RA.CH GIÁ---------TRA(M NHÓ' NGÀN THU'O'NG 3

Home | SU'U TÂ`M TIN | SU'U TÂ`M TIN (tt) | SU'U TÂ`M TIN 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I | BÀI VIÊ'T MÓ'I (tt) | BÀI VIÊ'T MÓ'I 1 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 2 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 3 | BÀI VIÊ'T MÓ'I 4 | NU. CU'̉'I VA(N HO.C | NU. CU'̉'I VA(N HO.C (tt) | NU. CU'̉'I VA(N HO.C 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ | SU'U TÂ`M TÊÚ (tt) | SU'U TÂ`M TÊÚ 1 | SU'U TÂ`M TÊÚ 2 | SÚ'C KHO?E | SÚ'C KHO?E (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I (tt) | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [1] | VA(N HO'A-XA~ HÔ.I [2] | NU. CU'̉'I CON TRE? | SU'U TÂ`M | SU'U TÂ`M (tt) | SU'U TÂ`M tt /tt/ | SU'U TÂ`M 1 | SU'U TÂ`M 2 | NU. CU'̉'I VI TÍNH | VU LAN | VU LAN (tt) | CÁO PHÓ | CÁO PHÓ & PHÂN U'U & CA?M TA. | CÁO PHÓ & PHÂN U'U | CÁO PHÓ & PHÂN U'U [tt] | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 1 | CÁO PHÓ & PHÂN U'U 2 | PHÂN U'U | PHÂN U'U * | PHÂN U'U ** | PHÂN U'U *** | CA?M TA. | T̀M NGU'̉'I | THÔNG TIN-LIÊN LA.C

SÚ'C KHO?E (tt)

sukydieucuanuhon.jpg


SỰ KỲ DIỆU CỦA NỤ HÔN BUỔI SÁNG

 

Theo nghiên cứu của Giáo sư Edward Lawrey ở Los Angeles, Mỹ, 15 phút mặn nồng buổi sáng có tác dụng pḥng bệnh không thua bất kỳ h́nh thức thể dục nào.

 

Theo thống kê từ Viện nghiên cứu của Đức, cư dân vùng Trung Âu rất lười tập thể dục buổi sáng. Điều ngoài dự kiến của các nhà nghiên cứu là đến 80% quư ông quư bà trong độ tuổi 40-55, nghĩa là vẫn c̣n rất trẻ, chẳng mấy khi chú trọng đến biện pháp vận động đón mặt trời.

 

Trong số đó chỉ 18% thỉnh thoảng chạy vài ṿng sân hay hít đất mấy cái cho có vẻ tham gia phong trào. Ngược lại, 92% lại chọn thái độ tao nhân ngồi yên bên tách cà phê buổi sáng. Nói đúng hơn, 84% cũng có vận động, cũng có lắc lư chút ít, nhưng chẳng qua chỉ v́ lạnh run dưới ṿi nước trong pḥng tắm.

 

Điều kỳ lạ là tỷ lệ bệnh tim mạch ở các quốc gia Trung Âu lại rất thấp. Mới nghe như có ǵ đó nghịch lư, khi không biết bao nhiêu tác giả đă và đang cổ động hết ḷng cho biện pháp thể dục để pḥng bệnh tim mạch.

 

Không, thái độ "làm biếng" của nhiều người dân Trung Âu lại thậm chí thuận lư, v́ họ thường chọn một h́nh thức thể dục khác vào buổi sáng.

 

Không dưới 36% trong số họ có thói quen nướng thêm ít phút trên giường để âu yếm người bạn đời. Mới nghe cứ tưởng như kể chuyện tầm phào. Thực tế, một nụ hôn buổi sáng, một tiếng yêu khi ngày mới chưa bắt đầu có tác dụng hơn liều thuốc bổ.

 

Nụ hôn có tác dụng:

 

- Hưng phấn hệ tuần hoàn với vận tốc hoà hoăn, không quá nhanh, cũng không quá chậm nên không gây đột biến về huyết áp sau giấc ngủ dài.

- Giảm thiểu t́nh trạng căng thẳng khi vừa thức giấc bằng cách vừa đánh tan nỗi lo sợ trước một ngày mới, vừa động viên gia chủ mạnh dạn đối diện với thực tế.

- Cải thiện độ nhớt của ḍng máu và góp phần pḥng chống hiện tượng xơ vữa mạch máu.

- Tối ưu hoá chức năng co bóp của trái tim để qua đó gián tiếp ổn định huyết áp.

