Tôi Từng Biết Tướng Hiếu

Một số độc giả khi vào đọc trang nhà Tướng Hiếu nhận ra là họ đă từng biết hay đă gặp Tướng Hiếu. Tiếp sau đây xin ghi lại phản ứng và cảm tưởng của họ diễn tả qua vi thư:

Trần Hoài Thư

Qua HoustonViet tôi được đọc trang nhà của Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu. Tôi muốn rưng nước mắt. Mới hôm qua, tôi và cựu đại đội trưởng cũ của tôi (đại đội 405 Thám kích Sư đoàn 22BB) đă nói chuyện với nhau qua điện thoại, tôi có hỏi ư kiến của anh về một vị Tướng nào anh phục nhất. Anh trả lời không ngần ngại: Tướng Hiếu.

Tôi về tŕnh diện đơn vị đại đội 405 Thám kích lúc tướng Hiếu làm sư đoàn trưởng (8/1967). Và đơn vị tôi rất được tướng Hiếu thương. Bởi lẽ chúng tôi đă ở sát với ông, làm xong những công tác hiểm nguy mà ông đặt tin tưởng. Mỗi lần đơn vị chiếm mục tiêu là trực thăng ông bay đến liền để ủy lạo. Vào ngày 9/5/68, đại đội tôi bị phục kích trên đồi Kỳ Sơn, thiệt hại rất nặng, 4 sĩ quan tử thương, có cả cố vấn Mỹ, riêng tôi và đại đội trưởng bị thương, ngay xế trưa hôm ấy, tướng Hiếu đáp trực thăng bay lên đồi và ông ngồi cúi đầu trên mỏm đá cả nửa tiếng đồng hồ. Và cả tuần sau đấy, ông ra lệnh Sư đoàn treo cờ rũ.

[...] Tôi mang h́nh ảnh ông, ḷng thương mến lính của ông, ḷng nhân hậu của ông để mà tự hào là một thuộc cấp của ông. Ông đă tặng cho mỗi người lính chúng tôi một chiếc dao găm rất đẹp, v́ ông rất chịu chúng tôi.

Bây giờ ông chết, không phải v́ kẻ địch mà v́ một bọn hỗn quân, hỗn thần... Xin cho tôi thắp nén hương ḷng kính gửi lên Ông. Thưa thiếu tướng, thiếu tướng c̣n nhớ thằng thiếu úy mang kính cận thị đội mũ rừng mà thiếu tướng đă mấy lần gắn huy chương không?

Beverly Haire

Tôi có đọc các điều khác [về anh ông] qua nhiều năm tháng, và có gặp một Cố Vấn lâu lắm rồi, ông ta học chung với anh của ông (tôi không nhớ tên), nhưng c̣n nhớ ông ta khoe anh ông giỏi giang làm sao trong trường, và tiên đoán là anh ông sẽ lên Tướng nay mai! Khi tôi nghe anh ông bị giết, tôi c̣n nhớ khi nghe tin đó trên báo chí, tôi nghĩ ngay là bị ám sát! Tôi biết chính quyền có thể làm những điều đó và nói dối dân chúng! Nhưng nên nhớ rằng kẻ LÀNH th́ bị ám sát! kẻ mà không hũ hóa được!

Ron

Tôi không biết làm sao và tại sao tôi nhận được địa chỉ trang nhà của anh ông... nhưng tôi sung sướng là nhận được. Tôi nghiêng ḿnh khâm phục ông...Hăy tiếp tục xúc tiến...ông và gia đ́nh ông sẽ phải biết sự thật về số mệnh của anh ông.

Tôi là một Cựu Chiến Binh tham chiến tại Việt Nam, tôi phục vụ với SĐ 1 KK HK năm 1965 và 1966 trên Vùng Cao Nguyên QĐ II...Tướng Kinnard là Tư Lệnh, Tướng Kinnard rời SĐ tháng 5/1966...Có lẽ phải là ngày 1/11/65 Tướng Hiếu đến thăm Tướng Kinnard, ngày trước các trận đánh trong thung lũng Ia Drang ngày 14, 15, 16, 17 tháng 11...

Tôi thấy trang nhà rất hay ho...Tôi vẫn c̣n đang tiếp tục đọc chưa xong... Ông đă viết một cuốn sách về cuộc hành tŕnh bi hùng này chưa?...Tôi tin là nó phải được kể lại...mặc dù ông đang kể nó tại trang nhà này.

Việt Nam chiếm một phần lớn trong đời tôi...không thể tẩy xóa khỏi kư ức...Tôi cũng đă trở về lại Việt Nam. Nhưng thôi... tôi chỉ muốn cám ơn ông đă mách cho trang nhà này...Tôi sẽ truyền nó cho những thằng bạn Cựu Chiến Binh VN của tôi trên mạng lưới... Tôi chắc chắn rồi chúng nó cũng sẽ lấy làm thích thú như tôi vậy.

Tôi xin chúc ông và gia đ́nh a very Merry Christmas & a Healthy & Prosperous New Year ... in Vietnamese...Chuc Mung Nam Moi??

[...]

Những ngày của tháng 11/1965 đă in khắc sâu trong kư ức tôi...những ngày thâm sâu và kinh hoàng nhất của đời sống tôi... Tôi sống lại những ngày đó mỗi đêm...Nhiều thằng bạn tốt từng chiến đấu sát cánh với tôi trong những giao thông hào đă tử nạn và đă bị thương trầm trọng trong những này đó...

Tôi gặp Tướng Kinnard hằng năm tại ngày họp mặt của Cựu Chiến Binh "Thung Lũng Ia Drang 1965" tại Washington, CD...vào mỗi tháng 11, chúng tôi tụ tập lại để tưởng niệm 243 chiến sĩ đă tử nạn tại thung lũng của sự chết.

Tôi xững xờ trước sự phong phú của tài liệu ông có. Chúng đă cho chúng ta một nội kiến về hành động của QLVNCH và về vị tư lệnh của họ. Tôi sẽ tiếp tục đọc trang nhà của ông tối nay.

