Lá Thư Thứ 2 Xác Nhận Sự Kiện

(Lá thư này do Đại Tá Tạ Thanh Long gửi xác nhận Thiếu Tướng Hiếu bị thảm sát vào buổi chiều, chứ không phải buổi trưa như Lá Thư Thứ 1. Tôi xin đăng lá thư thứ hai này cách vô tư để rộng đường dư luận.)

Ngày 4 tháng 1 năm 1999.

Kính ông Nguyễn Văn Tín,

Qua điện đàm lúc 8 giờ sáng ngày 2/1/1999, tôi xin xác nhận Tướng Hiếu đă chết sau giờ họp tổng kết hành quân mỗi buổi chiều (khoảng sau 6.30) thay v́ tin đồn đến với ông là Tướng Hiếu chết vào trưa và báo cáo ghi nhận vào chiều. Sự kiện như sau:

Tôi, với cương vị Trưởng đoàn quân sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, có bổn phận phải đến tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn họp vào lúc 5 giờ mỗi buổi chiều để ghi nhận và tố cáo vi phạm của Việt Cộng đến Ủy Ban Quốc Tế về Hiệp Định Paris.

Chiều hôm đó, tôi đến họp th́ Tướng Hiếu chủ tọa, tôi được biết Tướng Toàn Tư Lệnh đang bận tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đóng tại G̣ Dầu Hạ, Tây Ninh. Lúc vào họp, Tướng Hiếu ngồi chính giữa. Bên trái: Tướng Đào Duy Ân, TMT và Đại Tá Phan Huy Lương TMP/HQ. Bên phải: ông Peters Tổng Lănh Sự Biên Hoà và Tôi. Các hàng ghế sau là Sĩ Quan các phần hành Bộ Tham Mưu.

Sau giờ họp, Tướng Hiếu, Tướng Ân và tôi ra pḥng khách uống trà. Tướng Hiếu khoe với tôi trước mặt Tướng Ân: "Collection Pistolet của moa đă lên đến con số 37 rồi toa, moa vừa có một cây P38, đă đưa cho Quân Cụ xoáy lại rayures, để moa lấy cho toa xem. Tướng Hiếu vừa nói đến đây th́ Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu xuống dùng cơm. Tướng Ân và Tôi đứng dậy, xin phép ra về.

Xe tôi chạy đến Hotel de la Piscine Biên Hoà (trụ sở Ủy Ban Quốc Tế), tôi ghé vào 20 phút để nói qua các vi phạm của Việt Cộng trong ngày với Đại Tá Thành viên chủ vị, sau đó tôi ra về. Vừa đến văn pḥng (chưa kịp xuống xe), Trung Tá Nguyễn Văn Thắng, sĩ quan trực thuộc Đoàn Liên Hiệp Quân Sự của tôi báo cáo: "Đại Tá Lương cần gặp Đại Tá gấp, Tướng Hiếu đă chết."

Tôi quay lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn th́ thấy Quân Cảnh vây chặt văn pḥng Bộ Tư Lệnh, tôi hỏi ngay Đại Tá Lương: "Chuyện ǵ xảy ra?" Đại Tá Lương trả lời: "Sau khi dùng cơm, Tướng Hiếu trở lại văn pḥng, sau đó vài phút có tiếng súng nổ, lính gác vào xem, nh́n thấy Tướng Hiếu đang gục trên bàn với máu me, nên báo động lên. Tôi mời Đại Tá qua chứng để cơ quan hữu trách điều tra nguyên cớ, v́ Đại Tá và Thiếu Tướng là bạn cùng khóa, thân nhứt tại Quân Đoàn."

Lời Bàn

1. Xin ghi nhận hai lời xác nhận khác nhau về thời điểm giữa Đại Tá Nguyễn Khuyến và Đại Tá Tạ Thanh Long: khoảng 12giờ30 trưa, và khoảng 6giờ30 chiều. Ai nhớ đúng, ai nhớ sai? Chắc cần kiểm chứng cùng một số nhân chứng khác. Đại Tá Khuyến họp Ủy Ban Chống Tham Nhũng hàng tháng; Đại Tá Long họp Ủy Ban Vi Phạm Hiệp Định Paris hàng ngày đúng 5 giờ chiều; ai dễ, ai khó nhớ lộn hơn?

2. Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá xác nhận là họp với Tướng Toàn vào buổi chiều ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, chứ không phải ở Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đặt ở G̣ Dầu Hạ như Đại Tá Long nói. Tướng Bá nói là sau khi họp, khi đi ngang qua văn pḥng Tướng Hiếu th́ nghe lính tráng lao xao nói Tướng Hiếu mới bị bắn trong văn pḥng.

3. Trước nay, Tướng Hiếu chết trước khi đi ăn cơm trưa hay cơm chiều. Trong thư này lại nói Tướng Hiếu chết sau khi ăn cơm chiều.

4. Trước nay, Tướng Hiếu rủ Đại Tá Lương đi ăn. Trong thư này lại nói Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu đi ăn.

5. Trước nay, khẩu súng lục được Tướng Hiếu gửi qua Quân Cụ để sửa bộ phận an toàn. Trong thư này lại nói để chỉnh các đường rănh (rayures) của ṇng khẩu súng.

