Những Ai Muốn Tướng Hiếu Chết?
(Những giả thuyết quanh cái chết của Tướng Hiếu)

Đến ngày hôm nay cái chết của Tướng Hiếu vẫn c̣n là một bí ẩn. Do đó có rất nhiều giả thuyết được nêu ra: tự sát, lỡ tay lẩy c̣, chủ mưu thảm sát với lư do quân sự, lư do thù vặt cá nhân hay tập đoàn, lư do chính trị. Sau đây xin góp nhặt tất cả những giả thuyết, bất luận thực hư, hợp lư hay viển vông. Mục đích chính là tập trung một chỗ tất cả các giả thuyết về cái chết của Tướng Hiếu; công việc phân tách, tổng hợp và nhận định để đi tới kết luận ai là thủ phạm, xin để dành cho chính độc giả.

Chính Tướng Hiếu

1. Đại Tá Nguyễn Khuyến viết: "Tôi sửa soạn đi ăn trưa với một vài người bạn ở Sài G̣n lên thăm th́ được Pḥng An Ninh Quân đoàn điện thoại báo cho biết Tướng Hiếu đă dùng súng lục tự vận tại văn pḥng. Tôi rất bàng hoàng và kinh ngạc v́ đó là chuyện khó tin. Tôi mới chào từ biệt ổng cách đây chừng 15 phút sau buổi họp. Tôi thấy ổng vẫn vui vẻ như thường lệ, không có triệu chứng ǵ của một kẻ chán đời. Làm sao có chuyện tự vận?"

2. Thông tín viên UPI viết: "Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ Sài G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vả về chiến thuật với cấp trên của ḿnh. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông tự vận. Các nguồn tin đó nói Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn pḥng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ven biên phi trường quân sự Biên Ḥa, cách Sài G̣n 14 miles."

3. Alan Dawson viết: "Phó Tư Lệnh Quân Đoàn 3 vùng bao quanh Sài G̣n, Tướng hai sao Nguyễn Văn Hiếu, đă chết. Tin đồn ông tự vận tại văn pḥng ở Biên Ḥa sau một cuộc căi vả với thượng cấp ông, Tướng ba sao Nguyễn Văn Toàn, liên quan đến việc bảo vệ vùng Thủ Đô." (55 Days - The Fall of South Vietnam, 1975)

4. John Prados viết: "Năm 1975, Tướng Hiếu giữ chức tư lệnh phó vùng quân sự bao gồm Sài G̣n; ông tự vận khi rơ ràng là Miền Nam Việt Nam sắp cáo chung." (The Hidden History of the Vietnam War, 1995)

Không ai hết: tai nạn rủi ro súng lẩy c̣

1. Đại Tá Nguyễn Khuyến viết: "Theo lời Trung Tá Quyến, Chỉ huy trưởng Quân cảnh Quân đoàn 3 th́ đây là một tai nạn súng lục cướp c̣. Không có bằng chứng về giả thuyết Tướng Hiếu bị ám sát hay tự sát. Tôi cũng đồng ư về nhận xét này của Quân cảnh v́ theo tin tức chúng tôi nhận được th́ biết Tướng Hiếu rất thích súng lục. Ông đă từng giựt giải vô địch thiện xạ súng lục. Trước đó ít lâu, ông được ai đó biếu cho một khẩu súng lục, loại hiếm có. Ông rất quư khẩu súng này nhưng phiền một cái là nó hay bị cướp c̣. Cái khóa an toàn bị hỏng sao đó nên dễ bị cướp c̣. Ông đă giao cho Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận sửa đi sửa lại mấy lần rồi. Đây là tin tức tôi nghe được từ Đại tá Khang, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy 3 Tiếp vận kể lại."

2. Tướng Nguyễn Văn Toàn viết: "Bất ngờ vào ngày (không nhớ) lúc bay hành quân về th́ được tin anh Thiếu Tướng Hiếu đă tử nạn ở văn pḥng. Tôi liền bay đến văn pḥng Thiếu Tướng Hiếu th́ tôi thấy anh ấy đă chết bởi một viên đạn súng lục trổ từ mắt lên đầu và chết ngay nơi bàn giấy. Sự tử nạn của anh Hiếu là do súng lục cướp c̣ mà ra."

