UNESCO  không ra quyết-nghị «Hồ-chí-Minh là nhà văn-hoá»

 

 

Tài Liệu Sưu Tầm -Chu chi Nam

Tài liệu đưọc viết theo Font Unicode Times New Roman

Nhắc lại một chuyện cũ của năm 90 để trả lời một số e-mail từ Việt-Nam gởi ra.

 

 

 

 

·        Lễ kỷ-niệm 100 năm sanh-nhật của Hồ-chí-Minh do sứ quán Hà-Nội tại Paris thuê pḥng của UNESCO và tổ-chức.

Mười năm sau, báo An-ninh thế-giới (số 177) xuất-bản tại Hà-Nội, cho đăng một bài với tựa đề : « Bảo vệ lễ kỷ-niệm 100 năm ngày sinh của Bác Hồ ở trụ sở UNESCO ( Pháp )  ».

Tại sao «  bảo vệ  » ? Nếu lễ sinh-nhật 100 năm của Hồ-chí-Minh được UNESCO tổ-chức th́ phía Hà-Nội không cần phải bảo vệ, bởi vấn-đề an ninh đă được UNESCO đảm trách.

Phải « bảo-vệ » như lời tựa của bài báo viết ( báo công-an ) v́ buổi lễ kỷ-niệm ấy đă thật sự không được UNESCO tổ chức, mà hoàn-toàn do Ṭa Đại-sứ Hà-Nội tại Paris tự tổ-chức lấy.

 

Diển tiến sự việc :

 

Năm 1987 Đại hội đồng UNESCO đă chấp thuận một quyết-nghị tổ chức lễ sinh-nhật của Hồ-chí-Minh như là một danh-nhân thế-giới ( Nhà giải phóng dân-tộc, nhà văn-hóa ). Theo quyết nghị nầy, UNESCO sẽ trợ cấp cho Hà-Nội một ngân khoảng để ấn-hành tranh ảnh, sách báo nói về sự nghiệp văn-hóa và giải-phóng của Hồ-chí-Minh. Riêng UNESCO tại Paris cũng sẽ tổ-chức lễ kỹ-niệm tại trụ sở với sự tham dự của Ban lảnh đạo UNESCO, đại diện chánh-phủ Pháp và thị-xả Paris.

Sở dỉ quyết nghị nầy được thông qua dể-dàng ở Đại-hội-đồng UNESCO v́ ông M’BOW, người Phi-Châu đen, làm Tổng-Giám-Đốc UNESCO có xu-hướng thân cộng-sản đă tích cực vận động các thành viên trong UNESCO THÔNG QUA QUYẾT nghị. Ngay khi Quyết-Nghị được phổ biến, cộng đồng người Việt tại Paris liền lập tức hợp nhau lại t́m phương cách phản đối UNESCO.

Một tổ chức thành h́nh mang danh xưng là  Ủy ban tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh gồm Tổng-thư-kư và nhiều ủy viên. Ông Nguyễn-văn-Trần được các thân hữu ủy nhiệm làm Tổng-thư-kư với sự hợp tác trợ lực tích cực của các ông Trần-văn-Ngô, Chu-vũ-Hoan, Nguyễn-thừa-Thính, Nghiêm-văn-Thạch, Vũ-Hạ,… Ủy ban tiến hành vận động kiều bào ở khắp nơi : Hoa-Kỳ, Úc, Canada và Âu-Châu viết thơ cho UNESCO phản đối Quyết-Nghị sai lầm kia và vạch trần tội ác của Hồ-chí-Minh từ khi nắm chánh quyền ở Hà-Nội và tội ác của chế độ qua các biến cố cụ thể như vụ Nhân-văn giai-phẩm, cải cách ruộng đất, cải tạo công thương nghiệp, vụ thảm sát Mậu thân và ở Miền nam sau 1975 học tập cải tạo, đánh tư sản mại bản, đẩy dân đi kinh tế mới, tổ chức vượt biển thu vàng, thảm nạn vượt biển,….

