Tướng Hiếu Tư Lệnh Sư Đoàn 22
Dưới Con Mắt Đại Tá Tham Mưu Trưởng Lê Khắc Lư

Tôi đă có nhiều dịp điện đàm với Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22 của Tướng Hiếu những năm 1966-1969. Sau đây tôi xin tạp ghi những điều ông cảm nghĩ về vị Tư Lệnh của ḿnh.

Chúng tôi quen biết nhau từ năm 1957, khi Tướng Hiếu c̣n là Trưởng Pḥng 3 Quân Đoàn 1, và tôi là Trưởng Pḥng 3 Sư Đoàn 1. Chúng tôi đă phải khéo léo đồng tâm làm việc với nhau trong t́nh huống hết sức tế nhị và khó khăn gây nên bởi sự xung khắc giữa Tướng Trần Văn Đôn, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Tướng Tôn Thất Xứng, Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Sau khi tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Fort Leavenworth, Kansas, tôi tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 ở Pleiku tŕnh diện Tướng Vĩnh Lộc. Đang khi ngồi chờ th́ Đại Tá Hiếu từ trong văn pḥng Tướng Vĩnh Lộc bước ra. Ông lại bắt tay tôi và nói: "Thiếu Tướng đang chờ tiếp anh." Khi tôi bắt tay Tướng Vĩnh Lộc, ông thét ré lên không phải v́ tôi bóp mạnh tay mà là v́ ông bị bệnh xưng phù tay đụng vào tí là đau. Tướng Vĩnh Lộc cho tôi hay là ông vừa cử Đại Tá Hiếu đi giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 và Đại Tá Hiếu đă đích thân yêu cầu cho tôi về cộng tác với chức vụ Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22.

Tôi làm việc tại Sư Đoàn 22 một thời gian ngắn th́ Tướng Vĩnh Lộc muốn tôi ra ứng cử dân biểu tại một tỉnh miền Trung. Khi đó phe Thiệu và phe Kỳ đang tranh giành nhau mâm cỗ chính trị. Ông đánh điện truyền lệnh cho tôi ra ứng cử và đồng thời cho tôi một số tiền lớn để hoạt động tranh cử. Nhưng Tướng Hiếu âm thầm ém nhẹm bức công điện đó. Đến khi thời hạn ghi danh ứng cử đă măn, Tướng Vĩnh Lộc triệu tôi lên khiển trách th́ tôi mới vỡ lẽ là Tướng Hiếu không muốn tôi chuyển hướng nghề nghiệp. Tướng Hiếu nói với tôi: "Tôi nhận xét thấy môi trường quân đội phù hợp với khả năng anh hơn là môi trường chính trị." Tôi nhớ ơn Tướng Hiếu đă chọn đúng hướng đi cho tôi vào thời điểm đó. Tôi đă có dịp triển nở trong quân đội. Nếu ông Thiệu đă không bác đơn thăng cấp ba lần liên tiếp th́ tôi đă là một Tướng Lănh như ai.

Khi Tướng Hiếu được Tướng Trí kéo về giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5, ai cũng tưởng Tướng Hiếu sẽ đem Tham Mưu Trưởng của ḿnh theo. Nhưng Tướng Hiếu nói riêng với tôi: "Anh nên ở lại Sư Đoàn 22, v́ nếu cả hai người cùng bỏ đi th́ sẽ toi công hai anh em ḿnh đă kiện toàn Sư Đoàn này thành một công cụ tác chiến hàng đầu. Anh biết Sư Đoàn này hơn ai hết. Tôi đi rồi anh hăy cố gắng đừng để nó suy yếu trở lại như xưa." Thế nhưng rồi sau đó tôi cũng chẳng chu toàn được lời căn dặn của Tướng Hiếu v́ có một ê kíp khác đến thao túng.

Tướng Hiếu sống như một nhà khổ tu khiến tôi cứ ngỡ ông là một người tu xuất. Tôi xin nêu ra một ví dụ điển h́nh như sau: Tướng Hiếu luôn dùng cơm trưa với anh em trong câu lạc bộ sĩ quan. Tôi thường ngồi chung bàn với ông. Một bữa cơm trưa nọ, tôi giật ḿnh tái xanh mặt khi bất thần nhận thấy một con ruồi chết nổi trong tô canh của ông. Sở dĩ tôi xanh mặt là v́ với tư cách là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, tôi có phận sự quản trị nhóm đầu bếp. Tôi chưa biết xử trí ra sao th́ tôi hết sức ngạc nhiên chứng kiến một cảnh trí khác thường: Tướng Hiếu điềm nhiên lấy đũa gắp con ruồi chết đặt xuống bàn cạnh tô canh, rồi tiếp tục ăn tô canh như thường, không lấy một lời trách cứ hay la mắng!