Tôi sẽ gửi địa chỉ trang nhà này cho ông bạn tốt của tôi, Joe Galloway. Joe là cây viết thâm niên của U.S News & World Report. Joe và cựu chỉ huy trưởng của tôi, Trung Tướng Harold G. Moore đă viết chung một cuốn sách về các trận đánh tại Ia Drang..."We Were Soldiers Once and Young". Tôi cũng sẽ gửi nó cho Jack Smith, một cựu chiến binh khác của các trận đánh Ia Drang...Jack là phóng viên của ABC News. Có thể họ sẽ tiếp tay vào việc t́m các lời giải đáp của ông.

Bill Sillery

Đây là lần thứ ba tôi viếng thăm trang nhà của anh, tôi thật t́nh thích công tŕnh anh đă thực hiện. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một người Việt từ năm 1967. Này, tôi nghĩ là tôi có phục vụ với anh anh tại Bồng Sơn năm 1967. Tôi ở Việt Nam từ 4/11/1966 tới 1/11/1967, với Tiểu Đoàn 8 Công Binh, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ. Tôi chắc chắn là có tham dự vào Hành Quân Đại Bàng. Trang Nhà anh chứa đựng bao nhiêu là hứng thú cho tôi và tôi sẽ trở lại viếng thăm nữa, tôi đă chuyển nó tới một số bạn bè Cựu Chiến Binh Việt Nam của tôi. Này, tôi quen thuộc Simpson St., vùng Bronx, thuộc Ty Cảnh Sát 41 (Fort Apache) 20 năm về trước. Tôi rất lấy làm sung sướng thấy nó được phục hồi qua nỗ lực của anh.

John Spizzirri

Cám ơn ông đă mời tôi ghé thăm trang nhà của ông về anh ông. Tôi luôn quan tâm đến các đồng đội cựu chiến binh. Anh ông có vẻ vừa là một chiến sĩ vĩ đại và một con người vĩ đại. Có thể là tôi chạm trán với anh ông hoặc tại căn cứ Mỹ ở Bearcat hay Long B́nh? Có phải một thời anh ông hay đeo một con dao Bowis to bên ḿnh? Tôi nhớ có lần thoáng gặp một nhân vật có h́nh dáng bề ngoài và một vóc dáng oai vệ tương tự trong khi tôi phục vụ tại Việt Nam ( từ tháng 6/1968 tới tháng 6/1969). Một lần nữa xin cám ơn về lời mời , tôi chắc chắn anh ông được tôn vinh bởi việc ông làm.

Vơ, người số 3 Bến Bạch Đằng

Tôi thật sự cảm động khi đọc những bài viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Mặc dù ông không phải là vị chỉ huy trực tiếp của tôi nhưng tôi vẫn biết tiếng ông là người thanh liêm, đạo đức, tư cách và có khả năng quân sự cao khi tôi c̣n đang phục vụ trong quân đội. Tôi cũng đă từng thầm cảm mến và ngưỡng mộ ông, một trong những con người phục vụ tổ quốc và đồng bào vô vụ lợi với tất cả tài năng, con tim, khối óc và sức lực của ḿnh. Rất tiếc những con người hiếm hoi như vậy lại sống rất cô đơn giữa một thế giới mênh mông v́ khó t́m được "tri kỷ", họ phải đương đầu với khó khăn v́ không những phải đấu tranh với thù mà c̣n phải đấu tranh sống c̣n với "bạn" - những người cùng chung một chiến tuyến. Rất tiếc cho một người có ḷng như Tướng Hiếu bị chết trong tức tưởi và uẩn khúc.

"Hồng nhan tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu."

Đó là số phận của một đời tài hoa.

Mặc dù đă hơn 20 năm trôi qua, dĩ văng của một thời quân đội kiêu hùng và đau thương tưởng đă ngủ yên theo thời gian, nay qua những ḍng tưởng niệm về Tướng Hiếu đă bừng sống dậy trong tôi, khiến tôi nhiều đêm thao thức. Quá khứ hiện về lần lượt trong tâm trí như một cuốn phim liên tục ngập tràn những kỷ niệm êm đềm, hạnh phúc, đau thương, tủi nhục khi c̣n là một quân nhân tại ngũ cho đến khi bị buộc làm thằng tàn binh bại trận, bị cưỡng bức tiêu phí hết sức khỏe và tuổi thanh xuân tươi đẹp trong những trại tù cải tạo...

Với tư cách là một cựu quân nhân và đă từng chiến đấu dưới một màu cờ tổ quốc Việt Nam tự do cùng với Tướng Hiếu, dù đă muộn màng, tôi cũng xin thắp lên một nén hương ḷng để tưởng niệm cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cầu nguyện cho hương linh ông thanh thản siêu thoát. Tôi cũng xin thành thật chia buồn với thân phụ của Tướng Hiếu - cụ Nguyễn Văn Hướng - người bạn tù rất khí khái của tôi qua các trại tù 15NV, 16NV và Z.30D, và ông Nguyễn Văn Tín cùng gia đ́nh của Tướng Hiếu.

Nguyễn Đ́nh Phúc

Từ khi đọc được những bài về anh Tướng Hiếu và nói chuyện với Tín, câu chuyện năm xưa lại trở lại trong tôi rất đậm nét. Trong gia đ́nh cậu chuyện chính xoay quanh về cuộc sống hào hùng của một vị Tướng Lănh, về một gia tộc lớn, về những người bạn một thời tuy xa cách nhưng không bao giờ phai mờ.

[...] Tôi vẫn cho rằng "tel père tel fils"! (hổ phụ sinh hổ tử) là đúng. Khi tôi c̣n đi học ở Puginier (Hà Nội) tôi đă ngưỡng mộ Bác Trai qua những nhận xét của Cha tôi về Bác Trai. Tôi nhớ từ chiếc xe Vedette màu đen Bác thường ngồi, tôi nhớ cả câu chuyện Bác thường mặc quốc phục (áo dài, khăn đống) để ngụy trang mỗi khi đến kinh lư bất thần các Ty Cảnh Sát ở ngoài Bắc. Bác là người chỉ huy cao cấp thanh liêm cương trực, tài ba. Tôi nhớ lần ngủ đêm với Tín ở 5 Jean Audel, Khánh Hội. Lần Bác đến thăm Cha tôi ở Phú Thọ, ở Bà Rịa cùng đi với Bác có Bác Lê Tảo lúc đó chỉ huy Hiến Binh (Gendarmeries). Bác có tâm sự nhiều điều với Cha tôi về nhân t́nh thế thái, về hoàn cảnh lúc đó. Tôi biết sau khi mất nước cũng c̣n phải đi tù, chỉ thắc mắc không biết lư do tại sao Bác không ra đi được ngay.

