Guồng Máy của Khiêm: Tất Cả trong Gia Đ́nh

Sau bốn năm biệt xứ v́ lư do chính trị tại Đài Loan và Mỹ, Khiêm hồi hương tháng năm 1968 và được chỉ định vào chức bộ trưởng nội vụ trong nội các tổng thống Thiệu. Khiêm, có lẽ một lănh tụ quân sự Việt Nam bất thường nhất, khởi công xây dựng một thế lực cho riêng ḿnh, trở nên thủ tướng năm 1969. Tuy Khiêm có một quá tŕnh phản bội các đồng minh của ḿnh khi phù hợp với mục tiêu riêng, tổng thống Thiệu đang kèn cựa tranh chấp ngầm với phó tổng thống Kỳ, và có lẽ bổ nhiệm Khiêm v́ ông cần đến tài lèo lái chính trị vô song địch của Khiêm. Nhưng trước tiên với tư cách bộ trưởng nội vụ rồi kế đó kiêm thủ tướng, Khiêm bổ nhiệm các anh em họ hàng vào các văn pḥng sinh lợi trong các cơ quan hành chánh dân sự và bắt đầu xây dựng một tổ chức chính trị càng ngày càng biệt lập. Tháng 7 năm 1968 ông bổ nhiệm em vợ của ông vào chức vụ đô trưởng Sài G̣n. Ông dùng ảnh hưởng lớn mạnh của ông để đặt để em trai, Trần Thiện Khôi, vào chức vụ trưởng pḥng Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan, một em trai khác vào chức vụ giám đốn thương cảng Sài G̣n và em họ vào chức vụ phó tổng trấn Sài G̣n. Sau khi lên nắm chức thủ tướng năm 1969, Khiêm đă có thể bổ nhiệm một thân thuộc bên vợ vào chức vụ tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia.

Một trong những người quan trọng nhất trong guồng máy của Khiêm là em ông, Trần Thiện Khôi, trưởng pḥng Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan. Không bao lâu sau khi các cố vấn nhà đoan Mỹ bắt đầu làm việc tại Phi Trường Tân Sơn Nhất năm 1968, họ phúc tŕnh các hồ sơ về tệ trạng trầm trọng và khuyến cáo các viên chức Việt Nam ra tay chỉnh trang. Tuy nhiên, theo như lời của một viên chức Mỹ phát biểu, "Họ vừa mới khởi sự dọn dẹp khi em ông Khiêm tới, và sau đó mọi sự đều được thảy qua cửa sổ." Trưởng pḥng Chống Gian Lận Trần Thiện Khôi giao cho phó trưởng pḥng của mình làm công việc nhơ nhuốc, và hai người cùng nhau đình chỉ mọi công việc chỉnh đốn có tính cách hữu hiệu. Viên phó trưởng pḥng này đă được mô tả cách sống động trong một bản báo cáo của cảnh sát trưởng Mỹ năm 1971:

Y nghiện thuốc phiện tốn phí khoảng 10 ngàn đồng một ngày [$35] và lê lết các động tiên địa phương theo một thời khóa biểu đều đặn. Y đă từng bị truy tố về nhiều tội phạm nghiêm trọng khoảng hai năm trước nhưng v́ đút lót và bề thế chính trị, đă được tha bổng. Khi y nắm chức vụ này y nghèo rách mồng tơi, nhưng bây giờ đă trở nên giàu có và cấp dưỡng hai ba bà vợ.

Bản báo cáo mô tả trưởng pḥng Khôi như "một vai chính trong vụ buôn á phiện" đă phá hoại nỗ lực đặt để một đội toán chống buôn thuốc phiện trong Phân Bộ Chống Gian Lận. Dưới sự lănh đạo của Khôi, các vụ nhập cảng lậu vàng và á phiện đă trở nên lộ liễu đến độ vào tháng hai năm 1971 một cố vấn nhà đoan Mỹ đă báo cáo là "...sau ba năm họp hành kiểu này và vô số chỉ thị ban bố từ mọi cấp, công việc của Nhà Đoan tại phi trường đă tới điểm các nhân viên Nhà Đoàn Việt Nam chỉ c̣n là tay sai của các con buôn lậu..." Bản báo cáo tiếp tục mô tả sự liên kết giữa các viên chức nhà đoan và một nhóm tay buôn lậu chuyên nghiệp coi như chúng nắm phần điều hành phi trường:

Trong thực tế, các viên chức nhà đoan coi bộ hết sức chiều ḷng bọn buôn lậu này và không những tháp tùng chúng qua các trạm kiểm soát mà c̣n đưa rước chúng ra tận xe taxi. Lối xử này ban bố cho dịch vụ một vẻ hợp lệ để tránh sự can thiệp có thể xảy ra do bởi một viên chức nhà đoan hay một cảnh sát viên mới vào nghề không thông thạo đường lối làm việc ở đây.

