Vài Nét Chấm Phá Thời Kỳ Tham Mưu

Năm 1953, sau hai năm nghỉ dài hạn dưỡng bệnh lao, Trung Úy Hiếu được thuyên chuyển vào Sài G̣n làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu. Đại Tá Trần Ngọc Nhuận ghi lại trong cuốn Đời Quân Ngũ (trang 59):

Tôi ở Câu lạc bộ Tổng Tham Mưu chung pḥng với Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu. Chúng tôi quen nhau từ đó. Anh là một Sĩ Quan hiền lành, đức độ và nhă nhặn, đối với bạn bè hết sức giúp đỡ.

Sau khi Việt Nam bị chia cắt làm đôi, vào tháng 8 năm 1954, Đại Úy Hiếu được cử làm Phó Trưởng Pḥng 3 thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Vào thời gian đó, tham mưu trưởng là Đại Tá Trần Văn Đôn, tham mưu phó là Thiếu Tá Đặng Văn Quang, sau là Trung Tá Trần Thiện Khiêm, Trưởng Pḥng 3 là Thiếu Tá Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng Pḥng 4 là Thiếu Tá Cao Văn Viên. Lúc đầu, giống như các sĩ quan khác, Đại Úy Hiếu cư ngụ tạm thời tại khách sạn Nghĩa Hiệp bên Khánh Hội, sau rồi dọn về ở căn 25 của cư xá Khánh Hội.

Đại Tá Quan Minh Giàu kể lại:

Sau ngày đất nước chia đôi, tôi được thuyên chuyển về Pḥng Ba Bộ Tổng Tham Mưu để phụ trách ban Nghiên Cứu Tổng Quát; ít lâu sau anh Hiếu cũng thuyên chuyển về đây để đảm nhiệm chức vụ Phó Trưởng Pḥng. Mừng rỡ lại có ngày tái ngộ. Điểm đầu tiên tôi nhận thấy là phong độ, tính t́nh anh Hiếu vẫn như xưa. Trong thời gian làm việc với anh tại Pḥng Ba, tôi nhận thấy anh Hiếu rất thông minh lanh lợi, quyết định mau chóng trong các công tác tham mưu. Các sỹ quan trong pḥng đều nể phục anh.

Năm 1957, Thiếu Tá Hiếu theo Tướng Trần Văn Đôn ra Quân Đoàn I ở Đà Nẵng, giữa chức Tham Mưu Phó Quân Đoàn I cho tới tháng 01 năm 1963.

Đại Tá Lê Khắc Lư nói:

Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957, khi Tướng Hiếu c̣n là Trưởng Pḥng 3 Quân Đoàn 1, và tôi là Trưởng Pḥng 3 Sư Đoàn 1. Chúng tôi đă phải khéo léo đồng tâm làm việc với nhau trong t́nh huống hết sức tế nhị và khó khăn gây nên bởi sự xung khắc giữa Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Tướng Tôn Thất Xứng, Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Chắc hẳn Thiếu Tá Hiếu phụ tá đắc lực cho Tướng Đôn trong việc thiết lập các đường chiến lược và các đồn chiến lược cùng tổ chức các cuộc hành quân thao dượt của Quân Đoàn I theo như lời thuật của Tướng Đôn trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng tại trang 148-149 sau đây:

Điều khiển Quân Đoàn I, tôi cho làm nhiều đường chiến lược rất quan trọng. Ông Diệm muốn mở thêm Quốc Lộ 14 nối Ban Mê Thuột, Pleiku, Kontum với Thừa Thiên. Quân Đội và Công Binh của Quân Đoàn I và Quân Đoàn II - lúc đó do ông Tôn Thất Đính điều khiển - cùng nhau hoàn thành những con đường chiến lược đó. Năm 1959, tôi thường dùng xe Jeep đi trên con đường mới làm đó từ Huế xuống Kontum, qua Mộ Đức (Quảng Ngăi) Plateau G.

Tôi cũng thường đi đường bộ từ Huế hoặc Đà Nẵng lên sát biên giới Lào quan sát địa thế, và lập 14 đồn, từ vĩ tuyến 17 dọc theo biên giới đến Kontum, như A Lưới, A Shau, Tabat, Ba Choc... Ba Choc ở ngay sau vĩ tuyến 17. Mỗi đồn, tôi cho một Trung Đội khoảng 35 binh sĩ trú đóng.