V́ kính trọng Bác trai như vậy nên khi nghe danh tiếng anh Tướng Hiếu cũng nghĩ rằng Hổ Phụ Sinh Hổ Tử là chuyện tự nhiên thôi. Một lần duy nhất được gặp Anh Tướng Hiếu khi Anh đến Phước Tuy. Phong thái của Anh đúng như Tín đă viết ra và như mọi người đều ca ngợi. Đến khi nghe tin buồn về Anh, tôi cũng biết có nhiều uẩn khúc lắm, nhưng tiếc rằng cá nhân ḿnh nhỏ bé quá, chỉ biết để trong ḷng chứ làm được điều ǵ khác hơn đâu.

Sang đây, tôi có nhiều bài viết trên một số báo Quân Đội, cũng chỉ biết vinh danh chung những chiến sĩ QLVNCH, dù khi ngồi viết h́nh ảnh về các Tướng Lănh Anh Hùng, trong đó có Anh Tướng Hiếu gây cảm hứng trong đầu nhưng không có cơ hội viết sâu về Anh Tướng hơn nữa v́ không có tài liệu, tư cách đặc biệt cả. Trong những dịp sắp tới, với những tài liệu đă có trong tay, có mối liên lạc được lại với Tín, tôi sẽ cụ thể những sự suy tư, tâm t́nh ngưỡng mộ Anh trong những buổi nói chuyện, bài viết sau này.

Claude Stevens

Tôi đă dành th́ giờ ra để đọc truyện của Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Hồi đó tôi đang ở Vùng 4, 1-70 tới 12-71, tại Vĩnh Long dưới vùng đồng bằng. Tôi là một xạ thủ trưởng trực thăng. Khi tôi nh́n thấy h́nh Tướng Hiếu ở trang nhà này, tôi nhớ lần tôi gặp ông ở Cam Bốt. Thật sự th́ tôi không nói chuyện với ông ta, nhưng viên sĩ quan cao cấp đi cùng với tôi nói là nếu Việt Nam được chỉ huy bởi viên Tướng Lănh này th́ chúng ta đă đẩy lui quân Bắc Việt trở về nguyên quán chúng.

Hồi đó tôi chán chường phải làm việc với những phường múa rối với những sợi giây chằng chịt quấn quanh ḿnh chỉ biết tuân lệnh cấp trên sai khiến và không lấy sứ mạng là ưu tiên. Tôi gặp gỡ rất nhiều binh sĩ QLVNCH tốt trong hai năm tôi chiến đấu để đẩy lui địch về nguyên quán hay để diệt chúng nếu chúng chọn ở lại. Thế rồi mấy thằng khốn nạn đó lại chận đứng quyết tâm đó. Tôi ước ǵ tôi đă gặp được Tướng Hiếu chỉ một lần thôi, chỉ để quen biết một chiến binh thứ thiệt. Bây giờ đây, truyện đời ông sẽ được tôi rêu rao truyền tụng khắp cùng.

Vũ Uyên Giang

Tôi đă vào xem trang Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Anh thực hiện rất công phu và đẹp. Tôi là một người sĩ quan phục vụ tại Quân Đoàn 3 Biên Ḥa và rất cảm mến Cố Thiếu Tướng. Lúc Cố Thiếu Tướng về QĐ III th́ tôi đang bị thương nằm ở Quân Y Viện Tây Ninh, sau đó giải ngũ; nhưng rất bàng hoàng nghe tin ông bị mất (một cách mờ ám mà ai cũng biết nguyên nhân). Vài ḍng thăm anh. Mong anh khỏe luôn.

Raymond E. D'Addario

Tôi được vinh dự quen biết Anh ông. Anh ông là một con người tuyệt diệu, can đảm chẳng vậy mà bọn thù nghịch phải dùng tới thủ đoạn đê hèn để ám hại Anh ông. Tôi phục vụ với tư cách sĩ quan An Ninh Cá Nhân cho Tướng Creighton ABRAMS. Tôi có thể nói lại với ông là Tướng ABRAMS rất kính trọng Anh ông và luôn đề cao tính thanh liêm, danh dự và quả cảm của Tướng Hiếu... Này bạn, chúng ta đều đă bị phản phúc bởi những quyền lực đen tối và hai quốc gia chúng ta không c̣n như trước nữa. Nhưng kỷ niệm của những vĩ nhân sẽ măi măi tồn tại.

Tony Ciccariello

Tôi có nghe tới Tướng Hiếu. Nếu có nhiều người giống Tướng Hiếu, có lẽ miền Nam đă chiến đấu điệu nghệ và có lẽ miền Nam đă có cơ hội thử lửa và cho thấy chân giá trị thật của ḿnh. Tiếc thay miền Nam đă đối xử tệ Tướng Hiếu, có quá nhiều tham nhũng hối lộ làm hư hỏng mọi chuyện. Người dân Việt không khi nào hèn nhát. Chỉ có giới lănh đạo trong chính quyền là tồi bại, và giới quân sự cao cấp th́ bị hũ hoá bởi chính trị... Miền Nam thua trận v́ miền Bắc có giới lănh đạo và mục tiêu khá hơn, và giới quân sự cao cấp của họ không bị chính trị hũ hóa... sự thật đáng buồn là Tướng Hiếu lại thuộc về chế độ của miền Nam...Tướng Hiếu quả thật là một chiến sĩ cừ khôi...

Loyde P. Arender

Cám ơn đă mời tôi viếng Trang Nhà Tướng Hiếu. Tôi đă viếng và rất thích trang nhà này. Tôi gặp Tướng Hiếu khi tôi phục vụ với tư cách xạ thủ trong một Đơn vị thuộc Chương Tŕnh Tác Chiến Phối Hợp (CAP) gần Đà Nẵng. Tướng Hiếu bay từ Sài G̣n lên bằng trực thăng và hiện diện trong nghi lễ trao huy chương khi tôi được tưởng thưởng 8 Huy Chương của Cộng Ḥa Việt Nam. Một trong số huy chương là Huy Chương Cứu Sinh Mạng của Cộng Ḥa Việt Nam v́ hành vi cứu vớt một em gái 9 tuổi chỉ có một cánh tay đă bị một con trâu húc xuống sông dưới cầu Nam Ô ngày 20/1/1970. Tuy tôi nhận lănh Huy Chương Cứu Sinh Mạng của Nam Việt Nam, tôi chưa hề nhận lănh một huy chương của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ và tôi cần có nhân chứng về hành vi của tôi.