Một con buôn lậu quan trọng nhất tại Tân Sơn Nhất là một mụ đàn bà với các liên hệ chính trị đáng nể:

"Một trong những vấn đề lớn nhất tại phi trường từ khi các Cố Vấn thoạt tới đây và đề tài của một trong những bản báo cáo đầu tiên là Bà Chín, hay Chín Mập. Tên này hợp với bà ta v́ bà to xác đủ để có thể dễ nhận diện trong bất cứ nhóm người nào ... Mụ này chỉ huy một nhóm 10 hay 12 phụ nữ luôn có mặt tại mọi chuyến bay tới từ Lào và Singapore và họ tiếp nhận hầu hết các kiện hàng tới trong các chuyến bay này mà không ai đi theo ... Khi Bà Chín rời khỏi khu vực nhà đoan, bà như một con vịt mẹ dẫn đầu một đàn vịt con có 8 đến 10 phu khuân vác theo sau để chất các kiện hàng lên các xe taxi đang chờ đợi ...

Tôi nhớ một lần ... vào tháng bảy năm 1968 khi một phi cơ từ Lào tới ... tôi ngỏ ư muốn có cùng loÕi thuốc bắc Tàu mà bà này tiếp nhận và đă đem đi. Một trong số viên chức nhà đoàn mới mở một trong các gói hàng và t́m thấy không phải là thuốc mà là các sấp vàng lá... Sự việc này được tŕnh lên ông tổng giám đốc nhưng trưởng pḥng Khu 2... nói là tôi chỉ phỏng đoán và tôi không nên cáo buộc Bà Chín làm bậy. Tôi nêu lên điều này để cho thấy bà này được che chở bởi mọi cấp trong Nhà Đoàn của Chính Phủ Miền Nam."

Tuy là hầu hết các viên chức nhà đoàn đều nhận các tiền mua chuộc từ các con buôn lậu, các cố vấn nhà đoàn Mỹ tin là chức vụ của trưởng pḥng Khôi hưởng lợi tài chánh nhiều nhất. Trong khi các trưởng pḥng phân bộ chỉ nhận tiền mua chuộc của các thuộc viên, quyền lực thi hành luật pháp cho phép ông nhận các chia chác từ mọi phân bộ trong ngành đoan. V́ chưng một viên chức bé nhỏ như trưởng pḥng thâu thuế tại nhà kho kiện hàng Tân Sơn Nhất chia chác 22 ngàn đô một tháng cho cấp trên, lợi tức của trưởng pḥng Khôi phải là kếc xù.

Đầu năm 1971, các cố vấn nhà đoan Mỹ vận dụng nỗ lực để thay viên phó trưởng pḥng, nhưng trưởng pḥng Khôi rất khôn khéo trong việc bao che cho viên phó trưởng pḥng của ḿnh. Vào tháng ba, các viên chức Mỹ tại Vientiane biết được là Dân Biểu Phạm Chí Thiện sẽ đáp máy bay đi Sài G̣n mang theo bốn kí lô bạch phiến và báo cáo tin này đến Sài G̣n. Khi các cố vấn nhà đoan Mỹ yêu cầu Phân Bộ Chống Gian Lận chận bắt (các viên chức Mỹ không có quyền bắt giam), trưởng pḥng Khôi giao việc bắt bớ này cho viên phụ tá nghiện á phiện. "Người Hùng" sau này được gắn huy chương ân thưởng "thành quả" này của anh ta, và các cố vấn nhà đoan Mỹ, đang khi họ vẫn t́m cách sa thải hay thuyên chuyển anh này, đă phải cắn răng dự buổi tiếp tân mừng y.

Bực dọc trong bao nhiêu tháng v́ thái độ thờ ơ của sứ quán Mỹ và thái độ gian dối của giới chức Việt, các thành viên của đội toán cố vấn Mỹ tại nhà đoan lấy quyết định đưa sự vụ ra công luận Mỹ. Các bản sao của các cố vấn nhà đoan Mỹ trích dẫn trong phần trên được tiết lộ cho giới báo chí và trở nên nền tảng cho một bài viết xuất hiện trên trang đầu của nhật báo the New York Times ngày 22 tháng 4 năm 1972, dưới hàng tít, "Phi Trường Sài G̣n, Thiên Đường của Bọn Buôn Lậu."

Phản ứng phiá Mỹ bộc phát tức th́. Washington phái thêm cố vấn nhà đoan làm việc tại Tân Sơn Nhất, và Sứ Quán Mỹ cuối cùng đ̣i chế độ Thiệu phải hành động. Tuy nhiên khởi đầu chính phủ Sài G̣n lạnh nhạt đối với đ̣i hỏi của Sứ Quán Mỹ phải lành mạnh hóa Phân Bộ Chống Gian Lận của nhà đoan. Chỉ đến khi vấn đề nhập cảng lậu trở nên một trái banh giữa phe Khiêm và phe Thiệu, giới chức Việt mới tỏ ra quan tâm giải quyết vấn đề này.

The Politics of Heroin in SEA
Alfred W. McCoy (1973)

Harper Colophon Books