![]() Tướng Hoàng Xuân Lãm nhận xét:
Cuộc đời binh nghiệp của Tướng Hiếu đã thăng tiến rất vinh quang thật đấy; tuy vậy, cũng không phải là hoàn toàn suông sẻ với ít nhiều trở ngại đã hãm chậm lại nhịp độ của sự thăng tiến này. Trở Ngại Thứ Nhất Khi thân phụ Tướng Hiếu, vào thời gian đó giữ chức Phó Giám Đốc Công An Bắc Phần, đến dự lễ mãn khóa của Khóa 3 Trần Hưng Đạo, một huấn luyện viên Pháp nói riêng với cụ là sinh viên sĩ quan Hiếu tốt nghiệp với tổng số điểm cao nhất, nhưng người được chính thức chỉ định thủ khoa lại là Bùi Dzinh, một người gốc miền Trung để làm vui lòng Quốc Trưởng Bảo Đại. Tiếc là không thể kiểm chứng điều này bằng cách tra lục hồ sơ học bạ trong cảnh huống hiện tại để so sánh tổng số điểm của SVSQ Bùi Dzinh, một người được đôn lên từ cấp bậc hạ sĩ quan trong Quân Đội Viễn Chinh Pháp, và SVSQ Hiếu, một người gốc dân sự phải trải qua một cuộc thi tuyển. Tuy nhiên Đại Tá Không Quân Đinh Văn Chung, Khóa 3, cứ đinh ninh là Tướng Hiếu là thủ khoa, khi ông viết ngày 19 tháng 2 năm 1999:
Vài ngày sau, 23/02/1999, ông mới đính chính:
Sự lầm lẫn này cũng dễ hiểu thôi vì các sinh viên đồng khóa đều biết SVSQ Hiếu giỏi nhất về các môn văn hóa (toán, pháp văn, anh văn, vv…), giỏi nhất về các môn quân sự (chấm tọa độ bản đồ hành quân, bắn súng. tham mưu, kỷ luật. vv…) và giỏi nhất về các môn thể thao điền kinh (nhảy cao, chạy đua, ném tạ, vv…) Về vụ Hiếu/Dzinh này, François Buis, có ý kiến sau đây:
Đại Tá Đinh Văn Chung nói là Quân Trường đã tôi luyện anh thành một sĩ quan đúng với tên của nó cả về thể xác lẫn tinh thần. Sau này, SVSQ Hiếu đã triển nở thành một tướng lãnh văn võ toàn tài. Trở Ngại Thứ Hai Khi mới ra trường, Thiếu Úy Hiếu bị nhiễm bệnh lao phổi và phải vào nhà thương Lanessan ở Hà Nội để được điều trị và rồi về nhà nghỉ dưỡng bệnh trong thời gian hai năm. Thiếu Úy Hiếu được tự động lên lon Trung Úy mười tháng sau khi ra trường, theo luật định, vào tháng 7 năm 1953, chậm hơn phần đông các bạn đồng khóa đã mang lon Đại Úy vì có nhiều cơ hội lập công trạng tại chiến trường. Tướng Lữ Lan kể:
Trở Ngại Thứ Ba Khoảng năm 1958, Chính Phủ Hoa Kỳ tăng ngân sách dành cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm có thể gửi khoảng 7, 8 sĩ quan cao cấp Việt Nam sang Mỹ theo học đại học quân sự US Army Command and General Staff College nhằm đào tạo cấp chỉ huy sư đoàn và quân đoàn. Với học lực cấp đại học và trình độ Anh văn sẵn có, đáng lẽ ra Tướng Hiếu phải là một trong số những người đầu tiên được gửi đi học khóa này, nhưng lại chỉ được gửi đi vào năm 1963. Dưới đây xin liệt kê danh tánh một số sĩ quan theo học US Army Command and General Staff College mà tôi thu lượm được. Có người theo học khóa một năm, có người theo học khóa cấp tốc 5 tháng, tùy theo khả năng cá nhân và nhu cầu chiến trường: Trở Ngại Thứ Tư Vì Tướng Hiếu giỏi cả về mặt tác chiến/chiến thuật lẫn mặt tham mưu/chiến lược, nên khi phải lựa chọn binh chủng lúc ra trường võ bị, Tướng Hiếu rất phân vân khó tính. Gia nhập binh chủng hay đơn vị tác chiến, như Dù, TQLC, Thiết Giáp, Pháo Binh xông pha ngoài chiến trường sẽ có nhiều cơ hội lên lon mau hơn là làm việc tham mưu ở văn phòng. Tuy nhiên có hai yếu tố đã đưa đẩy Tướng Hiếu đi theo con lộ tham mưu: tình trạng sức khỏe (nhiễm bệnh lao) và khả năng Pháp văn (vì tại Bộ Tổng Tham Mưu các trưởng phòng còn là sĩ quan Pháp, nên thường các sĩ quan giỏi tiếng Pháp mới được đưa về làm việc tại BTTM). Đại Úy Hiếu giữ chức phó trưởng Phòng 3 tại Bộ Tổng Tham Mưu từ năm 1953 đến 1957. Năm 1957, Thiếu Tá Hiếu theo Tướng Đôn ra Đà Nẵng giữ chức tham mưu phó hành quân Quân Đoàn I đến đầu năm 1963 thì được gửi đi học khóa quân sự cao cấp cấp tốc năm tháng tại US Army Command and General Staff College. Khi học xong khóa này, Thiếu Tá Hiếu được bổ nhiệm vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1, dưới quyền Tướng Trí. Trong hai năm 1963 và 1964, Tướng Hiếu có cơ hội lên lon mau khi được bổ nhiệm vào chức vụ tác chiến. Nhưng tiếc thay, Tướng Hiếu chỉ duy trì tại hai chức vụ này trong một thời rất ngắn và bị hoàn về chức vụ tham mưu, thành thử việc thăng tiến mau lẹ lại bị đình trệ. Lượt thứ nhất, sau cuộc đảo chánh tháng 11 năm 1963, Thiếu Tá Hiếu được thăng lên Trung Tá. Chính là vào thời gian này, Trung Tá Hiếu đã chỉ huy toán quân của Sư Đoàn 1 đến vây hãm dinh thự Cậu Cẩn và vào gặp riêng Cậu Cẩn. Trung Tá Hiếu đã thành công trong việc thuyết phục ông ra lệnh cho đơn vị phòng vệ dinh thự buông súng đầu hàng mà không phải tốn phí một viên đạn nào. Rồi hai tuần sau, khi Tướng Trí được bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I, thay thế Tướng Nghiêm, Tướng Trí thăng cấp Đại Tá cho Trung Tá Hiếu và giao cho Đại Tá Hiếu quyền Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Vào giữa tháng 12 năm 1963, để xoa dịu cơn chống đối của nhóm Phật Giáo, Hội Đồng Tướng Lãnh hoán chuyển hai chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I và II giữa Tướng Trí và Tướng Khánh. Đại Tá Hiếu nhượng lại chức Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 1 cho Đại Tá Trần Thanh Phong và theo Tướng Trí lên Pleiku giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Lượt thứ nhì Tướng Hiếu mất dịp tác chiến, là sau khi được Tướng Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn II bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 10/9/1964, Đại Tá Hiếu lại bị Tướng Có, người thay thế Tướng Trí trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn II, kéo trở lại chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II cũ ngày 24/10/1964. Theo Vương Hồng Anh, "nếu Đại Tá Hiếu giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 lần thứ nhất đến sau tháng 10/1964 thì đã được thăng Chuẩn Tướng vào cuối tháng 10/1964. Lý do: cuối tháng 10/1964, Tướng Khánh, trước khi bàn giao chính phủ cho chính quyền dân sự (Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu, Thủ Tướng Trần Văn Hương) đã ký sắc lệnh thăng cấp Chuẩn Tướng cho các Đại Tá đang giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn, Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn. Như trường hợp ông Dư Quốc Đống thăng Đại Tá vào 15/9/1964, để giữ chức Tư Lệnh Nhảy Dù thay Tướng Cao Văn Viên, thì 45 ngày sau, được thăng Chuẩn Tướng vì chức vụ." Đến khi Tướng Vĩnh Lộc đưa Đại Tá Hiếu trở lại chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 23/6/1966, thì bước thăng tiến xảy ra cách mau chóng: một năm sau, lên một sao; và năm kế tiếp lên hai sao, nhờ vào tài đánh giặc giỏi. Giả thử Tướng Hiếu duy trì trong chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 năm 1963 hay Tư Lệnh Sư Đoàn 22 năm 1964 nói trên, chắc Tướng Hiếu có dịp chiếm đoạt thêm một sao nữa. Trở Ngại Thứ Năm Những năm cầm đầu Sư Đoàn 5 là những năm Tướng Hiếu cảm thấy thỏa chí nhất. Được Tướng Trí tin cậy tuyệt đối và hỗ trợ trọn vẹn, Tướng Hiếu được thi thố tài năng chiến lược và chiến thuật của mình một cách tối đa. Tướng Hiếu đã càn quét Việt Cộng sạch khỏi ba tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long. Với chiến công vĩ đại này, đáng lẽ ra Tướng Hiếu phải được gắn thêm một sao và giao cho chức Tư Lệnh Quân Đoàn III. Đó cũng là lời yêu cầu của Tướng Trí khi Tổng Thống muốn chỉ định Tướng Trí thay Tướng Lãm làm Tư Lệnh Quân Đoàn I chỉ huy trận đánh Lam Sơn 719. Nhưng Tổng Thống Thiệu đã không ưng thuận và bổ nhiệm Tướng Minh thay thế khi Tướng Trí tử nạn trực thăng vào cuối tháng 2 năm 1971. Không những không được thăng tiến, Tướng Hiếu còn bị Tướng Minh bứng khỏi Sư Đoàn 5 sau cuộc triệt thoái quân binh khỏi