Tôi lập xong 14 đồn này vào năm 1960. Đồng thời, Quân Đoàn I và Quân Đoàn II tổ chức hành quân thao dượt với giả thuyết địch vượt vĩ tuyến 17, tiến thẳng hoặc đánh bên hông, và kế hoạch tản cư dân chúng. Cuộc hành quân này điều động 7 Sư Đoàn của hai Quân Đoàn này cùng một lúc. Sau này không ai huấn luyện binh sĩ quy mô như vậy nữa.

Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Trang hồi tưởng lại:

Lúc bấy giờ, Đại Tá Nguyễn Xuân Trang, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn và Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Phó, phối hợp chặt chẽ các Pḥng, Ban, của Bộ Tham Mưu Quân Đoàn để chỉ thị cho các đơn vị trong Vùng Chiến thuật hợp đồng tác chiến.

Năm 1961, để chận đứng cuộc xâm nhập người và vũ khí từ Bắc vào Nam, Quân Đoàn chỉ thị Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu cùng với 10 Đại Đội Bảo An của Tiểu Khu Thừa Thiên, tảo thanh vùng thung lũng A Shau để thiết lập 3 trại Lực Lượng Đặc Biệt A Shau, A Lưới và Tà Bạt trấn giữ các điểm then chốt trên đường xâm nhập. Trại A Shau nằm cách Đà Nẵng 97 cây số, cách Huế 48 cây số về phía Tây Nam, và cách biên giới Lào-Việt 2 cây số rưỡi.

Trong dịp này, Đại Tá Trang và Thiếu Tá Hiếu đều có mặt tại Lao Bảo, biên giới Lào-Việt, trên Quốc Lộ 9 Đông Hà - Sê Nô - Savannakhet.

Năm 1962, trọng tâm công tác quay về b́nh định vùng Tín-Ngăi (Quảng Tín-Quảng Ngăi). Sư Đoàn 2 Bộ Binh của Đại Tá Lâm Văn Phát được Quân Đoàn chỉ thị phối hợp với Bảo An hành quân tảo thanh trong vùng Quế Sơn - Nông Sơn. Trong dịp này, Đại Tá Trang và Thiếu Tá Hiếu đều có mặt tại Tam Kỳ, Quảng Tín và Đức Phổ, Quảng Ngăi.

Tác giả Richard Tregaskis của cuốn Vietnam Dairy (1963) ghi:

Thiếu Tá Wagner giới thiệu với tôi viên Chỉ Huy Phó Hành Quân Việt Nam trong Vùng Quân Đoàn 1, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu, một người tầm thước nhỏ bé, tinh anh, ăn mặc tươm tất. Thiếu Tá Wagner kéo tôi qua bên và nói nhỏ vào tai tôi, "Anh chàng này cừ khối lắm đấy". Viên Chỉ Huy Trưởng hành quân Việt Nam này đề cao chương tŕnh ấp chiến lược: "Tại mỗi vùng tác chiến, Quân Đội có trách nhiệm về yểm trợ, cung cấp giây kẽm gai và súng ống. Chúng tôi đang tiến bộ. Các cuộc bầu cử được xúc tiến tại các ấp chiến lược."

Tôi trở về trại và bắt đầu nói chuyện với Rathbun về đề tài nóng bỏng của các sĩ quan: làm sao phía bên ta thắng trận chiến này. Anh ta nói, "Điều chính yếu là phải lấy được ḷng dân, chúng ta phải thực hiện được điều đó." Tôi nói với anh ta là tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Wagner và đồng nghiệp Nguyễn Văn Hiếu, đang nỗ lực tháo gỡ một số tiền đồn bất động và vô tích sự cùng biến cải một số đơn vị thành lực lượng trừ bị di động. Tôi cũng nói là Wagner đưa ư kiến có ba hay bốn phi đội trực thăng hơn là một phi đội tại Quân Đoàn. Tôi cũng nhắc tới là hiện các chiến lược gia cấp trung tại O Club đang bàn định tới khái niệm một trạm cứu hỏa gọi tên là Lực Lượng Mănh Hổ luôn có trực thăng túc trực sẵn sàng can thiệp tiếp ứng.

Tướng Lâm Quang Thi c̣n nhớ:

Sau khi ra trường tôi có dịp gặp anh Hiếu thường xuyên ở Đà Nẵng, khi hai anh em cùng là Thiếu Tá thuộc Quân Đoàn I: anh Hiếu là Trưởng Pḥng 3, tôi là Trưởng Pháo Binh. Cuối tuần nào, hai anh em cũng cùng nhau đi bắn súng lục. Anh Hiếu bắn giỏi hơn tôi nhiều v́ ảnh mài rũa cho súng bén nhạy dữ lắm.

