Home | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | SUY NGÂM~ 15 | SUY NGÂM~ 16 | SUY NGÂM~ 17 | SUY NGÂM~ 18 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | THÚ VI. 1 | THÚ VI. 2 | THÚ VI. 3 | THÚ VI. 4 | THÚ VI. 5 | THÚ VI. 6 | THÚ VI. 7 | THÚ VI. 8 | THÚ VI. 9 | THÚ VI. 10 | THÚ VI. 11 | THÚ VI. 12 | THÚ VI. 13 | THÚ VI. 14 | THÚ VI. 15 | THÚ VI. 16 | THÚ VI. 17 | THÚ VI. 18 | THÚ VI. 19 | -DÔ.C -DÁO | -DÔ.C -DÁO [tt] | -DÔ.C -DÁO 1 | -DÔ.C -DÁO 2 | -DÔ.C -DÁO 3 | -DÔ.C -DÁO 4 | -DÔ.C -DÁO 5 | -DÔ.C -DÁO 6 | -DÔ.C -DÁO 7 | -DÔ.C -DÁO 8 | -DÔ.C -DÁO 9 | TUYÊ.T VÒ'I | TUYÊ.T VÒ'I [tt] | TUYÊ.T VÒ'I 1 | TUYÊ.T VÒ'I 2 | CÂ?N THÂ.N | CÂ?N THÂ.N [tt] | Vê` VN | Vê` VN [tt] | Vê` VN 1 | Vê` VN 2 | Vê` VN 3 | Vê` VN 4 | Vê` VN 5 | Vê` VN 6 | Vê` VN 7 | Vê` VN 8 | Vê` VN 9 | Vê` VN 10 | Vê` VN 11 | Vê` VN 12 | Vê` VN 13 | Vê` VN 14 | Vê` VN 15 | Vê` VN 16 | Vê` VN 17 | Vê` VN 18 | Vê` VN 19 | Vê` VN 20 | Vê` VN 21 | Vê` VN 22 | Vê` VN 23 | Vê` VN 24 | Vê` VN 25 | Vê` VN 26 | Vê` VN 27 | Vê` VN 28 | Vê` VN 29 | Vê` VN 30 | Vê` VN 31 | Vê` VN 32 | Vê` VN 33 | Vê` VN 34 | Vê` VN 35 | Vê` VN 36 | Vê` VN 37 | Vê` VN 38 | Vê` VN 39 | Vê` VN 40 | Vê` VN 41 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I | CU'Ò'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 1 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 2 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 3 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 4 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 5 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 6 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 7 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 8 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 9 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 10 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 11 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 12 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 13 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 14 | CU'Ò'I CHÚT CHO'I 15

TA.P GHI 10

2sungtim_mongmanh.jpg
(@ Internet)

 

HOA SÚNG

 

Dọc đường đất quanh co, hai bên đầm rộng, ngòi dài. Cuối thu, sen đã tàn còn để rớt lại trên mặt nước những lá nhăn nheo như buồn một nỗi buồn li biệt. Nước phẳng lặng, đồng ruộng phẳng lặng, ngọn cỏ xanh xanh.

 

Trên suốt một dải đầm sen, chỉ có lá cây súng tròn như những chiếc bánh đa, nổi trên mặt nước, duyên keo kết với nước, phô cả bộ mặt với trời xanh như tận hưởng tình của đất trời. Có những chiếc lá hơi tím vàng, có chiếc còn xanh mơn mởn. Nước phô bày một màu áo, như xô đẩy lên trên mặt một linh hồn. Giữa đám lá tẻ ngắt, bỗng ở phía bên kia hồ xa cách đường cái không bao nhiêu, lộ một bông hoa súng màu thanh niên. Người du khách lơ đãng sẽ không trông thấy nó đâu vì nó không hề rực rỡ.

 

Hoa súng màu thiên thanh, duyên nợ nó với tôi là tất cả một lịch sử ! Thuở còn bé, tôi trông nó nở ở trước nhà, trong một cái ao thân mật có lũy phía ngoài.

 

Ngõ nhà tôi mở thẳng ra bờ ao. Cái ngõ nhỏ có mái, có xà tre đánh đu được, nay tôi còn trông rõ quá ! Khi xưa, tựa ở đó, tôi mong thấy mẹ tôi đi xa về hoặc dì tôi sang chơi. Lúc ấy tâm hồn con trẻ của tôi (tôi mới lên sáu, lên bảy), kinh nghiệm sự đời bằng giác quan, tôi cảm vẻ đẹp và "một cái gì lâng lâng thanh khiết" ở bông hoa súng, nở không biết về mùa nào.