3. Tướng Hoàng Xuân Lăm viết: "Thiếu Tướng đă qua đời v́ một tai nạn súng nhỏ tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 sau khi chủ tọa một cuộc họp hành quân."

4. Tướng Lâm Quang Thi nói: "Có thể là anh Hiếu chết v́ súng lục cướp c̣. Tôi c̣n nhớ hồi chúng tôi c̣n là Thiếu Tá ở Quân Đoàn 1, Đà Nẵng, chúng tôi thường bắn súng lục thi vào cuối tuần. Anh Hiếu bắn giỏi hơn tôi, v́ hay mài dũa ṇng súng dữ lắm."

Tập Đoàn Tham Nhũng

1. Trong cuốn Blind Design (1995) Tướng Hoàng Văn Lạc nêu tên các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Trần Thiện Khiêm, Cao Văn Viên và Đồng Văn Khuyên trong số tập đoàn tướng lănh tham nhũng giết hại Tướng Hiếu:

Khi Hương được bổ nhiệm Chủ Tịch Ủy Ban Bài Từ Tham Nhũng, với sự phụ tá của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Thiệu đồng ư cho Hương duyệt xét hồ sơ của Viên. Trong một bữa cơm gia đ́nh ở Vĩnh Long, Hương nói với tôi là ông đề nghị với Thiệu duyệt xét hồ sơ của Viên, và sau này hồ sơ của Quang nữa. Tôi giải thích cho Hương là cho dù Viên có bị loại, th́ Viên cũng được thay thế bởi Quang, chứ không phải bởi Trí. Hơn nữa, rất khó cho Thiệu và Hương cách chức Viên. V́ lẽ không đủ bằng chứng Viên hành sự thiếu sót hay bất trung, và Viên khôn ngoan đủ để cho Thiệu có lấy được bằng chứng. Dưới sự bao che của Viên, Khuyên sẵn sàng hy sinh cho Viên. Khuyên, mặt khác, được sự hỗ trợ của MACV v́ ông luôn đồng ư với cố vấn trong việc chu toàn bổn phận quản trị tiếp tế, chuyên chở, tồn kho, và các dịch vụ tiếp vận khác cung ứng cho các cuộc hành quân được thành công.

Hương bắt đầu tập trung điều tra vào Quang nhưng Thiệu t́m đủ mọi cách để bao che cho Quang v́ bảo vệ Quang tức là bảo vệ ḿnh v́ các dịch vụ của Quang và của Thiệu là một. Tướng Hiếu thu thập và hoàn tất hồ sơ về Quang và trở nên bất măn. Ông xin trở lại Quân Đội.

Hương thất vọng và thôi không đeo đuổi các viên chức cao cấp, và thay vào đó, ông chú tâm vào những viên chức thấp bé hơn.

{...}

Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Vùng 3 Chiến Thuật, và cựu phụ tá cho Phó Tổng Thống phụ trách chống tham nhũng, cũng chết một cái chết đáng nghi ngờ. Tướng Hiếu trẻ trung, đầy nhiệt huyết, nhiều khả năng và trong sạch, và giới truyền thông báo chí cho là cái chết của ông là do bàn tay của các tướng lănh tham nhũng.

2. Phạm Lê Hiệp viết:

Tôi xin đóng góp ư riêng về cái chết của Tướng Hiếu. Tướng Hiếu bị giết v́ đă điều tra chuyện tham nhũng của Tướng Toàn. Đường giây tham nhũng ấy do gia đ́nh ông bà Thiệu đứng đầu. Do đó, việc Tướng Toàn ra lệnh giết Tướng Hiếu để ếm nhẹm là chuyện đương nhiên. Cũng có nguồn tin nói rằng: Ông Trần Văn Hương chỉ thị cho TT Hiếu điều tra chuyện tham nhũng của ông Thiệu. Khi ông Thiệu đưa TT Toàn về làm Tư Lệnh, ông ta đă ra lệnh TT Toàn hạ sát TT Hiếu. Nếu TT Hiếu thật sự bị súng cướp c̣ khi đang chùi súng th́ đạn phải vào bụng hay đùi."