Jason Kaatz

Tôi đă viếng thăm trang nhà Tướng Hiếu theo lời mời của ông. Từ tháng 11/1965 đến 12/1966 tôi được bổ nhiệm vào Đại Đội 161 Trực Thăng Tấn Kích là thành phần của Tiểu Đoàn 52 Không Quân Tác Chiến khi mới tới Việt Nam và vài tháng sau trở nên thành phần của Tiểu Đoàn 14 Không Quân Tác Chiến. Đơn vị này đóng quân tại 14 miles phía Đông thành phố Qui Nhơn, nơi mà Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn đặt bản doanh. Trong khi chúng tôi chở các quân nhân thuộc lực lượng Đại Hàn, chúng tôi nhiều lần chở Tư Lệnh Sư Đoàn 22 khứ hồi trong những lần ông họp hỗn hợp với lực lượng Đại Hàn. Bí danh của trực thăng chúng tôi là Pelican 644. Nếu tôi không nhớ lầm, vị Tư Lệnh có viếng thăm một ngôi nhà kế bên gian hàng PX Mỹ tại Qui Nhơn và tôi nhớ ông có một Trung Úy tùy viên trẻ và thường có trẻ con chơi trước nhà. Tôi đoán là ông ngụ tại đó hay chắc là gia đ́nh ông ở tại đó. Ông thường hay gặp Tư Lệnh của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn và chúng tôi thường chở ông. Tôi tin chúng tôi đă có nhiều dịp chở ông tới Tuy Ḥa phía Nam Qui Nhơn nơi Trung Đoàn 9 TQLC Đại Hàn trú đóng. Tôi dời Việt Nam đă lâu lắm rồi. Tuy nhiên, tôi nhớ rơ nhất ông là một con người rất hiên ngang được binh sĩ ông rất kính nể. Rất nhiều người Việt làm việc trong căn cứ chúng tôi và họ là những người từ Qui Nhơn đến. Trong số đó có nhiều cô nhi quả phụ của các tử sĩ và họ thuộc các họ đạo công giáo ở Qui Nhơn. Tôi nghĩ là một số lớn hiện đang sống ở Đài Loan. Cũng có một số lớn nhân công làm việc cho chúng tôi thuộc thành phần Phật Giáo. Thung lũng nằm 14 miles phía Nam thành phố Qui Nhơn gần hai làng địa phương tên An Sơn 1 và An Sơn 2, nằm phía Nam và Bắc căn cứ chúng tôi. Nơi đây rất an b́nh và kỷ niệm êm đềm nhất của tôi là thức giấc khi tờ mờ sáng và đi bộ lên đỉnh đồi và nh́n xuống thung lũng khi mặt trời đang lên --bạn có thể ngắm nh́n một thung lũng xanh ŕ bông lúa hàng hà cây số. Các nông dân Việt Nam đă cầy cấy tại đây từ mấy trăm năm nay và chúng tôi thường cung cấp dịch vụ y tế cho họ và thỉnh thoảng chở con nít chơi trên trực thăng --chúng tôi không có lư do ǵ nghi kỵ họ--cộng sản chưa hề đụng độ hay tấn công vào căn cứ chúng tôi những năm 1965-66. Tuy nhiên, chúng tôi thường tham dự vào các cuộc đổ quân khác trên chiến trường Việt Nam. Tôi thường chớm nở ư tưởng thăm viếng trở lại Việt Nam nhưng không biết có thực hiện được hoài băo đó không.

Có rất nhiều người Việt sống trong vùng Flushing Queens. Thỉnh thoảng tôi ghé vào tiệm ăn Việt Nam nằm trên đường Kissina, gần góc Main Street. Tôi tiếc là không c̣n nói được tiếng Việt, tôi đă rời bỏ Việt Nam cả 30 năm nay rồi. Tuy nhiên tôi sẽ luôn ngưỡng mộ văn hóa Việt Nam và tôi thực sự c̣n lưu giữ một số nhạc cổ truyền Việt Nam.

Có một số cựu quân nhân thuộc đơn vị tôi hiện sống ở Long Island, chắc là họ cũng c̣n nhớ Tướng Hiếu. Tôi vẫn theo dơi tin tức Việt Nam qua thông tấn xă Reuters. Nếu ông muốn xin ông mời ông quá bộ tới thăm chúng tôi. Chúng tôi có một vườn sau nhà với một cây lê và một cây dâu cao lớn rợp bóng mát. Tôi có nhiều h́nh chụp cảnh Việt Nam. Bỏ chiến tranh sang một bên, Việt Nam là một nước đẹp đẽ với những gắn bó gia đ́nh sâu đậm. Trong thời gian 1 năm và 1 tháng Việt Nam là nhà tôi, chứ không phải chỉ là nơi tôi đồn trú. Tôi đă t́nh nguyện phục vụ tại Việt Nam và tôi vững tin là dân chúng có một chính nghĩa vào hoàn cảnh đó.

Garry

Cám ơn ông. Tôi thấy trang nhà rất là hấp dẫn. Tôi đă có diễm phúc gặp Tướng Hiếu. Tôi được bổ nhiệm phục vụ với Sư Đoàn QLVNCH tại Chu Lai năm 1972. Sư Đoàn này một dạo đi Quảng Trị sau vụ tiến chiếm Phục Sinh 1972. Tiếp sau đó đi Phú Cát vào tháng 8 để vây hăm tỉnh thành tại đó. Tôi t́nh cờ tham dự một số buổi họp trong đó Tướng Hiếu cũng tham dự. Những buổi họp này liên quan đến chiến lược (không phải tại Chu Lai).

