ĐỆ TỨ TỔ TẢ ĐÔ ĐỐC
HÚY
NGUYỄN PHỤNG
(? - 1150)


III.1 - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

        Tả Đô Đốc húy là Nguyễn Phụng, con trưởng của Tả Tướng Quốc Nguyễn Viễn. lai lịch của ngài không rơ.

        Ngài làm quan chức Tả Đô Đốc dưới triều vua Lư Anh Tông (1138 - 1175). Năm Ất sửu (1145) ngài dâng lên vua con rùa mắt có 6 ngươi, ức có 4 chữ "Vương dĩ công pháp" (Vua theo việc công).

        Về sau, thân v́ liên quan đến việc chống Đỗ Anh Vũ mà ngài bị sát hại.

        Đỗ Anh Vũ tư thông với Thái hậu (họ Lê) lúc bấy giờ đang cầm quyền nhíp chính. Đỗ được quyết đoán mọi việc, tự do ra vào cung cấm, khinh rẻ đ́nh thần nên các quan trong triều là Vũ Đái, Nguyễn Dương, Nguyễn Quốc đều lo việc mưu trừ Đỗ Anh Vũ. Việc không thành nên Vũ Đái cùng 20 người liên can đều bị hại. Theo tài liệu các gia phả, Nguyễn Phụng, Nguyễn Quốc và Nguyễn Dương đều bị hại trong diệp này.

        Ngài mất vào năm Canh Ngọ (1150). Như vậy, dưới triều Lư Anh Tông, họ Nguyễn có 3 người làm quan to đều bị giết hại.

        Các mục khác có liên quan đến ngài như lăng mộ, gia đ́nh đều không rơ.

*
**

        Dựa vào các gia phả xưa của các chi họ Nguyễn ở miền Bắc (ghi chép khá giống nhau) và sử liệu, chúng ta có thể lập phả từ đức Thủy Tổ Nguyễn đến ngài Nguyễn Phụng như sau:
 
 

 

I. Nguyễn Bặc (924-979)

 

 

II. Nguyễn Đê

Nguyễn Đạt

Nhánh (1) Nguyễn Quang Lợi

III. Nhánh (2) Nguyễn Viễn (? -?)

Nhánh (3) Nguyễn Phúc Lịch

Nguyễn Nghĩa

IV. Nguyễn Phụng (? - 1150)

Nguyễn Dương (? - 1148)

Nguyễn Quốc (? - 1158)

V. Nguyễn Nộn  (? - 1229)

.........................

 

 

Nguyễn Thuyên  (? - 1282)

        Nhánh (2) là nhánh truyền xuống ḍng họ Nguyễn Phúc. Để có thể tính toán phỏng chừng thời đại mà các ngài đang sống, chúng ta có thể dựa vào những sự kiện lịch sử xác thực như vua Lư Thái Tổ lên ngôi, việc mưu giết Đỗ Anh Vũ không thành v.v... năm sinh và năm mất của các vị có danh trong lịch sử. Nh́n vào phả đồ, chúng ta có những nhận xét sau:

        Đức Thủy Tổ làm quan thời Đinh Tiên Hoàng, ngài Nguyễn Đê làm quan thời Lê Long Đỉnh chuyển sang Lư Thái Tổ, sự kiện lịch sử và noên kỷ phù hợp cới thế thứ (cha ---> con). Truyền xuống các đời sau, từ đức Thủy Tổ đến ngài Nguyễn Phụng, hai năm mất cách nhau 170 năm mà chỉ cách nhau 3 khoảng thế hệ là quá ít: Ngài Nguyễn Đê làm Hữu Thân Vệ năm 1009 (Năm Lư Công Uẩn lên ngôi), giả thử ngài sinh năm 955 lúc Thủy Tổ 32 tuổi, th́ lúc đó ngài 54 tuổi được xem là phù hợp. Bây giờ, giả thử các ngài đều đến 40 tuổi mới sinh con th́ ngài Nguyễn Viễn sẽ sinh năm 995 và ngài Nguyễn Phụng sinh năm 1035. Ngài Nguyễn Phụng  mất năm 1150 (năm chính xác đúng với sự kiện lịch sử Đỗ Anh Vũ) là ngài thọ 115 tuổi, đều này vô lư.

        Như vậy, nếu ngài Nguyễn Viễn là con ngài Nguyễn Đê th́ phải cách 2 hoặc 3 đời mới đến ngài Nguyễn Phụng. C̣n nếu ngài Nguyễn Viễn đúng là phụ thân của ngài Nguyễn Phụng th́ ngài Nguyễn Viễn phải cách ngài Nguyễn Đê 2 hoặc 3 đời. Trường hợp ngài Nguyễn Phụng và ngài Nguyễn Nộn cũng tương tự như vậy.

        Chúng ta có thể kết luận là các gia phả xưa của các chi họ Nguyễn, khi chép thế thứ các đời 1, 2, 3, 4 v.v... có lẽ chỉ chép tên các ngài có danh trong lịch sử chứ không phải theo thứ tự ( cha ---> con) hoặc là việc sao chép có bỏ sót một số đời do các lần gia biến: năm 979 đức Thủy tổ bị hại, các năm 1150 - 1158 ba ngài Nguyễn Dương, Nguyễn Phụng, Nguyễn Quốc bi hại.

        V́ vậy, khi chép phần "Thủy Tổ Phả" chúng tôi không gọi đời thứ 1, đời thứ 2, v.v...đ̣i hỏi sự kế tục từ đời này sang đời khác mà c̣n gọi Thủy Tổ, đệ nhất tổ, đệ nhị tổ v.v...có nghĩa là ghi chép các vị tổ thời xa xưa của ḍng họ Nguyễn, không đ̣i hỏi các vị này nối tiếp nhau theo đời.