3. Kỳ Phong viết:

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu chỉ huy Sư Đoàn 22 Bộ Binh năm 1964 khi ông c̣n mang lon Đại Tá. Tin đồn cho là ông bị đàn em của Tướng Đặng Văn Quang sát hại khi Tướng Hiếu sắp sửa phúc tŕnh các hành động tham nhũng của Tướng Quang năm 1974.

4. Vào cuối tháng 3/1975, khi Thiệu bị áp lực mạnh từ tứ phía muốn ông từ chức Tổng Thống, và người kế vị sẽ là Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, tập đoàn tướng lănh tham nhũng - trong số đó có cả ông Thiệu - lo sợ số mạng của họ sẽ giống số mạng Tướng Nguyễn Văn Vỹ trong vụ tham nhũng Quỹ Tiết Kiệm năm 1972, v́ họ biết là ông Hương sẽ cử Tướng Hiếu vào chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng. Khi đó, chắc chắn là các xấp hồ sơ tham nhũng mà ông Thiệu đă ngâm tôm ếm nhẹm sẽ được khui ra. Do đó họ thấy cần phải hành động ngăn chận Tướng Hiếu trước.

Tướng Nguyễn Văn Toàn hay Tướng Đồng Văn Khuyên

Phạm Lê Hiệp viết:

Tôi xin mạn phép đưa thêm một giả thuyết về chuyện Tướng Hiếu. Có lẽ Tướng Hiếu bị Tướng Toàn hoặc Tướng Đồng Văn Khuyên ra lệnh giết v́ ông ta có kế hoạch phản công tại Xuân Lộc. Nếu kế hoạch này được áp dụng và thành công, VNCH có thể kéo dài cuộc chiến thêm vài ba năm nữa. Trong những năm đó biết đâu chừng ông Thiệu lại không liên kết với Trung Cộng hay Pháp để tạo một thế đứng chính trị mới cho miền Nam. Thế đứng đó sẽ bất lợi cho Hoa Kỳ và Bắc Việt. V́ lư do đó, Bắc Việt hay Hoa Kỳ phải chận đứng kế hoạch của Tướng Hiếu. Tướng Toàn (một người buôn gạo và quế cho Cộng Sản và rất thân Mỹ) hay Tướng Khuyên (Cộng Sản nằm vùng) là người đă ra lệnh hạ sát Tưóng Hiếu.

Tướng Trần Thiện Khiêm

Phạm Lê Hiệp viết:

Tôi xin thêm một giả thuyết nữa về cái chết của tướng Hiếu. Trong năm 1974, hai ông Thiệu Khiêm xung-đột với nhau v́ chuyện bầu-cử năm 1975. Nguyên-nhân là khi ông Thiệu đề cử ông Khiêm làm thủ-tướng thay ông Nguyễn văn Lộc (phe ông Kỳ), ông đă hứa hẹn với ông Khiêm là vào năm 1975 ông Khiêm thay thế ông ta trong chức-vụ tổng-thống.

Sau vài năm cầm quyền, ông Thiệu tham-quyền cố-vị đă sửa hiến-pháp để ông ta có thể tranh-cử một lần nữa. Ông Khiêm giận nên đă đưa những tài-liệu tham-nhũng của ông bà Thiệu cho LM Trần Hữu Thanh. Ông Thiệu trả đũa bằng cách cách chức một số người thuộc vây cánh ông Khiêm.