Mike McMunn

Cám ơn đă mách cho tôi biết trang nhà kiệt tác tuyên dương Tướng Hiếu. Tôi đă vinh dự phục vụ sát cánh với binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 VN. Những chi tiết trong trang nhà đă đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm về các sĩ quan và binh lính Mỹ lẫn Việt tôi đă cùng chung phục vụ. Đang khi tôi xem trang nhà và đọc một số tài liệu, tôi lấy làm hiên ngang khi nhận thấy tên ḿnh được liệt kê chung với những người Mỹ đă tiếp xúc với Tướng Hiếu, vào lúc đó tôi là Cố Vấn Pḥng 4, Sư Đoàn 5 VN.

John Eagle Doc Smith

Cám ơn đă kư vào sổ lưu bút của The Combat Medics Homepage. Tôi đă viếng trang nhà ông và thấy h́nh Tướng Hiếu. Tôi nghĩ là Tướng Hiếu là vị tướng lănh tôi đă gặp khi đến giúp đỡ trẻ con tại cô nhi viện..., nhưng không chắc lắm, v́ đă quá lâu rồi.

Robert Reilly

Rất có thể tôi có gặp qua anh ông trong thời gian đó, v́ tôi là Sĩ Quan Công Binh Liên Lạc Viên của SĐ4BB HK tại Qui Nhơn. Tuy nhiên, tôi là một đại úy, và v́ vậy không thân thiện với cấp tướng. Tôi nhớ có gặp anh ông tại một buổi họp thuyết tŕnh nào đó. Tướng Hiếu đầy hấp lực. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh Tướng Hiếu quan sát, chăm chú nghe, với chỉ một hay hai câu hỏi xướng lên để làm sáng tỏ vấn đề.

Chuẩn Tướng John T. Quinn

Cám ơn đă cống hiến một nội kiến tuyệt diệu về Tướng Hiếu. Tài lănh đạo, ḷng ái quốc và khả năng chuyên nghiệp của Tướng Hiếu là những nét chúng ta cần noi theo. Tôi biết qua Tướng Hiếu năm 1962-63 khi tôi là một cố vấn tiểu đoàn (Đại Úy) cho Đại Úy VN Vơ Hữu Hạnh, Chỉ Huy Trưởng của Tiểu Đoàn 20 Biệt Động Quân--dưới quyền kiểm soát hành quân của Sư Đoàn 22, do Đại Tá Trí chỉ huy. Tôi nghĩ Đại Úy Hạnh tốt nghiệp Vơ Bị Quốc Gia năm 1951. (Tôi tốt nghiệp Vơ Bị West Point năm 1952). Tôi cũng có mặt trong vùng của Tướng Hiếu năm 1966-67, khi tôi là Phó Tiểu Đoàn Trưởng (Thiếu Tá) của TĐ 2-28, thuộc SĐ 1 BB HK tại Lai Khê. Nhiệm kỳ thứ ba năm 1970, tôi là Tiểu Đoàn Trưởng (Trung Tá) của TĐ 1-14, thuộc SĐ 4 BB HK.

Tony Ciccariello

Cám ơn đă thông báo về trang nhà cập nhật hóa. Tôi biết Tướng Hiếu. Ông là một trong số ít Tướng Lănh được nể trọng trong giới tham mưu quân đội HK tại Việt Nam. Tướng Hiếu đă chiến đấu và đă không sợ chiến đấu. Điều khiến tôi buồn là Tướng Hiếu chiến đấu cho một chính phủ không xứng đáng với ông ...

Carle "Gene" Dunn, LTC (retired)

Tôi đă chiến đấu với Tướng Hiếu khi tôi thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh năm 1967 và 1968. Tôi chỉ huy một chi đội trực thăng CH-47 và tôi nhớ trận Đại Bàng 800 rất rơ và sự phối hợp với các đơn vị Việt Nam và Đại Hàn. Chúng tôi chiến đấu tại Thung Lũng Bồng Sơn và tiến vào Thung Lũng An Lăo. Tôi rất thất vọng tôi không hề gặp Tướng Hiếu. Tôi biết rất rơ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Khi ông chỉ huy Trung Tâm Hàng Không Quân Đội tại Fort Rucker Alabama, tôi thu xếp và dạy lớp điều chỉnh pháo binh trên không mà Tướng Tolson nhờ tôi soạn. Khi ông và rồi Đại Tá Putnam đi Việt Nam, họ mời tôi đi theo họ. Vũ Trụ này to lớn nhưng nhỏ đủ để tôi phục vụ cạnh bên một anh hùng cỡ này.

Lee

Tôi có gặp Thiếu Tướng Hiếu năm 1972. Tôi phụ trách trung tâm điện văn của MACV Quân Đoàn I tại Đà Nẵng. Chúng tôi nằm kế bên bản doanh của Thiếu Tướng. Ông là một con người đầy hấp lực.

Jim Shrader

Tôi phục vụ với Phi Đội 174 Trực Thăng Tấn Kích và có tham dự trong bốn cuộc hành quân do Tướng Hiếu chỉ huy khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tôi đang xem trang nhà Tướng Hiếu. Hiển nhiên là ông rất hănh diện về anh ḿnh - và ông đáng phải hănh diện như vậy. Điều quan trọng hơn là tôi nghĩ anh ông phải rất lấy làm hănh diện về ông và biết ơn đối với tất cả công sức ông đă đặt vào trong việc duy tŕ tưởng niệm anh ông tồn tại. Tôi không biết Tướng Hiếu nhiều. Nên nhớ là anh ông là cấp tướng và tôi chỉ là một thiếu tá vào thời buổi đó. Tôi có thể không một tí ngần ngại nói là tôi rất khâm phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu đă đảm nhận nhiều công tác gay go và bằng chứng của tinh thần trách nhiệm và nhiệt tâm của Tướng Hiếu là Tướng Hiếu đă luôn gặt hái thành công.

Đỗ Văn Phúc

Tuần trước vừa đọc lại cuốn sách về Cố TT Nguyễn Văn Hiếu. Rất xúc động, nhớ đến anh cả đơn vị đáng kính, đạo đức, hiền ḥa.

