SU'U TÂ`M 3

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | VA(N 6 | VA(N 7 | VA(N 8 | VA(N 9 | VA(N 10 | VA(N 11 | VA(N 12 | VA(N 13 | VA(N 14 | VA(N 15 | VA(N 16 | VA(N 17 | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.PGHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | BÀI VIÊ'T 10 | BÀI VIÊ'T 11 | BÀI VIÊ'T 12 | SU'U TÂ`M .. TIN | SU'U TÂ`M .. TÊ'U | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | SLIDESHOW | THO* NHA.C | CHUYÊ.N LA. KHO' TIN

BÀI VIÊ'T 4

KÊN KÊN CH̉' .. BÉ CHÊ'T !!!
kenkenchoxacchet.jpg
(SÔNG CU'?U chuyê?n)

(KEVIN CARTER)
kevincarter.gif
(SÔNG CU'?U chuyê?n)

Đói

 

ĐÓI

(Huy Phương)

 

 

Xin hãy xem kỹ bức ảnh trên đây, bức ảnh chụp một em bé gái ở Sudan, đói trơ xương đang kiệt sức gần một trại thực phẩm của Liên Hiệp Quốc, sau lưng em bé là một con chim, “kên kên” (vulture) đang đứng chờ lúc em bé khốn khổ này ngã xuống chết là nó vồ lấy mà rỉa lấy thịt. Bức ảnh làm rúng động thế giới loài người. Tác giả bức ảnh là Kevin Carter (1961-1994) một nhiếp ảnh gia Nam Phi không mấy tăm tiếng, đã đi thăm Sudan vào năm 1993. Không ai biết số phận em bé trong bức ảnh ra sao, vì Kevin Carter đã rời nơi ấy sau khi chụp bức ảnh này. Bức ảnh này đã được đăng lần đầu trên tờ New York Times và đã được giải nhiếp ảnh đặc biệt “Pulitzer Prize” năm 1994.

 

Xin hãy đọc những dòng chữ gần như được coi là “tuyệt mệnh” sau đây của nhà nhiếp ảnh Kevin Carter: "Lạy Thượng Đế, con xin hứa sẽ không bao giờ phí phạm thức ăn dù dở đến mấy đi nữa hay dù đã quá no. Xin Thượng Đế che chở đứa bé này, hướng dẫn và đưa nó ra khỏi cảnh khốn cùng. Cầu xin chúng ta sẽ ý thức nhiều hơn đến thế giới chung quanh và không bị mù quáng vì bản chất và quyền lợi ích kỷ của chúng ta. Hy vọng bức ảnh này sẽ nhắc nhở chúng ta là chúng ta đã được may mắn như thế nào và đừng bao giờ cho rằng mọi sự tự nhiên mà có. Xin tiếp tục chuyển bức ảnh này đến bạn bè của chúng ta, và xin hãy cầu nguyện cho những nỗi khổ đau bất cứ nơi nào và lúc nào trên quả địa cầu này. Hãy suy nghĩ và nhìn vào bức hình này... mỗi khi chúng ta phàn nàn về những thực phẩm mà chúng ta đã phung phí hằng ngày."

 

Hai tháng sau, nhà nhiếp ảnh Kevin Carter đã tự sát vì không chịu nổi sự khủng hoảng tâm lý đã dày vò ông ta.

 

Vậy mà ở đây, trung bình ít nhất mỗi tuần người ta phải dọn sạch tủ lạnh, vứt bỏ những thức ăn thừa còn để lại từ tuần trước. Nào là món cơm chiên thập cẩm, đĩa tôm rang mặn “to go” về từ một bữa cơm gia đình nào đó, món canh chua cá bông lau còn dư lại hai hôm trước, đĩa mì xào hay bát cơm đã khô quắt, cái bánh kem sinh nhật hãy còn cả tuần nay, bình sữa đã quá hạn dùng và nhiều thức ăn “bị bỏ quên”. Nếu chiếc tủ lạnh chưa đầy ắp thì có lẽ chúng còn nằm đó lâu thêm một thời gian nữa. Trong túi chúng ta có ít bạc lẻ, trong nhà băng vẫn còn tiền, quán xá chợ búa không xa, kỳ lương cũng sắp đến, kẹt lắm cũng còn nơi nhờ vả, vay mượn. Bao gạo gia đình cũng còn một nửa, thùng mì gói chưa hết, gói lạp xưởng sắp mốc, trong tủ trà còn bánh kẹo. Điều may mắn hơn hết là chúng ta đang ở Mỹ, không phải ở Bắc Hàn, Sudan, cũng không phải ở các làng quê xa các đô thị “phồn vinh” của Việt Nam phải ăn xương rồng hay nòng nọc thay bữa, vậy thì làm sao chúng ta có thể bị đói và nghĩ đến cái đói được.

