Lời Giới Thiệu

của

Hội Đồng Trị Sự Nguyễn Phúc Tộc

 

        Gia tộc có phả cũng như quốc gia có sử với mục đích ghi lại tiểu sử những người trong ḍng họ qua cá thế hệ, nhờ vậy mà con cháu về sau, khi mở phả ra là có thể biết được nguồn gốc, tên húy, những ngày kỵ giỗ của ông bà, tổ tiên và đồng thời biết được bà con thân thuộc trong họ tộc.

        Nhánh họ Nguyễn Phúc của chúng ta là một nhánh họ trong họ Nguyễn đă có từ lâu đời. Kể từ ngài Thủy Tổ Định Quốc Công Nguyễn Bặc đời nhà Đinh (924) cho đến nay (1993) ḍng họ Nguyễn đă trải qua hơn mười thế kỷ và truyền xuống trên ba mươi bốn đời. Nếu kể từ đức Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế Nguyễn Cam là đời thứ nhất của nhánh họ Nguyễn Phúc, đến nay cũng hơn 400 năm, truyền xuống 19 đời. Nhưng thử hỏi trong con cháu chúng ta đă mấy ai hiểu rơ công lao to lớn của tiền nhân.

        Không những đă đóng góp những chiến công oai hùng qua các triều đại trong công cuộc bảo vệ đất nước, ḍng họ chúng ta đă kiên tŕ trong 250 năm cùng nhân dân phấn đấu xây dựng và mở mang nước nha rộng lớn gấp đôi diện tích đất đai đă có tử trước.

        Ngày nay, khi nh́n những đồng ruộng mênh mông từ Thăng B́nh, Diện Bàn đến Đồng Tháp, Cà Mâu, những kinh lạch dài sâu để dẫn nước cày cấy, để giao thương hoặc những dinh điền trù mật Kim Sơn, Tiền Hải ở phía Bắc, Đồng Nai, Cửu Long ở phía Nam, những công tŕnh văn hóa nghệ thuật để lại khắp nơi, rồi nghĩ đến công lao to lớn của Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế trong việc thống nhất sơn hà từ Gia Định đến Thăng Long, công tŕnh xây dựng giang sơn rộng lớn của đức Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế, con cháu chúng ta không khỏi tự hào và có một niềm cảm phục vô biên đối với tiền nhân và từ đó chúng ta càng thấy cần tiếp tục chung sức chung ḷng cùng đồng bào cả nước trong công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu đẹp.

        Tiếc thay, cho đến nay chúng ta chưa có một quyển gia phả đầy đủ tiếng Việt để con cháu trong ḍng họ có thể đọc được dễ dàng. Ngay những tài liệu gia phả chính nhất bằng chữ Hán, trải qua nhiều cơn binh lửa, cũng đă thất lạc gần hết.

        V́ vậy, sau lễ cung nghinh long vị liệt thánh và lễ kỵ đức Triệu Tổ được tổ chức tại Triệu miếu vào ngày 20 tháng 5 năm Kỷ Tỵ (22/6/1989), chúng tôi, là con cháu Nguyễn Phúc Tộc, tự thấy có trách nhiệm biên soạn quyển gia phả của ḍng họ. Năm 1990, cuốn "Lược Phả Nguyễn Phước Tộc"  đă h́nh thành. Sau một thời gian sưu tầm tài liệu và hiệu chính quyển gia phả, đến nay chúng tôi thấy có thể biên soạn quyển gia phả lấy tên "Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả" tương đối đầy đáp ứng nhu cầu t́m hiểu về ḍng họ của bà con.
 
        Quyển "Nguyễn Phúc Tộc Thế Phả"  được chia làm ba phần và công biên soạn như sau:
        - Phần Thủy Tổ Phả do Ông Vĩnh Dũng và Tôn Thất Hanh phụ trách.
        - Phần Vương Phả do Ông Nguyễn Phúc Lôi và Vĩnh Thiều phụ trách.
        - Phần Đế Phả do Ông Vĩnh Cao và Vĩnh Quả phụ trách.
        - Phần trang trí, h́nh b́a, các phả đồ do Ông Vĩnh Khánh phụ trách.

        Dù nhóm nào biên soạn, hàng tuần bài viết đều được đem ra thảo luận trước Ban soạn thảo cho đến khi có kết luận cụ thể. V́ vậy quyển Thế Phả là do công tŕnh của toàn thể Ban soạn thảo.

        Trong thời gian biên soạn Thế Phả, chúng tôi xin chân thàn cảm tạ:
        - Hội dồn gtrị sự Nguyễn Phúc Tộc.
        - Các chi nhánh họ Nguyễn đă cho mượn các tập Thế Phả.
        - Các Phủ, Pḥng đă cung cập những tài liệu quí báu.
        - Ông Lê Văn Lợi đă cung cấp những h́nh ảnh lăng miếu và di tích của ḍng họ.
        -Bà con hải ngoại.
        -Bà con trong nước.

        Thởi gian biên soạn khá dài và phương pháp làm việc tương đối cẩn thận nhưng những lỗi  lầm chủ quan và khách quan vẫn không thể tránh được. Chúng tôi mong nhận được nghiều ư kiến đóng góp của bà con. Những ư kiến bà con đóng góp chúng tôi sẽ để vào phần, "hiệu đính và bổ sung" của quyển Thế Phả.

Huế, mùa xuân năm Quư Dậu

Ban Soạn Thảo

 
 

 
 trở lại trang chínhH