to Ðà Nẵng, the pilot respectfully invited me to sit in his cockpit.

C-130, Republic of Vietnam Air Force

C-130, Republic of Vietnam Air Force (Reference 7)

Ðến Ðà-nẵng khoảng 9:00 sáng, tôi mới kêu điện-thoại cho HQ Ðại-tá Nguyễn-hữu-Xuân, Tư-lệnh-phó Vùng cho xe đón tôi tại phi-trường. Ðến BTL/HQ Vùng I duyên-hải tôi mới được biết chi-tiết những gì đang xẩy ra tại Hoàng-Sa, và được biết thêm là chiếc tuần-dương-hạm HQ 5, mà tôi vừa chủ-tọa trao quyền chỉ-huy ngày hôm qua tại Vũng-Tầu, sẽ có mặt tại quân-cảng vào buổi chiều tối cùng với toán hải-kích.

Arriving at Ðà Nẵng air base around 09:00 hours, I called Captain Nguyễn Hữu Xuân, Deputy Commander in Chief, Coastal Zone I, for a military jeep to pick me up. After I arrived at the headquarters of Coastal Zone I, I then became aware of the details about what had been happening at the Paracel Islands, and learned that the cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5), aboard which I had presided over the change of command at Vũng Tàu the day before, would arrive at the naval port of Ðà Nẵng in the evening with an amphibious assault team aboard.

Tư-lệnh HQ vùng I duyên-hải cũng cho tôi hay và giơ một tờ giấy nhỏ nói là ông có thủ-bút của Tổng-thống vừa tới thăm bản-doanh trước đây, nhưng tôi không hỏi về chi-tiết cũng như xin xem thủ-bút vì tôi nghĩ đó là chỉ-thị riêng tư giữa Tổng-Thống và một vị Tướng-lãnh. Vị Tư-lệnh này còn cho tôi hai chọn-lựa: một là chỉ-huy các chiến-hạm ngay tại Bộ-Tư-lệnh Vùng, hai là đích-thân trên chiến-hạm. Tôi đáp trình ngay là: Tôi sẽ đi theo các đơn-vị của tôi. Từ ngày được thuyên-chuyển về Hạm-đội, không như các vị tiền-nhiệm, tôi thường xa Bộ-chỉ-huy để đi theo các chiến-hạm trong công-tác tuần-dương. Mỗi chuyến công-tác, sự hiện-diện của tôi đã mang lại cho nhân-viên chiến-hạm niềm phấn-khởi sau nhiều ngày phải xa căn-cứ. Tôi thường lưu ý các vị hạm-trưởng đến việc huấn-huyện nội-bộ hoặc thao-dượt chiến-thuật với chiến-hạm khác khi được phép.

The Commander in Chief of Coastal Zone I also showed me in his hand a small piece of paper that he said contained the handwriting of the President of the Republic of Vietnam who had made a visit to the headquarters earlier. I did not ask him about the visit or to see the autograph since in my opinion it was a private instruction from the President to a flag officer. The Commander in Chief gave me two choices, to stay at command post in the rear or be present on scene. I immediately answered: I wanted to be involved on scene personally inspiring my men. Since my assignment to the Cruiser & Destroyer Group (Task Group III) of the Navy Fleet, unlike my predecessors, I was usually away with my unit patrolling at sea. On every extended patrol, my presence brought high morale to the officers and enlisted personnel under my command. I usually reminded the commanding officers about training their sailors how to respond to battle stations and about getting involved in joint training exercises with other ships when allowed.

Ðến khoảng buổi chiều thì Tư-lệnh vùng I duyên-hải còn hỏi tôi có cần thêm gì, tôi trình xin thêm một chiến-hạm nữa vì cần hai chiếc khi di-chuyển trong trường-hợp bị tấn-công trên hải-trình, chứ không phải vì số lượng chiến-hạm Trung-cộng đang có mặt tại Hoàng-Sa. Chiếc Hộ-tống-hạm (PCE) HQ 10 Nhựt-Tảo được chỉ-định xung vào Hải-đoàn đặc-nhiệm, với lý-do chính là chiếc Hộ-tống-hạm này đang tuần-dương ngay khu-vực cửa khẩu Ðà-nẵng nên giảm bớt thời-gian di-chuyển, chiến-hạm chỉ có một máy chánh khiển-dụng mà thôi. Ngoài ra vị Tư-lệnh HQ vùng còn tăng-phái cho tôi HQ Thiếu-Tá Toàn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ Thiếu Tá Nguyễn Chí Toàn, Khóa 11 SQHQ/Nha Trang), mà tôi chưa biết khả-năng nên trong suốt thời-gian tăng-phái tôi chỉ trao nhiệm-vụ giữ liên-lạc với các Bộ Tư-lệnh cho vị sĩ-quan này. Tôi dùng cơm chiều gia-đình cùng Tư-lệnh HQ vùng tại tư-thất trong khi chờ đợi Tuần-dương-hạm HQ 5 tới. Sau bữa ăn, Tư-lệnh HQ Vùng đích-thân đi bộ tiễn-chân tôi ra cầu quân-cảng. Sau trận-chiến, vị Ðô-đốc này có thổ-lộ cùng tôi là ông đã tưởng đó là bữa cơm cuối cùng của ông với tôi. Như vậy là trận hải-chiến đã dự-liệu là sẽ có thể xẩy ra, và chắc vị Ðô-đốc đã mật-trình về Tư-lệnh Hải-quân thường có mặt tại Bộ-Tư-lệnh.

In the afternoon, the Commander in Chief of Coastal Zone I asked me if I needed anything else. I explained to him the need for an additional ship for fear of being attacked along the sea route from Ðà Nẵng to the Paracel Islands, not because of the number of Chinese warships present at the Paracel Islands. The escort HQ Nhựt Tảo (MSF 10) was assigned because it was patrolling the entrance area to the naval port of Ðà Nẵng, thus cutting down the deployment time of my task force even though the ship had only one diesel engine in operation. In addition, the Commander in Chief of Coastal Zone I also assigned to me Navy Lieutenant Commander Nguyễn Chí Toàn (former Navy Lieutenant Commander Trần Ðỗ Cẩm's footnote: Nguyễn Chí Toàn was a 1961 graduate of the Nha Trang Naval Training Center) whom I appointed as liaison officer throughout his tour of duty since I was not familiar with his qualification. I then had supper at the residence of the Commander in Chief of Coastal Zone I while waiting for the arrival at Ðà Nẵng of the cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5). Following the supper, he personally walked with me to the port. After the naval battle, he confided to me that he thought we had the Last Supper together. This means the naval battle was anticipated, and he must have reported regularly to the Office of the Chief of Naval Operations.