Tháng 1/1975 trước cuộc tấn-công Phước Long, ông Thiệu đang phân-vân không biết làm ǵ với những lời hối-thúc của hai cố-vấn Ted Serong (Úc) và Vanuxem (Pháp, mật-thám của Mỹ). Ông Serong khuyên ông Thiệu triệt-thoái vùng I và II đem quân về tái phối-trí và xin viện-trợ của một nước khác (xem toàn bộ tập hồ-sơ triệt-thoái "Give me 10 more years" tại thư-viện của TT LB Johnson). Ông Vanuxem th́ khuyên nên thoả-hiệp với Pháp. Cùng lúc ấy, các đại-sứ VNCH tại Âu Châu và Á Châu đều được điệp-viên Trung-Cộng tiếp-xúc đề-nghị VNCH thoả-hiệp ngoại-giao với Bắc Kinh. Nếu ông Thiệu đồng-ư, Trung-Cộng sẽ cúp viện-trợ và cắt ống tiếp-liệu của Bắc Việt (khoảng 5000km ống dẫn dầu đến tận Lộc Ninh).

Ông Thiệu v́ tin vào mấy lá thư cam-đoan tái-chiến của cựu TT Nixon đă không chịu áp-dụng giải-pháp quân-sự hay ngoại-giao nào ngoài việc tiếp tục xin viện-trợ quân-sự của Mỹ. Khi Ban Mê Thuột thất-thủ, ông Thiệu đem kế-hoạch tái phối-trí quân-đội áp-dụng tại QĐ II và QĐ I. Quân Đoàn II rút theo đường 7B bị Cộng Quân đuổi đánh tan ră. Quân Đoàn I bị cô-lập phải rút bằng đường biển bị thiệt hại nặng nề. QĐ III và IV trở thành pḥng-tuyến của VNCH. Lúc đó, nếu QĐ III cản được sức tiến công của Cộng Quân, ông Thiệu có thể quay sang Pháp hay Úc để xin viện-trợ. Ông Thiệu cũng có thể xin Trung Cộng can-thiệp sau khi đặt quan-hệ ngoại-giao . Nếu được như vậy, chắc chắn ông Thiệu sẽ c̣n giữ được chức ḿnh vài năm nữa. Đó là điều mà TT Khiêm không muốn. Do đó, Tướng Hiếu với kế-hoạch tổng phản-công tại vùng III phải bị giết. Ai ra lệnh giết? Có thể là TT Khiêm (rất thân Mỹ) chăng? Trung Tá Quyến và Quân Cảnh Tư-Pháp dính líu thế nào? An-ninh quân-đội tại sao không điều tra ra được?

Tướng Nguyễn Văn Toàn

1. Khi phóng viên UPI và kư giả Alan Dawson nói là Tướng Tư Lệnh Phó Hiếu chết sau một cuộc căi vả kịch liệt về chiến thuật với Tướng Tư Lệnh Toàn, chắc hẳn họ ngụ ư là Tướng Toàn bắn hay ra lệnh sai bắn Tướng Hiếu.

2. Denis Warner viết trong Certain History - How Hanoi won the war (1978): "Theo Tướng Dung, sát nhân là một người thân tín của ông Thiệu và là thượng cấp của Tướng Hiếu, tư lệnh Vùng 3 Chiến Thuật, Tướng Nguyễn Văn Toàn.

3. Hoàng Khởi Phong viết trong Ngày N+...: "Đàn em tướng Toàn đă giúp tướng Hiếu, một tướng sạch khác đến nơi an nghỉ cùng tướng Thanh rồi."

4. Đại đa số giới quân sự cho là Tướng Toàn bắn Tướng Hiếu.

5. Các cựu Sinh Viên Sĩ Quan Khóa 3 Trần Hưng Đạo trường Vơ Bị Đà Lạt, trong một buổi họp mặt ở California, có hỏi thẳng Tướng Toàn. Câu trả lời của Tướng Toàn là không.

6. Tướng Toàn viết trong thư gửi cho em Tướng Hiếu: "Bất ngờ vào ngày (không nhớ) lúc bay hành quân về th́ được tin Thiếu Tướng Hiếu đă tử nạn ở văn pḥng."

7. Tướng Lư Ṭng Bá quả quyết với em Tướng Hiếu là không phải Tướng Toàn bắn Tướng Hiếu v́ khi Tướng Hiếu chết ở văn pḥng th́ ông đang họp với Tướng Toàn ở một pḥng họp khác cũng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3.

