ĐỨC TRIỆU TỔ TĨNH HOÀNG ĐẾ
HÚY
NGUYỄN CAM
(1468 - 1545)
Hệ I


1.1. - Thân thế và sự nghiệp

    Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế húy là Nguyễn Cam con đầu của Trừng Quốc công Nguyễn Văn Lựu. Bà mẹ họ Mai, tên húy không rơ. Ngài sinh năm Mậu tư (1468), ngày tháng sinh không rơ.

    Thời trai trẻ, ngài tài kiêm văn vơ. Ban đầu ấm thụ làm quan coi lính. Đến đời vua Lê Chiêu Tông (1516-1524) ngài giữ chức Tả vệ Điện tiền Tướng quân, tước AnTĩnh Hầu, trông coi tỉnh Thanh Hóa.

    Năm Đinh hợi (1527), Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, ngài đem thuộc hạ tránh sang nước Ai Lao mưu việc khôi phục, lúc đó ngài đă 59 tuổi. Vua Ai Lao là
Sạ Đẩu cắt cho ngài châu Sầm để ở. Ngài chiêu tập những người trung dũng, gởi con thứ là Nguyễn Hoàng, mới hai tuổi, cho em vợ là Nguyễn Ư Kỷ nuôi dạy để ḿnh tiện lo việc lớn.

    Năm Kỷ sửu (1529), ngài đem quân về Thanh Hóa đáng nhà Mạc, thắng trận liên tiếp.

    Năm Canh dần (1530), quân ngài bị tổn thất. Ngài phải tạm lui về Ai Lao chỉnh đốn lại binh mă.

    Năm Quư tỵ (1533) ngài cùng các tướng ḍ t́m được Lê Ninh (con của vua Lê Chiêu Tông), 18 tuổi, lập lên ngôi tức vua Lê Trang Tông. Từ đó, hào kiệt theo về càng đông. Ngài được vua Lê phong chức Thượng phụ Thái sư Hưng Quốc công Chưởng nội ngoại sự.

    Năm Quí măo (1543) vua Lê tiến quân từ thành Tây Đô (Thanh Hóa) ra Bắc, sai người mang chiếu thư sang Ai Lao gọi ngài về. Vua gia phong ngài làm Thái tể Đô tướng Tiết chế tướng sĩ chư dinh thủy bộ. Ngài tiến quân đến đâu thắng đến đấy.

    Năm Ất tỵ (1545) ngài định tiến ra Đông Đô (Thăng Long) nhưng bị lụt phải trở về Thanh Hóa, đóng quân ở Yên Mô (Ninh B́nh). Hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất dâng quả dưa có thuốc độc để hại ngài. Ngài mất ngày 20 tháng 5 năm Ất tỵ (28-6-1545), thọ 78 tuổi.

1.2. - Lăng, Miếu thờ và các tước hiệu được truy tôn

    Được tin ngài mất, vua Lê vô cùng thương tiếc, truy tặng ngài tước, Chiêu Huân Tĩnh Công, thụy là Trung Hiếu.Linh cữu ngài được đưa về Bái Trang, huyện Tống Sơn (Thanh Hóa), táng tại núi Thiên Tôn. Khi táng, trới nổi mưa gió sấm chớp, ai cũng sợ hăi bỏ chạy. Lúc trời tạnh trở lại th́ đá núi, cây cỏ tươi tốt, không biết huyệt táng nơi nào nữa.

    Năm Giáp ngọ (1594) vua Lê Thế Tông truy tặng ngài: Chiêu Huân Phụ Triết Tĩnh Công.

    Đời Tiên Vương (Chúa Tiên) ngài được truy tôn: "Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vỹ Tích Chiêu Huân Tĩnh Vương".

    Đời Vũ Vương, ngài được truy tôn: "Di Mưu Thùy Du Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Vỹ Tích Chiêu Huân Tĩnh Vương".

    Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn ngài: "Di Mưu Thùy Du Khâm Cung Huệ Triết Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh Hoàng Đế". Miếu hiệu là Triệu Tổ.