 

Mười lăm năm trời sau đó, không thấy thứ hoa đó nữa, bởi một lẽ dễ hiểu là tôi đã ra thành thị .. Rồi cách đây một năm, cuối mùa thu vào chơi làng Triều Khúc ở Hà Đông với một người bạn, tôi mới lại được trông thấy một bông hoa súng đúng lúc vừa vặn nở ở một cái ao nhỏ gần một cái quán đầu làng. Vẫn hoa cô lập ngoi lên mặt nước độ hai gang tay, cánh bao dưới màu phớt nâu, cánh hoa thon thon, màu thiên thanh man mác, làm rạng cả mặt hồ.

 

Rồi năm nay cách ngày ấy một năm, trên một con đường gập ghềnh, ngồi trên xe đạp, tôi lại trông thấy hoa súng lần thứ ba. Vẫn nó ẩn hiện dưới mặt trời và sắc nước, nở êm như ru, không yến oanh, không ong bướm, không tỏa hương ngát, bao giờ cũng đứng đơn chiếc."

(Theo Đinh Gia Trinh, Báo Thanh Nghị)

 

Có điều tôi không nghĩ đây là "hoa hèn cỏ nội" hì hì. Người ta còn nói hoa sen là hoa quân tử, thơm nức hương bên cạnh bùn và hoa súng là hoa tiên tử, chẳng bao giờ nó nở nhiều, suốt một dải đầm rộng mênh mông chỉ có lác đác một vài bông hoa thanh khiết. Hoa súng còn được chọn là quốc hoa như lời bài thơ hoa súng của Dung Nguyên:

 

"Xứ ta, Hoa Hậu ao làng,

Xứ người, em đứng vào hàng Quốc Hoa.

Vạn lời ca tụng suýt xoa,

Loài hoa thôn dã kiêu sa sắc tài.

 

Súng không yểu điệu các đài.

Cũng không rũ rượi nét ngài đợi sương.

Thân trầm, chí thẳng, sức vươn.

Chung bùn em vẫn vẹn hương chính mình."

 

(Hoa súng lam là quốc hoa Sri Lanka còn hoa súng trắng là quốc hoa của Bangladesh).

 

Tiểu sử tác giả ĐINH GIA TRINH

(1915-1974)

 

Ông sinh ngày 15.12.1915 tại làng Kim Quan Thượng, xã Việt Hưng, huyện Gia Lâm, Bắc Ninh (nay thuộc thành phố Hà Nội), trong một gia đình nho học nghèo. Nuôi ước nguyện theo đuổi sự nghiệp văn chương từ trên ghế nhà trường, nhưng do hoàn cảnh gia đình, sau khi tốt nghiệp tú tài bản xứ trường Bưởi ông thi vào trường Luật (1938). Năm 1941, tốt nghiệp cử nhân Luật, bắt đầu hành nghề Luật ở Từ Sơn Bắc Ninh. Đồng thời hăng hái hoạt động báo chí, tham gia nhóm Thanh Nghị, là một trong những cây bút chủ lực trên tờ tạp chí của nhóm.

 

Từ số đầu tiên (1941) đến những số cuối cùng (1945) trên tạp chí Thanh Nghị ông đã cho đăng ngót 100 bài, gồm : các tiểu luận, phê bình, khảo cứu, tùy bút .. về các vấn đề xã hội , tư tưởng, giáo dục, đặc biệt là về văn chương nghệ thuật . Năm 1996, một phần các bài nói trên cùng với một số bài đăng trên báo chí khác đương thời xung quanh vấn đề văn chương nghệ thuật do ông viết (ký tên các bút danh Đinh Gia Trinh, Diệu Anh, Thế Thụy ..) đã được gia đình tập hợp lại xuất bản thành sách nhan đề Hoài vọng của lý trí, tại Nhà xuất bản Văn Học (Nxb. Hội Nhà văn tái bản năm 2005) - (trích trong tự điển phê bình văn học 1 /2/ 2014 )

 

(Phan Trường Sanh sưu tm và chuyn @ FB)

 

2sungtim_mongmanh.jpg
(@ Internet)

website counter