Đồng thời, Ủy-ban cũng kêu gọi báo chí Việt ngữ hải ngoại sưu tầm tội ác của Hồ-chí-Minh và chế độ Cộng-sản Hà-Nội viết lại và phổ-biến để ngăn chận ảnh-hưởng của Quyết Nghị UNESCO.

Ông Nguyễn-văn-Trần liên hệ với Tướng SIMON, Chủ tịch Ủy ban tương trợ Việt-Miên-Lào và Chủ tịch Hội Cựu Đông-Dương ANAÏ để kêu gọi Hội cựu chiến binh Pháp lên tiếng tố cáo tội ác của Hồ-chí-Minh và Đảng Cộng-Sản đă vi phạm nhơn quyền đối với tù binh Pháp sau chiến tranh Đông-Dương. Ông Nguyễn-văn-Trần liên-hệ với Thị-xả Paris và một số dân biểu, Nghị sỉ Pháp am hiểu về chế độ cộng-sản Hà-Nội để yêu cầu họ đặt « những câu hỏi với Chánh phủ  » tại Quốc-hội để có thái độ đối với quyết nghị UNESCO, bởi Pháp là Quốc-gia đón nhận trụ sở UNESCO.

 

T́nh h́nh thuận lợi :

 

Bức tường Bá linh sụp đổ kéo theo khối Cộng-sản Đông-Âu đă ảnh hưởng sâu đậm đến nếp suy nghĩ về Cộng-sản của các nước Âu-châu và că thế-giới. Ông Frédéric Mayor, người Tây-ban-Nha đắc cử Tổng-Giám-Đốc UNESCO. Ông này am hiểu Cộng-Sản nên không có xu-hướng ủng hộ phe khuynh tả trong UNESCO như ông M’BOW trước kia. Kiều bào ở khắp nơi viết thư gởi về UNESCO có đến hàng hai mươi ngàn thư phản đối, yêu cầu hũy bỏ Quyết Nghị. Số thư này được ông Giám Đốc ĐNA ở UNESCO, cứ đến cuối tuần, chuyển qua cho Đại diện Hà-Nội tại UNESCO.

Ông Nguyễn-văn-Trần sưu tầm tài-liệu tại các thư-viện và văn-khố Pháp chứng-minh sự đề cao Hồ-chí-Minh của Hà-Nội như một vĩ-nhân là hoàn-toàn dối trá. Thân phụ của Hồ-chí-Minh v́ say rượu phạt đ̣n làm chết oan một tội nhơn nên bị cách chức chớ hoàn toàn không v́ chống Pháp mà từ quan. Sau khi cha bị mất chức, không c̣n nguồn lợi tức để sinh sống và học hành nên Hồ-chí-Minh bỏ vào Phan-Thiết nhờ Hội Liên-Thành nhận cho làm thầy giáo dạy vở ḷng đám trẻ con mà sanh sống qua ngày. Nhưng số học sinh  của một tỉnh lẽ lúc bấy giờ không đủ bảo đảm cho Hồ-chí-Minh một mức sống ổn định nên năm sau đó, Hồ-chí-Minh rời Phan-Thiết vào Sài-G̣n để xuống tàu Pháp làm phụ bếp mà có đồng lương đều đặng và khá hơn.

Hồ-chí-Minh xuống tàu Pháp tại bến Nhà-Rồng ở Sài G̣n hoàn-toàn chỉ nhằm t́m kế sinh nhai cho bản thân và gởi tiền về nước giúp phụ thân.

Cũng dịp này, Hồ-chí-Minh biết có trường thuộc địa đào tạo công chức hành-chánh cho chánh quyền thuộc địa nên vội làm đơn xin vào học để mong sau nầy «  giúp ích nhà nước Pháp » . Đơn xin bị từ chối, v́ không đúng theo thủ tục là người xin phải được nhà cầm quyền Pháp ở Việt-Nam giới thiệu.

