Sự Thật về Chiến Dịch Pleime

Khi viết về Chiến Dịch Pleime, giới sử gia Mỹ chỉ thấy có trận đánh tại thung lũng Ia Drang và không đếm xỉa ǵ đến trận đánh tại Pleime. C̣n giới sử gia Việt Cộng th́ cho mục đích của trận đánh tại Pleime là để dụ quân Mỹ vào bẫy gài đặt tại rặng núi Chu Prong. Cả hai quan điểm này đều bóp méo sự thật lịch sử.

Quan Điểm Phía Mỹ

Lấy trường hợp của trang nhà LZ X-Ray chẳng hạn:

Khoảng cuối tháng 10 năm 1965, một lực lượng Bắc Quân lớn tấn công trại Lực lượng Đặc Biệt Plei Me. Các chiến binh thuộc Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh được tung vào trận chiến. Sau khi địch quân bị đẩy lui vào đầu tháng 11, Lữ Đoàn 3 thay thế Lữ Đoàn 1. Sau ba ngày tuần tiễu vô hiệu quả, Tiểu Đoàn 1 của Đại Tá Hal Moore, thuộc Lữ Đoàn 7 được lệnh trực thăng vận vào Thung Lũng Ia Drang vào ngày 14, với sứ mạng: T́m và Diệt địch!

Lúc 10g48 sáng ngày 14/11, Moore là người đầu tiên nhảy ra khỏi trực thăng đáp xuống đất đầu tiên, và khai hỏa liền với súng M16. Moore và các chiến binh của ông không mảy may ngờ là Định Mệnh đă đưa họ vào một trận chiến lớn của Cuộc Chiến Việt Nam giữa Quân Đội MỹQuân Đội Nhân Dân Bắc Việt - Chính Quy - và vào lịch sử.

Hay nữa lấy trường hợp của trang nhà US 1st Air Cavalry, đơn vị mẹ tham chiến trong Chiến Dịch Pleiku:

Ngày 10/10/1965, trong Hành Quân "Shiny Bayonet", SĐ 1 KB khởi xướng không vận cỡ lữ đoàn lần đầu tiên để đương đầu với địch quân. Chiến đoàn không vận gồm có các Tiểu Đoàn 1 và 2 thuộc Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh, Thiết Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 9 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 1 thuộc Lữ Đoàn 12 Kỵ BinhTiểu Đoàn 1 thuộc Đơn Vị 21 Pháo Binh. Thay v́ đứng lại đánh, Việt Cộng đă chọn tản mác và lủi trốn. Chỉ có những vụ đụng độ nhẹ. Các chiến binh Mỹ chỉ phải chờ đợi một thời gian ngắn trước khi đương đầu với một trắc nghiệm gay go đo lường khả năng chiến đấu của họ: Chiến Dịch Pleiku 35 ngày.

Ngày 23/10/1965, cuộc thử lửa đầu tiên thật sự xảy đến khi lệnh mang tính chất lịch sử của Tướng Westmoreland được ban bố tung SĐ 1 KBHK vào một sứ mạng tấn công không vận đuổi theo và giao chiến với địch quân khắp cùng khu rừng rộng 2.500 miles vuông. Chiến binh thuộc Lữ Đoàn 1 và Thiết Đoàn 1, Lữ Đoàn 9 Kỵ Binh nhào xuống trên đầu trung đoàn 33 Bắc Việt trước khi chúng có thể chạy thoát khỏi Plei Me. Trung đoàn địch quân bị tản mác trong rối loạn và bị đập tan một cách nhanh chóng.

Ngày 09/11, Lữ Đoàn 3 nhập cuộc chiến. Năm ngày sau, vào ngày 14/11, Tiểu Đoàn 1, Lữ Đoàn 7, tăng phái bởi các phần tử của Tiểu Đoàn 2, tấn công trực thăng vận vào Thung Lũng Ia Drang gần rặng núi Chu Prong. Băi Đáp (BĐ) X-Ray "nóng bỏng" ngay từ khởi đầu. Tại BĐ X-Ray, huy chương danh dự đầu tiên của Sư Đoàn trong Cuộc Chiến Việt Nam được tưởng thưởng cho Trung Úy Walter J. Marm thuộc Tiểu Đoàn 1, Lữ Đoàn 7 Không Kỵ. Ngày 16/11, phần c̣n lại của Tiểu Đoàn 2 thay thế Tiểu Đoàn 1 tại BĐ X-Ray, tiểu đoàn này di chuyển để lập các nút chận tại BĐ Albany. Cuộc giao chiến, một trận chiến gay go nhất trong lịch sử của sư đoàn, từ lưỡi lê, sử dụng trong cận chiến, tới yểm trợ phi pháo, gồm có cả thả bom B-52 trong các vùng thuộc rạng núi Chu Prong, kéo dài ṛng ră ba ngày. Với sự trợ giúp của các đơn vị tăng phái và hỏa lực vũ băo, các Tiểu Đoàn 1 và 2 buộc Bắc Quân phải rút lui qua Cam Bốt.