Tôi cũng chưa hề thấy Tướng Hiếu la mắng quân gia phục dịch trong gia đ́nh. Nếu con cái ông có té ngă, bể đầu trầy da sứt gối, v́ họ chểnh mảng lơ đăng, Tướng Hiếu chạy lại đỡ con lên và đem đi chữa chạy băng bó mà không có lấy một lời la mắng khiển trách, kể cả khi đứa con trai ông bị té găy xương mang tật chân đi khập khễnh suốt đời.

Tướng Hiếu mới là tướng sạch đích thực, tôi nói như vậy với giới báo chí, có nhiều tướng tá chỉ có vẻ sạch bề ngoài mà thôi. Những điều tôi minh chứng cho họ, khiến khi trở về Sài G̣n, họ mới đưa thêm tên Tướng Hiếu ra như là tướng sạch thứ năm sau danh sách bốn tướng sạch (Nhất Thắng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng).

Có nhiều Tướng khi hành động sạch lại muốn cho thiên hạ biết. Trong trường hợp Tướng Hiếu, ông sạch một cách kín đáo. Tôi xin đưa ra một ví dụ điển h́nh đến nay cũng chưa ai biết tới: Một bữa đẹp trời, Trung Úy Hiền, Đại Đội Trưởng Đại Đội canh gác Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, chở một tủ lạnh và một TV đến tư dinh Tư Lệnh điếu đóm. Bà Tướng Hiếu mừng rỡ tiếp nhận hai món quà biếu quí gía mà gia đ́nh không tậu nổi. Đến chiều, khi Tướng Hiếu làm về, bà đem ra khoe. Tướng Hiếu thinh lặng không phản ứng ǵ. Sáng hôm sau, Tướng Hiếu cho gọi Trung Úy Hiền vào văn pḥng đóng kín cửa lại. Tướng Hiếu nói: "Tôi biết lương chú không đủ để mua sắm hai kiện hàng đắt như vậy. Chắc chú phải lấy quỹ đại đội ra mua. Chú hăy đem tủ lạnh và TV trả lại và bỏ tiền vào lại công quỹ." Chuyện này ngoài Tướng Hiếu, Trung Úy Hiền và tôi, không ai biết tới. Đến thời kỳ thăng thưởng thường lệ, Trung Úy Hiền không bị thiệt tḥi ǵ cả, như không hề có ǵ xảy ra.

Tướng Hiếu giỏi trong rất nhiều lănh vực, kể cả xoa mạt chược. Một tối nọ, anh em ban tham mưu ngồi giải trí trong lều sau một ngày hành quân mệt nhọc. Một Trung Tá dạy tôi đánh mạt chược. Tướng Hiếu đi ngang qua thấy nhưng không nói năng ǵ cả tiếp tục đi tới pḥng tắm lộ thiên dă chiến. Đến khi tắm xong, ông xà lại bàn bày vẽ cho tụi tôi một vài nghề ngón độc đáo của mạt chược, rồi đứng lên nói: "Nên học cho biết vậy thôi, chứ đừng có chui đầu vào mà đâm ra đam mê nghiện ngập đến toi mạng."

Tôi phục nhất hai Tướng. Thứ nhất là Tướng Đỗ Cao Trí v́ tính gan dạ của ông. Khi có người e ngại cho tính mạng ông v́ ông hay xông xáo ra mặt trận, ông nói: "Khi ra trận, cứ hiên ngang đi đứng thẳng người lên. Nếu đạn trúng ḿnh, thiên hạ tôn ḿnh lên làm anh hùng. Nếu đạn tránh ḿnh, thiên hạ vẫn coi ḿnh là anh hùng."

Thứ nh́ là Tướng Hiếu v́ ông đánh giặc với một tŕnh độ văn hóa cao. Một Tướng Lănh khác đánh giặc với tŕnh độ cao là Tướng Lữ Lan, nhưng thua Tướng Hiếu một bực.