Qua các văn kiện do Hồ-chí-Minh viết và khai báo ghi nhận Hồ-chí-Minh có nhiều ngày sanh khác nhau. Ngày chết năm 1969 cũng bị Đảng Cộng-Sản thay đổi : Ngài 2 tháng 09 thành ngày 3 tháng 09.

Những chi tiết hộ-tịch nầy đă phơi bày sự thiếu chính xác và sự dối trá đă giúp Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh thuyết phục UNESCO không thể chấp nhận ngày 19-05 là ngày sinh của Hồ-chí-Minh. Một cơ quan văn-hóa và Khoa học của Liên-hiệp-Quốc không thể chấp nhận sự dối trá được .

Từ đây, UNESCO bắt đầu tin những lời phản-kháng của Cộng đồng người Việt Hải Ngoại và nghi ngờ thành tích của Hồ-chí-Minh là « Nhà văn-hóa ». Bởi không ai hiểu rỏ Hồ-chí-Minh hơn người Việt-Nam và nhứt là người Việt-Nam nạn nhơn của chế độ Hồ-chí-Minh.

Thế là đến trước ngày 19/05/1990, ông Nguyễn-văn-Trần được mời dến UNESCO cùng với Tướng SIMON để UNESCO cho biết Quyết định của họ là không thi hành Quyết-Nghị . UNESCO giải thích là không thể hủy bỏ Quyết Nghị, bởi muốn hủy bỏ phải thông qua Đại-Hội-Đồng, với nhiều thủ tục phiền toái.

Tiếp theo đó, UNESCO thông báo cho Hà-Nội biết quyết-định của UNESCO với những chi tiết như sau :

-   UNESCO  không tổ chức lễ 100 năm của Hồ-chí-Minh tại Paris và Hà-Nội.

-   Cho Ṭa Đại sứ Hà-Nội ở Paris mướn một pḥng trong trụ sở UNESCO để tự tổ chức lễ Kỹ-niệm ( Hà-Nội muốn thuê 2 pḥng, nhưng bị Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh can thiệp nên sau cùng chỉ mướn được một pḥng mà thôi ).

-   UNESCO và Chánh quyền Pháp, kể cả Thị-xả Paris không tham dự lễ.

-   Ban Tổ chức lễ ( kỹ-niệm 100 năm ) không được lợi dụng để tuyên truyền chánh trị và đề cao « Hồ-chí-Minh là Nhà văn hoá » theo tinh thần Quyết-Nghị.

-   Thiệp mời không được in h́nh Hồ-chí-Minh và không được ghi « lễ sinh nhật HCM là một nhà văn hoá »… mà chỉ ghi mời « tham dự buổi văn nghệ ».

 

Quyết định không thi hành Quyết Nghị của UNESCO với những ngăn cấm đă được Văn-Chấn, tác giả bài báo của An ninh thế giới, số 177 thừa nhận nguyên văn như sau :

« …Điển h́nh là một số người Việt Nam lưu vong ở Pháp, Mỹ và một số nước đă tụ tập nhau ở Paris thành lập cái gọi là « Ủy Ban chống tôn vinh Hồ-chí-Minh  » ( đúng ra là Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh ) do các tên Nguyễn-văn-Trần, Nguyễn-thừa-Thính, Chu-vũ-Hoan,…Chúng tích cực vận động một số nhân vật hữu phái trong chánh quyền các nước kư tên vào thư yêu cầu Tổng-thư-kư UNESCO hũy bỏ quyết định kỹ-niệm ngày sinh của Bác. Chúng viết bài cho các báo phản động Việt-Nam xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời Bác…

Đă sắp đến ngày kỹ-niệm, nhưng Ban lảnh đạo UNESCO vẫn chưa dứt khoát lại c̣n gây sức ép thuyết phục ta đồng-ư tổ chức kỹ-niệm ở bên ngoài trụ sở UNESCO với lư do nhiều ư-kiến phản-đồi,….