The escort HQ Nhut Tao (MSF 10), Republic of Vietnam Navy

The escort HQ Nhựt Tảo (MSF 10), Republic of Vietnam Navy (Reference 3)
ex-USS Serene, MSF 300
built by Winslow Marine Railway & SB Co., Winslow, Washington
US Navy comm. on October 31, 1943
transferred from US Navy to South Vietnamese Navy in January 1964

Former US Navy minesweeper of the Admirable-class (originally designated AM). Minesweeping equipment has been removed prior to transfer and two depth charge racks fitted on fantail; employed in patrol and escort roles (Reference 3).

Displacement, tons 650 standard; 945 full load
Dimensions (Length x Beam x Draught), feet 180 wl; 184.5 oa x 33 x 9.75
40-mm anti-aircraft

40-mm anti-aircraft (Reference 5)
Guns

one 3-inch (76-mm) 50-cal AA; two 40-mm AA (single); up to eight 20-mm AA (twin) - two 20-mm twin mounts at after end of bridge and one or two 20-mm twin mounts on fantail

Anti-submarine weapons 1 fixed hedgehog; depth charges
Main engines Diesel (Cooper Bessemer); 2 shafts; 1710 bhp
Speed, knots 14
Complement approx. 80

Tuần-dương-hạm HQ 5 rời bến khoảng 09:00 tối và tôi trao nhiệm-vụ đi tới Hoàng-Sa cho Hạm-trưởng HQ 5 là vị hạm-trưởng thâm-niên hơn (Ghi chú của Trần Ðỗ Cẩm: HQ 5 và HQ 10 cùng đi Hoàng Sa, Hạm Trưởng HQ 5 là Trung Tá Quỳnh thuộc khóa 11 SQHQ Nha Trang, thâm niên hơn Hạm Trưởng HQ 10 là Thiếu Tá Thà thuộc khóa 12 SQHQ Nha Trang). Sự hiện-diện của tôi trên chiến-hạm này đã làm tân-hạm-trưởng, vừa nhậm-chức 2 ngày trước, được vững-tâm hơn vì chắc tân-hạm-trưởng chưa nắm vững được tình-trạng chiến-hạm cũng như nhân-viên thuộc-hạ. Các chiến-hạm đều giữ im-lặng vô-tuyến ngoại trừ các báo-cáo định-kỳ về vị-trí.

Both cruiser HQ Trần Bình Trọng (WHEC 5) and escort HQ Nhựt Tảo (MSF 10) left Ðà Nẵng around 21:00 hours that evening for the Paracel Islands. I gave the responsibility of navigating to the Paracel Islands to Navy Commander Phạm Trọng Quỳnh, commanding officer of the HQ Trần Bình Trọng, since he was more senior than Navy Lieutenant Commander Ngụy Văn Thà, commanding officer of the HQ Nhựt Tảo, (Trần Ðỗ Cẩm's footnote: Phạm Trọng Quỳnh was a 1961 graduate while Ngụy Văn Thà was a 1962 graduate of the Nha Trang Naval Training Center). My presence on HQ Trần Bình Trọng made the newly appointed commanding officer, who had assumed his duty two days earlier, feel more secure since he might not have grasped fully the capabilities as well as the crew of his ship. Both naval vessels remained at radio silence except when reporting their position now and then.

Tài Liệu Tham Khảo

  1. Hà Văn Ngạc, "Tường Thuật Trận Hải Chiến Lịch Sử Hoàng Sa", Ðoàn Kết Monthly Magazine, 4005 Pebble Path, Austin, Texas 78731, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~doanket .

References

  1. http://www.lib.utexas.edu/Libs/PCL/Map_collection .

  2. Hà, Chí M. et al., Biography of Navy Captain Hà Văn Ngạc, Republic of Vietnam Navy (26 April 1935 - 12 February 1999),
    http://members.tripod.com/~Vietalk .

  3. Jane's Fighting Ships 1960-1969 and 1970-1979,
    http://www.janes.com/company/catalog99/fightingships.html .

  4. The Association of Former Vietnamese Naval Officers - Alumni of Naval Officer Candidate School, Newport, Rhode Island,
    http://www.geocities.com/Heartland/6700/ocs.html .

  5. "Số Ðặc Biệt Về Hoàng Sa", Hội Cựu Quân Nhân Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà, tháng 6, 1974 - "Special Issue on Hoàng Sa", a publication of the Republic of Vietnam Navy Veterans Association, June 1974.

  6. "Lướt Sóng - Ngày Hải Quân 1974", Tiếng Nói Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa - "Riding Waves - Navy Day 1974", Republic of Vietnam Navy Publication (courtesy of Commander Richard R. Ward, U.S. Navy (Retired), Pembroke, Massachusetts, U.S.A.).

  7. Jane's All the World's Aircraft 1960-1969 and 1970-1979,
    http://www.janes.com/company/catalog99/jawa.html .

  8. Trần Ðỗ Cẩm, "Trận Hải Chiến Tại Quần Ðảo Hoàng Sa 19/1/1974 (Phần 1, 2, & 3)", Ðoàn Kết Monthly Magazine, 4005 Pebble Path, Austin, Texas 78731, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~doanket .

  9. Republic of Vietnam Navy photo, 16 September 1973 (courtesy of Commander Richard R. Ward, U.S. Navy (Retired), Pembroke, Massachusetts, U.S.A.).

  10. Hà Văn Ngạc, "Những Diễn Biến Ðưa Tới Trận Hải Chiến Hoàng Sa", Lướt Sóng, Number 35, 26 September 1998, pp. 92-102, Bạch Ðằng, P.O. Box 21997, San Jose, California 95151-1997, U.S.A.,
    http://members.tripod.com/~haiquan9 .