6. Trước nay, Đại Tá Lương là người chạy tới đầu tiên khi có tiếng nổ vọng ra từ văn pḥng Tướng Hiếu. Trong thư này lại nói là lính canh chạy vào trước và báo động lên.

7. Ngoài ra tôi biết thêm một vài chi tiết sau đây:

a. Trong ngày 8/4/1974, một nhóm lính bận đồ trận treillis do Chuẩn Tướng Lê Trung Tường cầm đầu tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đuổi lính gác quân cảnh đi hết. Tướng Tường vừa mới được Tướng Toàn chỉ định vào chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 3. Tháng trước, Tướng Tường đă hèn nhát mếu máo từ nhiệm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 23 trong vụ Cộng Quân tấn chiếm Ban Mê Thuột. Khi Tướng Hiếu bị thảm sát không có bóng dáng quân cảnh canh gác gần văn pḥng.

b. Trung Tá Vĩnh Hồ, sĩ quan t́nh báo pḥng 2 Quân Đoàn 2 của Tướng Toàn trước đây, từ Pleiku về thăm Tướng Toàn sau khi Quân Đoàn 2 tan ră, đang ngồi đợi tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, có nghe đến hai phát súng, chứ không phải một phát, từ văn pḥng Tướng Hiếu dội lại, rồi nghe thấy những bước chân chạy rầm rộ. (Được biết Trung Tá Vĩnh Hồ đă mất v́ bệnh ung thư).

c. Khẩu súng lục Tướng Hiếu nắm trong tay khi chết là một khẩu súng thời Pháp, lính tây Lê-Dương xài, rất nặng nên Tướng Hiếu không khi nào đeo theo mà chỉ để ở văn pḥng. Viên đạn Tướng Toàn t́m thấy và trao cho Quân Cảnh phù hợp với kích thước ṇng khẩu súng lục này (lẽ đương nhiên, nhưng đâu có đọ đúng kích thước nhỏ xíu của vết lủng nơi cằm và đỉnh đầu Tướng Hiếu!).

d. Một Đại Tá, từng làm trong ngành An Ninh Quân Đội cho biết: khẩu súng kẻ sát nhân dùng trong vụ ám hại Tướng Hiếu phải là một khẩu súng hăm thanh loại rất đặc biệt, Mỹ chỉ cung cấp cho một số rất ít đơn vị lực lượng đặc biệt. Do đó trên nguyên tắc, giới thẩm quyền không khó ǵ phanh phui ra manh mối, nếu muốn.

e. Một Đại Úy Lực Lượng Đặc biệt nhận xét khẩu súng ám hại tướng Hiếu phải là khẩu súng lục Browning loại nhỏ, bằng 3/4 bàn tay, không hăm thanh, dùng viên đạn 8 ly. Người xử dụng loại súng này , khi muốn uy hiếp đối phương, thường dí súng vào cằm bên trái của nạn nhân. Nếu nạn nhân đứng yên th́ đạn xuyên từ cằm trái ra sau ót. Nếu nạn nhân nghiêng đầu (trong trường hợp của Tướng Hiếu), đạn trổ lên gần đỉnh đầu bên phải.

f. Sáng hôm sau có sự hiện diện tại phạm trường của Trung Tướng Cao Hảo Hớn do Tổng Thống Thiệu phái tới.

g. Ngày 10/4/1975, một Đại Úy người nhà đến viếng xác Tướng Hiếu th́ gặp cụ Hướng, thân sinh Tướng Hiếu, có mặt tại nơi quàn xác. Lúc đó đàn em Tướng Toàn đứng xớ rớ đầy dẫy nơi đó. Cụ Hướng bô bô nói lớn tiếng: "Này cháu, súng rouleau làm sao mà dễ lẩy c̣ được nhỉ?" Viên Đại Úy lí nhí trả lời cách sợ sệt: "Thưa bác, đúng vậy", và để ư thấy nhiều cặp mắt ḍm ngó ḿnh. Khi ra về, viên Đại Úy thấy có hai tên sĩ quan leo lên xe jíp chạy theo xe vespa ḿnh. Anh ta phải chạy lẩn vào các ngơ hẻm chật hẹp mới chạy thoát... Nếu không có chủ mưu th́ cần ǵ phải theo dơi như vậy?

8. Trong cuộc điện đàm, sau khi tôi nhận được lá thư trên đây, Đại Tá Long xác nhận: "Công tâm mà nói, khẩu P38 khó mà có thể tự động lẩy c̣. Muốn nổ súng, phải làm lần lượt hai động tác: 1. gạt chốt an toàn, và 2. bấm c̣".

9. Tôi hân hoan tiếp nhận mọi dữ kiện hay chi tiết liên quan đến cái chết bí ẩn của Tướng Hiếu, với hy vọng là khi đem ra duyệt xét và đối chiếu tất cả mọi dữ kiện thu thập được, sự kiện vô tư khách quan sẽ được sáng tỏ.

10. Đại Tá Long viết thêm ngày 20/1/1999: "Trong vụ việc mất mát đau buồn đă qua, nếu có ẩn t́nh hay do sự bất cẩn, th́ ánh sáng cũng sẽ được phơi bày."


Nguyễn Văn Tín
Ngày 24 tháng 1 năm 1999

Cập nhật ngày 29.08.1999

generalhieu