Với thái độ kiên quyết của phía ta, lảnh đạo UNESCO không thể bác bỏ, nhưng v́ họ bị nhiều sức ép nên đă đề nghị ta chấp nhận một thỏa hiệp : như không treo ảnh Bác trong hội trường, không triển lăm ảnh Bác ở hành lang UNESCO ; trong giấy mời ghi là đến xem văn nghệ,

Ba ngày trước lễ kỹ-niệm, t́nh-h́nh lại không diển ra như ta mong muốn. Tổng thư kư UNESCO mời đại điện phía ta đến ggặp và yêu cầu hoăn lễ kỹ-niệm với lư-do ta không giữ đúng lời hứa v́ trong giấy có in h́nh Bác và ghi : « Nhân kỹ-niệm 100 năm ngày sinh HCM, danh nhân thế giới,… ». Cuối cùng ta trả lời với ông Tổng thư kư là thay đổi giấy mời… Tuy nhiên, ta cho in 100 giấy mời mới  (để mời người ngoại quốc ) c̣n giấy cũ gởi cho Việt-kiều yêu nước - Hội của Hà-Nội ) …

Về phần nội dung buổi lễ, ta có thay đổi chút ít. Đồng chí Đại sứ không đọc bài diển văn dài về Bác mà thay vào đó là Đồng chí Nguyễn-kinh-Tài, Đại sứ bên cạnh UNESCO, đọc bài diển văn ngắn nói về ư nghĩa lễ kỹ-niệm, đọc quyết-định của Đại-hội-đồng UNESCO về kỹ-niệm 100 năm ngày sinh của Bác. Chủ tịch Hội đồng người Việt tại Pháp ( Hội Việt kiều yêu nước ) phát biểu ư kiến về công lao của Bác đối với dân tộc và thế giới ; cuối cùng là chương tŕnh xem văn nghệ do đoàn cải-lương trong nước phục-vụ  ». ( An ninh thế giới, số 177, trang 14 ).

Trong phần cuối, Văn-Chấn khoác lác hôm ấy có đến “ 2000 người tham dự, nhờ các vơ sĩ ngăn chận những người đến phá ”. Sự thật là hôm ấy có không quá 70 người tham dự lễ do sứ quán Hà Nội tổ chức và hoàn toàn không có ai muốn đến phá và ngăn chận những Việt kiều yêu nước đến tham dự lễ của họ.

 

Nhận xét :

 

-  Buổi lễ 19/05/1990 hoàn toàn do Ṭa Đại sứ Hà-Nội tại Paris tổ chức trong một căn pḥng của UNESCO do họ thuê mướn ;

-   Không có đại điện của UNESCO và Chánh quyền Pháp đến tham dự ;

-   Buổi lễ đă không được thực hiện đúng theo tinh thần Quyết-Nghị “ Hồ-chí-Minh là một danh nhân thế-giới ” mà chỉ là một buổi văn-nghệ b́nh thường ( Đại sứ Phạm-B́nh của Hà-Nội không được quyền đọc diển văn và không được quyền nói về Hồ-chí-Minh như là một danh-nhân ) ;

-   Đảng Cộng-Sản và Hà-Nội đă không biết lấy làm xấu hổ về những hành động lật lộng và gian trá của ḿnh đối với một cơ quan văn-hóa Quốc-tế  ( vụ tráo trở thiệp mời ) mà lại đề cao đó như là thành tích thắng-lợi .

 

Điều thiếu xót đáng tiếc của Ủy Ban Tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh là đă không quảng bá sâu rộng thành quả tranh đấuUNESCO không thi hành Quyết nghị ”. Bởi nghĩ đă thắng lợi như vậy là đũ rồi !

Do đó mà 10 năm sau, Hà-Nội mới dám lên tiếng khoe thành tích “ bảo vệ ” lễ kỹ niệm 100 năm ngày sinh của Hồ-chí-Minh.

 

Nguyễn đông A

(môt thành Viên của Ủy Ban tố cáo tội ác Hồ-chí-Minh)

 

 Tài Liệu- ChuchiNam,Paris