8. Đại Úy Đỗ Đức, tùy viên Tướng Toàn, nói là cả ngày hôm Tướng Hiếu chết, Tướng Toàn ở trong văn pḥng làm việc; Tướng Toàn về tư dinh khoảng 5 giờ 30 chiều; một chập sau th́ có tin Tướng Hiếu chết.

9. Đại Tá Lê Văn Trang nói là trong một dịp ông qua California, ông được Trung Tá Quyến cho hay là theo ư ông th́ chính Tướng Toàn bắn Tướng Hiếu.

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu

1. Phóng viên UPI viết: "Không biết sự kiện Tướng Hiếu chết có liên quan ǵ với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không?"

2. Phóng viên Denis Warner viết trong Certain History - How Hanoi won the war (1978):

Trong hai tuần lễ tiếp sau, có vô số tin đồn đảo chánh. Một tối, một viên sĩ quan tham mưu làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu gọi điện thoại tại pḥng tôi mướn ở khách sạn Continental và cho tôi hay là một cuộc đảo chánh đang tiến hành và tôi có thể an toàn mà viết là ông Kỳ sẽ lên nắm chính quyền trước sáng hôm sau. Người đó rất đáng tin cậy nên tôi đă bước xuống khỏi giường và khởi sự viết thiên phóng sự. Nhưng rồi, suy nghĩ lại (hay tại tôi nhát sợ phải đối mặt với các toán binh ngoài đường phố khi không có giấy phép di chuyển), tôi đă xé bỏ vào thùng rác và đi ngủ trở lại. Như vậy lại c̣n hay hơn.

Thực sự th́ ông Kỳ có kế hoạch đảo chánh, dùng tới không quân, lính dù, và lực lượng đặc biệt. Ông khựng lại vào phút chót chỉ v́ ông tin là Đại Sứ Martin đă đồng ư gây áp lực để ông Thiệu từ chức. Tôi không rơ Tướng Hiếu, tư lệnh phó Vùng 3 Chiến Thuật (tuyến pḥng Sài G̣n) có liên hệ tới vụ đảo chánh không, nhưng vào tối ngày 7 tháng 4 ông bị bắn và giết tại bàn giấy ở Biên Hoà. Theo Tướng Dung, sát nhân là một người thân tín của ông Thiệu và là thượng cấp của Tướng Hiếu, tư lệnh Vùng 3 Chiến Thuật, Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Đúng 8 giờ 22 phút ngày hôm sau, khi đường Catinat đầy nghẹt xe cộ qua lại, một chiến đấu cơ F5E do Trung Úy phi công KQVN Nguyễn Thành Trung lái, bay trên đầu thành phố rồi bổ đầu đâm thẳng xuống Dinh Độc Lập.

3. Tướng Phạm Văn Đổng nói: "Ông Trần Văn Hương chỉ thị cho Thiếu Tướng Hiếu điều tra chuyện tham nhũng của ông Thiệu. Khi ông Thiệu đưa Trung Tướng Toàn về làm Tư Lệnh Quân Đoàn III, ông ta đă ra lệnh Trung Tướng Toàn hạ sát Thiếu Tướng Hiếu."

4. Ai cũng biết là Tổng Thống Thiệu rất sợ bị đảo chánh. Tướng Vĩnh Lộc nói Tổng Thống Nhà Nam sợ đến cả chính bóng h́nh ḿnh, và run rét Dù hay Thiết Giáp đảo chánh. Tướng Trần Văn Đôn nói Thiệu sợ nếu có đảo chánh ông sẽ bị giết như ông Diệm. Tướng Lê Quang Lưỡng nói Thiệu đang tâm xẻ Sư Đoàn Dù ra làm ba, khi ông đưa Sư Đoàn này từ Quân Đoàn 1 về, v́ sợ Dù đảo chánh. Ông Thiệu thà mất nước chứ không muốn mất ghế Tổng Thống. Thiệu dám hy sinh cả một đoàn quân Dù ưu tú và cả một quốc gia th́ có xá ǵ tính mạng một Tướng Hiếu một khi ông nghi Tướng Hiếu đứng ra cầm đầu đảo chánh. Tướng Trần Văn Đôn đă dùng tiếng Pháp "méchant" để mô tả Thiệu như là một con người độc ác (The Fall of South Vietnam. Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders, by Stephen T. Hosmer, Brian M. Jenkins, and Konrad Kellen).

