Chiến Dịch Đông Xuân 1965 VC và Chiến Lược của Quân Đoàn II

Sau cuộc tấn công của Việt Cộng và cuộc phản công thành công của QLVNCH trên Quốc Lộ 19 và 1 trong chiến dịch đông-xuân 1964 của Cộng Quân, sinh hoạt địch trong phần đất phía bắc của Quân Đoàn II giảm thiểu rất nhiều. Việt Cộng dùng thời gian này để tái phối trí lực lượng và bổ sung các đơn vị suy yếu, đồng thời tiếp tục xâm nhập thêm các trung đoàn chính quy từ Bắc Việt. Các báo cáo t́nh báo trong mùa xuân chỉ cho thấy các cuộc xâm nhập quy mô tiếp diễn, địch quân di chuyển nhiều tiểu đoàn thoạt tiên vào Tỉnh Lỵ Kontum và kế tiếp vào phía nam và đông nam của các Tỉnh Lỵ Pleiku và Phú Bổn. Các nguồn t́nh báo cho thấy rơ là Việt Cộng gia tăng quân số nhằm phát động một cuộc tấn công ước tính sẽ xảy ra khi thời tiết bắt đầu xấu vào mùa hè.

Việc gia tăng quân số này của cộng sản được Tướng Wheeler, Tổng Tham Mưu Trưởng, đề cập tới trong một bài diễn văn vào đầu tháng 5: "Hà Nội duy tŕ cuộc phiến loạn bằng cách không ngừng xâm nhập người, vũ khí, đạn dược và các tiếp liệu khác vào Nam Việt Nam. Hà Nội hiện giờ đă tiến hơn một bước là xâm nhập ít nhất trọn một tiểu đoàn Bắc Quân và thực thà mà nói, có thể là nhiều hơn nữa." Tiểu đoàn Bắc Quân nêu trên thuộc Trung Đoàn 101 của Sư Đoàn 325 đă được phát hiện bởi các tài liệu và tù nhân trong một cuộc hành quân của các đơn vị QLVNCH phía tây thành phố Kontum. Đây là đơn vị Bắc Quân đầu tiên cấp tiểu đoàn phát hiện tại Nam Việt Nam.

Để hoạch định một chiến lược đối lại cuộc tấn công tiên liệu này của Việt Cộng, một cuộc họp được tổ chức tại bản doanh Quân Đoàn II ở Pleiku gồm có các đại diện ban tham mưu của Tướng William C. Westmoreland dẫn đầu bởi Chuẩn Tướng William E. DePuy, lúc đó làm việc tại Pḥng 3 MACV, và các đại diện của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH dẫn đầu bởi Tướng Nguyễn Hữu Có, nguyên Tư Lệnh Quân Đoàn II, đă được bổ nhiệm chỉ huy trưởng các lực lượng của QLVNCH. Ai nấy đều biểu đồng t́nh là trước sự gia tăng quân số của địch quân, Quân Đoàn II sẽ chính yếu áp dụng một thế thủ trên vùng cao nguyên trong mùa mưa. Tân Tư Lệnh Quân Đoàn II, Thiếu Tướng Vĩnh Lộc, dựa theo chiều hướng thế thủ áp dụng cho Quân Đoàn II, phân tách "giá trị quân sự" của mọi tiền đồn và quận lỵ chủ yếu. Ông lấy quyết định là những tiền đồn nào ở tại các vị thế trống trải sẽ chống cự càng lâu càng tốt nhằm gây thiệt hại tối đa cho các lực lượng tấn công của địch. Nếu sau một cuộc tấn công mà xét thấy việc tiếp cứu bất lợi về mặt quân sự cho phe ḿnh vào lúc đó, v́ thiếu quân số hay không yểm, tiền đồn sẽ được lệnh rút lui, dùng tới các chiến thuật đào tẩu và né tránh nếu cần. Các tiền đồn nào đă được ấn định là tối hệ trọng cho các vùng huyết mạch trong phạm vị mỗi tỉnh lỵ sẽ được bảo vệ với bất cứ giá nào. Các kế hoạch khẩn cấp được thiết kế và các đơn vị tổng trừ bị QLVNCH và phi cơ vận tải và chiến đấu cơ của Không Quân Mỹ và Việt được dự trù như là hạch tâm của "đội cứu hỏa" có thể phái tới các vùng nguy kịch tại vùng cao nguyên. Hy vọng là ưu thế di động của chúng ta sẽ cho phép tập trung quân nhanh chóng bằng máy bay và trực thăng từ khắp cùng lănh thổ quân đoàn để đối phó mối đe dọa của Việt Cộng và đưa các chiến binh này trở lại phận vụ pḥng thủ thông thường của họ trước khi Việt Cộng có thể phản ứng. Với sự chuẩn bị của các kế hoạch cho các trường hợp khẩn cấp này, các căn cứ quân trên vùng cao nguyên tăng cường vị trí pḥng thủ, phát động các cuộc tấn công hạn chế nhằm phát hiện Việt Cộng và ngăn trở việc gia tăng quân số của chúng, và chờ đợi tới mùa mưa.

Đại Tá Theodore Mataxis
Trích từ VC Summer Monsoon Offensive [May 1966]
(Vietnam Center Archive)

generalhieu