  11. Republic of Vietnam Navy photo (courtesy of the Hà family, Grapevine, Texas, U.S.A.).

Acknowledgement

By Hà Mạnh Chí
Grapevine, Texas, U.S.A.

I would like to thank

  1. Cdr. Richard R. Ward, U.S. Navy (Retired)
    63 Fairwood Drive
    Pembroke, Massachusetts 02359-2712
    U.S.A.

  2. Mr. Trần Ðỗ Cẩm (former Navy Lieutenant Commander, Republic of Vietnam Navy)
    Publisher
    Ðoàn Kết Monthly Magazine
    4005 Pebble Path
    Austin, Texas 78731
    U.S.A.
    camtran11@yahoo.com
    doanket@yahoo.com
    http://members.tripod.com/~doanket

  3. Mr. Trần Chấn Hải (former Navy Commander, Republic of Vietnam Navy)
    Federation of Associations of the Republic of Vietnam Navy and Merchant Marine
    2540 Blackton Drive
    San Diego, California 92105
    U.S.A.
    hq504@hotmail.com
    haiquan9@yahoo.com
    http://members.tripod.com/~haiquan9

  4. Mr. Vũ Hữu San (former Navy Commander, Republic of Vietnam Navy)
    Mr. Nguyễn An Cường (former Navy Lieutenant Commander, Republic of Vietnam Navy)
    Hội Bạch Ðằng
    P.O. Box 21997
    San Jose, California 95151-1997
    U.S.A.
    luotsong@hotmail.com

for their assistance in preparing this English translation; Mr. Richard R. Ward and Mr. Trần Ðỗ Cẩm for providing images from their personal collection. I am especially indebted to the Hà family of Grapevine, Texas and of Irvine, California, U.S.A. for their encouragement, support, and love that made the English translation possible.

The Ha Family

The Ha family in Grapevine, Texas, U.S.A.

From left to right: Minh Ðức Vũ Hà, Chí Mạnh Hà, Mỹ-Linh Nguyễn Hà, Mỹ Thị Nguyễn Hà (the matriarch), Trâm Mai Phan, Loan Phượng Cao, Dũng Chí Hà, and Quí Minh Hà

Photo courtesy of Dr. & Mrs. Trần Ðình Thủy of Merkel, Texas, U.S.A.

