|
|
Nếu Hồ Chí Minh còn sống Thời Báo, 29/4/99 Tuệ Giải Nghĩ đến một Hồ Chí Minh còn sống, nhiều người đã thấy rợn mình muốn ghê răng. Tính cuồng tín và điên khùng của người cộng sản đã khiến họ có chung một đặc tính là họ không thiêu khô ng chôn lãnh tụ, mà đem đi ướp. Trong tâm tư của họ, lãnh tụ chưa chết và không thể chết được. Câu nói "Hồ Chủ Tịch sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta," cộng sản Việt Nam muốn hiểu theo nghĩa đen. Vì vậy, đến giờ này vẫn còn một số người cộng sản tặc lưỡi than là... "nếu Bác còn sống, sự thể có lẽ đã khác"! Một số đảng viên cao cấp của CSVN công kích lãnh đạo là nguyên nhân của tình trạng suy bại không thể che dấu ngày hôm nay, hàm ý rằng lãnh đạo đã đi sai con đường của Hồ. Như đám trẻ mồ cô i thất lạc căn cước, những người CSVN trong "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam" bị thất sủng còn họp nhau than thở về thời thế và nhắc đến Hồ Chí Minh với sự luyến tiếc... Nếu còn sống, từ 1969 đến về sau này, Hồ Chí Minh sẽ làm nhừng điều hắn đã dạy con em, từ tư tưởng đến hành động. Duyê .t lại những chọn lựa căn bản của Hồ, tới những áp dụng trong thực tế và những thủ đoạn từng được hắn thi thố, ta có thể đoán không sai những gì Hồ sẽ làm nếu còn sống. Hồ dạy con em những gì? Về đường lối căn bản, Hồ Chí Minh đã chọn chủ nghĩa cộng sản cho nước Việt Nam, với những áp dụng thảm khốc của chủ nghĩa nàỵ Đã vậy, khi muốn đưa nước ta vào con đường cộng sản, Hô ` đã chọn chiến lược do Đệ Tam Quốc Tế vạch ra, đó là tiến hành cách mạng hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là "cách mạng dân tộc dân chủ," lấy chính nghĩa dân tộc và lòng khát khao độc lập của toàn dân làm khí giới đấu tranh nhằm chấm dứt chế độ thuộc địạ Vừa giành được chủ quyền dân tộc, Hồ tiến ngay tới giai đoạn hai của cuộc cách mạng, đó là "cách mạng vô sản" hay "cách mạng xã hội chủ nghĩa," tiêu diệt những người quốc gia đồng hành trong giai đoạn "cách mạng dân tộc" và cướp chính quyền thi hành chánh sách cộng sản trong một xã hội chưa biết đến tư bản chủ nghĩa là gì. Trong đầu óc của Hồ, "cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn." Vấn đề là AI giành được thắng lợi và thắng lợi Cho Ai? Ta có thể nói là CSVN phản bội kháng chiến nếu ta nghĩ họ đi cùng đường với dân tộc. Nếu hiểu ra cách mạng giải phóng phải tiến tới cách mạng vô sản theo sự chọn lựa của Hồ, và thắng lợi là thắng lợi cho đảng cộng sản trên toàn dân thì tất cả mọi diễn tiến lật lọng và tàn ác của CSVN đều trở thành hiển nhiên. Sự chọn lựa này được thể hiện trong mọi văn kiện do chính Hồ nói ra hay do CSVN viết về Hồ, chứ không do chúng ta tưởng tượng. Hồ còn chủ quan khẳng định là việc bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa là "con đường tất yếu phù hợp với xu thế phát triển của thời đại ngày naỵ" Ta không cần tranh luận với Hồ về duy vật sử quan hay tính giai cấp trong xã hội ta, vốn là những điều không khoa học và phi dân tộc, không đúng với tình trạng đất nước vào thời đó và thời naỵ Ta chỉ cần nhắc lại là nếu ngày nay CSVN mới thú nhận là chúng quá hấp tấp tiến hành việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên một nền móng chưa công nghiệp hóa, trong một xã hội thiếu hẳn một giai cấp công nhân, thì sự chọn lựa hấp tấp này xuất phát từ cái nhìn chủ quan và ngu dại của chính Hồ Chí Minh. Sau khi lấy trớn từ cuộc cách mạng dân tộc, tức là dựng chiêu bài yêu nước lường gạt mọi người để cướp chính quyền (thư .c chất của cái gọi là "cách mạng vô sản"), Hồ dạy con em nắm giữ chính quyền ra sao? "Khi chính quyền đã về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao đô .ng (tức là vào tay Đảng), thì phải tăng cường nền chuyên chính vô sản, công cụ sắc bén của cách mạng, dùng