Đại Tá Nguyễn Ngọc Quỳnh, từng là một sĩ quan thuộc Sư Đoàn 1 vào thời kỳ này, nói:

Thiếu Tá Hiếu luôn hết ḷng giúp đỡ các nhu cầu Sư Đoàn 1 cần đến. Ngoài ra, Thiếu Tá Hiếu nổi tiếng là một tay thiện xạ súng lúc. Bắn mười phát th́ chín phát vào hồng tâm. Hơn nữa, khi tập bắn, Thiếu Tá Hiếu không dùng loại đạn thông thường mà lại xài loại đạn tự chế biến. Thiếu Tá Hiếu dùng giấy bản nhai nghiền nát trong miệng rồi viên cho chắc nịch thay cho đầu đạn bằng đồng. Điều lạ là đầu đạn giấy này cũng cứng như đầu đạn đồng và vẫn đạt được độ chính xác của đường đạn.

Vào đầu năm 1963, Thiếu Tá Hiếu được cử đi học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Ḥa Kỳ (Army Command and General Staff College). Tài liệu cho biết Tướng Lữ Lan theo học khóa này năm 1957, Tướng Nguyễn Văn Thiệu và Linh Quang Viên năm 1958, Tướng Phạm Văn Đổng và Phạm Quốc Thuần năm 1959, Tướng Nguyễn Xuân Trang năm 1960, Tướng Không Quân Phạm Ngọc Sang năm 1961, Đại Tá Tạ Thanh Long năm 1963, Đại Tá Lê Khắc Lư năm 1966, Tướng Trần Quang Khôi năm 1972 và Tướng Lê Nguyên Vỹ năm 1973.

Sau khi tốt nghiệp, Thiếu Tá Hiếu được bổ nhiệm giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 dưới quyền Tướng Đỗ Cao Trí tại Huế vào tháng 8/1963. Đại Tá Phạm Chung Khẩn thuộc Pháo Binh kể là, trong thời gian này, khi hay tin ông và một người bạn từ đơn vị hẻo lánh về Huế để thi bằng cử nhân luật, Trung Tá Hiếu lái xe jip đến rủ hai anh em đi ăn điểm tâm. Trong thời gian này, Thiếu Tá Hiếu lănh trách nhiệm giải quyết các vấn đề gai góc do phe nhóm Phật Tử đề xướng lên để phá rối an ninh trật tự tại Huế và gây khó khăn cho Chính Quyên Trung Ương.

Sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tháng 11 năm 1963, Thiếu Tá Hiếu được thăng lên Trung Tá. Chính là trong tư cách này, Trung Tá Hiếu đă đem quân tới tước súng đạo quân bảo vệ dinh thự của ông Ngô Đ́nh Cẩn. Hai tuần lễ sau, Tướng Đỗ Cao Trí được Hội Đồng Tướng Lănh bổ nhiệm thay Tướng Lê Văn Nghiêm làm Tư Lệnh Quân Đoàn I. Trung Tá Hiếu được Tướng Đỗ Cao Trí thăng cấp lên Đại Tá và giao cho quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Vào tháng Giêng năm 1964, khi Tướng Trí và Tướng Khánh hoán chuyển nhau Quân Đoàn I và Quân Đoàn II, Đại Tá Hiếu đi theo Tướng Trí lên Pleiku giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và chức Tư Lệnh Sư Đoàn 1 được nhượng lại cho Đại Tá Trần Thanh Phong. Hai tháng sau, tức tháng 4/1964, Tướng Trí và Đại Tá Hiếu nhảy vào mật khu Đỗ Xá lùng kiếm Việt Cộng.

Tướng Lữ Lan kể:

Bẵng đi một thời gian lâu, khi anh em gặp lại nhau th́ lúc đó anh Hiếu đă là Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 ở Pleiku. C̣n tôi th́ cũng là Đại Tá vừa bị Tướng Đỗ Cao Trí cách chức Sư Đoàn Trưởng đưa về làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2. Mỗi sáng thư hai, Quân Đoàn 2 cử lễ chào quốc kỳ. Mọi quân nhân phải nghiêm trang sắp hàng ngũ chỉnh tề cử hành lễ thượng kỳ. Thành thử sáng thứ hai, sau ngày tôi tới Pleiku, tôi ra sân cờ đứng chung hàng với ban Tham Mưu Quân Đoàn. Tướng Đỗ Cao Tri thường để cho Đại Tá Tham Mưu Trưởng thay ḿnh chủ tọa nghi lễ này. Tôi thấy anh Hiếu oai nghi tiến tới vị trí chủ tọa. Bỗng nhiên anh giơ tay ra lệnh khoan cử hành nghi lễ, rồi tiến thẳng tới chỗ tôi đứng và nói: "Như vậy coi đâu có được, xin mời Thiếu Tướng lên chủ tọa cho."