back to top


ℼⴭ∧⼼楴汴㹥⼼敨摡ⴾ㸭ਊ猼牣灩⁴祴数∽整瑸樯癡獡牣灩≴ਾ⼯睏敮䥲ੑ慶⁲彟楯影捰⁴‽〵਻晩
彟楯影捰㹴ㄽ〰簠⁼慍桴昮潬牯䴨瑡⹨慲摮浯⤨ㄪ〰⠯〱ⴰ彟楯影捰⥴
‾‰
੻慶⁲潟煩ⁱ‽潟煩ⁱ籼嬠㭝弊楯煱瀮獵⡨❛楯影摡偤条䉥慲摮Ⱗ䰧捹獯崧㬩弊楯煱瀮獵⡨❛楯影摡偤条䍥瑡Ⱗ䤧瑮牥敮⁴‾敗獢瑩獥崧㬩弊楯煱瀮獵⡨❛楯影摡偤条䱥晩捥捹敬Ⱗ䤧瑮湥❤⥝਻潟煩⹱異桳嬨漧煩摟呯条崧㬩⠊畦据楴湯⤨笠瘊牡漠煩㴠搠捯浵湥⹴牣慥整汅浥湥⡴猧牣灩❴㬩漠煩琮灹⁥‽琧硥⽴慪慶捳楲瑰㬧漠煩愮祳据㴠琠畲㭥漊煩献捲㴠搠捯浵湥⹴潬慣楴湯瀮潲潴潣‫⼧瀯⹸睯敮楲⹱敮⽴瑳獡猯氯捹獯⹮獪㬧瘊牡猠㴠搠捯浵湥⹴敧䕴敬敭瑮䉳呹条慎敭✨捳楲瑰⤧せ㭝猠瀮牡湥乴摯⹥湩敳瑲敂潦敲漨煩‬⥳਻⥽⤨਻੽⼯潇杯敬䄠慮祬楴獣瘊牡张慧ⁱ‽束煡簠⁼嵛਻束煡瀮獵⡨❛獟瑥捁潣湵❴✬䅕㈭㐱㈰㤶ⴵ㤱崧㬩弊慧⹱異桳嬨弧敳䑴浯楡乮浡❥✬牴灩摯挮浯崧㬩弊慧⹱異桳嬨弧敳䍴獵潴噭牡Ⱗⰱ洧浥敢彲慮敭Ⱗ瘧㥴✸㌬⥝਻束煡瀮獵⡨❛瑟慲正慐敧楶睥崧㬩⠊畦据楴湯⤨笠瘊牡朠⁡‽潤畣敭瑮挮敲瑡䕥敬敭瑮✨捳楲瑰⤧※慧琮灹⁥‽琧硥⽴慪慶捳楲瑰㬧朠⹡獡湹⁣‽牴敵਻慧献捲㴠⠠栧瑴獰✺㴠‽潤畣敭瑮氮捯瑡潩⹮牰瑯捯汯㼠✠瑨灴㩳⼯獳❬㨠✠瑨灴⼺眯睷⤧⬠✠朮潯汧ⵥ湡污瑹捩⹳潣⽭慧樮❳਻慶⁲⁳‽潤畣敭瑮朮瑥汅浥湥獴祂慔乧浡⡥猧牣灩❴嬩崰※⹳慰敲瑮潎敤椮獮牥䉴晥牯⡥慧‬⥳਻⥽⤨਻⼯祌潣⁳湉瑩昊湵瑣潩敧剴晥牥敲⡲
੻慶⁲污㵬琠楨⹳潤畣敭瑮挮潯楫㭥椊⁦愨汬㴽✠⤧爠瑥牵慦獬㭥瘊牡挠潯楫彥慮敭㴠✠䕒䕆剒剅✽਻慶⁲瑳牡⁴‽污⹬慬瑳湉敤佸⡦潣歯敩湟浡⥥਻晩⠠瑳牡⁴㴽ⴠ⤱爠瑥牵慦獬㭥猊慴瑲⬠‽潣歯敩湟浡⹥敬杮桴਻慶⁲湥⁤‽污⹬湩敤佸⡦㬧Ⱗ猠慴瑲㬩椊⁦攨摮㴠‽ㄭ
湥⁤‽污⹬敬杮桴਻敲畴湲愠汬献扵瑳楲杮猨慴瑲‬湥⥤਻੽畦据楴湯朠瑥畑牥⡹
੻慶⁲晲⁲‽敧剴晥牥敲⡲㬩椊⁦爨牦㴠‽✧
敲畴湲映污敳਻慶⁲ⁱ‽硥牴捡兴敵祲爨牦‬礧桡潯挮浯Ⱗ✠㵰⤧਻晩⠠⥱爠瑥牵㭱焊㴠攠瑸慲瑣畑牥⡹晲Ⱳ✠Ⱗ✠㵱⤧਻敲畴湲焠㼠焠㨠∠㬢紊昊湵瑣潩硥牴捡兴敵祲昨汵ⱬ猠瑩ⱥ焠灟牡浡
੻慶⁲瑳牡⁴‽畦汬氮獡䥴摮硥晏猨瑩⥥਻晩⠠瑳牡⁴㴽ⴠ⤱爠瑥牵慦獬㭥猊慴瑲㴠映汵⹬慬瑳湉敤佸⡦影慰慲⥭਻晩⠠瑳牡⁴㴽ⴠ⤱爠瑥牵慦獬㭥猊慴瑲⬠‽影慰慲⹭敬杮桴਻慶⁲湥⁤‽畦汬椮摮硥晏✨✦‬瑳牡⥴਻晩⠠湥⁤㴽ⴠ⤱攠摮㴠映汵⹬敬杮桴਻敲畴湲甠敮捳灡⡥畦汬献扵瑳楲杮猨慴瑲‬湥⥤⸩灳楬⡴•⤢樮楯⡮⬢⤢਻੽畦据楴湯朠湥牥瑡䡥敲⡦瑡条‬整灭慬整笩愊慴⹧牨晥琽浥汰瑡⹥敲汰捡⡥弧奍剕彌Ⱗ眠湩潤⹷潬慣楴湯栮敲⹦敲汰捡⡥栧瑴㩰⼯Ⱗ✠⤧⸩敲汰捡⡥弧奍䥔䱔彅Ⱗ䌧敨正㈥漰瑵㈥琰楨╳〲牔灩摯㈥䴰浥敢╲〲楳整✡㬩ਠ੽慶⁲祬潣彳摡㴠䄠牲祡⤨਻慶⁲祬潣彳湯潬摡瑟浩牥਻慶⁲浣牟汯⁥‽氢癩≥਻慶⁲浣桟獯⁴‽琢楲潰⹤祬潣⹳潣≭਻慶⁲浣瑟硡摩㴠∠洯浥敢敲扭摥敤≤਻慶⁲牴灩摯浟浥敢彲慮敭㴠∠瑶㠹㬢瘊牡琠楲潰彤敭扭牥灟条⁥‽瘢㥴⼸慭役㤱㤹栮浴≬਻慶⁲牴灩摯牟瑡湩獧桟獡⁨‽ㄢㄷ㜱㈰ㄷ㨸㑦扡挳㍥ㄵ敥戲㜴㘰扡ㄷ㤷㕥㘰㝣㜷㬢ਊ慶⁲祬潣彳摡损瑡来牯⁹‽≻浤穯㨢戢獵湩獥屳振湯瑳畲瑣潩彮湡彤慭湩整慮据≥∬湯慴杲瑥㨢☢䅃㵔㉢≢∬楦摮睟慨≴∺楶瑥慮慣楰慴≬㭽ਊ慶⁲祬潣彳摡牟浥瑯彥摡牤㴠∠〲⸹〲⸲㐲⸴∹਻慶⁲祬潣彳摡睟睷獟牥敶⁲‽眢睷琮楲潰⹤祬潣⹳潣≭਻慶⁲祬潣彳摡瑟慲正獟慭汬㴠∠㬢瘊牡氠捹獯慟彤牴捡彫敳癲摥㴠∠㬢瘊牡氠捹獯獟慥捲彨畱牥⁹‽敧兴敵祲⤨਻⼼捳楲瑰ਾ㰊捳楲瑰琠灹㵥琢硥⽴慪慶捳楲瑰•牳㵣栢瑴獰⼺猯牣灩獴氮捹獯挮浯振瑡慭⽮湩瑩樮≳㰾猯牣灩㹴ਊ猼牣灩⁴祴数✽整瑸樯癡獡牣灩❴ਾ瘠牡朠潯汧瑥条㴠朠潯汧瑥条簠⁼絻਻朠潯汧瑥条挮摭㴠朠潯汧瑥条挮摭簠⁼嵛਻⠠畦据楴湯⤨笠 †慶⁲慧獤㴠搠捯浵湥⹴牣慥整汅浥湥⡴猧牣灩❴㬩 †慧獤愮祳据㴠琠畲㭥 †慧獤琮灹⁥‽琧硥⽴慪慶捳楲瑰㬧 †慶⁲獵卥䱓㴠✠瑨灴㩳‧㴽搠捯浵湥⹴潬慣楴湯瀮潲潴潣㭬 †慧獤献捲㴠⠠獵卥䱓㼠✠瑨灴㩳‧›栧瑴㩰⤧⬠ ††⼧眯睷朮潯汧瑥条敳癲捩獥挮浯琯条樯⽳灧⹴獪㬧 †慶⁲潮敤㴠搠捯浵湥⹴敧䕴敬敭瑮䉳呹条慎敭✨捳楲瑰⤧せ㭝 †潮敤瀮牡湥乴摯⹥湩敳瑲敂潦敲木摡ⱳ渠摯⥥਻素⠩㬩㰊猯牣灩㹴ਊ猼牣灩⁴祴数✽整瑸樯癡獡牣灩❴ਾ朠潯汧瑥条挮摭瀮獵⡨畦据楴湯⤨笠 †潧杯敬慴⹧敤楦敮汓瑯✨㤯㤵㌶㤵⼶剔彉〳堰㔲弰晤❰‬㍛〰‬㔲崰‬搧癩札瑰愭ⵤ㐱〵〲ㄴ㤵㈱ⴶ✰⸩摡卤牥楶散木潯汧瑥条瀮扵摡⡳⤩਻†朠潯汧瑥条搮晥湩卥潬⡴⼧㔹㘹㔳㘹启䥒慟潢敶㝟㠲㥸弰晤❰‬㝛㠲‬〹ⱝ✠楤⵶灧⵴摡ㄭ㔴㈰㐰㔱ㄹ㘲ㄭ⤧愮摤敓癲捩⡥潧杯敬慴⹧異慢獤⤨㬩 †潧杯敬慴⹧敤楦敮汓瑯✨㤯㤵㌶㤵⼶剔彉敢潬彷㈷砸〹摟灦Ⱗ嬠㈷ⰸ㤠崰‬搧癩札瑰愭ⵤ㐱〵〲ㄴ㤵㈱ⴶ✲⸩摡卤牥楶散木潯汧瑥条瀮扵摡⡳⤩਻†朠潯汧瑥条瀮扵摡⡳⸩湥扡敬楓杮敬敒畱獥⡴㬩 †潧杯敬慴⹧湥扡敬敓癲捩獥⤨਻素㬩㰊猯牣灩㹴ਊ㰊捳楲瑰琠灹㵥琢硥⽴慪慶捳楲瑰㸢ਠ昨湵瑣潩⡮獩⥖笊 †椠⡦℠獩⁖਩††੻††††敲畴湲਻††੽††慶⁲摡杍⁲‽敮⁷摁慍慮敧⡲㬩 †瘠牡氠捹獯灟潲彤敳⁴‽摡杍⹲档潯敳牐摯捵却瑥⤨਻††慶⁲汳瑯⁳‽≛敬摡牥潢牡≤‬氢慥敤扲慯摲∲‬琢潯扬牡楟慭敧Ⱒ∠潴汯慢彲整瑸Ⱒ∠浳污扬硯Ⱒ∠潴彰牰浯≯‬昢潯整㉲Ⱒ∠汳摩牥崢਻††慶⁲摡慃⁴‽桴獩氮捹獯慟彤慣整潧祲਻††摡杍⹲敳䙴牯散偤牡浡✨慰敧Ⱗ⠠摡慃⁴☦愠䍤瑡搮潭⥺㼠愠䍤瑡搮潭⁺›洧浥敢❲㬩 †椠⁦琨楨⹳祬潣彳敳牡档煟敵祲਩††੻††††摡杍⹲敳䙴牯散偤牡浡∨敫睹牯≤‬桴獩氮捹獯獟慥捲彨畱牥⥹਻††⁽ †攠獬⁥晩愨䍤瑡☠…摡慃⹴楦摮睟慨⥴ †笠 †††愠䵤牧献瑥潆捲摥慐慲⡭欧祥潷摲Ⱗ愠䍤瑡昮湩彤桷瑡㬩 †素 †ਠ††潦⁲瘨牡猠椠汳瑯⥳ †笠 †††瘠牡猠潬⁴‽汳瑯孳嵳਻††††晩⠠摡杍⹲獩汓瑯癁楡慬汢⡥汳瑯⤩ †††笠 †††††琠楨⹳祬潣彳摡獛潬嵴㴠愠䵤牧朮瑥汓瑯猨潬⥴਻††††੽††੽ †愠䵤牧爮湥敤䡲慥敤⡲㬩 †愠䵤牧爮湥敤䙲潯整⡲㬩紊⠨畦据楴湯⤨笠ਊ慶⁲⁷‽ⰰ栠㴠〠‬業楮畭呭牨獥潨摬㴠㌠〰਻椊⁦琨灯㴠‽敳晬਩੻††敲畴湲琠畲㭥紊椊⁦琨灹潥⡦楷摮睯椮湮牥楗瑤⥨㴠‽渧浵敢❲⤠笊 †眠㴠眠湩潤⹷湩敮坲摩桴਻††⁨‽楷摮睯椮湮牥效杩瑨਻੽汥敳椠⁦搨捯浵湥⹴潤畣敭瑮汅浥湥⁴☦⠠潤畣敭瑮搮捯浵湥䕴敬敭瑮挮楬湥坴摩桴簠⁼潤畣敭瑮搮捯浵湥䕴敬敭瑮挮楬湥䡴楥桧⥴਩੻††⁷‽潤畣敭瑮搮捯浵湥䕴敬敭瑮挮楬湥坴摩桴਻††⁨‽潤畣敭瑮搮捯浵湥䕴敬敭瑮挮楬湥䡴楥桧㭴紊攊獬⁥晩⠠潤畣敭瑮戮摯⁹☦⠠潤畣敭瑮戮摯⹹汣敩瑮楗瑤⁨籼搠捯浵湥⹴潢祤挮楬湥䡴楥桧⥴਩੻††⁷‽潤畣敭瑮戮摯⹹汣敩瑮楗瑤㭨 †栠㴠搠捯浵湥⹴潢祤挮楬湥䡴楥桧㭴紊爊瑥牵⠨⁷‾業楮畭呭牨獥潨摬
☦⠠⁨‾業楮畭呭牨獥潨摬⤩਻⡽⤩⤩਻ਊਊ楷摮睯漮汮慯⁤‽畦据楴湯⤨笊 †瘠牡映㴠搠捯浵湥⹴敧䕴敬敭瑮祂摉∨潆瑯牥摁⤢਻††慶⁲⁢‽潤畣敭瑮朮瑥汅浥湥獴祂慔乧浡⡥戢摯≹嬩崰਻††⹢灡数摮桃汩⡤⥦਻††⹦瑳汹⹥楤灳慬⁹‽戢潬正㬢 †搠捯浵湥⹴敧䕴敬敭瑮祂摉✨祬潣䙳潯整䅲楤牆浡❥⸩牳⁣‽⼧摡⽭摡是潯整䅲⹤晩慲敭栮浴❬਻††ਊ †ਠ††⼯䐠䵏䤠橮䄠੤††昨湵瑣潩⡮獩牔汥楬⥸ †笠 †††瘠牡攠㴠搠捯浵湥⹴牣慥整汅浥湥⡴椧牦浡❥㬩 †††攠献祴敬戮牯敤⁲‽〧㬧 †††攠献祴敬洮牡楧‽㬰 †††攠献祴敬搮獩汰祡㴠✠汢捯❫਻††††⹥瑳汹⹥獣䙳潬瑡㴠✠楲桧❴਻††††⹥瑳汹⹥敨杩瑨㴠✠㔲瀴❸਻††††⹥瑳汹⹥癯牥汦睯㴠✠楨摤湥㬧 †††攠献祴敬瀮摡楤杮㴠〠਻††††⹥瑳汹⹥楷瑤⁨‽㌧〰硰㬧ਊ †††瘠牡椠䉳潬敫䉤䑹浯楡‽畦据楴湯
