Thủ Quân hay Ông Bầu.

Một khách vào viếng trang nhà Tướng Hiếu góp ư: "Quân Lực VNCH có nhiều sĩ quan tài ba từ cấp trung đoàn trở xuống, nhưng từ cấp sư đoàn trở lên nhiều tướng không đủ khả năng chỉ huy. Chỉ huy cấp sư đoàn và quân đoàn cần phải giỏi về tham mưu, tài thao lược bày binh bố trận. Nhiều cấp tướng chỉ biết húc, kém tham mưu (chẳng hạn: HQ Lam Sơn 719, triệt thoái cao nguyên của QĐII). Tôi rất cảm phục tài ba và đức độ của tướng Hiếu, người đủ khả năng chỉ huy và tham mưu cấp sư đoàn trở lên." (Phạm Khiết Ư Kiến Bạn Đọc số 54).

Tướng Hiếu không có kinh nghiệm chiến đấu ở cấp trung đoàn trở xuống, v́ được chỉ định vào chức vụ sư đoàn trưởng đầu tiên thẳng từ một đời binh nghiệp hoàn toàn chuyên về ngành tham mưu. Tuy vậy, mặc dù khiếm khuyết về mặt này, Tướng Hiếu đă học hỏi rất mau và chẳng mấy chốc đă có thể trở nên một sư đoàn trưởng lăo luyện khi nắm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trước và Sư Đoàn 5 sau đó.

Tướng Phạm Văn Phú và Tướng Ngô Quang Trưởng có tiếng là tiểu đoàn trưởng và trung đoàn trưởng xuất sắc. Tuy nhiên, sau vụ tan vỡ của Quân Đoàn 2 trên Cao Nguyên và của Quân Đoàn I tại miền Trung vào tháng 3 năm 1975, có nhiều ư kiến cho rằng hai vị tướng lănh trung kiên này đă được giao phó những trọng trách vượt quá khả năng, khi hai vị được nâng lên cấp Tư Lệnh Sư Đoàn và Tư Lệnh Quân Đoàn.

Điểm nào khiến một sĩ quan trở nên một trung đoàn trưởng giỏi và điểm nào khiến một sĩ quan trở nên một sư đoàn trưởng giỏi? Những đặc tính khiến một trung đoàn trưởng giỏi có trùng hợp với những đặc tính khiến một sư đoàn trưởng giỏi không? Nói cách khác, một trung đoàn trưởng giỏi có nhất thiết sẽ trở thành một sư đoàn trưởng giỏi không?

Nói một cách đơn giản, ta có thể bảo rằng một trung đoàn trưởng giỏi phải có những tài năng theo tỷ lệ: 80% tác chiến và 20% thao lược. Trong khi đó, sư đoàn trưởng giỏi phải có một tỷ lệ ngược lại: 20% tác chiến và 80% thao lược. Khi một trung đoàn trưởng giỏi được thăng chức lên nắm một sư đoàn, nếu không có khả năng điều chỉnh tài năng bằng cách hoán chuyển tỷ lệ nêu trên, sĩ quan đó sẽ không thể trở thành một sư đoàn trưởng giỏi được.

Để lấy một h́nh ảnh của một đội banh football, trung đoàn trưởng giống như thủ quân (quarterback) và sư đoàn trưởng tựa như ông bầu (head-coach). Thủ quân sinh hoạt gần kề với các đồng đội. Thủ quân hiện diện ngay tại sân banh với các cầu thủ: chỉ huy, lao lực, thao luyện và hứng chịu những nguy cơ thương tích thể xác ngang hàng với các đồng đội. Trung đoàn trưởng cũng thế, phải xông pha ngoài trận tuyến với binh sĩ, phải đôn đốc bằng gương sáng, phải vào sinh ra tử cùng với các binh sĩ dưới quyền ḿnh. Trên b́nh diện khác, ông bầu đóng một vai tṛ gián tiếp hơn. Ông bầu chọn lựa các huấn luyện viên phụ tá cho ḿnh, và vị trí đứng của ông nằm ở bên lề sân banh. Ông bầu điều nghiên chiến lược và định đoạt thế giao banh chứ không phải thủ quân. Tương tựa như vậy, sư đoàn trưởng điều nghiên thế bày binh bố trận, và đứng ở hậu cứ ra chỉ thị thế chiến thuật cho trung đoàn trưởng trong khi xung trận.

Cả thủ quân và ông bầu đều giữ vai tṛ quan trọng. Tuy nhiên, trong hai người, ông bầu nắm một vai tṛ quan trọng hơn thủ quân. Mặc dù thủ quân có thể có tiếng tăm và được lương hậu hơn là ông bầu, vai tṛ của ông bầu mới là yếu tố quyết định trong việc thắng một trận đấu banh hơn hẳn vai tṛ của thủ quân.

Điểm đáng lưu ư là trong lịch sử của football, không có một thủ quân giỏi nào trở thành một ông bầu giỏi. Và đương nhiên là một ông bầu giỏi chẳng khi nào có thể trở thành một thủ quân giỏi được cả v́ đ̣i hỏi sức mạnh bắp thịt.

Trong lănh vực quân sự, ta thấy có tướng lănh hoặc giỏi về tác chiến với kinh nghiệm chiến đấu trực tiếp nhưng không mấy giỏi về mưu lược - tựa như Tướng Patton - hoặc giỏi về thao lược mà thiếu kinh nghiệm ngoài mặt trận - tựa như Tướng Eisenhower hay Tướng Colin Powell. Tướng Hiếu coi ra bộ là ngoại lệ, vừa tác chiến giỏi với kinh nghiệm chiến đấu dồi dào với tư cách sư đoàn trưởng Sư Đoàn 22 Bộ Binh và Sư Đoàn 5 Bộ Binh, vừa thao lược giỏi với tư cách Tham Mưu Trưởng của Quân Đoàn I và Quân Đoàn II, rồi kế tiếp sau đó với tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân của Quân Đoàn I và Quân Đoàn III. Trở lại h́nh ảnh đang dùng: Tướng Hiếu vừa có khả năng là một thủ quân giỏi và vừa có khả năng là một ông bầu giỏi!

Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn I trước tháng 01/1964 và Quân Đoàn II sau tháng 01/1964 đă trưng dụng Đại Tá Hiếu làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn. Tướng Trí nhận ra được nơi chiến lược gia tài ba của ḿnh khả năng tiềm ẩn của một nhà tác chiến lỗi lạc. Do đó, Tướng Trí đă giao cho Đại Tá Hiếu chức vụ sư đoàn trưởng của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, trước khi ông nhường lại chức Tư Lệnh Quân Đoàn II cho Tướng Nguyễn Hữu Có vào tháng 9 năm 1964; và vài năm sau đó, khi Tướng Trí về nắm Quân Đoàn III, ông lại phó thác cho Tướng Hiếu chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh vào tháng 8 năm 1969.

Tướng Hiếu mất dịp trở nên Tư Lệnh Quân Đoàn III vào tháng 2 năm 1971 khi Tướng Trí tử nạn trực thăng ngay sau khi tiến cử Tướng Hiếu vào chức vụ đó thay thế ông. Và Tướng Hiếu mất dịp trở thành Tổng Tham Mưu Trưởng dưới chính phủ Trần Văn Hương v́ bị ám sát vào ngày 8 tháng 4 năm 1975. Và như thế, v́ không được ḷng nhóm Thiệu-Khiêm-Viên, Tướng Hiếu đă không được thăng cấp Trung Tướng và không được có dịp thi thố tài thao lược/tác chiến của ḿnh đến mức tối đa.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 04 tháng 8 năm 2000.

generalhieu