5. Nhân một buổi đại hội toàn quốc cựu tù nhân chính trị tại Cali, một người hỏi riêng Tướng Toàn nghĩ sao về vụ Tướng Hiếu là người hay xông pha ngoài mặt trận lại chết v́ súng lẩy c̣ th́ được Tướng Toàn trả lời, "Ông Thiệu nay đă chết rồi, thôi bỏ chuyện đó cho qua đi."

6. Ý kiến của một người lính - Trước tiên tôi xin tự giới thiệu, tôi là một người lính phục vụ tại SĐ 5 BB thuộc ĐĐ 5 TRINH SÁT dưới thời Tướng Trần Quốc Lịch và sau này là Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ làm tư lệnh Sư đoàn. Thời gian gần đây tôi có dịp đọc những bài viết của ông trong trang nhà Tướng Hiếu. Trước khi Saigon bị cưỡng chiếm tôi chỉ nghe các đàn anh kể lại về tướng Hiếu là một vị tướng lănh tài năng trong quân đội. Sau này qua các ư kiến của rất nhiều người đă từng cộng tác, hoặc quen biết với tướng Hiếu đều có cùng một nhận định tướng Hiếu là một thiên tài quân sự. Một con người liêm khiết, có tư cách và tinh thần phục vụ v́ quốc gia, dân tộc. V́ vậy cái chết của tướng Hiếu là một mất mát to lớn cho đất nước. Nhưng cái chết bí ẩn của tướng Hiếu cho đến bây giờ vẫn c̣n là một điều bí ẩn đối với gia đ́nh ông cũng như cho tất cả mội người. V́ vậy tôi rất hiểu rằng sau bao nhiêu năm ông đă bỏ công thu thập những chứng cứ để t́m ra sự thật về cái chết của tướng Hiếu. Qua bài viết này tôi hy vọng đóng góp phần nào công sức cho cho gia đ́nh ông và cho những người có tấm ḷng với tướng Hiếu.

Lần theo các tư liệu mà ông đă thu thập cùng những lời phát biểu của các vị tướng tá trong quân đoàn 3 lúc bấy giờ (tôi xin phép không nêu ra đây để không làm mất thời gian) tôi xin phép được nêu ra ư kiến như sau:

1/ Trường hợp tướng Hiếu tự sát: Không thuyết phục v́ tướng Hiếu là một người Công giáo, vả lại tướng Hiếu trong thời gian đó vẫn sinh hoạt b́nh thường.

2/ Trường hợp chùi súng bị cướp c̣: Không thuyết phục v́ tướng Hiếu là một tay thiện xạ và rất am hiểu về súng đạn. Trong thao tác lau súng theo tác giả Đăng văn Nhâm gồm có 3 động tác an toàn nên đối với tướng Hiếu không thể xảy ra trường hợp cướp c̣ để xảy ra tử vong được.

3/ Trường hợp bị mưu sát: Đây là trường hợp khả thi nhất. Nhưng ai là thủ phạm ?