牨晥⤠ †††笠 †††††瘠牡戠潬正摥潄慭湩⁳‽ਜ਼††††††††愢慮祮灡牯ㅮ〳〰琮楲潰⹤潣≭ਬ††††††††砢硸潰湲硸⹸牴灩摯挮浯ਢ††††††㭝 †††††瘠牡映慬⁧‽慦獬㭥 †††††ਠ††††††潦⡲瘠牡椠〽※㱩汢捯敫䑤浯楡獮氮湥瑧㭨椠⬫⤠ †††††笠 †††††††椠⡦栠敲⹦敳牡档
汢捯敫䑤浯楡獮⁛⁩⁝
㴾〠⤠ †††††††笠 †††††††††映慬⁧‽牴敵਻††††††††੽††††††੽††††††敲畴湲映慬㭧 †††素ਊ††††慶⁲敧䵴瑥䍡湯整瑮㴠映湵瑣潩⡮洠瑥乡浡⁥਩††††੻††††††慶⁲敭慴⁳‽潤畣敭瑮朮瑥汅浥湥獴祂慔乧浡⡥洧瑥❡㬩 †††††映牯⠠㵩㬰椠洼瑥獡氮湥瑧㭨椠⬫਩††††††⁻ †††††††椠⡦洠瑥獡楛⹝敧䅴瑴楲畢整∨慮敭⤢㴠‽敭慴慎敭⤠ †††††††笠ਠ††††††††††敲畴湲洠瑥獡楛⹝敧䅴瑴楲畢整∨潣瑮湥≴㬩ਠ††††††††⁽ †††††素 †††††爠瑥牵慦獬㭥 †††素 †††ਠ††††慶⁲敧䍴浯敭瑮潎敤⁳‽畦据楴湯爨来硥慐瑴牥⥮ †††笠 †††††瘠牡渠摯獥㴠笠㭽 †††††瘠牡渠摯獥⁁‽嵛਻††††††慶⁲牰晥牥敲乤摯獥楌瑳㴠嬠愧Ⱗ✠❣‬戧崧਻†††† †††††⠠畦据楴湯朠瑥潎敤味慨䡴癡䍥浯敭瑮⡳Ɱ瀠瑡整湲਩††††††੻††††††††晩⠠⹮慨䍳楨摬潎敤⡳⤩ †††††††笠 †††††††††椠⁦渨琮条慎敭㴠㴽✠䙉䅒䕍⤧ †††††††††笠 †††††††††††爠瑥牵慦獬㭥 †††††††††素 †††††††††映牯⠠慶⁲⁩‽㬰椠㰠渠挮楨摬潎敤⹳敬杮桴※⭩⤫ †††††††††笠 †††††††††††椠⁦⠨⹮档汩乤摯獥楛⹝潮敤祔数㴠㴽㠠
☦⠠慰瑴牥⹮整瑳渨挮楨摬潎敤孳嵩渮摯噥污敵⤩਩††††††††††††੻††††††††††††††慶⁲牡慥慎敭㴠瀠瑡整湲攮數⡣⹮档汩乤摯獥楛⹝潮敤慖畬⥥ㅛ㭝 †††††††††††††渠摯獥慛敲乡浡嵥㴠渠਻††††††††††††੽††††††††††††汥敳椠⁦渨挮楨摬潎敤孳嵩渮摯呥灹⁥㴽‽⤱ †††††††††††笠 †††††††††††††朠瑥潎敤味慨䡴癡䍥浯敭瑮⡳⹮档汩乤摯獥楛ⱝ瀠瑡整湲㬩 †††††††††††素 †††††††††素 †††††††素 †††††素搨捯浵湥⹴潢祤‬敲敧偸瑡整湲⤩਻ †††††映牯⠠慶⁲⁩湩瀠敲敦牲摥潎敤䱳獩⥴ †††††笠 †††††††椠⁦渨摯獥灛敲敦牲摥潎敤䱳獩孴嵩⥝ †††††††笠 †††††††††椠⡦椠味敲汬硩☠…潮敤孳牰晥牥敲乤摯獥楌瑳楛嵝瀮牡湥乴摯⹥慰敲瑮潎敤瀮牡湥乴摯⹥慰敲瑮潎敤⤠ †††††††††笠 †††††††††††渠摯獥⹁異桳渨摯獥灛敲敦牲摥潎敤䱳獩孴嵩⹝慰敲瑮潎敤瀮牡湥乴摯⹥慰敲瑮潎敤瀮牡湥乴摯⥥਻††††††††††੽††††††††††汥敳 †††††††††笠 †††††††††††渠摯獥⹁異桳
潮敤孳牰晥牥敲乤摯獥楌瑳楛嵝⤠਻††††††††††੽††††††††੽††††††੽††††††敲畴湲渠摯獥㭁 †††素 †††ਠ†††† †††瘠牡瀠潲数乲摯⁥‽畮汬਻††††慶⁲牡慥潎敤⁳‽敧䍴浯敭瑮潎敤⡳渠睥删来硅⡰✠慞敲⁡祔数∽牡慥⡟屜⭷∩‧
㬩ਊ††††潦⁲瘨牡椠㴠〠※⁩‼牡慥潎敤⹳敬杮桴※⭩⤫ †††笠 †††††瘠牡愠㴠瀠牡敳湉⡴敧䍴浯異整卤祴敬愨敲乡摯獥楛⥝眮摩桴㬩 †††††椠⁦⠨⁡㴾㌠〰
☦⠠⁡㴼㐠〰⤩ †††††笠 †††††††瀠潲数乲摯⁥‽牡慥潎敤孳嵩਻††††††††牢慥㭫 †††††素 †††素ਊ †††瘠牡瀠潲数瑲乹浡⁥‽敧䵴瑥䍡湯整瑮∨牰灯牥祴⤢簠⁼慦獬㭥 †††椠⡦椠味敲汬硩☠…瀨潲数乲摯⥥⤠ †††笠 †††††攠献捲㴠✠愯浤愯⽤湩敪瑣摁椮牦浡⹥瑨汭㬧 †††††瀠潲数乲摯⹥湩敳瑲敂潦敲攨‬牰灯牥潎敤昮物瑳桃汩⥤਻††††੽††††汥敳椠⡦椠味敲汬硩☠…⠡瀠潲数乲摯⁥