Khi Chiến Dịch Pleiku chấm dứt ngày 25/11, các chiến binh thuộc Sư Đoàn 1 KBHK đă trả một giá đắt cho sự thành công, tổn thất khoảng 300 chiến binh tử trận, một nửa trong vụ phục kích tai hại của Tiểu Đoàn 2, Lữ Đoàn 7 Kỵ Binh, tại BĐ Albany. Các chiến binh tiêu diệt hai trung đoàn thuộc ba trung đoàn của Sư Đoàn Bắc Việt, và đem lại Tuyên Dương Công Trạng Tổng Thống đầu tiên cho sư đoàn tại Việt Nam. Địch quân đă nếm mùi thất bại lớn đầu tiên và kế hoạch điều nghiên kỹ lưỡng nhằm chiếm đất của chúng bị bẻ găy tan tành.

Sư Đoàn 1 Kỵ Binh trở về căn cứ hành quân nguyên thủy tại An Khê trên Quốc Lộ 19.

Trong hai bài tường tŕnh nêu trên, ta không hề thấy nhắc tới vai tṛ của các đơn vị QLVNCH; đồng thời trọng tâm của Chiến Dịch Pleime đặt ở trận đánh tại thung lũnh Ia Drang, c̣n trận đánh tại Đức Cơ ở giai đoán cuối của chiến dịch do một lữ đoàn Dù QLVNCH đảm nhiệm không được đề cập tới.

Trong khóa hội thảo về Chiến Dịch Pleime do Vietnam Center tổ chức tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12/11/2005, nhân dịp cuộc họp thường niên của các cựu chiến binh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ từng tham chiến trong trận Ia Drang, không những vai tṛ của QLVNCH không được nhắc đến mà danh xưng của chiến dịch cũng bị bóp méo đi, thay v́ Chiến Dịch Pleime/Ia Drang đă trở thành The Pleiku/Ia Drang Campaigns ! Trận đánh Pleime đă hoàn toàn bị gạch bỏ khỏi trang giấy của các chiến sử gia Mỹ.

Quan Điểm Phía Việt Cộng

Trong khóa hội thảo này, cũng có sự tham dự của phía Việt Cộng, với sự hiện diện của Tướng Nguyễn Đ́nh Ước, QĐNDVN, diễn giả đặc biệt, tŕnh bày về quan điểm của Bắc Việt về Chiến Dịch Pleime. Theo Tướng Ước, chủ ư của trận đánh Pleime là để dụ quân Mỹ nhảy vào thung lũng Ia Drang nơi đă gài sẵn một bẫy. Tướng Ước có trao cho ông James Reckner, Giám Đốc Vietnam Center, một tài liệu để dẫn chứng luận cứ của ḿnh. Tài liệu ghi:

Đầu tháng 10 năm 1965, căn cứ vào kết quả nắm địch và t́nh h́nh chuẩn bị của ta, Bộ tư lệnh chiến dịch đă xác định quyết tâm và giao nhiệm vụ cho các đơn vị như sau: mục tiệu và khu vực diệt địch là diệt đồn Chư Ho, vây lấn đồn Plây Me, phục kích diệt viện trên đường 21 (từ điểm cao 538 đến đồi Blu). Khu vực đánh Mỹ là thung lũng Ia Drăng. [….]

Về kế hoạch, dự kiến chiến dịch chia làm 3 đợt: Đợt 1, vây đồn Plây Me, diệt quân ngụy đi ứng viện; đợt 2, tiếp tục vây đồn Plây Me buộc quân Mỹ vào tham chiến; đợt 3, tập trung lực lượng nhằm vào một cánh quân Mỹ để tiêu diệt và kết thúc chiến dịch.

Nếu đúng thế th́ các chiến thuật gia Việt Cộng tài t́nh thật. Một trận đánh cấp sư đoàn tiến chiếm một căn cứ với ba trung đoàn (32, 33, và 66) điều nghiên kỹ càng cần ít ra hai ba tháng. Trận đánh Pleime, theo tài liệu này, khởi sự ngày 19 tháng 10; trong khi tầu Rose chở một số đơn vị đầu tiên của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK chỉ mới cập bến tại hải cảng Qui Nhơn vào giữa tháng 9 và các đơn vị này của sư đoàn lục đục kéo lên An Khê bắt đầu khai quang rừng rậm lập trại đóng quân trong các lều vải. Thật khó có thể tưởng tượng Việt Cộng chẩn đoán và đưa yếu tố quân Mỹ của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK này vào kế hoạch tấn công Pleime cả mấy tháng trước.

Trước đó hai tháng, khi Việt Cộng tấn công tiền đồn Đức Cơ, Quân Đoàn II phái một chiến đoàn dù và một chiến đoàn thủy quân lục chiến đến tiếp cứu đồn, trong khi Lữ Đoàn 173 Dù HK được điều động đến bảo vệ Pleiku. Vậy khi cũng áp dụng thế vây điểm để diệt viện lúc tấn công tiền đồn Pleime, Việt Cộng cũng sẽ đương nhiên dự kiến là quân tiếp viện sẽ do các đơn vị QLVNCH đảm nhận c̣n quân Mỹ sẽ chỉ trợ lực ṿng ngoài thôi chứ, làm sao mà tài t́nh đến độ quyết đoán là lần này quân Mỹ, với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK, sẽ nhảy vào trực tiếp tham chiến đơn phương?

Mặt khác, Việt Cộng nói là dùng thế vây điểm để diệt viện để dụ quân Mỹ. Nhưng trên thực tế, quân Mỹ tấn công vào thung lũng Ia Drang đâu có đi cứu viện cho ai và hơn nữa khi đó Việt Cộng đă bị phát giác bất ngờ, chứ đâu có đang ở thế ŕnh rập đợi chờ sẵn sàng ứng chiến, bằng cớ là khi quân Mỹ tấn công, viên tiểu đoàn trưởng không có mặt cùng đơn vị:

Trong lúc địch tiến công vào tiểu đoàn 9, tiểu đoàn trưởng đang đi nhận lệnh ở trung đoàn chưa về, đồng chí trợ lư tác chiến đă chỉ huy bộ đội ở cơ quan tiểu đoàn đánh địch và yêu cầu đại đội 13 tiếp ứng. Tuy bị bất ngờ, nhưng bộ đội ta chiến đấu rất dũng cảm.

Tài liệu ghi tiếp:

Thắng lợi của chiến dịch Plây Me […] để lại nhiều bài học có giá trị về nghệ thuật quân sự.

Trước hết là nghệ thuật dự báo đúng đối tượng tác chiến. Khi Quân Mỹ vào miền Nam, việc phải tác chiến trực tiếp là điều không thể tránh khỏi. Tuy vậy đến thời điểm này (10-1965), những hiểu biết của ta về Mỹ c̣n rất hạn chế, biên chế tổ chức, nghệ thuật tác chiến, khả năng của quân Mỹ là một câu hỏi chưa có lời giải. Để kiểm chứng điều này, nhân lúc quân Mỹ mới có mặt ở Tây Nguyên, ta mở chiến dịch tiến công Plây Me. Chủ trương của ta là vừa đánh vừa t́m hiểu để bổ sung cho những nhận định ban đầu. Thực tế đă cho thấy những dự đoán của ta là đúng.

Nếu quả thật Việt Cộng muốn thử lửa tác chiến trực tiếp với quân Mỹ, tại sao không nhắm vào Sư Đoàn 3 TLQC Mỹ đă có mặt tại Đà Nẵng từ tháng 5 năm 1965, mà phải đợi đến tháng 10, nhân cơ hội quân Mỹ mới có mặt ở Tây Nguyên?

Thật ra th́ Việt Cộng đă có dịp học hỏi và thu hoạch được nhiều kinh nghiệm về mặt tác chiến chống quân Mỹ yểm trợ cho QLVNCH. Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II viết về trận giao tranh với địch dọc theo Quốc Lộ 19 tại vùng An Khê vào tháng 2 năm 1965:

Vào lúc này tham mưu trưởng Quân Đoàn (Đại Tá Hiếu) và cố vấn trưởng Quân Đoàn bay thám thính chiến trường để nhận định t́nh h́nh cho tư lệnh Quân Đoàn. Họ khám phá là các đơn vị Việt Cộng ở cấp tiểu đoàn, được trang bị đầy đủ, và dùng chiến thuật bộ binh quy ước vừa bắn vừa di chuyển. Thêm vào đó, Việt Cộng đă được huấn luyện thành thạo các kỹ thuật hỏa lực pḥng không chống các trực thăng vũ trang. Những đơn vị bị bắn trực tiếp sẽ t́m cách ẩn núp, nhưng những đơn vị hai bên sườn sẽ tiếp tục bắn vào trực thăng. Cuộc thám sát này nhận định là nỗ lực của Việt Cộng nhằm chiếm đoạt Thung Lũng An Khê được khơi mào bởi một số lượng đông đảo gồm các đơn vị thiện chiến Việt Cộng.