- Kích ứng khả năng giải độc của lá gan với tác dụng kéo dài suốt ngày.

- Gia tăng dung lượng thông khí trong phổi và tạo tiền đề cho quy tŕnh pḥng chống bội nhiễm trên đường hô hấp.

- Tăng cường sức chịu đựng, khả năng tư duy và trí nhớ nhờ cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong tế bào thần kinh trung ương.

 

Đi xa hơn nữa, Lawrey đă chứng minh, hàm lượng chất mỡ và chất đường trong máu của người có thói quen "mùi mẫn" buổi sáng thậm chí ổn định hơn ở người chưa biết hết giá trị của nụ hôn, ở người chưa hiểu hết tác dụng của hơi ấm trong ṿng tay người t́nh.

 

Nhận xét của Lawrey trên thực tế không có ǵ mới lạ khi endorphino, nội tiết tố của cảm giác sảng khoái, chất được phóng thích trong từng nụ hôn, là tiền đề cho hoạt động lành mạnh của hệ thần kinh và nội tiết.

 

Cũng theo Lawrey, nụ hôn buổi sớm, tiếng thủ thỉ khi gà vừa gáy sáng là h́nh thức pḥng bệnh vừa ít tốn sức hơn biện pháp thể dục thể thao lại thêm hiệu quả hoặc bằng hoặc hơn, chứ không kém, qua đó "vận động viên", không phân biệt nam nữ, tuổi tác, hầu như lần nào cũng là người thắng cuộc. Lawrey v́ thế đă không ngần ngại đặt tên cho những giây phút tuyệt vời của buổi sáng đầy lưu luyến là "liều thuốc bổ của đời người".

 

 

MỸ LOAN sưu tầm

(VIỆT HẢI TRẦN chuyển)

BA LY CÀ PHÊ THÔI NHỈ

 

BA LY CÀ PHÊ THÔI NHỈ

(Bác sĩ Nguyễn Ư Đức)

 

Người Việt ta th́ nước trà hoặc miếng trầu là đầu câu chuyện.

Với các quốc gia Tây phương, mời nhau uống cà phê là tượng trưng cho ḷng hiếu khách. Người ta rủ nhau ra quán làm ly cà phê để có cơ hội tâm sự, đấu láo cũng như bàn bạc chuyện này chuyện nọ. Tại công sở khắp nơi, cà phê thường được pha sẵn để mọi người dùng trong lúc làm việc cũng như vào giờ giải lao. Nhiều người đă đồng nghĩa cà phê với t́nh bạn và sự thư giăn tâm hồn. C̣n đối với các bạn học sinh sau nhiều giờ học, ít giờ ngủ th́ cà phê là ly thần dược giúp đầu óc tỉnh táo. Cho nên vừa thức giấc vào buổi sáng mà thưởng thức ly cà phê mới pha thơm phức; ăn bữa cơm trưa lại kèm theo chai nước coca lạnh hoặc thư giăn ở nhà buổi tối với tách nước trà Mạn Hảo, th́ trong những nguồn lạc thú đó đều có chung một chất: chất caffeine.

Từ lâu, Caffeine đă được coi như một thứ thuốc có tác dụng kích thích và là một gia vị thực phẩm. Nước uống có chất caffeine đă được thông dụng từ nhiều ngàn năm trên khắp trái đất.

Dù caffeine đă là một trong những chất được nghiên cứu rộng răi nhưng vẫn c̣n nhiều quan điểm khác nhau cũng như ngộ nhận về chất có khả năng một phần nào ảnh hưởng tới tâm tính con người này.

 

* NGUỒN GỐC CÀ PHÊ.

Theo huyền thoại, một chú chăn dê ở châu Phi thấy bầy dê của y sau khi ăn những hạt cà phê th́ suốt đêm chạy nhẩy, đùa rỡn với nhau. Cậu bèn ăn thử và thấy trong người tỉnh táo ra, có nhiều năng lực làm việc. Cậu ta mang về cho dân làng dùng thử. Mọi người đều thích thú thưởng thức.

Cà phê được trồng đầu tiên ở Châu Phi cả nhiều ngàn năm về trước. Nơi đây dân chúng dùng hạt cà phê như một thứ tiền tệ để mua bán và làm thực phẩm.