Trong vấn đề này có 3 đối tượng mà chúng ta cần phân tích.

a/ Người Mỹ: Thời gian này đối với người Mỹ đă coi như chiến tranh tại VN đă chấm dứt. Họ không có thời gian để xen vào chuyện nội bộ VN nữa. Do đó đối tượng này chúng ta loại ra.

b/ Cộng sản: Sau khi chiếm được Ban mê thuột và Phước Long mà người Mỹ không can thiệp, và không tiếp tục viện trợ cho Miền Nam nữa th́ coi như chế độ VNCH sắp cáo chung, Họ không có hơi sức đâu mà lo những chuyện phụ thuộc. V́ vậy giả thuyết cộng sản ám sát tướng Hiếu bị loại ra.

c/ Nguyễn Văn Thiệu và tập đoàn tham nhũng: Như chúng ta đă biết tướng Hiếu được phó tổng thống Trần văn Hương bổ nhiệm làm trưởng ban bài trừ tham nhũng. Trong thời gian làm việc ông đă phanh phui các vụ tham nhũng lớn làm cho 2 ông tướng và 6 đại tá mất chức mà những người này là tay chân bộ hạ của ông Thiệu. V́ vậy đối với ông Thiệu tướng Hiếu là đối tượng cần phải loại trừ vào thời điểm thích hợp nhất. Tiện đây tôi xin nhắc lại vụ tham nhũng ở Long An c̣n được gọi là vụ c̣i hụ Long an vô t́nh bị lộ do 2 trung sĩ khi làm nhiệm vụ, v́ tưởng là đoàn xe kéo quân về đảo chính nên đă báo cho đại tá Lê văn Năm ra lệnh chận đoàn xe lại. Thay v́ điều tra làm rơ sự việc nhưng ông Thiệu ra lệnh cách chức đại tá Năm và các hạ sĩ quan, sĩ quan thuộc tiểu đoàn 6 quân cảnh phải ra ṭa án quân sự trong đó có bản án tử h́nh sau giảm xuống c̣n chung thân. Một sự việc t́nh cờ bị phát hiện như vậy mà ông Thiệu c̣n muốn giết người huống hồ như vụ tướng Hiếu dám phanh phui cả một đường dây tham nhũng của ông ta.(trích nguồn của ông Đặng văn Nhâm). Khi tướng Thuần lên thay tướng Minh có yêu cầu ông Thiệu bổ nhiệm cho tướng Hiếu làm phó tư lệnh QĐ. Theo tôi đó chỉ là một màn kịch, không phải v́ mến tài của tướng Hiếu mà bổ nhiệm tướng Hiếu làm phó, chỉ là một chức vụ ngồi chơi xơi nước. Nhưng chủ yếu là để theo dõi và chờ thời cơ để triệt hạ tướng Hiếu.

Trong những bài viết của ông về cái chết của tướng Hiếu tôi thấy nổi lên 2 vấn đề: thời gian tướng Hiếu chết và những mâu thuẫn trong lời khai của những người có mặt tại hiện trường. Theo tôi đây không phải là điểm mấu chốt mà quan trọng nhất là địa điểm tướng Hiếu chết.

Những người đạo diễn về cái chết của tướng Hiếu đă phạm một sai lầm rất lớn là họ mặc nhiên xác nhận tướng Hiếu chết tại bộ tư lệnh QĐ3. Điều này chắc chắn không ai dám phủ nhận. Bộ tư lệnh QĐ3 không phải là một cái chợ ai muốn ra vào cũng được chỉ trừ những người có nhiệm vụ, nhất là trong thời điểm chiến tranh đă gần đến thủ đô Saigon.

Sau khi dùng phương pháp loại trừ chỉ c̣n đối tượng 3 là: Nguyễn văn Thiệu và tập đoàn tham nhũng là có động cơ sát hại tướng Hiếu.

V́ vậy tôi có thể mạnh dạn kết luận rằng tướng Hiếu bị sát hại bởi: Nguyễn văn Thiệu ra lệnh cho tướng Toàn. Tướng Toàn không trực tiếp thi hành mà tổ chức cho một sát thủ là tay chân trong tập đoàn tham nhũng thực hiện, Sau đó dàn dựng kịch bản tướng Hiếu lau súng bị cướp c̣. Nhưng địa điểm tướng Hiếu chết đă nói lên tất cả. Một kịch bản đă phạm sai sót lớn nhất ở phần cơ bản.

Một đôi điều góp ư cùng ông. (Duy Phương)


Nguyễn Văn Tín
Ngày 05 tháng 10 năm 1999

Cập nhật ngày 14.10.2010

generalhieu