 

Trên đời này có người chưa bao giờ phải chịu đói một ngày nào nên chưa biết cái đói nó như thế nào, cảm giác của người bị đói ra sao, nhưng là một người Việt Nam bình thường trong một đất nước chiến tranh, loạn lạc, mất mùa, tù đày, vượt biển... như Việt Nam thì ít ra một lần cũng biết thế nào gọi là đói. Ở Bắc Việt, năm Ất Dậu (1945) hơn hai triệu đồng bào của chúng ta chết đói, xác nằm vương vãi trên hè phố, đường làng đã là một trang sử bi đát, thê thảm của dân tộc, nhưng nếu chúng ta biết được những con số chết đói kinh hoàng sau đây thì chúng ta sẽ thấy đất nước và dân tộc chúng ta cũng còn chút may mắn.

 

Trên thế giới đã có 57 triệu người chết đói, trong đó có 10, 5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Chỉ trong một năm mất mùa 2003 ở Niegera, Châu Phi, quốc gia này đã giết mất 150.000 trẻ em. Chúng ta không bao giờ dám nghĩ rằng trong một phút, trên thế giới có 23 đứa trẻ chết vì đói, và tối nay, trên thế giới có hàng trăm triệu trẻ em lên giường hay nằm vật vạ ở một xó xỉnh nào đó mà không có gì để bỏ vào trong miệng, nằm mơ có một miếng bánh mì, một củ khoai, nhưng giấc mộng không bao giờ trở thành sự thật.

 

Nhân vật trong câu chuyện “Đói“ của nhà văn Thạch Lam chỉ đói có một ngày thôi, mà cái đói đã xé ruột gan, làm tay chân run rẩy, mắt hoa lên. Ở miền Bắc XHCN người ta đã đói dài dài, mà sau ngày “giải phóng” miền Nam cũng đói theo. Cái đói của người tù trong các trại cải tạo miền Bắc sau năm một nghìn chín trăm bảy lăm là cái đói âm ỉ, như cơn sóng ngầm làm hao mòn thể lực. Vậy mà khi về đến nhà, khi sang đến Hoa Kỳ, những người tù “cải tạo” như tôi, khi ăn vẫn không vét sạch chén cơm, sau bữa ăn vẫn thản nhiên vứt thức ăn thừa vào thùng rác mà không chút mảy may động lòng khi nghĩ đến những ngày đói khát.

 

Ở đất Hoa Kỳ này, tỷ phú thì cũng ăn ngày ba bữa, có bữa cũng chỉ dùng một cái hamburger, nghèo thì cũng hai bữa một ngày, để mua được một cái bánh mì thịt băm cũng không khó. Ở quê nhà của chúng ta, thời buổi đói kém, người Việt chúng ta đói không có cơm ăn, đành phải ăn khoai sắn. Không có tới khoai sắn thì chúng ta ăn rau hay bắt cóc nhái ngoài đồng. Khi chung quanh không còn gì để quơ quào cho vào miệng, quá đói thì phải ăn những gì không ăn được như thân cây xương rồng, lá sắn hay cả con nòng nọc, nhưng bọn cầm quyền lại rượu thịt ê hề, cá độ một trận bóng tròn lên hơn triệu bạc.

 

Nạn đói phần lớn không do tài nguyên mà do chính sách cai trị. Muốn cho dân khỏi đói thì phải thay đổi chế độ chính trị, phải đập tan bọn cầm quyền vô lại. Sudan, Bắc Hàn hay Việt Nam cũng vậy thôi.

 

 

HUY PHƯƠNG

(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)



website counter