Nét Đức Độ Và Đạo Đức Của Tướng Hiếu


Ít ai biết Tướng Hiếu là một Tướng đánh giặc giỏi, nhưng đa số những ai nghe biết tới Tướng Hiếu đều biết Tướng Hiếu là một Tướng Sạch. Trong khuôn khổ bài này, ta sẽ thấy thanh liêm chỉ là một trong những nét đức độ và đạo đức của Tướng Hiếu.

Trước hết xin góp nhặt những lời xác nhận của một số người về nét đức độ và đạo đức nơi Tướng Hiếu.

Đại Tá Trịnh Tiếu đề tựa bài của ông viết về Tướng Hiếu: Chân Dung Của Một Tướng Tài Đức Vẹn Toàn.

Ông Trần Ngọc Nhuận nhớ tới Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu: "Anh là một Sĩ Quan hiền lành, đức độ và nhă nhặn, đối với bạn bè hết sức giúp đỡ". (Đời Quân Ngũ, trang 59)

Đại Tá Nguyễn Khuyến công nhận: "Ông quả thật là một vị tướng giỏi và nhất là trong sạch. H́nh ảnh một ông tướng trẻ tuổi, đẹp trai nhưng lại ăn mặc xuề x̣a, tánh t́nh điềm đạm và b́nh dân vẫn c̣n ghi măi trong kư ức của tôi. (Lá Thư Xác Nhận).

Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5, khi lượng giá về khả năng quân sự của Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 5 không khỏi nhận xét rằng: "Tướng Hiếu rất ngoan đạo và có ḷng ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. (Lượng Giá ngày 7/2/1970).

Đại Tá Robert Lott, Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5, nhận xét nét nổi nhất nơi con người Tướng Hiếu là nhân cách kitô-hữu: "Tướng Hiếu là một quân nhân dũng cảm và đầy khả năng; tuy nhiên, trong những buổi mạn đàm đó, đối với tôi, Tướng Hiếu tự biểu lộ hơn thế nữa - trên hết một ki-tô hữu." (Thư ngày 4/12/2003).

Đại Tá Quan Minh Giàu viết: "Sau ngày đất nước chia đôi, tôi được thuyên chuyển về Pḥng Ba Bộ Tổng Tham Mưu để phụ trách ban Nghiên Cứu Tổng Quát; ít lâu sau anh Hiếu cũng thuyên chuyển về đây để đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Pḥng. Mừng rỡ lại có ngày tái ngộ. Điểm đầu tiên tôi nhận thấy là phong độ, tính t́nh anh Hiếu vẫn như xưa. Trong thời gian làm việc với anh tại Pḥng Ba, tôi nhận thấy anh Hiếu rất thông minh lanh lợi, quyết định mau chóng trong các công tác tham mưu. Các sỹ quan trong pḥng đều nể phục anh. Thỉnh thoảng có những phút nghỉ giữa buổi làm việc anh ghé lại bàn giấy tôi hoặc tôi qua bên pḥng anh ngồi nói chuyện chơi về gia đ́nh, xă hội, hành quân...Có lần anh nói với tôi: "Je fais tout mon possible pour me rapprocher d'un saint, mais je n'y parviens pas" (tôi gắng hết sức để trở nên một vị thánh, nhưng không được). Từ hồi c̣n ở Trường Vơ Bị Đàlạt tôi đă thấy anh Hiếu là người có lư tưởng, nay tôi hiểu rơ hơn lư tưởng anh theo đuổi nhắm về phạm vi thiêng liêng cao cả, hướng về sự thánh thiện của đời sống đạo đức để đến gần Thiên Chúa hơn. Lư tưởng đó đă là động cơ trong những việc anh làm."

Trung Tá Nguyễn Anh Tôn viết: "Trong đời sống, mỗi con người thường vạch ra cho ḿnh một con đường để sống. Đối với cố Trung Tướng, lúc đương thời, Ông luôn để trên bàn làm việc của ông hai câu châm ngôn viết bằng tiếng Pháp để định hướng cho đời ḿnh như sau:

Un travail bien fait est la joie du coeur.
Une prière bien accomplie est la paix de l’âme.

Tôi xin tạm dịch:
Một công việc làm tốt đẹp th́ ḷng hớn hở vui mừng.
Một lời cầu nguyện hoàn thành sốt sắng th́ an b́nh trong tâm hồn."

Những ví dụ về nét đức độ và đạo đức của Tướng Hiếu th́ không thiếu ǵ. Ngoài vụ các hộp sữa Quân Tiếp Vụ do Đại Tá Trịnh Tiếu đă kể, tôi xin đan cử thêm một số chứng tích khác.

Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng của Sư Đoàn 22 dưới quyền Tướng Hiếu những năm 1966-1969, nói Tướng Hiếu sống như một nhà khổ tu. Tướng Hiếu thường ăn cơm trong câu lạc bộ sĩ quan. Có lần, Đại Tá Lư ngồi ăn đối diện với Tướng Hiếu giật ḿnh thấy một con ruồi nằm nổi trong bát canh của Tướng Hiếu! Với tư cách Tham Mưu Trưởng, ông có trách nhiệm quản lư nhà bếp, nên ông xanh mặt, không biết xử thế làm sao, th́ ngay lúc đó ông ngạc nhiên thấy Tướng Hiếu lấy đôi đũa gắp con ruồi ra để xuống mặt bàn và thản nhiên tiếp tục ăn và uống bát canh như không có ǵ lạ cả! Không một lời la mắng, không một lời trách móc...Những sĩ quan nào từng chứng kiến Tướng Hiếu ăn - hẳn là số đó rất nhiều, v́ Tướng Hiếu luôn luôn dùng cơm ở câu lạc bộ sĩ quan - đều nhận xét thấy Tướng Hiếu không khi nào bỏ mứa đồ ăn, bất luận ngon hay không ngon, đầu bếp nấu giỏi hay dở, và Tướng Hiếu không khi nào chịu được biệt đăi hơn các sĩ quan thường khác.