Anh có viết về trận Snoul, nhưng có vài điều cần sửa lại. Cuộc hành quân Toàn Thắng 1/71/72 NB do Chiến Đoàn 9 tổ chức cùng Liên Đoàn 333 Biệt Động Quân vào sau Tết (khoảng tháng 2 năm 1971). Trong đó có Tiểu Đoàn 4/8 của tôi tăng phái và là nỗ lực chính (stepson thường bị xài tận lực). Các trận thắng trong chiến dịch này hoàn toàn do TĐ4/8. Đó là sự thực. TĐ2/9 của Thiếu Tá Nguyễn Da rất giỏi, nhưng chỉ có là tăng viện trong lúc chúng tôi bị Trung Đoàn 174 (Công Trường 5) và một tiểu đoàn đặc công vây đánh. Tiểu Đoàn Trưởng của tôi là Đại Úy Nguyễn Chí Hiền nay ở Pháp.

Thất trận Snoul lúc Chiến Đoàn 8 lên thay, một phần chủ quan là do lỗi của Đại Tá Bùi Trạch Dzần (sắp về hưu nên không c̣nh tinh thần nữa). Ông ta rút bộ chỉ huy về căn cứ A tại biên giới. Chiến đoàn như rắn không đầu, bị 3 sư đoàn Bắc Việt bao vây, phải rút chạy.

Trước đây tôi c̣n một tấm h́nh Tướng Hiếu đến thăm đơn vị, gắn huy chương cho tôi. Nhưng không rơ tôi đă tặng cho ai mất.

Lúc ở tù tại Hàm Tân, tôi có ở chung nhà cùng Cụ thân sinh của anh. Chúng tôi rất quư mến cụ.

Anh có thể xem h́nh về SĐ5 của tôi trong trang này.

Ruẩn

Tôi có một người bác ruột làm quản gia rất nhiều năm cho ông Nguyễn Văn Hướng và bác tôi cũng có vài lần gặp tướng Hiếu và nhiều lần khen tướng Hiếu người ḥa nhă và rất nhỏ nhẹ không có tánh nóng nảy, lấc xấc và quyền hành của những ông tướng khác! Đúng như anh viết trong những bài viết, Tướng Hiếu rất im ĺm, thu gom vào công việc, ngay ngắn và khuôn thước... với những tánh t́nh đó ông Hiếu chắc chắn là một người Cô Độc rồi! Anh nh́n những thằng tướng khác (xin lỗi anh tôi dùng chữ thằng với những tên tướng mà tôi không gọi là tướng Quân đội mà tôi gọi là Tướng Cướp! Chính chúng nó mới làm cho CS thắng VNCH chúng ta vậy! Tôi thù hằn chúng nó) như Kỳ, Thiệu, Quang, Toàn, Viên...

Về chị Hiếu, thành thật mà nói tôi phải công nhận chị Hiếu là người đàn bà đẹp, cái đẹp của trầm mặc và đạo đức! Chị ấy im lặng và ánh mắt thật hiền hậu ... Đó là nhận xét đầy mến và trọng của tôi về chị ấy.

Tôi sẽ cố gắng vào để đọc những bài anh viết và sưu tầm về tướng Hiếu, một người Tướng mà tôi rất mến trọng.

Khúc Hữu Chấp

Tướng Hiếu là thần tượng của tôi và biết ông từ khi ông về Sư Đoàn 5. Lúc đó tôi ở một đơn vị biệt phái nhảy vào vùng biên giới được ông lo cho hết ḿnh. Vào gần tới Krek th́ ông cho lệnh rút ra khi cấp trên th́nh ĺnh hủy bỏ không yểm B-52 theo như kế hoạch hành quân đă trù tính. Ông bảo "Không có yểm trợ th́ không đánh". Đó là một vị tướng sạch, một vị tướng biết lo lắng nhiều cho thuộc cấp và đạo đức. Khâm phục, khâm phục.

Nguyễn Nho

Cá nhân tôi rất khâm phục việc làm của anh và rất cám ơn anh đă cho phổ biến nhiều tài liệu vô cùng quí giá trên trang web này để cho các thế hệ chúng ta và thế hệ con cháu biết về một vị sĩ quan QLVNCH văn vơ toàn tài, thanh liêm và đức độ.

Năm 1966 tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, TL/SĐ/22BB (Bà Di, Qui Nhơn), gọi về làm SQ Báo Chí cho Đại Tá. Tôi làm việc với Đại Tá được khoảng một năm th́ thuyên chuyển về TVBQGVN Đàlạt. Có thể nói Th/T Hiếu là người rất đạo đức, hiền ḥa và rất ít nói. Không chủ nhật nào mà không đi lễ và rước lễ. V́ thời gian ở với Tướng Hiếu quá ngắn ngủi, hơn nữa lúc đó mới Thiếu Úy, nên c̣n quá non nớt về sự hiểu biết của ḿnh, rất tiếc là không c̣n nhớ đến các trận đánh đầy mưu lược của Th/T Hiếu. Nhưng có một điều là từ khi Tướng Hiếu về làm TL/SĐ22BB th́ việc b́nh định trong vùng 22 chiến thuật đă thành công rất rơ rệt. Mỗi buổi sáng tôi xuống P3 để lấy tin tức và nhất là về công tác b́nh định, th́ tôi thấy hằng ngày ḿnh càng kiểm soát được nhiều làng xă.

Về tính t́nh b́nh dị th́ tôi nhớ, có lần tôi đi bay với Tướng Hiếu về đến BTL/SĐ đă hơn một giờ trưa. Khi hai thầy tṛ đến câu lạc bộ th́ nhân viên ở đó báo là hết cơm và hết đồ ăn rồi. Tướng Hiếu gật gật đầu vui vẻ lên xe đi về BTL nằm nghỉ trưa. Khoảng nửa giờ sau, điện thoại kêu mời Th/T xuống ăn cơm. Th/T kêu tôi đi theo. Đến câu lạc bộ nhân viên dọn cơm với trứng vịt chiên và tí rau luộc. Hai thầy tṛ đang đói nên ăn rất ngon miệng.

Năm 1970, tôi đi học Bộ Binh Cao Cấp Fort Benning về gặp Th/T tại phi trường Tân Sơn Nhất và Niên Trưởng (v́ tôi là Khóa 19/VB) Hiếu nói sẽ về làm Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN. Nhưng sau đó th́ lệnh thay đổi. Tôi về làm việc tại P3/BTL/QĐ III và lại gặp NT Hiếu tại đây cho đến khi hay tin NT Hiếu bị tai nạn chết. Tôi cũng như mọi người trong BTL đều bàng hoàng lệnh của Ban Tham Mưu QĐ ra lệnh không bàn tán.