Tài liệu của Việt Cộng nh́n nhận là sau trận giao tranh với quân Mỹ tại thung lũng Ia Drang, một chiến đoàn dù QLVNCH đă nhảy vào ṿng chiến tại Đức Cơ để chận đánh quân địch trên đường rút lui về phía Cam Bốt.

Ngày 17 tháng 11, địch đổ chiến đoàn dù xuống Đức Cơ và Plây Chê nhằm chia cắt phía trước với phía sau của ta. Trung đoàn 320 chỉ c̣n tiểu đoàn 334 ở địa bàn tác chiến nên không tổ chức đánh được địch. Ngày 26 tháng 11 năm 1965, chiến dịch kết thúc.

Như vậy tàn quân của địch bị chiến đoàn dù truy lùng từ ngày 17 đến 26 tháng 11. Nhưng tài liệu không nói ǵ tới thành quả thắng bại của đôi bên trong trận Đức Cơ này.

Không hiểu làm sao Việt Cộng có thể huêng hoang là thắng lớn trong Chiến Dịch Pleime, trong khi các đơn vị của họ bị đánh tả tơi tại địa điểm phục kích (Trung Đoàn 32 BV), xung quang trại Pleime (Trung Đoàn 33 BV), tại thung lũng Ia Drang (Trung Đoàn 66 BV), và tại vùng Đức Cơ (Tiểu Đoàn 334 thuộc Trung Đoàn 32 BV).

Sự Thật Lịch Sử

Hai lối giải thích của Mỹ và của Việt Cộng đều méo mó. Thật ra th́ Chiến Dịch Pleime của Việt Công nằm trong Chiến Dịch Đông Xuân năm 1965 nhằm chia cắt Nam Việt Nam thành hai từ Pleiku trên Cao Nguyên xuống Qui Nhơn miền duyên hải dọc theo Quốc Lộ 19. Và trân đánh Pleime là nỗ lực cuối của một loạt các trận đánh Việt Công tung ra từ đầu năm 1965 tại Quân Đoàn II

Sau đây là các nỗ lực tấn công hàng loạt có chủ ư của Việt Cộng:

- Ngày 03/02, Việt Cộng tấn công trại Halloway của Tiểu Đoàn 52 Không Lực Chiến Đấu của Lục Quân Hoa Kỳ.
- Ngày 14/02, Việt Cộng phục kích một đại đội Địa Phương Quân tại Đèo Mang Yang.
- Ngày 20/02, Việt Cộng tấn công căn cứ hỏa lực LLĐB FOB1.
- Ngày 20/02, Việt Cộng phục kích đại đội tiếp cứu đến từ An Khê.
- Ngày 24/02, Việt Cộng vây hăm 220 chiến binh tại trại FOB2.
- Ngày 08/03, Việt Cộng tấn công trại Kannah và trại Plei Ta Nangh.
- Ngày 21/04, Việt Cộng tấn công hai tiểu đoàn TQLCH trên Quốc Lộ 1.
- Ngày 26/05, Việt Cộng tấn công làng Buon Mroc.
- Ngày 28/05, Việt Cộng tấn chiếm cùng một lúc cầu Pokaha tại Kontum và cầu Lệ Bắc tại Phú Bổn.
- Ngày 31/05, Việt Cộng chiếm đoạt Quận Lệ Thanh.
- Ngày 01/06, Việt Cộng phục kích đoàn xe của Tỉnh Trưởng Kontum đi công lư tới Quận Lệ Thanh.
- Ngày 03/06, một trung đoàn Việt Công phục kích một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 40 QLVNCH trên đường giải cứu cầu Lệ Bắc gần làng Phú Túc.
- Giữa tháng 06, Việt Cộng tấn công làng Toumorong phía tây bắc Kontum.
- Ngày 30/06, một trung đoàn Việt Cộng phục kích chiến đoàn dù tại Cheo Reo thuộc Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 01/07, Việt Cộng pháo kích nặng vào trại quân tại Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 07/07, Việt Cộng tấn công Quận Dak To thuộc Tỉnh Kontum.
- Đầu tháng 8, Việt Cộng, sau khi vây hăm trại Đức Cơ từ tháng 07, t́m cách đánh dứt điểm trại này.
- Ngày 09/08, Việt Cộng phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Đức Cơ trên Quốc Lộ 19.
- Ngày 18/08, Việt Cộng tấn công Quận Dak Sut.
- Ngày 19/10, Việt Cộng tấn công trại LLĐB Pleime.