Snoul. Trở Ngại Thứ Sáu Tiếp sau đó Tướng Hiếu được thuyên chuyển đi Đà Nẵng, giữ chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, phụ tá cho Tướng Lãm, đồng khóa 3 với Tướng Hiếu. Đó chỉ là một chức vụ ngồi chơi sơi nước. Chẳng vậy mà Tướng Lãm sau này quên khuấy đi là Tướng Hiếu có làm việc dưới quyền mình ở Quân Đoàn I từ tháng 6/1971 đến tháng 2/1972. Trở Ngại Thứ Bảy Biết là mình bị cho ra rìa trong hàng nhũ quân đội, nên khi được Phó Tổng Thống Hương mời về làm Phụ Tá Đặc Trách Chống Tham Nhũng, Tướng Hiếu vui vẻ nhận lời. Tuy chức vụ hành chánh này cho phép Tướng Hiếu phát lộ những khả năng đa dạng khác của mình, nhưng Tướng Hiếu không khỏi cảm thấy ngứa chân ngứa tay khi khả năng quân sự xuất chúng của mình không được đem ra xử dụng một trong ba trận đánh lớn Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972 tại Kontum, Quảng Trị và An Lộc. Thoạt đầu, vì Tổng Thống Thiệu ỷ y khinh thường, Tướng Hiếu tương đối được tự do hành sự. Nói là tương đối, vì tuy thành công trong vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội khiến cho Tướng Vỹ, Bộ Trưởng Quốc Phòng bị mất chức, Tướng Hiếu biết là không đụng được tới Hàng Không Việt Nam - vì con trai ông giám đốc Air Viet Nam sắp lấy con gái ông Thiệu, hay tới Tướng Đặng Văn Quang – vì Tướng Quang là Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thống Thiệu. Đến khi Tổng Thống Thiệu thấy Tướng Hiếu hung hăng quá, dám điều tra đến cả cá nhân mình, ông liền thu hẹp quyền hạn điều tra tham nhũng của Tướng Hiếu ở cấp quận trưởng trở xuống. Từ cấp tỉnh trưởng trở lên phải có phép của Tổng Thống trước rồi mới được xúc tiến công cuộc điều tra. Thế là Tướng Hiếu bị bó tay. Tuy vậy, Tướng Hiếu vẫn âm thầm lập hồ sơ tham nhũng của một số con hạm mập, trong đó có Tướng Quang, để giao lại cho Phó Tổng Thống trước khi trở lại quân đội vào tháng 10 năm 1973. Nhờ vậy, khi cụ Hương lên làm Tổng Thống thay ông Thiệu từ chức ngày 21 tháng 4 năm, 1975, sắc lệnh đầu tiên Tổng Thống Hương ký là bãi nhiệm Tướng Quang trong chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt Tổng Thống. Tướng Thiệu có phái người tới yêu cầu Tổng Thống Hương đừng cách chức Tướng Quang và để Tướng Quang có cơ hội từ chức cho khỏi bẽ mặt; nhưng Tổng Thống Hương đã bác bỏ lời yêu cầu đó. Trở Ngại Thứ Tám Chán ngán vì không còn hữu ích gì trong vai trò chống tham nhũng, Tướng Hiếu nhận lời mời của Tướng Thuần về phụ tá cho ông trong chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III. Trong vai trò này, Tướng Hiếu được dịp thi thố tài thao lược của mình trong việc áp dụng chiến thuật blitzkrieg (chiến trận thần tốc) dùng một lực lượng hùng hậu tương đương với ba sư đoàn vây đánh bản doanh Sư Đoàn 5 Bắc Việt đóng tại tỉnh Svay Riêng, sâu trong nội địa Cam Bốt. Tuy biết tài Tướng Hiếu, nhưng Tổng Thống Thiệu ngán sợ không dám giao cho Tướng Hiếu nắm Quân Đoàn III và vẫn muốn dùng tới tài bằng cách duy trì Tướng Hiếu ở chức vụ Tư Lệnh Phó, trong khi ông luân phiên bổ nhiệm Tướng Đống rồi Tướng Toàn vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Nhưng cuối cùng rồi ông Thiệu cũng hạ lệnh thủ tiêu Tướng Hiếu vào ngày 8 tháng 4 năm 1975, hai tuần trước khi ông buộc lòng phải từ bỏ ghế Tổng Thống. Kết Luận Không phe phái, không luồn cúi, không tham nhũng, không lươn lẹo và không ác độc, vậy mà Tướng Hiếu vẫn thăng tiến được cách rất vinh quang. Điều đó chứng tỏ là giới chức quyền đã phải nể phục tài năng xuất chúng của Tướng Hiếu, mặc dù không ưa thích, nghi kỵ và không dám tin dùng tài năng đó đến mức tối đa. Tướng Trần Văn Đôn có nói, Giá mà QLVNCH có thêm nhiều tướng lãnh tầm cỡ Tướng Hiếu thì Nam Việt Nam đã không rơi vào tay Cộng Sản. Để kết thúc bài này, xin trích hai lời bàn (số 245 và số 294) từ Ý Kiến Độc Giả:
Nguyễn Văn Tín
|