Vài ḍng gởi đến anh kỷ niệm của tôi về người NT kính mến của tôi.

Trần Văn Thường

Tôi cần phải nói lên sự thật lịch sử của trận Snoul, để minh oan cho tướng Hiếu, và để nói lên những sự thật đau ḷng của tướng Hiếu trong việc rút quân này.

Tôi là cựu TĐT/TĐ1/8 trong trận Snoul, đă liên lạc trực tiếp với tướng Hiếu bằng trực thăng khi ông can đảm bay trên đầu của TĐ1/8, lúc đó là lực lượng đi đầu trong cuộc rút quân này. Sự thật của lịch sử phải trả về cho lịch sử, để làm yên ḷng vị tướng đă nằm xuống cho Tổ Quốc Việt Nam.

Hơn nữa, tôi là người được chỉ định trực tiếp từ tướng Hiếu để thay thế một TĐT/1/8, tương đối bất lực trong tháng 11/1969. Sự chỉ định này hoàn toàn không đảng phải, vụ lợi v́ tướng Hiếu chẳng biết tôi lúc trước. Ông chỉ căn cứ vào hồ sơ thành tích của tôi tại SĐ5, và lời đề nghị vô tư của một vị TĐT cũ của tôi, lúc tôi c̣n là ĐĐT của Đại tá Nguyễn Văn Của.

Tôi sẽ viết cho anh biết về sự thật của trận Snoul, và ḷng can đảm của Tướng Hiếu, cũng như những sự uất ức của vị tướng trong sạch và tài ba này.

Trần Trọng Thưởng

Anh là bạn anh Tiết khi c̣n ở bên Thượng Hải. Ngày rút khỏi Phan Rang, anh về tới Phan Thiết gặp toán liên lạc không quân, họ cho lên đồi Ông Hoàng. Người hạ sĩ quan nói với anh: "Trung Úy vào căn nhà thường vụ hy vọng có cơm ăn." Vào tới ban thường vụ gặp người thượng sĩ anh hỏi có cơm hay đồ hộp xin cho v́ anh đi hai ngày từ Nha Trang về tới đó chưa có bữa cơm nào, trên người có một bidon cũng hết nước, vừa đúng lúc Tướng Hiếu rời pḥng họp bước vào, người hạ sĩ quan thường vụ tŕnh bày yêu cầu của anh, anh thấy bảng tên, với ngôi sao nên biết là Tướng Hiếu nhưng trong trường hợp đó nếu phải nói rơ tông tích th́ hơi lâu, anh chỉ chào theo lối quân sự, Tướng Hiếu bắt tay, và chỉ thị cho người hạ sĩ quan thường vụ thỏa măn yêu cầu của anh. Đó là lần đầu tiên gặp Tướng Hiếu và cũng là lần cuối. Tướng Hiếu quay ra vội vă để lên trực thăng trở về vùng trách nhiệm. Tướng Hiếu nói nhẹ nhàng không như những người sĩ quan anh gặp trên đường.

Paul Van Nguyễn

Nh́n di ảnh của tướng Hiếu, tôi không khỏi bùi ngùi hoài niệm lần được gặp Ông lúc Ông c̣n đảm nhiêm chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Năm 1969, trong nhiệm vụ khiêm tốn của một sĩ quan tùy viên tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn SG-Gia Định kiêm Tư Lệnh BKTĐ, tôi được mục kích tài thiện xạ của Thiếu Tướng Hiếu xử dụng các loại súng từ Colt 45, đến M16, đại liên M60 trúng đích các bia và mục tiêu di động trên xạ trường. Dịp đó, Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, mời các tướng lănh Tư Lệnh BKTĐ, SĐ5, 18 và 25 BB và một số đơn vị trưởng cao cấp tham dự tác xạ thử nghiệm các loại súng với ống nhắm hồng ngoại tuyến do Hoa Kỳ giới thiệu và dự tính trang bị cho một số xạ thủ bắn tiả (sniper fire) của QLVNCH. Nhưng lần khác tới gặp Ông, đơn giản như một quân nhân b́nh thường dùng cơm với thuộc cấp tại Câu Lạc Bộ. Ông luôn nở một nụ cười và siết tay thân mật với người đối diện, không lây chứng bệnh thờ ơ ngoảnh mặt đi nơi khác trong lúc ch́a bàn tay hờ hững lạnh lùng như một số vị nhỏ cấp hơn Ông đă từng làm. Sĩ quan tùy viên của Tướng Hiếu có lần thuật lại với tôi, trong một vài trường hợp khẩn cấp đặc biệt, Tướng Hiếu ngồi trên xe chạy ngang qua nhà rước anh (sqtv của Tướng Hiếu) thay v́ chính anh phải túc trực đưa đón, cầm nón và cán chỉ huy (cane de commandement) nghiêm kính trao cho Tướng Hiếu. Điều đó nói lên đức tính giản dị, khiêm tốn biết yêu thương thuộc cấp của Tướng Hiếu.

Gerald Wetzel

Tháng Giêng 1967, tôi được bổ nhiệm vào Toán 22 Cố Vấn MACV tại Bà Gi, tại ngă tư Quốc Lộ 1 và Quốc Lộ 19 (lên An Khê). Tôi được bổ nhiệm vào chức phụ tá cố vấn Ban 3 (hành quân) và trong tư cách đó tôi có dịp có mặt tại buổi thuyết tŕnh ban sáng thường nhật tại bản doanh Sư Đoàn. Rất sớm, tôi rất là bị cảm kích không những bởi phong thái và dáng điệu của Tướng Hiếu nhưng quan trọng hơn nữa bởi tài nắm vững công việc và ảnh hưởng tác động đối với mọi người trong bản doanh Sư Đoàn và toàn thể đội toán cố vấn. Ngày mà tôi đặc biệt nhớ là khi Tướng Hiếu trở về sau một chuyến đi khẩn cấp (bí mật) tại Sài G̣n. Khi chúng tôi ngồi xuống trong một căn pḥng nhỏ, cho chúng tôi biết là mục đích của chuyến đi là để lựa chọn một vị lănh đạo mới trong chính phủ Việt Nam. Theo ǵ tôi nhớ th́ tựu trung là một vấn đề đơn giản đếm đầu người. Số tướng lănh Quân Lực trong buổi họp nhiều hơn tướng lănh Không Lực. Do đó Tướng Thiệu trở nên lănh tụ trong chính phủ. Hơn nữa Quân Lực chỉ huy mặt đất – Không Lực không thể đứng trên không…