Lẽ đương nhiên, những cuộc tấn công hàng loạt này đều có chủ đích và nằm trong một kế hoạch chiến lược thống nhất. Để đối phó lại kế hoạch này của địch, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cũng đă bàn định một đường lối chiến lược rơ rệt, khi nào tấn, khi nào thủ, và khi nào rút:

Để hoạch định một chiến lược đối lại cuộc tấn công tiên liệu này của Việt Cộng, một cuộc họp được tổ chức tại bản doanh Quân Đoàn II ở Pleiku gồm có các đại diện ban tham mưu của Tướng William C. Westmoreland dẫn đầu bởi Chuẩn Tướng William E. DePuy, lúc đó làm việc tại Pḥng 3 MACV, và các đại diện của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH dẫn đầu bởi Tướng Nguyễn Hữu Có, nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn II, đă được bổ nhiệm chỉ huy trưởng các lực lượng của QLVNCH. Ai nấy đều biểu đồng t́nh là trước sự gia tăng quân số của địch quân, Quân Đoàn II sẽ chính yếu áp dụng một thế thủ trên vùng cao nguyên trong mùa mưa. Tân Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, dựa theo chiều hướng thế thủ áp dụng cho Quân Đoàn II, phân tách "giá trị quân sự" của mọi tiền đồn và quận lỵ chủ yếu. Ông lấy quyết định là những tiền đồn nào ở tại các vị thế trống trải sẽ chống cự càng lâu càng tốt nhằm gây thiệt hại tối đa cho các lực lượng tấn công của địch. Nếu sau một cuộc tấn công mà xét thấy việc tiếp cứu bất lợi về mặt quân sự cho phe ḿnh vào lúc đó, v́ thiếu quân số hay không yểm, tiền đồn sẽ được lệnh rút lui, dùng tới các chiến thuật đào tẩu và né tránh nếu cần. Các tiền đồn nào đă được ấn định là tối hệ trọng cho các vùng huyết mạch trong phạm vị mỗi tỉnh lỵ sẽ được bảo vệ với bất cứ giá nào. Các kế hoạch khẩn cấp được thiết kế và các đơn vị tổng trừ bị QLVNCH và phi cơ vận tải và chiến đấu cơ của Không Quân Mỹ và Việt được dự trù như là hạch tâm của "đội cứu hỏa" có thể phái tới các vùng nguy kịch tại vùng cao nguyên.

Ban tham mưu tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đă chẩn đoán chính xác mặt trận nào là diện, mặt trận nào là điểm trong toàn bộ Chiến Dịch Đông Xuân 1965; đồng thời biết rơ Chiến Dịch Pleime là trận đánh dứt điểm của Chiến Dịch Đông Xuân nhằm tiến chiếm Pleiku trước khi tiến chiếm Qui Nhơn. Phân tách các nguồn tin t́nh báo, ban tham mưu Quân Đoàn II nhận định địch sẽ thực hiện Chiến Dịch Pleime qua ba giai đoạn: 1. Vây hăm trại Pleime với Trung Đoàn 32 BV; 2. Tiêu diệt quân tiếp viện với Trung Đoàn 33 BV; 3. Tràn ngập trại Pleime và tiến chiến Pleiku với các Trung Đoàn 32, 33 và 66.

Trại Pleime được Việt Cộng lựa chọn v́ gần Pleiku để dụ Quân Đoàn II phái quân tiếp viện từ Bộ Tư Lệnh xuống (tất cả các đơn vị khác đều bị cầm chân trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho các vùng điạ phương); và như vậy mức bảo vệ Pleiku sẽ bị suy yếu. Đồng thời địa điểm nơi đặt ổ phuc kích đoàn quân tiếp viện nằm ngoài tầm với của pháo binh đặt tại Pleiku; như vậy chiến xa sẽ vô bổ khi không có pháo yểm.

Ban tham mưu Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đoán biết thế cờ của địch và do đó đă tuần tự đi những bước cờ như sau: 1. Giả bộ sa vào thế nghi binh của địch, gửi hai Đại Đội Biệt Cách Dù, một Mỹ, một Việt đến tăng cường trại Pleime; 2. Yêu cầu Mỹ chi viện một Lữ Đoàn Kỵ Binh Hoa Kỳ bảo vệ Pleiku; 3. Đồng thời cũng yêu cầu Mỹ chuyển vận đại bác bằng trực thăng đến các đồi núi kế cận địa điểm phục kích để yểm trợ cho chiến xa. Nhờ vậy với thế tiền pháo hậu xe, đoàn quân tiếp viện đă đánh tan Trung Đoàn 33 BV tại địa điểm phục kích. Trong khi đó, Không Lực Mỹ Việt đánh tan Trung Đoàn 32 xung quanh trại Pleime. Tàn quân của hai Trung Đoàn 32 và 33 phải tháo lui về rặng núi Chu Prong, nơi Trung Đoàn 66 nằm trừ bị. Thế là trại Pleime được giải tỏa và địch không thực hiện được ư đồ tiến chiến Pleiku.