Làm Tham Mưu Trưởng cho Tướng Hiếu rất là thoải mái. Tướng Hiếu luôn có một cuốn sổ tay đeo trong túi áo. Mỗi khi ra lệnh cho các chỉ huy trưởng ngoài mặt trận, ông đều ghi xuống cuốn sổ tay. Ngay khi trở về Bộ Tư Lệnh, ông đều gọi tôi lại, lấy sổ tay trong túi ra và theo đó mà thông báo cho tôi biết là đă ban bố những lệnh nào và sai tôi thảo văn thư xác nhận hay tiêu lệnh hành quân gửi đến các đương sự. Nhờ vậy mà không có t́nh trạng "kèn thổi xuôi, trống đánh ngược". Có nhiều Tướng khi ra mặt trận, thích làm oai ra lệnh tứ tung, đến khi trở về bản doanh thay v́ thông báo lại cho Tham Mưu Trưởng th́ lại đi thẳng về tư thất ăn ngủ ngon lành. Đến khi các Chỉ Huy Trưởng ngoài mặt trận nhận được tiêu lệnh hành quân liền gọi điện về ban tham mưu than như bọng : "Các ông ra lệnh ǵ kỳ cục vậy, khác hẳn lệnh ông Tướng!"

Tướng Hiếu giỏi về tham mưu đă đành, nhưng ông tác chiến cũng rất cừ. Khi mới về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22, ông tâm sự với tôi: "Thật sự th́ vai tṛ tư lệnh tác chiến không phải là nghề ngón của tôi, đúng ra tôi phải là một chiến lược gia trong một ban tham mưu quốc tế." Tướng Hiếu khiêm tốn nói vậy. Nhưng ông học nghề rất mau, và không mấy chốc đă thuần thục trong vai tṛ Tư Lệnh một Sư Đoàn tác chiến.

Tướng Ngô Quang Trưởng so sao bằng Tướng Hiếu được. Trong một buổi họp tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, các sĩ quan ban tham mưu thay phiên nhau tŕnh bày hết tất cả mọi kế hoạch hành quân để Tướng Trưởng lựa chọn. Nghe xong, ông ngồi trầm ngâm một lúc rất lâu, không nói năng ǵ cả. Th́nh ĺnh ông bỏ đi bước qua pḥng kế bên, nơi các cố vấn Mỹ của ông đang ngồi đợi, không có lấy một lời. Ông qua đó ḍ hỏi ư kiến các cố vấn Mỹ. Một chập sau, ông trở lại pḥng họp ra lệnh dựa theo ư kiến của các cố vấn Mỹ và không đếm xỉa ǵ đến ư kiến của các sĩ quan tham mưu của ông.

Tôi không lấy làm ngạc nhiên khi nghe thấy nhiều sĩ quan Tá cũng như Tướng từng quen biết Tướng Hiếu nhưng nay vẫn c̣n e ngại nói hay viết về Tướng Hiếu. Thật sự họ vẫn c̣n sợ thế lực của một phe phái nào đó. Tôi lấy trường hợp của Phạm Huấn. Khi ông ra sách đầu tiên, ông mạnh dạn trích dẫn câu nói của tôi cho là Tướng Phú chỉ có khả năng cầm quân đến cấp trung đoàn. Sau đó ông bị nhóm nào đó đe dọa, buộc phải viết lại. Thành thử khi ra cuốn sách kế tiếp ông quay ngược lại mạt sát tôi và ca ngợi Tướng Phú.

Tướng Toàn nhờ tôi nhắn anh là ông muốn anh hoặc điện thoại hay viết thư cho ông để ông nói chuyện về cái chết của Tướng Hiếu. Ông nói trước nay có nhiều người vặn hỏi ông về chuyện này, nhưng ông không thấy cần phải lên tiếng. Nhưng nếu em Tướng Hiếu hỏi tới th́ ông sẵn sàng nói.

Tôi gặp lại Tướng Hiếu hai ngày trước khi ông bị thảm sát. Sau khi Pleiku mất và Quân Đoàn 2 ră ngũ, tôi tới thăm ông tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Sau khi hỏi han về t́nh h́nh rút quân khỏi vùng Cao Nguyên, Tướng Hiếu bàn chuyện với tôi về kế hoạch bảo vệ Sài G̣n của ông. Ông nói năng rất vui vẻ như thường lệ.

Tôi tiếc là Trung Tá Vĩnh Hồ, Trưởng Ban T́nh Báo QĐ 2 của Tướng Toàn, đă chết v́ bệnh ung thư. Nếu không tôi có thể hỏi ông thêm chi tiết, v́ ông nói là ngày hôm Tướng Hiếu chết, ông có mặt tại Bộ Tư Lệnh. Ông đang ngồi chờ Tướng Toàn tiếp th́ nghe hai, chứ không phải một phát súng nổ.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 29 tháng 07 năm 1999

generalhieu