[Sau này tôi gặp Tướng Thiệu tháng 9 năm 1972 tại Thành Phố Quảng Trị khi tôi là một Cố Vấn cho các lực lượng Quảng Trị và chúng tôi chiếm đoạt lại thành phố sau cuộc phản công Mùa Hè Đỏ Lửa. Với cấp bậc thiếu tá, tôi là cố vấn hành quân cho Tiểu Khu Quảng Trị trong cuộc giao tranh tháng 4 năm 1962].

Tôi cũng có trách vụ thảo một vài đoạn của bản phúc tŕnh Lượng Giá Hàng Tháng của Cố Vấn Trưởng (SAME). Thường th́ việc này rất dễ làm v́ Sư Đoàn 22 (vào thời đó) chu toàn công vụ rất tốt trong vùng hành quân của Sư Đoàn. T́nh thế hơi gay go với Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ trong vùng. Bản doanh của họ ở tại An Khê nhưng họ bắt đầu hành quân trong vùng Bồng Sơn của bắc B́nh Định tới tây quốc lộ. Trung Đoàn 40 ở phía đông và Trung Đoàn 41 ở phía nam của vùng này và bắc của Qui Nhơn. Một Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn bị cách chức (và thay thế) v́ ông bênh vực Sư Đoàn 22 chống lại một vài thái độ gây hấn của Tướng Tư Lệnh của Sư Đoàn 1 Không Kỵ. Tôi nhớ h́nh như là Tướng Hiếu rất hợp với viên Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn này. Tôi ở tại bản doanh Sư Đoàn đến tháng 10 năm 1967 khi tôi được bổ nhiệm tới Trung Đoàn 47 BB đặt tại Phú Yên. V́ thuộc một Tỉnh Lỵ kế cận (và đồng thời có một tiểu đoàn tại Phú Bổn), tôi mất tiếp xúc với bản doanh Sư Đoàn. Tôi ở với TĐ47 tới tháng 9 năm 1968, bao gồm cả Tết Mậu Thân. Trong 33 tháng tội phục vụ tại Việt Nam, tôi chỉ bị thương nặng một lần trong một cuộc giao tranh cận chiến khi làm việc với tư cách Cố Vấn Tiểu Đoàn.

William E. LeGro

Tôi nhớ là có gặp anh ông có lẽ trong hai hay ba dịp khi ông là Tư Lệnh Phó QĐIII, và tôi tiếc là đă không có nhiều dịp tiếp xúc với anh ông và biết anh ông nhiều. Tuy nhiên tôi biết anh ông nổi tiếng là một chỉ huy trưởng tác chiến xuất chúng. Tôi rất mừng là đă có thể trợ giúp ông và gia đ́nh ông lọt qua cổng tại Tân Sơn Nhất trong ngày cuối cùng tang thương đó, và rất lấy làm đau xót là anh ông đă bị giết cách tàn nhẫn. Tôi cũng chẳng hay biết điều này cho đến khi có người hướng dẫn tôi tới trang nhà của ông. Tôi rất mong được tiếp chuyện với ông.

Trần Văn Thưởng

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là người đă thay đổi tôi từ thân bại danh liệt đến thời kỳ vẫy vùng và thử lửa cho thỏa chí của một người lính. Ông đă bổ nhiệm tôi vào chức vụ không vụ lợi cá nhân mà chỉ căn cứ vào hồ sơ quân bạ của tôi và lời đề nghị của hai Đại Tá, Nguyễn Văn Của và Lê Nguyên Vỹ. Ông đă vô t́nh cứu mạng tôi khi ông đă bay trực thăng chỉ huy trên đầu tôi trong một cuộc phản kích chớp nhoáng vào trung đội đặc công đi đầu của một tiểu đoàn VC trong âm mưu tấn công BTL/SĐ5BB tại Lai Khê đầu năm 1970. Ông đă biểu dương tinh thần trách nhiệm, lương tâm, can đảm, mưu lược và tài ba của một tướng lãnh biên cương, khi ông vào sinh ra tử với Chiến Đoàn 8 trong cuộc Hành Quân Snoul năm 1971.

Nguyễn Tường Tuấn

Tôi là cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 7/5 Trinh Sát, thuộc Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi có được diễm phúc cũng như vinh dự phục vụ Tướng Hiếu trong thời gian Tướng Hiếu là Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB. Mặc dù là đại đội trinh sát của trung đoàn nhưng thỉnh thoảng đơn vị tôi mới có dịp về đóng quân trong căn cứ Lai Khê (để dưỡng quân trong khi các Đại Đội Trinh Sát 5,8 và 9 thay phiên hành quân). Tôi có một kỷ niệm rất quý về Tướng Hiếu khi đơn vị chúng tôi hành quân vùng Bụi Gia Mập (Phước Long) và Tướng Hiếu đã xuống tận trận địa để thăm đơn vị cũng như hành quân cùng chúng tôi. Thời gian đó, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 là Trung Tá Phạm Văn Niệm và Trung Đoàn Phó là Trung Tá Lý Đức Quân. Tướng Hiếu đã nói chuyện rất lâu cùng tôi và hỏi thăm, "Em có cần gì sư đoàn yểm trợ không?" Tôi, với tuổi trẻ hồn nhiên trả lời, "Em chỉ xin Thiếu Tướng cho vài tuần phép về Sàigòn là vui rồi." Đối với cá nhân tôi, cũng như rất nhiều quân nhân thuộc Sư Đoàn 5 BB, Tướng Hiếu là một biểu tượng anh hùng chính trực nhất của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tôi cũng đã mua quyển sách ông viết về Tướng Hiếu và trân trọng để trong tủ sách quý của mình.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 17 tháng 11 năm 1999.

Cập nhật ngày 24.03.2007

generalhieu