    Năm Quư hợi (1803) vua Gia Long cho dựng Nguyên Miếu gồm ba gian hai chái ở phía đông núi Thiên Tôn gọi là miếu Triệu Tường để thờ hai ông bà.

    Năm Giáp tư (1804) vua Gia Long cho dựng Triệu Miếu trong Hoàng thành để thờ ngài. Mỗi năm làm lễ kỵ vào ngày 20 tháng 5 âm lịch và 5 lễ hưởng: Xuân hưởng (mồng 8 tháng giêng Â.L.) Hạ hưởng (mồng 1 tháng 10 Â.L.), Thu hưởng (mồng 1 tháng 7 Â.L.), Đông hưởng (mồng 1 tháng 10 Â.L.), và Hợp hưởng (22 tháng 10 Â.L.).

    Năm Mậu th́n (1808) vua Gia Long đặt tên lăng ngài là Trường Nguyên. V́ lăng không có dấu tích nên xây một nền vuông dưới chân núi để làm chỗ bái yết.

    Năm Tân tỵ (1821) vua Minh Mệnh đổi tên núi Thiên Tôn là núi Triệu Tường. Năm Nhâm ngô (1822) vua Minh Mệnh cho sửa Triệu Miếu và dựng bia ở lăng Trường Nguyên để tỏ rơ công nghiệp của đức Triệu Tổ. Bài minh như sau:

"Đất lớn chúa thiêng, sinh ra Triểu Tổ,
Vun đắp cương thường, nêu rạng Thánh Vơ
Nghĩa động quư thần, công truyền vũ trụ
Cơi trần rời bỏ, lăng ở Bái Trang
Non nước bao bọc, sầm uất tùng xanh
Khí thiêng nhóm họp, đời xương vinh
Mệnh trời đă giúp, con cháu tinh anh
Vơ công dựng nước, bèn t́m gốc nguồn
Truy tôn, dựng nước, lăng gọi Trường Nguyên
Tân tỵ Bắc tuần, đến dây dựng lại
trông ngắm non sông, nhớ đến gốc cơi
Khắc chữ vào bia, lưu ức vạn tái."

    Đức Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Đế là khai quốc công thần của nhà Lê trung hưng. Tuy giữa chừng bị hại nhưng công trạng to lớn của ngài sử sách đều ghi rơ.

    Ngài là Thủy tổ của họ Nguyễn Phúc ở miền Nam. Ngài khai sáng ra hệ I trong Nguyễn Phúc Tộc.

1.3. - Gia Đ́nh
            1.3.1. Các vị phu nhân
                
Theo một số gia phả ngài có 3 phu nhân

                    1.3.1.1 Nguyễn Thị Mai - Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Hậu

                    Bà húy là Nguyễn Thị Mai, con ông Nguyễn Minh Biện (quê ở Phạm Xá, tỉnh Hải Dương, làm quan triều Lê, chức Đạc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Thư Vệ Sự). Tiểu sử không rơ.

                    Bà là người thuần hậu, đức hạnh trọn vẹn toàn. Bà mất ngày 23 tháng giêng Âm lịch, năm mất không rơ. Bà táng tại núi Thiên Tôn với đức Triệu Tổ, nhưng không làm lăng riêng.

                    Năm Giáp tư (1748), Chúa Vũ Vương truy tôn Bà: "Từ Tín Chiêu Ư Đức Phi', về sau thêm hai chữ Hoằng Nhân.

                    Năm Bính dần (1806) vua Gia Long truy tôn Bà: "Từ Tín Chiêu Ư Hoằng Nhân Thục Đúc Tĩnh Hoàng Hậu". Bà Được phối thờ với đức Triệu Tổ ở Triệu Miếu trong Hoàng thành, Tên lăng của Bà là Vĩnh Nguyên.