bạo lực cách mạng tiêu diệt bọn phản cách mạng, để cải tạo xã hội cũ và xây dư .ng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa". Việc cải tạo xã hội cũ bắt đầu bằng cuộc "cách mạng quan hệ sản xuất," tức là thay thế chế độ tư hữu bằng hai hình thức công hữu là quốc doanh và tập thể, và song song tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo nông nghiệp và thủ công nghiệp, trong đó khâu chính là nông nghiệp, tức là đưa nông dân vào hợp tác hóạ Tất cả những gì CSVN đã làm, từ khi Hồ còn sống cho đến sau này, nhất là những vụ cải cách ruộng đất hay cải tạo công thương nghiệp khiến bao người mất mạng và phá sản, đều nằm trong chủ đích của Hồ, chứ không phải là sáng kiến hay áp dụng sai của những Trường Chinh, Hồ Vĩnh Thắng, Lê Văn Lương hay bọn thừa hành. Về mặt đối ngoại, Hồ chủ trương "cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khắng khít của cách mạng vô sản trong phạm vi toàn thế giới" và nhắc nhở con em kết hợp lòng yêu nước với tinh thần quốc tế vô sản. Hồ luôn luôn trung thành với Đảng Cô .ng Sản Liên Xô, bộ phận lãnh đạo tối cao của Quốc Tế Vô Sản. Trong cụ thể khi có những dị biệt về đường lối xuất phát từ Mạc Tư Khoa thì Hồ là kẻ trung thành nhất với chủ nghĩa Stalin. Khi Krushchev lên cầm quyền và bắt đầu hạ bệ Stalin, tung ra kế hoạch "sống chung hòa bình" và bị công kích là theo "chủ nghĩa xét lại," Hồ kín đáo đứng theo khuynh hướng Stalinít. Võ Nguyên Giáp hồ hởi chạy theo khuynh hướng Krushchev nên ngay từ cuối 1964 đã bị loại bớt trách nhiệm sau khi Krushchev bị thanh trừng. Trong suốt cuộc đời mình, Hồ nhận chỉ thị từ Liên Xô và coi quyền lợi của tổ quốc xã hội chủ nghĩa là trên hết. Ngay từ 1924 cho đến mãi mãi sau này, từng bước tiến thoái của Hồ đã được vạch ra bởi quốc tế cộng sản và Hồ là một cán bộ trung kiên, có sự cuồng tín và tự tin của một tên đã bán hồn cho quỷ. Nhờ những chỉ dẫn của quan thầy mà Hồ vượt qua được nhiều thất bại và trở nên tay gian hùng quỷ quyệt nhất. Đọc lại cái gọi là di chúc của Hồ, người ta không nhìn thấy dân tộc Viê .t Nam đâu cả, chỉ thấy sự tận tụy đến xuất thần của một tê n tay sai đối với quan thầy, những ông Mác, ông Lênin xa lạ nào đó mà Hồ còn muốn gặp để báo cáo sau khi chết! Đó là về đường lối, về sự chọn lựa của Hồ, những gì Hồ dạy đã được con em mẫn cán thi hành, cho tới hạt gạo cuối cùng, viên đạn cuối cùng, người dân cuối cùng. Chẳng vậy mà giờ này, khi cả thế giới cộng sản đã rơi vào thoái trào, và chủ nghĩa cộng sản đã bị đến những nước cộng sản châu Phi lạc hâ .u nhất từ bỏ, tập đoàn đầu lãnh tại Hà Nội vẫn ngoan cố khẳng định rằng con đường duy nhất, và hay nhất, của nước ta vẫn là con đường cộng sản, và việc làm đúng nhất vẫn là tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Thậm chí đầu lãnh CSVN còn lớn lối phê bình công kích các đảng cộng sản Đông Âu là sai lầm, là bị... "đế quốc Mỹ lũng đoạn"! Về tác phong và tư cách, Hồ cũng dạy con em nhiều điều . Trên mặt chính danh, Hồ thường đưa ra những mỹ từ, ban phát những lời hay ý đẹp, như tinh thần đoàn kết dân tộc, tinh thần tư . lực cánh sinh, tính cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, như đạo đức cách mạng, chống tham ô lãng phí, chống đầu cơ tích trữ, chống quan liêu cửa quyền... Đảng viên cán bộ đã chẳng có bất cứ một đức tính nào trong ngần ấy điều Hồ dạy dỗ, và tình trạng này đang trở thành những vấn đề nguy ngập cho guô `ng máy CSVN ngày naỵ Sở dĩ như vậy chẳng phải vì Hồ có dạy mà con em trở thành mất dạy, mà chỉ vì chính bản thân Hồ nói một đàng làm một nẻo. Trên mặt chính danh, Hồ nói toàn những điều đạo đức mà trong hành động thì làm toàn những điều vô đạo. Xuất phát từ cửa miệng của Hồ, tinh thần đoàn kết dân tộc là một điều phi lý, một huyền thoại, một