Vào thế kỷ thứ 11, cà phê rất phổ thông ở các xứ Ả Rập. Phụ nữ thường uống cà phê để bớt đau bụng khi có kinh nguyệt. Dân Thổ Nhĩ Kỳ lại cho cà phê là loại kích dục tốt. Nhiều tín đồ tôn giáo uống để được tỉnh táo mà cầu nguyện. Nhưng các vị lănh đạo tôn giáo chính thống lại phản đối, cho cà phê là loại nước uống độc hại. Kinh Coran nghiêm cấm và trừng phạt người nào uống nước có caffeine. Mặc dù vậy, số người dùng cà phê vẫn gia tăng.

Cà phê xâm nhập Âu châu vào những năm 1600. Khi thấy dân Ả Rập uống nhiều cà phê quá, giáo sĩ Công giáo phê b́nh cà phê như một thứ "nước uống quỷ quái" (Devil Drink) để phản ứng cho việc Rượu Lễ của ḿnh bị người theo đạo Hồi gọi là "Nước gây rồ dại" (Demonic Drink). Nhưng Giáo Hoàng Clement VIII lại thấy cà phê có hương vị thơm ngon, ngài ca ngợi và phán:"Cà phê ngon như vậy mà chỉ dành cho dân ngoại đạo dùng là điều đáng tiếc" và cho phép con chiên được tự do uống.

Vào thế kỷ 17, bên Pháp, cà phê được đặt dưới sự kiểm soát của giới y học và được giới thiệu là thuốc trị bách bệnh. Dân chúng rất ưa thích uống cà phê mặc dù giới y học chống đối. Lư do là đă xẩy ra trường hợp uống quá nhiều cà phê đưa đến triệu chứng ngộ độc như mất ngủ, tâm thần khích động, tim đập nhanh và loạn nhịp, chân tay run rẩy, tai ù, hơi thở gấp rút, rối loạn tâm thần, kinh phong.

 

* CÁC THẢO MỘC CÓ CAFFEINE

Caffeine có trong nhiều thảo mộc:

a-Cây cà phê, trồng nhiều ở các quốc gia vùng nhiệt đớị Hạt cây cà phê rang tới khi nâu đậm sẽ cho một mùi rất thơm và số lượng caffeine là 1- 2 %.

b- Trà Xanh hoặc trà đen, trồng nhiều ở Đông Nam Á châu mà số lượng caffeine nhiều ít tùy loại và tùy cách chế biến. Trung b́nh tỷ lệ caffeine trong trà khoảng 4%.

c- Cây Cola có nhiều ở Tây Phi Châu, Tây Ấn Độ với 3% caffeine

d- Cây cacao nguyên thủy ở Mexico, nhưng nay được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Hạt cacao cho một lượng caffeine nhỏ .

e- Cây Guarana là loại cây leo ở Ba Tây, cho lượng caffeine là 3. 5%

 

* CÓ HAI LOẠI CÀ PHÊ PHỔ THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG:

Coffea Robusta (Cà phê Vối) được trồng ở vùng đất thấp so với mặt biển, nhiệt độ ấm áp như tại các quốc gia miền Đông bán cầu. Loại này dễ trồng, ít tổn phí chăm sóc, cho nhiều hoa lợi nên được sử dụng nhiều để chế biến cà phê bột tan ngay và cà phê hộp. Cà phê này có nhiều caffeine gấp đôi loại Arabica. Coffea Arabica (Cà phê Chè) mọc tốt ở địa thế cao, khí hậu không quá nóng hoặc quá lạnh, đất ph́ nhiêu, ẩm nhưng không đọng nước. Cà phê này được coi như có phẩm chất đặc biệt thơm ngon.

 

* TÁC DỤNG CỦA CAFFEINE

Caffeine là một hóa chất hữu cơ thuộc nhóm purines. Một giờ sau khi uống, lượng caffeine từ hệ tiêu hóa nhập vào máu lên cao nhất. Sau đó caffeine được gan chuyển hóa rồi được thải ra ngoài qua nước tiểu trong ṿng 24 giờ. Thời gian bán hủy là từ 3-5 giờ nên caffeine không tích tụ trong cơ thể. Uống cà phê mà hút thuốc lá th́ caffeine thải ra mau hơn.

Tác dụng chính của caffeine là kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng sinh hoạt trí tuệ, làm ta tỉnh táo nhất là khi con người mỏi mệt hoặc chán nản.

Năm 1970, bác sĩ J. Murdochitchie đă nghiên cứu rộng răi sự lợi hại cuả cà phê và ghi trong tác phẩm The Pharmacological Basis of Therapeutics như sau: "Cà phê kích thích phần vỏ năo. Sự kích thích này làm ta suy nghĩ sáng suốt và mau lẹ hơn, làm cơ thể bớt ngây ngất, mệt mỏi, động tác chân tay bền bỉ hơn. Nếu uống một hay hai ly cà phê, lực sĩ đua xe đạp thấy sức đạp xe tăng lên 7% và kéo dài lâu hơn 40%."

