THỦY TỔ ĐỨC ĐỊNH QUỐC CÔNG

HÚY

NGUYỄN BẶC

(924 - 979)


 

Mộ Ngài Nguyễn Bặc tại Gia Miêu Ngoại Trang


I.1 - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

        Đức Định Quốc Công húy là Nguyễn Bặc, thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài được xem như Thủy Tổ của dòng họ Nguyễn Phúc.

Thuở thiếu thời, ngài chăn trâu tập trận cờ lau ở động Hoa Lư, kết nghĩa đào viên với Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền, cùng lớn lên bên dòng sông quê hương Đại Hoàng (Gia Viễn, Ninh Bình).

        Tương truyền ngài rất giỏi võ và có sức khẻo phi thường. Ngài đã từng dùng tay không bắt sống cọp đem bán cho các hào phú. Tánh tình ngài thẳng thắn, bộc trực và nghĩa hiệp, luôn luôn bênh vực kẻ yếu.

        Vào thế kỷ thứ X, đất nước vừa qua ngàn năm Bắc thuộc lập được nền tự chủ dưới triều Ngô Vương, rồi lại rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. (Sau khi Ngô Xương Ngập mất vào năm Giáp Dần (954), Ngô Xương Văn giữ ngôi rồi mất năm Ất Sửu (965), Ngô Xương Xí nắm binh quyền, trở thành một sứ quân giống như các sứ quân khác). Lúc này, ngài đã 30 tuổi, cùng Đinh Bộ Lĩnh theo phò sứ quân Trần Lãm ở cùng Bố Hải Khẩu (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Khi Trần Lĩnh đem binh lực về Hoa Lư, cố thủ vững chắc và liên tiếp tấn công các sứ quân khác để gây thành thế.

        Ngài cư xử với Đinh Bộ Lĩnh không khác  gì Quan Vân Trường đối với Lưu Bị. Khi Đinh Bộ Lĩnh bàn việc quân ngài cắp giáo đứng hầu giữ  lễ vua tôi, có ai dâng thức ăn ngài đều nếm trước để tránh cho Đinh Bộ Lĩnh khỏi bị đầu độc. Khi xông pha trận mạc ngài đều đi đầu để ngăn chận mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho Đinh Bộ Lĩnh. Có lần Đinh Bộ Lĩnh bị sa vào hiểm địa lại bị trúng tên ngã ngựa, ngài một mình một gươm, cõng bạn trên lưng, leo lên núi đá dựng đứng để thoát vòng vây.

        Năm Mậu Thình (968) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (tức là Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, nhà vua định cấp bậc các quan văn võ, tăng đạo và phong chức tước cho các quan. ngài được phong tước Định Quốc Công, xếp hàng đầu các công thần.

        Ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Mão(10.9.979) Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Nghe tin, ngài khóc mãi ba ngày đêm đến hai mắt chảy máu và râu tóc trắng như tuyết. Ngài cùng đình thần tìm bắt Đỗ Thích đem giết rồi cùng Đinh Điền và Lê hoàn tôn Vệ Vương Đinh Toàn (lúc đó mới 6 tuổi) lên ngôi. Ngài và Đinh Điền làm Phụ Chính đại thần, Lê Hoàn làm Nghiếp Chính.

        Sau đó Lê Hoàn tự xưng là Phó Vương. Được sự giúp đỡ của Thái Hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn tự do ra vào cung cấm và muốn đoạt ngôi vua. Hay tin, ngài cùng Đinh Điền-lúc bấy giờ đang đóng quân ở Châu Ái (Thanh Hoá) - đem binh về triều hỏi tội, Lê Hoàn đưa thư phân lẽ thiệt, hơn và muốn ngài hợp tác lập nên một triều đại mới.  Ngài đọc xong, xé thư mắng chửi sứ giả "Bặc này là bậc đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, cả đời chỉ biết thờ một vua sống không đổi lòng, chết không đổi dạ. Ta không bao giờ chịu bẩn tai nghe lời tà ngụy của đứa tiếm ngôi. Hãy về nói lại với chủ ngươi, ta quyết lấy máu hắn để tắm rửa cho ngôi báu nhà Đinh."