Đại Tá Lư cũng kể lại rằng ông không khi nào thấy Tướng Hiếu la mắng các nô bộc trong nhà, kể cả khi họ, v́ chểnh mảng, khiến cho các con Tướng Hiếu té chảy máu chân hay đầu. Những lúc đó, Tướng Hiếu chỉ chạy lại ẵm con ḿnh lên, đi lau chùi vết thương mà không hề tỏ vẻ giận dữ hay mất b́nh tĩnh.

Cũng trong thời kỳ Tướng Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22, một chủ nhật nọ, trong khi ngồi xem lễ trong nhà thờ, cha chủ lễ bất thần xuống mời Tướng Hiếu lên bục giảng nói lên vài lời cùng cộng đồng giáo dân. Ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy bài nói chuyện ứng khẩu của Tướng Hiếu không khác ǵ - mà c̣n có phần hay hơn - những bài giảng lễ họ thường nghe cha xứ họ đạo thuyết giảng, với đầy đủ những đoạn trích dẫn Thánh Kinh, Tân Ước lẫn Cựu Ước (nhất là từ những thư của thánh Phao-lô, thánh quan thày rửa tội của Tướng Hiếu; Tướng Hiếu luôn kư tên P[haolô] Hiếu).

Quân nhân tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 đều nhận xét thấy Tướng Hiếu có thói lệ mỗi khi đi thị sát mặt trận về, khi trực thăng vừa đáp xuống, việc đầu tiên Tướng Hiếu làm là ghé vào nhà nguyện quỳ gối cầu nguyện tạ ơn Thượng Đế đă bảo toàn sinh mạng ḿnh.

Ít người biết Tướng Hiếu thường lui tới viếng thăm trại cùi Di Linh. Tướng Hiếu trở nên một trong những người bảo trợ trại cùi này. Ngày 12 tháng 4 năm 1972, thay mặt Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Tướng Hiếu bước vào pḥng bệnh của Đức Cha Gioan Sanh (Jean Cassaigne), người Pháp, sáng lập viên và giám đốc trại cùi Di Linh đang đau nặng bệnh cùi, để trao tặng ngài Đệ Tứ Bảo Quốc Huân Chương. Và Tướng Hiếu cũng có mặt bên giường bệnh an ủi kẻ liệt trong cơn hấp hối của bạn ḿnh.

Đại Tá Tạ Thanh Long, cùng Khóa 3 VBĐL với Tướng Hiếu, trước thời kỳ mất nước là Trưởng Phái Đoàn Việt Nam trong Ủy Ban Bốn Bên và Hai Bên, kể lại sau buổi lễ bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 cho Đại Tá Lê Văn Hưng, tháng 6/1971, ông ta tới rủ Tướng Hiếu đi nhậu cùng anh em Tướng Tá, có cả Tướng Lâm Quang Thơ, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn 18 (không mấy lâu sau đó cũng bị Tướng Minh đá văng khỏi Sư Đoàn 18), Tướng Hiếu từ chối nói là có việc cần phải về trước để thu xếp. Ăn nhậu xong, Đại Tá Long ra về. Khi tới Bến Cát, ông thấy xe Tướng Hiếu đang đậu bên lề đường. Lại gần th́ thấy Tướng Hiếu và người tài xế đang ngồi trên xe, mỗi người gặm một ổ bánh ḿ với một nải chuối chín trên tay! Đại Tá Long la lên: "Anh làm ǵ kỳ vậy! Thanh liêm vừa vừa chứ!" Tướng Hiếu chỉ biết cười trừ.

Sở dĩ Tướng Hiếu có được những nét đức độ và đạo đức kể trên là do ảnh hưởng của người mẹ hiền từ, đạo đức và ảnh hưởng của các tu sĩ Ḍng Tên, khi sinh viên Hiếu theo học tại Đại Học Aurore ở Thượng Hải. Tướng Hiếu thấm nhuần linh đạo, tức lối sống đạo, cùng hấp thụ linh thao, tức thao luyện tâm linh, của Ḍng Tên. Linh đạo và linh thao này do thánh Ignace de Loyola, đấng sáng lập Ḍng Tên, soạn thảo ra nhắm đào tạo những tông đồ giáo dân kỷ luật và dũng cảm cho Ḍng Tên nói riêng và cho đạo Công Giáo nói chung.

Có được một Tướng tài ba th́ không mấy khó. Có được một Tướng đức độ th́ hơi hiếm hoi. Có được một Tướng vừa tài ba vừa đức độ lại c̣n hiếm có hơn. Có được "một Tướng tài đức vẹn toàn", như lời Đại Tá Trịnh Tiếu phác họa, th́ hầu như chỉ có một không hai. Đại Tá Nguyễn Khuyến, Trưởng Pḥng An Ninh Quân Đoàn 3 thổ lộ: trong suốt bao nhiêu năm làm việc trong ngành An Ninh Quân Đội, ông được đọc rất nhiều hồ sơ báo cáo về nết hư tật xấu, tham nhũng và hối mại quyền thế của các Tướng và Tá thuộc QLVNCH thời bấy giờ, nhưng tuyệt nhiên không có ai nói xấu về Tướng Hiếu. Đại Tá Tạ Thanh Long công nhận rằng trường hợp Tướng Hiếu quả là "Sinh Vi Tướng, Tử Vi Thần".


Nguyễn Văn Tín
Ngày 12 tháng 1 năm 1999.

Cập nhật ngày 19.08.2005

generalhieu