QLVNCH đă thành công trong việc phá giải độc chiêu của địch tại chiến trường Pleime v́ biết sắp đặt thế cờ giỏi hơn địch. Nên ghi nhận là không như trận Đức Cơ hai tháng trước, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đă không phải trưng dụng đến hai đơn vị trừ bị thiện chiến là Dù và TQLC, mà chỉ xử dụng một tiểu đoàn bộ binh và hai tiểu đoàn biệt động quân cùng với Thiết Đoàn 3.

Sau khi giải tỏa được trại Pleime, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II họp bàn với giới chức quân sự cao cấp Mỹ và đi tới quyết định chung là truy lùng tàn quân địch với các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ là thành phần chủ lực và Lữ Đoàn Dù VNCH làm trừ bị. Điều ǵ xảy ra ở thung lũng Ia Drang đều nằm ngoài dự kiến của cả hai bên: phía Việt Cộng không ngờ là Mỹ có khả năng đổ quân vào trận địa cách nhanh chóng như vậy; phía Mỹ không ngờ đă đạp phải một ổ kiến to lớn. Hai bên đều thiệt hại nặng; nhưng bên nào cũng giành phần thắng về mình.

Để ngăn chận tàn quân địch rút qua biên giới Căm Bốt, Quân Đoàn II đă trưng dụng lực lượng trừ bị gồm một lữ đoàn dù từ Sài G̣n bay tới Đức Cơ. Lần này các đơn vị Dù đă truy lùng và phục kích giết hại địch vô số. Tài liệu Việt Cộng chỉ nhắc sơ tới trận Đức Cơ này v́ bị thua đậm. May thay, Tướng Norman Schwarzkopf đă kể lại trận đánh này trong cuốn It Doesn't Take A Hero (1992):

Sư Đoàn Dù được lệnh ngăn chận các trung đoàn Bắc Việt bị đánh bại ở Thung Lũng Ia Drang đang lẩn trốn trở qua Cam Bốt. Tôi đang chập chờn ngủ sau một bữa ăn no nê đánh chén cà ri gà và rượu bia th́ bị đánh thức phải đi ra phi trường. Trưởng đă tụ tập một lực lượng to tát khác thường với khoảng chừng 2000 binh sĩ Dù để đi tới Ia Drang sáng hôm sau, và đă chọn tôi làm cố vấn cho ông.

Chúng tôi được máy bay vận tải đưa tới sân bay vùng đất đỏ Đức Cơ, nơi tôi đă từng đồn trú trước đây, và từ đó trực thăng chở chúng tôi xuôi Nam xuống vùng thung lũng.

Ngay khi chúng tôi nhảy xuống khỏi trực thăng, chúng tôi liền đụng độ giao tranh với địch. Thung lũng rộng khoảng 12 mile tại địa điểm Thung Lũng Ia Drang chảy theo hướng Tây về phiá Cam Bốt - và đâu đó trong vùng rừng già đó đại đơn vị địch quân đang di động lẩn trốn. Chúng tôi đă đáp xuống phiá Bắc, và Trưởng ra lệnh cho các tiểu đoàn băng qua sông Ia Drang và đóng chốt dọc theo rặng núi Chu Prong với những sườn núi cao chạy hướng về phiá Nam. Thật là hấp dẫn quan sát cách Trung Tá Trưởng hành quân. Đang khi chúng tôi lần bước, ông bỗng ngừng lại nghiên cứu bản đồ, và thỉnh thoảng ông lại chỉ ngón tay trên bản đồ và nói, "tôi muốn anh cho nă pháo vào đây." Thoạt tiên tôi ngờ vực, nhưng vẫn cứ kêu gọi pháo binh bắn theo lời yêu cầu; khi chúng tôi tới vùng đó, chúng tôi thấy xác địch nằm ngổn ngang. Chỉ bằng cách h́nh dung địa thế và dựa vào 15 năm kinh nghiệm đánh giặc, ông chứng tỏ khả năng đặc biệt tiên đoán ư đồ địch.

Khi bộ chỉ huy lập trại đóng quân đêm đó, Trưởng mở bản đồ ra, châm một điếu thuốc, và phác họa kế hoạch chiến trận của ḿnh. Khoản rừng giữa vị trí chúng tôi đang đóng quân tại các sườn núi và con sông, Trưởng giải thích, tạo nên một hành lang thiên nhiên - con đường Bắc Quân thể nào cũng chui đầu vào. Trưởng nói, "Tảng sáng, chúng ta sẽ phái một tiểu đoàn tới địa điểm này, về phiá trái, làm lực lượng nút chận giữa sườn núi và con sông. Vào khoảng 8 giờ sáng ngày mai, tiểu đoàn này sẽ đụng độ mạnh với địch quân. Tiếp đó tôi sẽ gửi một tiểu đoàn khác tới địa điểm này, về phiá phải. Tiểu đoàn này sẽ chạm địch vào khoảng 11 giờ. Tôi muốn anh ra lệnh pháo binh sẵn sàng nă vào vùng này, về phiá trước mặt chúng ta," Trưởng nói, "và rồi chúng ta sẽ tấn công với tiểu đoàn thứ ba và thứ tư của chúng ta đánh xuống mạn sông. Như vậy địch quân sẽ bị sa vào bẫy với lưng đối vào khúc sông."