        Sứ giả về thuật lại và tỏ ý ngạc nhiên trước sự giận dữ của ngài. Lê Hoàn nghe xong, buồn rầu nói :"Nếu Nguyễn Bặc không làm như vậy mới điều làm ta ngạc nhiên". Điều này chứng tỏ trong thâm tâm, Lê Hoàn rất trọng khí tiết của ngài.

        Lê Hoàn bèn cử đại binh chận đánh. Đinh Điền bị tử trận, Ngài bị bắt đem về Hoa Lư và bị hại.

        Ngài mất ngày 15 tháng 10 năm Kỷ mão (8.11.979) thọ 56 tuổi.

        Sứ giả Ngô Sĩ Liên bình luận trong Đai Việt Sử Ký Toàn Thư: "Lê Hoàn là đại thần khác họ, tay nắm binh quyền, lại mong làm việc như Chu Công, thường tình còn nghi ngờ huống chi Nguyễn Bặc ở chức Thủ Tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ với vua, việc khởi binh ấy không phải làm loạn mà là mt lòng phò tá họ Đinh, đánh không được mà chết, cái chết ấy là đúng chỗ..."
Đặng Minh Khiêm thời Lê Thánh Tông có bài thơ ca tụng Ngài, hai câu cuối là:

 " Phục nghĩa đương lang toàn đại tiết,

   Thủy chung thệ bất phụ Đinh Hoàng."

dịch nghĩa là :

 " Giữ nghĩa đương lang toàn tiết lớn

   Thủy chung thề chẳng phụ Đinh Hoàng."

        Đức Thủy Tổ Nguyễn Bặc là một vị đại công thần suốt đời hy sinh cho người bạn kết nghĩa là Đinh Tiên Hoàng, khí tiết hiên ngang, sẵn sàng lấy cái chết để bảo vệ nhà Đinh. Hơn một ngàn năm trôi qua, gốc đại cổ thụ họ Nguyễn từ cái nôi Đại Hữu, Gia Miêu đâm chồi xanh tươi lan khắp mọi miền, con cháu Ngài lập nên hàng trăm chi phái hậu duệ, từ Bắc chí Nam, mười thế kỷ ấy đã xuất hiện nhiều danh nhân lịch sử Nguyễn Quốc, Nguyễn Nộn, Nguyễn Đức Trung, Nguyễn Văn Lang, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Cam, các chúa Nguyễn, các vua triều Nguyễn hoặc các nhà thơ: Nguyễn Thuyên, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương...

I.2 - LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ

        Lăng Ngài táng ở thôn Vĩnh Ninh, làng Đại Hữu (Gia Viễn, ninh Bình). lăng được trùng tu lần mới nhấất vào năm Kỷ Tỵ (1989).

        Về đền thờ, ngài được thờ ở nhiều nơi:
        -Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia Viễn, Ninh Bình).
        -Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang.
 
        Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viêb kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền.
 
        Tại làng Thanh Trì ngoại thành Hà Nội, có ngôi đền chung cùa 3 xã: Cương Ngô, Cổ Diển, Đồng Trì thờ chung hai anh em ngài Nguyễn Bặc và nguyễn Bổ, ngoài ra ở mỗi xa đều có đình riêng thờ hai ngài.

        Đạc biệt, tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ngài làm thành hoàng, trong đó thô Ngô Hạ thờ tượng ngài. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình tước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn).

        -Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mệnh cho xây miếu Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có ngài Nguyễn Bặc.

        -Năm Đinh dậu (1917) ngài được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần.

I.3 - GIA ĐÌNH

    I.3.1. và I.3.2. Vợ và con
        Về gia đình, chỉ biết ngài có hai người con là Nguyễn Đê và Nguyễn Đạt.

        I.3.3.1.A NGUYỄN BỒ
        Ông là một vị tướng của Đinh Bộ Lĩnh. Năm Đinh Mão (967) Ông được cử đi đánh Nguyễn Siêu, một sứ quâm có binh lực lớn, đóng ở Đông Phù Liệt (huyện Thanh Trì, hà Nội ngày nay) và bị tử trận.

        Ông được thờ chung với ngài ở càc đình thuộc làng Thanh Trì (ngoại thành hà Nội)