SU'U TÂ`M 15

Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | LINKS | CÂN? THÂ.N !!! | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BA`I VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | BÀI VIÊ'T 13 | BÀI VIÊ'T 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1

VA(N VUI [tt]

 

 

Tôi đi hc

 

 

 

"Hàng năm. lá ngoài đường rụng nhiều, và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường".

 

 

Đứa học trò nào mà không biết những dòng chữ đó của Thanh Tịnh thì kể như là vô văn hóa đối với thầy Xuân, dạy vật lý hồi lớp 7. Nhưng vào cái thuở ấy, thầy Xuân, Thanh Tịnh chưa có nếm cái mùi "tôi đi học" ở Úc.

 

 

Đệ có ông chú từ lúc trẻ đã làm thông dịch viên cho tình báo Mỹ, sống bằng tiếng Anh. Còn nhớ những ngày tháng 3, tháng 4 năm 1975, ông được giao nhiệm vụ nghe đài phát thanh liên tục. Khi đài phát thanh Mỹ phát bản nhạc (tên gì quên rồi) thì đó là lệnh rút nhân viên tình báo về nước và ông chú có nhiệm vụ trực đài cùng thông báo tin này. Khi ông ra sân chơi tennis thì đệ ngồi nghe đài cho ông. Rành tiếng Mỹ như vậy mà một hôm, sau khi sống ở Mỹ 20 năm, ông sang Úc chơi. Khi ra quầy trả tiền, cô bán hàng chỉ gọn lỏn nói cái giá tiền, nhưng cô ta lập đi lập lại cả 5 lần, ông chú ngẩn mặt ra chẳng hiểu gì cả. Ông già của đệ đứng kế bên nói:

 

- 5 đồng 30 xu!

 

 

Ai ở ngoại quốc có nghe người bình dân Úc nói mà hiểu là chít liền.

 

 

Đệ thì sao?

 

 

Mùa thu năm ấy, lá ngoài đường không rụng nhiều, nhưng lòng đệ hoang mang buổi khai trường y khoa lần đầu tiên. Lúc đó đệ 25, 26 tuổi, sang Úc được một năm. Giữa hai giờ lecture, một con nhỏ trong lớp nhào lên bục thông báo xí xô xí xào gì đó. Kết quả tấm hình chụp nguyên lớp không có mặt đệ, đơn giản là vì đệ đâu có biết nó kêu đi chụp hình kỷ niệm. Rồi cái màn thông báo bằng miệng giữa lớp tiếp diễn, đệ không biết đã sót bao nhiêu chuyện trên đời.

 

 

Đến một hôm, cũng trong tuần đầu tiên tựu trường, có giờ Zoology, học về động vật không có xương sống. Giảng đường này cũng là phòng thí nghiệm, sinh viên sẽ đứng sau những cái bench, vừa nghe giảng, vừa mổ ruồi, gián, muỗi, nhền nhện vân vân. Tiết học bắt đầu sau giờ lunch. Đệ biết mình lụp cụp lạc cạc, nên 5 phút trước giờ học đã mò đường đến giảng đường cho chắc ăn, vì đại học rộng như cái sở thú Saigon, đi lạc là bỏ mummy luôn.

 

 

Té ra mình đến sớm, chẳng có ai hết. Vậy thì  ngồi chờ.

 

Chờ đến giờ học, ủa, cũng hỏng có ai hết.

 

Chờ thêm 5 phút, vắng tanh như chùa bà Đanh. Chỉ có mình ên quê cô đơn.

 

Chết mummy, nhất định là có biến cố gì đây rồi. Thông minh có thừa, đệ biết là hồi nãy con nhỏ tóc vàng đẹp như tiên đó đã nói cái gì đó mà đệ bù trất, Chắc là giờ học hủy bỏ hay dọn phòng.

 

Đệ quày quả đi rảo mấy vòng, rốt cuộc 20 phút sau tìm được đám bạn chung lớp ở một giảng đường khác.

 

Chu mẹt ui, cái giảng đường chi mà nó "hoành tráng" dài thoòng loòng, khi đệ vô thì chỉ còn một chỗ ở cái bench cuối lớp. Ông giảng sư nói bằng microphone. Tiếng Úc mà nghe qua cái loa rè của giảng đường thì cũng giống như nghe tiếng Ấn độ.

 

 

Nếu là môn hóa học thì đệ nhắm mắt khỏi lo vì đã học qua đại học môn này ở VN rồi, nhưng cái món học về muỗi mòng, lăng quăng, trùng gián, sán lãi này thì trào đờm. Từ đầu năm đến cuối năm không nghe được một chữ! Đệ còn nhớ, lúc đó tutor (vị phụ giảng) đi xuống cái bench của đệ, hỏi một câu. Câu trả lời là chữ "photosynthesis", quá trình quang hợp, mà đệ rặn muốn tét ... luôn.

 

 

Kế bên là thằng Úc. Tụi Úc được cái nó không hề biết giấu nghề, sẵn sàng chỉ dẫn. Nhưng mà nghe thằng Úc nó nói thì cũng như nghe tiếng Tây Tạng luôn. Thôi thì thằng Úc làm sao, đệ làm vậy, hiểu chi cho mệt. Nó bốc con gián trong lọ ra, đệ cũng bốc con gián ra. Nó đè ngửa con gián, mổ bụng cái rẹt. Đệ cũng chơi một đường dao ngàn thuở đẹp, "biết đúng sai cũng là dư", theo nó. Nó bỏ con gián vô thau nước, ruột con gián bung phình ra, Đệ cũng bỏ con gián vô thau nước, ruột bung tứ tung. Không biết nó học được cái gì, đệ thì biết được ruột con gián có không khí nên tỉ trọng nhẹ hơn nước, nổi lềnh bềnh ...