Tôi chưa từng nghe thấy điều lạ lùng như vậy tại West Point. Tôi nghĩ bụng, "Cái ǵ mà 8 giờ rồi 11 giờ? Làm sao mà có thể hoạch định thời khóa biểu cho trận đánh như vậy được?" Nhưng tôi cũng nhận ra kế hoạch của Trưởng: Trưởng đă tái tạo chiến thuật Hannibal đă dùng vào năm 217 trước tây lịch, khi Hannibal bao vây và tiêu diệt các đơn vị viễn chinh La Mă tại bờ sông Trasimene.

Nhưng, Trưởng nói thêm, chúng ta có một điều khó xử: quân Dù Việt Nam được đưa vào chiến dịch này v́ cấp trên lo ngại các lực lượng Mỹ khi đuổi theo địch quân có thể mạo hiểm tiến tới quá sát ranh giới Cam Bốt. Trưởng nói, "Theo bản đồ của anh, biên giới Căm Bốt nằm tại đây, 10 cây số về phiá Đông nếu so với bản đồ của tôi. Để có thể thực hiện kế hoạch của tôi, phải dùng bản đồ của tôi thay v́ của anh, nếu không chúng ta không tài nào đánh ṿng sâu đủ để đặt lực lượng nút chận đầu tiên của chúng ta. Như vậy, Thiếu Tá Schwarzkopf, anh cố vấn sao đây?"

Viễn ảnh để địch quân chạy thoát trở lại khu an toàn, để rồi khi hồi phục lại sức, chúng lại tấn công trở lại khiến tôi sôi gan lên cũng giống mọi quân sĩ khác. Một số địch quân này đă đụng độ với tôi bốn tháng trước đây tại Đức Cơ; tôi không muốn phải giao tranh lại với chúng bốn tháng tới đây. Như vậy tội ǵ tôi phải cho là bản đồ của tôi chính xác hơn bản đồ của Trưởng cơ chứ?

"Tôi cố vấn chúng ta dùng lằn biên giới vạch theo bản đồ của Trung Tá."

Sau khi ban bố các lệnh tấn công, Trưởng ngồi nghiên cứu bản đồ với điếu thuốc lá trên môi. Chúng tôi duyệt đi duyệt lại kế hoạch thâu đêm, mường tượng mọi diễn tiến của trận đánh. Khi trời hừng sáng, chúng tôi phái Tiểu Đoàn 3 tiến quân. Họ tới vị trí và, y như là, đúng 8 giờ sáng, họ gọi điện về báo cáo đụng địch mạnh. Trưởng phái Tiểu Đoàn 5 tiến về hướng phải. Vào 11 giờ, họ báo cáo chạm địch mạnh. Đúng như Trưởng tiên đoán, trong khu rừng phiá dưới chúng tôi, địch đụng đầu với Tiểu Đoàn 3 tại ven bờ và quyết định, "Tụi ḿnh không thể thoát ngă này. Tụi ḿnh sẽ lộn trở lui." Quyết định này trái nguyên tắc căn bản của thế tháo lui và lẩn tránh, tức là chọn con đường bất tiện nhất để giảm thiểu nguy cơ chạm trán với địch quân đang nằm chờ. Nếu chúng chọn leo rặng núi Chu Prong ra khỏi thung lũng th́ có lẽ chúng thoát được nạn. Trái lại, chúng đă lần theo thung lũng, đúng như Trưởng tiên đoán, và do đó bị chúng tôi đóng vào hộp. Trưởng nh́n tôi và nói, "Hăy cho nă pháo của anh." Chúng tôi pháo nửa tiếng. Tiếp đó Trưởng ra lệnh hai tiểu đoàn c̣n lại đánh xuống sườn đồi; súng ống khai hỏa rất nhiều trong khi chúng tôi theo đoàn quân tiến xuống.

Vào khoảng 1 giờ trưa, Trưởng tuyên bố, "Ô-kê, chúng ta dừng chân tại đây." Trưởng chọn một băi quang xinh xắn, và chúng tôi ngồi xuống ăn trưa cùng với ban tham mưu! Đang ăn nửa chừng , Trưởng bỗng đặt bát đũa xuống và ra lệnh vào máy phát thanh. "Trung Tá làm ǵ vậy?" tôi hỏi. Trưởng ra lệnh cho binh sĩ lục lạo chiến trường để thu lượm súng ống: "Chúng ta triệt hạ nhiều địch quân, những đứa thoát chết vứt bỏ lại súng ống khi tháo chạy."