Trong Executive Fitness Newsletter ngày 13 tháng 10 năm 1984 có ghi caffeine là chất kích thích thần kinh trung ương rất mạnh và đưa tới tăng nhịp tim, tăng chuyển hóa căn bản, tăng dịch vị bao tử, gây khó ngủ; nếu tiêu thụ nhiều hơn th́ sẽ có trạng thái lo lắng, bồn chồn, nóng nẩy, nhức đầu chóng mặt, buồn nôn, ói mửa. Caffeine cũng làm đường huyết lên cao nhưng vài phút sau lại giảm xuống ngay; làm co cơ thịt trong thành động mạch, tăng sức bóp của tim, tăng máu từ tim đưa ra, tăng huyết áp, tăng bài tiết nước tiểu. Ngoài ra caffeine làm tăng sự dẻo dai của lực sĩ thể thao, v́ thế Ủy Ban Thế Vận kiểm soát coi họ có dùng quá nhiều chất kích thích này.

Mỗi người có sức chịu đựng với lượng cà phê nhiều ít khác nhau. B́nh thường cơ thể chịu được khoảng 200mg caffeine. Khi dùng trên 1000 mg th́ có người thấy mất ngủ, hồi hộp, tim đập nhanh, thở hổn hển, ù tai, buồn tiểu, xót ruột. Tử vong có thể xẩy ra khi dùng trên 10 gram (80-100 ly) caffeine.

 

*ẢNH HƯỞNG CỦA CAFFEINE VỚI SỨC KHỎE

Về ảnh hưởng của caffeine lên sức khỏe th́ ư kiến thuận nghịch vẫn c̣n nhiều. Xin lần lượt t́m hiểu dẫn chứng của đôi bên.

1/-Ư kiến thuận

Năm 1958, cơ quan Dược Phẩm và Thực Phẩm Hoa Kỳ đă xếp caffeine vào danh sách các chất được coi như an toàn và không có nguy hại. Tới năm 1983, cơ quan tái xác định quan điểm trên v́ có nhiều nghiên cứu mới nêu ra những điểm bất lợi của caffeine. Hội Y Khoa Hoa Kỳ cũng có ư kiến tương tự: uống cà phê hay trà vừa phải không có ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ. Theo nhiều nhà chuyên môn, dùng không quá 300mg caffeine mỗi ngày ( tương đương với ba ly cà phê ) th́ là mức độ trung b́nh.

a-Trẻ em với cà phê

Nhiều bậc cha mẹ tỏ ư e ngại khi thấy con trẻ uống nhiều nước giải khát có caffeine. Theo viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ th́ trẻ con và người lớn đều có khả năng biến hóa caffeine như nhau và caffeine không có ảnh hưởng ǵ tới sự năng động và sự tập trung của chúng. Tuy nhiên, caffeine là một chất có tác dụng như dược phẩm nhẹ và tùy theo số lượng, có thể kích thích hệ thần kinh. Trung b́nh các em có thể dùng từ 50-60 mg caffeine một ngày.

b-Caffeine với ung thư

Có một thời gian, caffeine và cà phê đă bị gán cho là có thể gây ra vài loại ung thư như bao tử, miệng, gan, ruột già, vú. Nhưng các nghiên cứu mới đây đă gỡ nỗi oan này cho caffeine. Tài liệu hướng dẫn về dinh dưỡng cuả Viện Ung Thư Hoa Kỳ nhấn mạnh là không có bằng chứng nào về việc caffeine làm tăng nguy cơ ung thư các loại. Nghiên cứu ở Nhật, Na Uy, Mỹ đều trấn an giới tiêu thụ là caffeine không gây ung thư. Đồng thời nghiên cứu của bác sĩ Lee Wattenberg tại đại học Minnesota lại cho là cà phê xanh có thể ngăn chặn ung thư ở các con vật trong pḥng thí nghiệm và nghiên cứu ở Na uy cho là caffeine có thể ngừa ung thư ruột già.