 

 

Nó lấy cái nhíp kẹp con muỗi chết ra, đệ cũng làm như rứa. Nó săm soi con muỗi, đệ cũng bày đặt ngắm nghía người bạn sốt rét. Không biết nó học được cái gì, đệ thì không học được cái gì ráo!

 

 

Cả năm như vậy, kỳ thi gần kề, đệ té đái. Chết mẹ, kiểu này mà đi thi thì chỉ có nước đội sổ. Trong lớp y khoa 230 đứa, cách chấm điểm của nó gọi là theo thống kê, dùng standard deviation. Không phải đạt 50% là đậu, Đó là loại chấm điểm tranh cao thấp, không phải chấm theo điểm trên 10 như ở VN và mình sẽ rớt nếu điểm mình thấp hơn các sinh viên trong lớp. Trong lớp có 4 đứa VN, 3 đứa kia sang Úc từ lúc nhỏ xíu. Đám Mã Lai, Hongkong thì tiếng Anh như gió, chỉ mỗi có mình đệ là quái kiệt kỳ lô, ai nói gì nói, mình chẳng cần hiểu. Hiểu chít liền sao?!

 

 

Đệ bèn mượn note của một cô em VN trong lớp, photocopy sanh tử. Kèm theo đó là đọc quyển sách 400 trang cồm cộm của môn không xương sống này. Mỗi trang trung bình mất 45 phút để đọc và để hiểu (lật tự điểm mất mummy nó hết nửa tiếng rồi). Đọc hết một bài thì cụp cái xương sống luôn.

 

 

Ấy vậy mà hai tuần sau, nói thiệt chăm phần chăm nghe, con muỗi bay qua nhanh quá thì đệ không biết chớ nó đậu lại là đệ biết muỗi đực hay cái cái liền. Bà con đừng tưởng đệ vạch quần nó xuống coi, đệ nhìn bộ ria của nó kìa.

 

 

Cứ sừng sững tiến như con rùa bò, đến năm thứ 6 thì một hôm đệ đi thi thử môn BS đa khoa. Đi thi thử là vì trước khi thi thiệt, người ta tổ chức một buổi tổng dợt, vì cách thi này quái dị hơn bình thường. Cứ chuông reo là đổi phòng thi, mỗi phòng khoảng 5-10 phút hoặc 20 phút, tùy theo ca dài hay ngắn. Sau khi thi thử xong, ông giáo sư kêu tập họp sinh viên vô phòng, rút kinh nghiệm.

 

 

Ông nói:

 

- Có những sinh viên giảng cho bệnh nhân quá nhiều, không cần thiết. Có sinh viên thì khám quá kỹ, sẽ không đủ thời gian, Riêng nguyên nhóm có một đứa, nói không ai hiểu. Bệnh nhân không hiểu mà giám khảo cũng không hiểu, Lát nữa khi ra về thì sinh viên ấy sẽ ở lại với tôi.

 

 

Thấy mụ nội rồi. Sinh viên y khoa đều được tuyển từ 1% giỏi nhất từ trung học lên, thường thì mỗi trường chỉ có được một, hai đứa top vô y khoa, làm gì có cái màn nói mà người ta không hiểu. Đệ thuộc loại vô y khoa từ lớp bình dân học vụ, nghĩa là cũng đủ điểm vô y khoa nhưng không học lớp trung học bình thường mà năm đầu sang Úc, đệ theo lớp bình dân học vụ, lớp đêm của các "lão" học sinh. Vậy thì còn ai trồng khoai đất này?

 

 

Ông thầy tuyên bố bế mạc. Ổng đứng ngay cánh cửa, nhìn từng sinh viên ra về. Đệ vốn biết thân, bày đặt loi nhoi đi ra trước bị chận lại là xệ kéo lên không kịp, nên ngồi đó chờ ra chót. Đám sinh viên từ từ nối đuôi ra khỏi phòng, đệ đi cuối. Còn khoảng chừng 5 đứa cuối đi ra thì ông thầy chận một thằng Mã Lai gốc Tàu lại, nói:

 

- Em ở lại đây với tui chút nha.

 

KEKEKE, đệ đi ra luôn, Té ra thằng nói tiếng Ấn Độ hỏng phải là mình.

 

 

Mười mấy năm sau ..

 

 

Đệ ngồi khám bệnh. Anh chàng bệnh nhân khai bệnh rẹt rẹt, tiếng Anh re re như thác đổ. Lạ lùng, mười mấy năm nay ai nói đệ cũng hiểu hết, nhưng thằng cha này thì chịu thua.

 

 

Quý bà con biết tại sao không?

 

 

Tại vì ông nội này người Ấn Độ thiệt, 100%, Bây chừ thì đệ hiểu được tiếng Anh của Úc rồi, nhưng hiểu được tiếng Anh của Ấn Độ thì ... chít liền.

 

 

 

 

Hoang4eb ..

 

 

(Ka Dê - TàoLaoWán sưu tầm và chuyển)

 

 

 

website counter