chuyện không thật. Vì Hồ cũng dạy con em phải biết đoàn kết trong Đảng và đoàn kê 't ngoài Đảng. Trong đầu của Hồ, Đảng tính quan trọng hơn dân tô .c tính, nên trong cộng đồng dân tộc luôn luôn luôn có quần chúng trong đảng canh chừng quần chúng ngoài Đảng. Khi đảng nắm giữ chuyên chính vô sản, quần chúng ngoài Đảng trở thành trâu ngựạ Cũng trong loại huyền thoại đoàn kết dân tộc, chính chiến lược cách mạng hai giai đoạn đã đưa tới việc phá hoại đoàn kê 't và thủ tiêu phe quốc gia. Chẳng riêng gì phe quốc gia mới bị Hồ phản bội hay tiêu diệt. Hồ theo đúng quan niệm của Stalin: khi người Đệ Tam cầm quyền, người Cộng Sản Đệ Tứ ra pháp trươ `ng; khi người Bôn-sơ-vích cầm quyền thì người Men-sơ-vích vào tù. Tinh thần tự lực cánh sinh cũng chỉ là một huyền thoại. Bản thân Hồ là một tên tay sai khôn vặt, coi việc phục vụ quốc tế vô sản như một nghĩa vụ, và trông chờ ở ngoại bang những giải pháp giúp hắn cướp chính quyền. Nên bề mặt thì có vẻ như nhờ chủ nghĩa cộng sản mà giải phóng dân tộc mà thực chất đã đưa cả nước vào vòng nô lệ quốc tế vô sản. Từ những vấn đề lớn trên đại thể phản trắc lật lọng như vậy, người ta thấy Hồ thi thố nhiều thủ đoạn tuyên truyền tiê ?u xảo, bị dân gọi mỉa là "tác phong bác Hồ." Nghĩa là luôn luôn tỏ vẻ ưu lo quyến luyến người già con trẻ, chăm sóc đời sống chị em phụ nữ, quan tâm đến miếng ăn của người dân nghèọ Trong khi đó, thực chất là Hồ là đạo đức giả, gian díu và có con với nhiều phụ nữ (kể cả việc im lặng để đàn em giết bịt miê .ng một số vợ không hôn thú của Hồ); đã đào mả người chết, tố khổ người sống, kiêu căng ví mình với những danh nhân thần thánh của dân tộc, nướng sạch mấy thế hệ trai tráng trong những cuộc chiến tương tàn, làm cả nước rơi vào vòng bần cùng lụn bại. Hồ là người từng đòi đốt sạch cả rặng Trường Sơn để nhuộm đỏ miền Nam. Các bậc lãnh đạo có lòng nhân luôn luôn coi việc binh đao là điều bất đắc dĩ, chiến tranh là chuyện phải cố tránh, chỉ có Hồ Chí Minh mới coi dân như vật liệu, máu xương là thuốc súng, và mạng người là cỏ rác. Từ đó, người ta không ngạc nhiên khi thấy cộng sản tiến cùng bom đạn và đạo đức dân tộc suy đồi theo nhịp cải tạo. Khi mạng người còn chẳng ra chi, và con người coi nhau như thú, có thể giê 't nhau vì bát cơm khoanh sắn, tất cả những đức tính chí công vô tư, cần kiệm liêm chính, vân vân và vân vân đều chỉ là những điều viết ra thêm nhục cho giấy mực. Tình trạng phong hóa suy đô `i ngày nay, từ trong tuổi ấu thơ lên đến thế hệ thanh niên, vào học đường, ra nông trường, tại công sở, tính gian lận, ăn sổi ở thì, máu gian tham ăn cắp, khả năng vô giáo dục tột đỉnh của đảng viên cao cấp, đều xuất phát từ tác phong tư cách của chính Hồ Chí Minh, chứ có phải từ hư vô rơi xuống đâu. Vì vậy, nếu Hồ Chí Minh còn sống, và còn nắm quyền lãnh đạo sau 1969, sau 1975, giả dụ như tuổi già còn cho phép, thì việc nhuộm đỏ miền Nam và bần cùng hóa đất nước cũng không tránh được. Và -liệu điều này có an ủi chúng ta được chăng- và việc chế độ bị lật đổ có lẽ sẽ còn xảy ra sớm hơn nữa. Vì tất cả mọi người Việt Nam, kể cả những người Việt Nam cộng sản, đê `u sớm thấy con đường Hồ Chí Minh - chủ nghĩa cộng sản- là bi đát chừng nào, mà không còn phải băn khoăn tự hỏi là "liệu có một chủ nghĩa cộng sản nào khác tốt hơn không?" Chưa tới đường cùng, người ta còn hy vọng, và còn vùng vẫỵ Việc một số đầu lãnh lớn nhỏ còn cố đem Hồ Chí Minh ra biện bạch cho con đường cộng sản là sự vùng vẫy tuyệt vọng đó. Nê 'u có phép lạ kỳ diệu khiến cho cái xác giả bằng sáp chúng trưng bày tại Hà Nội có thể sống dậy múa may đôi phen thì nó cũng chỉ tung ra trò đổi mới để tăng cường chuyên chính trên cả nư ớc đã bị vô sản hóa, trong sự hủ lậu và cô đơn giữa một thê ' giới đã đổi khác quá nhiều. Tuệ Giải |