c-Caffeine và bệnh tim mạch

Nhiều người cho là cà phê làm tăng huyết áp nên sợ không dám uống. Cũng có người nghĩ cà phê làm tim đập nhanh, có thể đưa tới suy tim. Sở dĩ họ tin như vậy là v́ một nghiên cứu của đại học Y khoa John Hopkins vào năm 1985 cho hay nếu uống trên năm ly cà phê mỗi ngày th́ nguy cơ bệnh tim tăng lên gấp ba lần so với người không uống cà phê. Sự thực th́ caffeine dùng vừa phải (một hay hai ly một ngày) không làm tăng huyết áp hoặc cơn đau tim, trừ khi một số người quá nhậy cảm với caffeine th́ huyết áp có thể tăng lên chút ít nhưng kéo dài không quá vài giờ đồng hồ. Nhiều nghiên cứu cho hay sự tăng huyết áp này cũng giống như khi ta bước lên mươi bậc cầu thang. Mấy nghiên cứu ở Ư năm 1987 cho là đàn bà uống cà phê mỗi ngày th́ huyết áp lại hơi xuống. Năm 1989, nghiên cứu của Framingham Heart ở Massachusetts cho hay không có một liên hệ nhân quả nào giữa caffeine và bệnh tim mạch. Ngay sau đó, tài liệu của đại học Harvard rồi đến Tạp chí của Hội Y Khoa Hoa Kỳ, tạp chí The New England Journal of Medicine cũng hỗ trợ kết quả trên và kết luận là dùng caffeine vừa phải không làm tăng nguy cơ bệnh tim hay tai biến mạch máu năo.

Tuy nhiên, để an toàn, quư vị bị bệnh tim mạch nên tham khảo bác sĩ coi có nên tiếp tục dùng caffeine và dùng bao nhiêu. Dùng quá nhiều có thể đưa tới rối loạn nhịp tim ở một số cá nhân.

d-Caffeine và thai nghén.

Đă có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của caffeine vào việc thai nghén và thai nhi. Năm 1988, một ư kiến được nêu ra là hai ly cà phê mỗi ngày có thể làm giảm khả năng sinh sản của nữ giới. Nhưng nhiều nghiên cứu khác vào năm 1990 của Trung Tâm Kiểm Soát và Pḥng Ngừa Bệnh tại Hoa Kỳ và của Đại Học Harvard đều cho là tiêu thụ caffeine vừa phải không có ảnh hưởng ǵ đến sự thụ thai, sự hư thai hay trẻ em sinh thiếu kư. Nhưng giới chức y khoa cũng như Cơ Quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa kỳ th́ cẩn thận hơn và vẫn khuyên các bà mẹ mang thai là không nên uống quá hai ly cà phê mỗi ngày, để tránh hậu quả không tốt.

Về việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng vậy: caffeine có thể tràn vào sữa mẹ nhưng nếu chỉ uống hai ba ly một ngày th́ cũng không ảnh hưởng ǵ tới em bé.

e-Caffeine và bệnh loăng xương.

V́ dùng nhiều caffeine có đôi chút ảnh hưởng tới sự tiêu thụ calcium trong cơ thể, nên nhiều người cứ sợ caffeine cũng là nguy cơ gây bệnh loăng xương. Nhưng những nghiên cứu gần đây đều không t́m ra liên hệ nhân quả cuả caffeine với loăng xương. Như vậy xin quư bà cứ yên tâm mà thưởng thức cà phê, nhưng không nên dùng nhiều quá.

f-Caffeine với hiện tượng chệch múi giờ.

Caffeine giúp giải quyết khó khăn của nhiều người khi di chuyển qua nhiều múi giờ khác nhau. Đó là hiện tượng jet lag chệch múi giờ. Một chuyên viên không gian, Charles F. Ehert, cho là caffeine có thể điều chỉnh nhịp sinh học trong người và làm giảm triệu chứng của chệch múi giờ như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi. Theo ông ta, vào ngày khởi hành, nếu di chuyển về phía tây th́ nên uống ba ly cà phê đặc vào buổi sáng; c̣n nếu bay về hướng đông th́ ngưng uống cà phê cho đến buổi chiều.

Một nghiên cứu vào năm 1990 kết luận là các vị lăo trượng uống cà phê có đời sống t́nh dục tốt hơn người không uống.

Tạp san của American Medical Association số tháng 6 năm 1999 công bố một kết quả nghiên cứu cho hay uống 4 ly cà phê một ngày th́ đàn ông có khả năng giảm sạn túi mật tới 45%. Với phân lượng 250 mg, Caffeine làm mạch máu co, giảm máu lưu hành tới năo và thường được dùng để trị migraine headache.