                    1.3.1.2 Đỗ Thị Tín - Thứ phu nhân

                    Bà húy là Đỗ Thị Tín, tiểu sử không rơ.
                    Bà sinh ra Thái phi Ngọc Bảo

                    1.3.1.2 (khuyết danh) - Thứ phu nhân

                    1.3.2. Con trai và con gái

                    Ngài có 3 người con: 2 trai và 1 gái                   

              Con trai                 Con gái
   
1. Nguyễn Uông 1. Nguyễn Thị Ngọc Bảo
2. Nguyễn Hoàng  

                    1.3.3.1A. Nguyễn Tông Thái - Uy Xuân Hầu

                    Ông húy là Nguyễn Tông Thái, em của đức Triệu Tổ, lai lịch không rơ.

                    Ông làm quan đời nhà Lê, chức Điện tiền Đô tổng binh sứ, tước Uy Xuân Hầu. Dưới triều Lê Trang Tông, ông được phong chức Đảng Khấu Tướng Quân coi ba tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng và Thái Nguyên, chống nhau với nhà Mạc vài mươi năm. Sau bắt được Mạc Kính Dụng, ông được phong làm Thái Nguyên - Cao Bằng Phủ Quân Sự.

                    Bà vợ là Bế Thị Khương. Trong thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh con cháu sợ họ Trịnh nên đổi ra họ Bế. Dưới triều vua Gia Long, chi họ này được ban công t́nh Nguyễn Hựu. Chi họ này ở Bắc Khê, tỉnh Cao Bằng.

                    1.3.3.1C. Nguyễn Ư Kỷ - Thái phó Uy Quốc Công

                    Ông húy là Nguyễn Ư Kỷ, em ruột của Triệu Tổ Tĩnh Hoàng Hậu. Ông quê quán ở Hải Dương, con của ông Nguyễn Minh Biện (làm quan triều Lê với chức Đặc Tiến Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Thự Vệ Sự).

                    Ông làm quan triều Lê đến chức Thái phó Uy Quốc Công.

                    Năm Đinh hợi (1527) Mặc Đang Dung đoạt ngôi nhà Lê, Triệu Tổ gởi con thứ là Nguyễn Hoàng cho ông để lo việc nước. Ông hết ḷng chăm sóc.

                    Khi Đức Triệu Tổ mất, Thái Tổ ra làm quan với triều Lê được phong làm Thái bảo Đoan Quốc Công. Trịnh Kiểm ghen muốn hại, ông khuyên Thái Tổ giả cuồng, cử chỉ tỏ ra thất thường để Trịnh Kiểm khỏi để ư. Về sau, Trịnh Kiểm quyết tâm mưu hại, Thái Tổ kinh hăi, bàn mưu với ông, ông nói: "Kiểm đă cố tâm mưu hại, cần phải tránh xa. Đất Thuận Hóa hiểm trở, vững chắc có thể giữ yên thân ḿnh cháu nên nhờ chị Ngọc Bảo (chính phi của Trịnh Kiểm) nói với Kiểm xin trấn giữ đất này để mưu đồ việc lớn về sau". Thái Tổ nghe theo và nhờ người nói với chính phi, phi lựa lúc nói với Trịnh Kiểm. Kiểm cho rằng Thuận Hóa là vùng đất ác chướng, lại có tướng nhà Mạc đóng ở đấy, muốn mượn tay nhà Mạc hại Thái Tổ, bèn xin vua Le phong cho Thái Tổ giữ đất này.

                    Ông lấy t́nh thân thuôc bảo hộ cho Thái Tổ, mở mang nghiệp lớn. Ông cùng với Tống Phúc Trị, Mạc Cảnh Huống là những bậc khai quốc công thần giúp Thái Tổ lập nên vương nghiệp.

                    Khi mất, ông được thờ tại Nguyên Miếu ở Gia Miêu Ngoại Trang. Đến năm Giáp th́n (1844) vua Triệu Trị truy tặng là "Khai Quốc Công Thần Đặc Tiến Tráng Vơ Tướng Quân Trung Quân Đô Thống Phủ Chưởng Phủ Sự Thái Sư", thụy là Trung Trinh, tước là Uy Quốc Công và cho thờ tại Hữu vu của Thái Miếu.

                    Người con trưởng của ông là Nguyễn Đ́nh Dũng theo ông vào Nam làm quan đến chức Thái bảo Quận Công.