Ngày 10/9/1964, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22. Ngày 13/9/1964, xảy ra binh biến do Tướng Dương Văn Đức cầm đầu nhằm lật đổ chính phủ của Tướng Khánh. Sau đó Tướng Trí bị Tướng Nguyễn Hữu Có thay thế trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II. Ngày 24/10/1964, Tướng Có kéo Đại Tá Hiếu trở về chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II.

Tướng Nguyễn Xuân Trang viết:

Thời gian Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật th́ Bộ Tư Lệnh đặt tại Pleiku, Cao Nguyên Trung Phần.

Năm 1964, Chuẩn Tướng Nguyễn Xuân Trang là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, và Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu là Tham Mưu Trưởng.

Sư Đoàn 22 Bộ Binh được Quân Đoàn chỉ thị phối hợp với Bảo An Tiểu Khu Kontum hành quân tảo thanh vùng Dakto và thung lũng Plei Trap, để thiết lập 2 căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Dakto và Ben Het. Khu vực này có tính cách quan trọng về chiến lược v́ nằm gần khu vực 3 biên giới Việt-Miên-Lào, chỗ đường ṃn Hồ Chí Minh chạy ngang cao nguyên Bolovens.

Trong dịp này, Chuẩn Tướng Trang và Đại Tá Hiếu đều có mặt tại Kontum.

Trong nửa năm đầu của 1965, Đại Tá Hiếu giúp Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư Lệnh Quân Đoàn II, hoạch định các cuộc tấn công và phản công để bẻ găy chiến dịch đông-xuân của Việt Cộng nhằm cô lập hóa vùng cao nguyên bằng cách cắt đứt Quốc Lộ 19 và 1.

Đến ngày 20/06/1965, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc thay Tướng Có làm Tư Lệnh Quân Đoàn II (Tướng Có về nhắm chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng). Tháng 7/1965, Đại Tá Hiếu thiết kế Hành Quân Thần Phong để giải tỏa Quốc Lộ 19 nối Qui Nhơn với Pleiku. Tháng 8/1065, Đại Tá Hiếu cùng Bộ Tham Mưu Quân Đoàn II tập trung nỗ lực điều nghiên kế hoạch giải cứu trại LLĐB Đức Cơ. Tháng 10/1965 xảy trận đánh lớn tại Pleime (của Quân Đoàn II), tiếp sau bởi hai trận săn đuổi tàn quân địch tại Thung Lũng Ia Drang (của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ) và tại Đức Cơ (của Lữ Đoàn Dù Việt Nam). Chắc hẳn là Đại Tá Tham Mưu Trưởng Hiếu đóng góp không ít trong ba trận này.

Chuẩn Tướng Theodore Mataxis kể lại:

Vào năm 1965, tôi là Cố Vấn Mỹ cho Quân Đoàn II. Một hôm tôi và Đại Tá Hiếu tháp tùng Tư Lệnh của một Sư Đoàn Bộ Binh Việt Nam đi thị sát mặt trận. Các đơn vị của sư đoàn này luôn bị lọt vào ổ phục kích của địch mỗi lần đi hành quân. Khi trực thăng đáp xuống tôi thấy Tướng Tư Lệnh đi thẳng đến một nhóm người và kính cẩn bắt tay một người mặc áo khăn đống. Tôi quay sang Đại Tá Hiếu ṭ ṃ hỏi ông này là ai vậy. Đại Tá Hiếu trả lời đó là ông thày bói của ông Tướng. Tôi báo cho nhân viên CIA cần theo dơi ông thày bói này. Sau khi ông thày bói bị tóm cổ, các đơn vị của sư đoàn kể trên không c̣n bị phục kích nữa.

Ngày 23/06/1966, Tướng Vĩnh Lộc bổ nhiệm Đại Tá Hiếu làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 thay cho Chuẩn Tướng Nguyễn Thanh Sằng, v́ theo lời Tướng Vĩnh Lộc, "Tướng Sằng tham nhũng quá độ."


Nguyễn Văn Tín
Ngày 02 tháng 10 năm 2002.

Cập nhật ngày 09.07.2005

generalhieu