V́ sự qúa thông dụng của caffeine, nên cơ quan Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ và nhiều nhà y khoa học đă dành nhiều th́ giờ theo dơi coi chất này có được an toàn cho người tiêu thụ. Caffeine đă được cơ quan này đặt vào danh sách những chất an toàn và tái xác nhận là nước giải khát có caffeine không có hại cho sức khỏe. Và, với sự dè dặt thường lệ, các cơ quan y tế đều khuyến cáo mọi người nên uống nước có caffeine vừa phải với sức chịu đựng của mỗi cá nhân.

Trong khi đó các nhà sản xuất cà phê vẫn t́m đủ mọi cách để thuyết phục dân chúng về tính cách vô hại của caffeinẹ Nhưng giới tiêu thụ vẫn e ngại nên họ đ̣i hỏi thực phẩm có caffeine đều phải ghi rơ trên nhăn hiệu. Và họ cũng đ̣i hỏi loại cà phê không có caffeine. Cho nên decaffeined cà phê ra đời.

2/-Ư kiến nghiêm khắc

Phe nh́n cà phê với đôi mắt nghiêm khắc th́ cho là caffeine đưa tới nghiền như nghiền thuốc và có nhiều tác dụng không tốt cho cơ thể. Họ nêu ra những nghiên cứu, nhận xét cho là uống nhiều caffeine gây cao huyết áp, là nguy cơ của cơn suy tim, bao tử bị lở loét, phụ nữ sanh thiếu tháng và thai nhi thiếu kí, có thể gây ra ung thư bọng đái, tụy tạng, vú ruột già, tử cung. Caffeine cũng được nói là làm tăng các triệu chứng khó chịu trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt như là mất ngủ, lo âu, gắt gỏng, bất an, căng vú, làm tăng sự sản xuất kích thích tố cortisol từ nang thượng thận, làm đàn bà giảm khả năng thụ thai, đàn ông sinh ra tinh trùng bất thường.

Năm 1988, Allen Wilcox Của Viện Nghiên Cứu Triangle Park, North Carolina, quan sát 104 phụ nữ uống một ly cà phê mỗi ngày th́ quá nửa dễ dàng mang thai, so với nhóm không uống. Trong khi đó nghiên cứu tại Đại Học Johns Hopkins cho hay uống trên 300mg caffeine mật ngày th́ hy vọng có thai giảm đi 17 %. V́ thế, Chuyên viên Mark Klebanoff của Viện Nhi Đồng Hoa Kỳ trên Maryland khuyên là các bà muốn có thai nên cắt giảm tiêu thụ cà phê, nhất là với quư vị nào đang có khó khăn trong việc sinh đẻ. Tạp san New England Journal of Medicine năm 1999 đăng kết quả một nghiên cứu cho hay phụ nữ có thai mà uống trên 6 ly cà phễ mỗi ngày th́ có thể bị hư thai.

Trong Tạp San Dịch Tễ Hoa Kỳ số tháng 10 năm 1990 có đăng kết quả nghiên cứu đầu tiên về liên hệ giữa caffeine với gẫy xương hông. Theo đó, nếu uống trên ba ly cà phê một ngày th́ nguy cơ gẫy xương tăng rất cao. Tạp san của American Medical Association ngày 26-1-1994 công bố có sự liên hệ đáng kể giữa uống nhiều cà phê với giảm tỷ trọng đặc của xương hông, cột sống phụ nữ. Bác sĩ Douglas P Kiel của Đại Học Brown quan sát thói quen uống cà phê của 3170 người và thấy uống nhiều cà phê tăng tỷ lệ gẫy xương hông tới 23%. Sự kiện này được giải thích là caffeine rút calcium từ xương, và loại ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, xương bị loăng, ṛn dễ gẫy. Bên Mỹ hàng năm có cả 250,000 trường hợp gẫy xương hông.

Ngoài ra, tờ báo y học của Hội Thần Kinh Tâm Trí Hoa Kỳ kể lại trường hợp khá hi hữu như sau: Một vị đại tá 37 tuổi than phiền với bác sĩ là từ hơn hai năm, ông ta luôn luôn ở trong t́nh trạng lo âu, bồn chồn, không tập trung được trí nhớ, đôi khi dễ cau có gắt gỏng với đồng bạn, hay đau bụng, ói mửa, đại tiện không thông, đêm mất ngủ. Các thử nghiệm máu, nước tiểu đều không t́m ra bất thường nào. Một bác sĩ thần kinh bèn hỏi, cho đầy đủ hồ sơ, là ông có uống nhiều cà phê không. Vị đại tá nhận là mỗi ngày ông ta uống tới mươi ly cà phê, cộng thêm vài lon coca cola, buổi tối uống thêm ly sữa nóng pha với chocolate. Ông ta nói v́ công việc nhiều quá nên cần uống cà phê để tỉnh táo làm việc.