Lạ nhỉ, Trưởng có nh́n thấy cái quái ǵ đâu! Mọi điều đều bị rừng cây che đậy. Nhưng chúng tôi ở nán lại băi quang trọn ngày c̣n lại, và quân lính ôm về từng bó súng ống chất thành đống trước mặt chúng tôi. Tôi khoái quá - chúng ta đă gặt hái một chiến công hiển hách! Nhưng Trưởng th́ lại ngồi yên, thản nhiên hút thuốc.

Kết Luận

Nói tóm lại, Việt Cộng dùng thế nghi binh giả bộ đánh trại Pleime để nhằm tấn chiếm Pleiku. Không ngờ kế hoạch này đă bị bẻ gẫy khi QLVNCH đă đánh bại hai Trung Đoàn 32 BV vây hăm trại Pleime và Trung Đoàn 33 BV lập ổ phục kích với yểm trợ của KQHK và pháo binh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ. Pháo nổ Chiến Dịch Pleime của Việt Cộng được châm ng̣i ngày 19/10/1965 và bị dập tắt ngày 25/10 khi đoàn quân tiếp viện QLVNCH tiến vào trại Pleime. Tàn quân Việt Cộng lủi trốn về khu an toàn tại rặng núi Chu Prong. Chiến Dịch Pleime của Việt Cộng coi như chấm dứt tại đây.

Đến măi hơn hai tuần sau, ngày 11/11/65, Việt Cộng không ngờ quân Mỹ phát giác khu hậu cần của họ và trận Ia Drang khởi phát ngày 14/11/65 trong khi tiểu đoàn Việt Cộng bị tấn công trong tư thế không sẵn sàng ứng chiến v́ viên tiểu đoàn trưởng không có mặt tại đơn vị. Như vậy đâu phải quân Mỹ nhảy vào Chu Prong v́ mắc mưu thế đánh điểm diệt viện của Việt Cộng. Trận Ia Drang chấm dứt ngày 17/11/65.

Tới thời điểm này, quân Mỹ coi bộ đă thấm mệt, nên đă không hăng hái đuổi theo tàn quân Việt Cộng tháo lui về Căm Bốt, mà nhượng lại phận vụ này cho Lữ Đoàn Dù QLVNCH. Tiểu Đoàn 334 thuộc Trung Đoàn 32 BV bị lính Dù dí đánh tại vùng Đức Cơ-Plei Thê trong gần mựi ngày.

Đó là sự thật lịch sử của trận Pleime mà Việt Cộng gọi là Chiến Dịch Plây Me và Mỹ gọi là Chiến Dịch Pleiku/Ia Drang.


Tham Khảo
LZ-X Ray
US 1st Air Cavalry Division's Website
Cục Tác Chiến BQP, Chiến Dịch Plây Me
Gen. Vĩnh Lộc, Why Pleime, 1966
H. A. Mulligan, No Place to Die; The Agony of Vietnam, 1967
J. D. Coleman, Pleiku, 1989
S. L. Stanton, The Rise and Fall of an American Army, 1989
Gen. Norman Schwarzkopf, It Doesn't Take A Hero, 1992
Gen. H. G. Moore and J. L. Galloway, We Were Soldiers Once…and Young, 1994
John M. Carland, Stemming the Tide, 2000
Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh Việt Nam Toàn Tập, 2000

Ghi Chú:
Trận Pleime được tường thuật đầy đủ nhất trong cuốn Why Pleime xuất bản năm 1966 gồm ba giai đoạn: một, Hành Quân Dân Thắng 21; hai, Hành Quân Long Reach; và ba, Hành Quân Thần Phong 7.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 26 tháng 12 năm 2005
Cập nhật ngày 04.02.2007

Tài liệu tham khảo

- Chính

- Sách báo

* Pleiku, the Dawn of Helicopter Warfare in Vietnam, J.D. Coleman, St. Martin's Press, New York, 1988.

* We Were Soldiers Once… and Young, General Harold G. Moore and Joseph L. Galloway, Random House, New York, 1992.

* "First Strike at River Drang", Military History, Oct 1984, pp 44-52, Per. Interview with H.W.O Kinnard, 1st Cavalry Division Commanding General, Cochran, Alexander S.

* The Siege of Pleime, Project CHECO Report, 24 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

* Silver Bayonet, Project CHECO Report, 26 February 1966, HQ PACAF, Tactical Evaluation Center.

- Việt Cộng

generalhieu.com