⼯匠慬⁰桴⁥摡攠敶瑮潨杵瑨琠敨敲椠⁳潮愠潬慣整⁤汳瑯 †††笠 †††††攠献捲㴠✠愯浤愯⽤湩敪瑣摁椮牦浡⹥瑨汭㬧 †††††攠献祴敬挮獳汆慯⁴‽渧湯❥਻††††††慶⁲摣癩㴠搠捯浵湥⹴牣慥整汅浥湥⡴搧癩⤧਻††††††摣癩献祴敬㴠∠楷瑤㩨〳瀰㭸慭杲湩ㄺ瀰⁸畡潴∻਻††††††摣癩愮灰湥䍤楨摬
⁥㬩 †††††戠椮獮牥䉴晥牯⡥摣癩‬⹢慬瑳桃汩⥤਻††††੽††††汥敳椠⡦℠獩求歯摥祂潄慭湩
潬慣楴湯栮敲⁦
਩††††੻††††††慶⁲湩䙪㴠搠捯浵湥⹴牣慥整汅浥湥⡴椧牦浡❥㬩 †††††椠橮⹆瑳汹⹥潢摲牥㴠✠✰਻††††††湩䙪献祴敬洮牡楧‽㬰 †††††椠橮⹆瑳汹⹥楤灳慬⁹‽戧潬正㬧 †††††椠橮⹆瑳汹⹥獣䙳潬瑡㴠✠潮敮㬧 †††††椠橮⹆瑳汹⹥敨杩瑨㴠✠㔲瀴❸਻††††††湩䙪献祴敬漮敶晲潬⁷‽栧摩敤❮਻††††††湩䙪献祴敬瀮摡楤杮㴠〠਻††††††湩䙪献祴敬眮摩桴㴠✠〳瀰❸਻††††††湩䙪献捲㴠✠愯浤愯⽤湩敪瑣摁椮牦浡⹥瑨汭㬧ਊ††††††晩
⁢☦⠠℠獩牔汥楬⁸籼⠠琠灹潥⁦獩牔汥楬⁸㴽∠湵敤楦敮≤⤠⤠⤠⼠ 汁瑯敨⁲牴灩摯瀠潲獰 †††††笠 †††††††瘠牡挠楤⁶‽潤畣敭瑮挮敲瑡䕥敬敭瑮✨楤❶㬩 †††††††挠楤⹶瑳汹⁥‽眢摩桴㌺〰硰活牡楧㩮〱硰愠瑵㭯㬢 †††††††挠楤⹶灡数摮桃汩⡤椠橮⁆㬩 †††††††戠椮獮牥䉴晥牯⡥摣癩‬⹢慬瑳桃汩⥤਻††††††⁽ †††素 素
潤畣敭瑮椮味敲汬硩⤠㬩紊ਊ⼼捳楲瑰ਾ㰊楤⁶摩∽扴损湯慴湩牥•瑳汹㵥戢捡杫潲湵㩤䐣䑆䍃㭆戠牯敤⵲潢瑴浯ㄺ硰猠汯摩⌠㤳㤳㤳※潰楳楴湯爺汥瑡癩㭥稠椭摮硥㤺㤹㤹㤹㤹椡灭牯慴瑮㸢㰊ⴡ昭牯慮敭∽敳牡档•湯畓浢瑩∽敲畴湲猠慥捲楨⡴∩椠㵤栧慥敤彲敳牡档‧ਾ椼灮瑵琠灹㵥琢硥≴瀠慬散潨摬牥∽敓牡档•楳敺㌽‰慮敭∽敳牡档∲瘠污敵∽㸢㰊湩異⁴祴数∽畢瑴湯•慶畬㵥䜢Ⅿ•湯汃捩㵫猢慥捲楨⡴∩ਾ⼼潦浲ਾ猼祴敬ਾ潦浲栣慥敤彲敳牡档笠 †眠摩桴›ㄹ瀶㭸 †洠牡楧㩮〠愠瑵瀸㭸 †瀠獯瑩潩㩮爠汥瑡癩㭥紊ਊ昊牯⍭敨摡牥獟慥捲⁨湩異⁴੻††敨杩瑨›〴硰਻††潦瑮猭穩㩥ㄠ瀴㭸 †氠湩ⵥ敨杩瑨›〴硰਻††慰摤湩㩧〠㠠硰਻††潢⵸楳楺杮›潢摲牥戭硯਻††慢正牧畯摮›䘣䘴䔲㬹 †戠牯敤㩲ㄠ硰猠汯摩⌠䉂㡂㡂਻††牴湡楳楴湯›慢正牧畯摮挭汯牯㌠〰獭攠獡ⵥ畯ⱴ †††††††挠汯牯㌠〰獭攠獡㭥紊ਊ潦浲栣慥敤彲敳牡档椠灮瑵瑛灹㵥琢硥≴⁝੻††楷瑤㩨ㄠ〰㬥紊昊牯⍭敨摡牥獟慥捲⁨湩異孴祴数∽整瑸崢昺捯獵笠 †戠牯敤⵲潣潬㩲⌠㉁い㐵਻††慢正牧畯摮挭汯牯›昣晦਻††潢⵸桳摡睯›‰瀰⁸㈱硰ⴠ瀴⁸䄣䐲㔰㬴紊ਊਊ潦浲栣慥敤彲敳牡档椠灮瑵瑛灹㵥戢瑵潴≮⁝੻††潰楳楴湯›扡潳畬整਻††潴㩰ㄠ硰਻††楲桧㩴ㄠ硰਻††灯捡瑩㩹ㄠ਻††慢正牧畯摮›䐣䑆䍃㭆 †挠汯牯›㐣㌶㌷㬴 †眠摩桴›㈱瀵㭸 †挠牵潳㩲瀠楯瑮牥਻††敨杩瑨›㠳硰਻††潢摲牥›潮敮਻੽潦浲栣慥敤彲敳牡档椠灮瑵瑛灹㵥琢硥≴㩝潦畣⁳⁾湩異孴祴数✽畢瑴湯崧栺癯牥ਬ潦浲栣慥敤彲敳牡档椠灮瑵瑛灹㵥戧瑵潴❮㩝潨敶⁲੻††慢正牧畯摮挭汯牯›䄣䌵㕅㬶 †挠汯牯›昣晦਻੽潦浲栣慥敤彲敳牡档椠灮瑵瑛灹㵥琢硥≴㩝潦畣⁳⁾湩異孴祴数✽畢瑴湯崧笠 †戠捡杫潲湵ⵤ潣潬㩲⌠㈵䕁䙄਻††潣潬㩲⌠晦㭦紊ਊ⼼瑳汹㹥ਊ猼牣灩㹴昊湵瑣潩敳牡档瑩⤨੻†† †⼠ 敤整浲湩⁥湥楶潲浮湥⁴ †瘠牡猠慥捲彨湥⁶ †椠⁦氨捹獯慟彤睷彷敳癲牥椮摮硥晏∨瀮⹤⤢㸠ⴠ⤱笠 †††敳牡档敟癮㴠✠瑨灴⼺猯慥捲㕨⸱摰氮捹獯挮浯愯✯਻††⁽汥敳椠⁦氨捹獯慟彤睷彷敳癲牥椮摮硥晏∨焮⹡⤢㸠ⴠ⤱笠 †††敳牡档敟癮㴠✠瑨灴⼺猯慥捲㕨⸱慱氮捹獯挮浯愯✯਻††⁽汥敳笠 †††敳牡档敟癮㴠✠瑨灴⼺猯慥捲㕨⸱祬潣⹳潣⽭⽡㬧 †素ਊ慶⁲敳牡档瑟牥‽湥潣敤剕䍉浯潰敮瑮搨捯浵湥⹴敳牡档献慥捲㉨瘮污敵਩慶⁲敳牡档畟汲㴠猠慥捲彨湥⭶敳牡档瑟牥㭭眊湩潤⹷灯湥猨慥捲彨牵⥬਻爊瑥牵慦獬੥੽⼼捳楲瑰ⴭਾ猼祴敬ਾ††愮䍤湥整䍲慬獳浻牡楧㩮‰畡潴੽⼼瑳汹㹥㰊楤⁶摩∽扴慟≤挠慬獳∽摡敃瑮牥汃獡≳猠祴敬∽楤灳慬㩹汢捯Ⅻ浩潰瑲湡㭴漠敶晲潬㩷楨摤湥※楷瑤㩨ㄹ瀶㭸㸢ਊ搼癩椠㵤愢彤潣瑮楡敮≲猠祴敬∽楤灳慬㩹汢捯Ⅻ浩潰瑲湡㭴映潬瑡氺晥㭴眠摩桴㜺㠲硰∠ਾ猼牣灩⁴祴数∽整瑸樯癡獡牣灩≴ਾ晩⠠祴数景氠捹獯慟⁤㴡‽產摮晥湩摥•☦∠敬摡牥潢牡≤椠祬潣彳摡
੻†潤畣敭瑮眮楲整氨捹獯慟孤氧慥敤扲慯摲崧㬩紊㰊猯牣灩㹴㰊搯癩ਾ⼼楤㹶㰊搯癩ਾ猼牣灩⁴祴数∽整瑸樯癡獡牣灩≴ਾ晩⠠祴数景氠捹獯慟⁤㴡‽產摮晥湩摥•☦∠汳摩牥•湩氠捹獯慟⥤笠 搠捯浵湥⹴牷瑩⡥祬潣彳摡❛汳摩牥崧㬩紊㰊猯牣灩㹴㰠ⴡ‭摡敤⁤⼷㈲ⴠ㸭㰊楤⁶摩∽潆瑯牥摁•瑳汹㵥戢捡杫潲湵㩤䐣䑆䍃㭆戠牯敤⵲潴㩰瀱⁸潳楬⁤㌣㌹㌹㬹挠敬牡戺瑯㭨搠獩汰祡渺湯㭥眠摩桴ㄺ〰℥浩潰瑲湡㭴瀠獯瑩潩㩮敲慬楴敶※⵺湩敤㩸㤹㤹㤹椡灭牯慴瑮※敨杩瑨㤺瀰ⅸ浩潰瑲湡≴‾㰊楤⁶汣獡㵳愢䍤湥整䍲慬獳•瑳汹㵥搢獩汰祡戺潬正椡灭牯慴瑮※癯牥汦睯栺摩敤㭮眠摩桴㤺㘱硰∻ਾ搼癩椠㵤昢潯整䅲彤潣瑮楡敮≲猠祴敬∽楤灳慬㩹汢捯Ⅻ浩潰瑲湡㭴映潬瑡氺晥㭴眠摩桴㜺㠲硰㸢㰊晩慲敭椠㵤氢捹獯潆瑯牥摁䙩慲敭•瑳汹㵥戢牯敤㩲㬰搠獩汰祡戺潬正※汦慯㩴敬瑦※敨杩瑨㤺瀶㭸漠敶晲潬㩷楨摤湥※慰摤湩㩧㬰眠摩桴㜺〵硰㸢⼼晩慲敭ਾ⼼楤㹶㰊搯癩ਾ⼼楤㹶ਊ