Các bác sĩ bèn yêu cầu vị đại tá ngưng tất cả nước uống có caffeine, th́ các triệu chứng trên giảm lần và hết hẳn.

 

* MỘT VÀI THẮC MẮC VỀ CÀ PHÊ

a- Nhiều người than phiền tối trước uống cà phê làm họ ngủ không ngon giấc, mà buổi sáng dậy cứ mệt mỏi, nhức đầu, phải uống một ly cà phê mới làm việc được. Một cách để giải thích là: Trong sự ngủ, chất êm dịu adenosine bám vào các tế bào thần kinh, làm giảm hoạt động của chúng và giúp ta đi vào giấc ngủ. Khi uống cà phê, th́ tế bào thần kinh tưởng caffeine là những phân tử adenosine, nên thu hút chúng. Tế bào trở nên năng động, kích thích năo thùy tiết ra epinephrine. Epinephrine làm tim đập nhanh, hơi thở dồn dập, con ngươi mở rộng, huyết áp tăng, bắp thịt cương co, con người ở trong trạng thái năng động, tỉnh táo. Nhưng khi epinephrine tan biến th́ các đáp ứng trên xẹp xuống, con người mệt mỏi. Muốn có khí thế dũng mănh, nhiều người phải uống một ly cà phê để có phản ứng tỉnh mạnh kể trên. Họ phụ thuộc vào cà phê như người hút thuốc lá ghiền nicotine.

b- Một thắc mắc nhiều người thường nêu ra là caffeine có thể gây ra phiền phức th́ tại sao nước uống có chất này được bán khắp nơi ? Câu trả lời rất giản dị. Nước trà, cà phê đă trở nên gia đ́nh hóa và phân lượng caffeine trong các nước uống này không cao đến độ có thể gây rủi ro. Ngoài ra đa số uống cà phê với cream hay đuờng, uống sau khi ăn cơm, nên tác dụng của cà phê cũng giảm phần nào

Số lượng caffeine trong:

-Một ly cà phê 240 phân khối: Phin nhỏ giọt: 85 mg; Bột tan liền: 75 mg; Giảm caffeine: 3 mg; Espresso 30 cc : 40 mg

-Trong 30 cc trà: Trà Mỹ: 40 mg; Trà nhập cảng: 60 mg; Bột tan ngay: 28 mg; Nước trà lạnh vô chai: 25 mg; Nước giải khát: 24 mg; Nước ca cao 30 cc: 6 mg; Sữa súc cù là 30c: 6 mg;

Ngoài ra, caffeine c̣n được dùng trong y học khi phối hợp với thuốc chống đau Aspirin, Tylenol, Ergot alkaloid. Viên thuốc nhức đầu Anacin, Exedrin có 65 mg caffeinẹ Vài loại thuốc viên có caffeine là Caffedrine Caplets, Enerjets, NoDoz Maximum Strenght Caplets, Viravin.

c- Muốn cắt giảm cà phê.

Đang tiêu thụ nhiều cà phê mà muốn cắt giảm có thể làm như sau:

* Ghi số cà phê uống mỗi ngày cũng như các chất khác có caffeine; coi xem tác dụng của chúng trên cơ thể như thế nào.

* Giới hạn mỗi ngày từ 200- 300mg caffeine;

* Thay thế cà phê với nước trà, cà phê hoặc nước khác không có caffeine;

* Tập luyện cơ thể hàng ngày;

* Ăn uống đầy đủ và đều đặn;

* Ngưng hút thuốc lá

* Yêu cầu người trong nhà hoặc cùng sở cắt giảm cho có đồng minh;

* Nên nhớ thêm rằng cà phê không giúp giải độc rượu sau khi quá chén.

 

* KẾT LUẬN:

Caffeine vẫn được coi như một dược phẩm có thể đưa tới tâm trạng phụ thuộc cho người tiêu thụ.V́ là thuốc nên cà phê có tác dụng vừa xấu vừa tốt. Không tốt đối với người quá mẫn cảm trước các tác dụng phụ của caffeine cũng như quư vị có vài bệnh kinh niên như cao huyết áp, rối loạn nhịp tim.V́ thế, uống vừa phải là giải đáp cho một số người cần một chút sinh lực nhưng không muốn phụ thuộc vào cà phê. Nếu chưa lệ thuộc vào cà phê th́ cũng chẳng nên thử và nếu đă kẹt với cà phê th́ ta lại cứ ba ly mỗi ngày cho an toàn cơ thể. Khỏi phải canh cánh e ngại ung thư, loét lở bao tử v́ uống quá nhiều cà phê.

 

BÁC SĨ NGUYỄN Ư ĐỨC, Texas-Hoa Kỳ

(LÊ TRỰC sưu tầm)

 

CHếT

 

CHếT ! CHếT ! CHếT.

HĂY NGỪNG UỐNG TRÀ ĐINH NGAY.

 

 

Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel Paris 14, mà chủ đề là bệnh Tiểu đường. Giáo sư Trần Đại Sỹ diễn giảng đề tài về khả năng Y khoa Trung quốc, Việt Nam trong  trị tiểu đường có đoạn :

 

"Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng 9-1949), họ đă thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam th́ cấp quốc gia có Viện Đông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể bên cạnh c̣n những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.

 

Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng kỳ cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.

 

Đó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng kỳ cực th́ ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua th́ nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều ḿnh biết là thuốc tiên thuốc thánh.

 

Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin  nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.

 

-Một là Xuyên tâm liên, Sau 1975, Tây dược khan hiếm toàn miền Nam Việt Nam. Thảo dược không đủ đáp ứng nhu cầu. Dân chúng một vài nơi có kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một kư giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ  thứ bệnh. Xuyên tâm liên được  rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.

 

Xuyên tâm liên c̣n có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). C̣n có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

 

Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào năo, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.

 

-Hai là Tim sen, Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. V́ vậy những người bị thực nhiệt uống vào th́ hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam th́ bất lực sinh lư (Dysfonction Érectille), nữ th́ kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen có độc tố. Độc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.

 

-Ba là trà đắng (trà đinh), Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng có hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên  Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu thái, người ta cuộn lại giống h́nh cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đ́nh, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh v́ vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5 g một ngày :

 

- Khí huyết bị bế tắc.

- Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.

- Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.

 

Tại Liên Âu đă xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam, Nam Trung quốc mang sang.

 

Xin thuật hai y án  mới nhất:

 

1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Đức)

Có một con gái 18 tuổi, đă cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường bị mất ngủ, phong thấp. Tết Ất Dậu (2005) về thăm quê. Được người nhà khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và phong thấp  giảm đau (do tính hàn, chống phong là dương tà). Khi rời Việt Nam về Berlin, mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn tháng :

- Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.

- Trí nhớ giảm thoái,

- Nhịp tim c̣n 55/ phút,

- Bàn chân, tay lạnh,

- Lưng lạnh,

- Độ kính lăo từ 1,5 tăng lên 2,5.

- Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.

Bác sĩ gia đ́nh là người Đức, nên không hề biết ǵ về Trà đinh, mà cứ cho rằng bà X bị t́nh trạng lăo hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ 5,  đang đi đường bị choáng váng, ngă. Đưa vào bệnh viện. Bệnh viện t́m ra :

- 65% tế bào óc không làm việc,

- Tâm lực suy yếu.

- Bao tử, ruột, gần như không làm việc.

- Siêu vi gan B, do độc tố.

Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.

 

2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.

V́ con dâu bà là học tṛ của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị  cho bà (Médecin traitant) đă 9 năm. Cũng qua liên hệ này tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận t́nh : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói (sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hương. Không biết ai khuyến khích, bà bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một ngày, mà lư ra chỉ dùng 5g là đă có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà tŕnh diện, nh́n sắc diện bà, tôi kinh hăi :

- Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay v́ muối tiêu,

- Da mặt ủng vàng,

- Tứ chi lạnh,

- Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).

- Tim đập 50/ phút.

- Kiểm soát đường tại chỗ  8,5 g/l.

V́ buổi sáng bà không ăn ǵ, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :

- Hồng cầu c̣n 3.5 triệu,

- Créatinine tăng tới 54

- Bà bị Hépatite B+C.

Tôi gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết th́ chết, chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng  trước balcon đe dọa : Nếu không trả thuốc tiên cho bà th́ bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư bà rút lại không nhận tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, th́ bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Đây bà muốn trả  ơn  9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn pḥng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.

 

Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận b́ bị hôn mê v́ trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực c̣n 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà v́ bà là mẹ chồng của một người học tṛ tôi, chứ tôi không c̣n quyền y sĩ điều trị" .

 

DR. BÙI KIM LOAN (Gyneco-Obst)

Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg, Germany

(LÊ VĂN TÀI và Thầy HUỲNH NGỌC ẨN đồng chuyển)

website counter