ĐỨC ANH TÔNG HIẾU NGHĨA HOÀNG ĐẾ
HÚY
NGUYỄN  PHÚC THÁI

(1650 - 1691)

Hệ VI


6.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

         Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Thái lại húy Ngàn, con thứ hai của đức Thái Tông Nguyễn Phúc Tần và Hoàng Hậu Tống Thị Đôi, sinh ngày 21 tháng cah5p năm Kỷ sửu (22-1-1650).

        Người con trưởng của đức Thái Tông mất sớm nên ngài được lập làm Thế tử. Ngài nối ngôi lúc 39 tuổi, được triều thần tôn làm "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngọai Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Phó Hoằng Quốc Công".

        Ngài tình khoan hòa, chiêu hiền đãi sĩ, nhẹ hình phạt, giảm sưu thuế nên được người đương thời gọi là Chúa Nghĩa.

        Tháng 7 năm Đinh mão (1687), ngài cho dời phủ Chúa sang làng Phú Xuân, lấy Bằng Sơn (nay là Ngự Bình) làm bình phong, xây đáp cung điện, thành quách rất tráng lệ. Vùng Phú Xuân rộng rãi, bề thế hơn Kim Long, sông Hương trở nên rộng khi chảy ngang qua trước Kinh thành.

        Mối đe dọa quân Trịnh từ mặt Bắc đã hết, về phương Nam thì Chiêm Thành hàng năm thần phục triều cống, Chân Lạp thì giữ địa vị phiên bang. Những vào năm Mậu thìn (1688), Hoàng Tấn giết Dương Ngạn Địch, thả lính cướp phá khiến dân tình Chân Lạp rất khốn khổ. Vua Chân Lạp là Nặc Thu sin oán, nghi ngài xui Hoàng Tấn cướp phá để lấy cớ xâm chiếm Chân Lạp. Nặc Thu cho đắp đốn lũy để chống cự với quân Nguyễn. Sau, phó tướng dinh Trấn Biên (nay là Biên Hòa) là Mai Vạn Long đánh đuổi Hoàng Tấn, việc Chân Lạp mới tạm yên.

        Muốn lân bang thần phục, ngài cho lập một đạo binh tùng cường, xem trọng việc tuyên quân. Mỗi gia đình có con trai phải cúng hiến cho triểu đình một người. Mỗi ngưới lính đều có súng ống, y phục và chu cấp lương tiền đầy đủ. Thời ngài, quân lính lên đến 4 vạn người. Phủ ngài có hai đội kỵ binh gồm 400 người ngựa. Những lúc thao diễn nhân ngày khánh tiết, quân phục binh sĩ trông rất rực rỡ. Đội binh có những chiến thuyền to lớn có mõ để đánh nhịp cho binh sĩ chèo. Họ thường mặc quần ngắn bằng thao trắng, đội nón chóp lông.

        Mùa xuân năm Tân mùi (1691), ngài đau nặng, cho gọi Thế tử  vào bảo rằng : "Ta nối tổ nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, bây giờ con nối theo, phải giữ thánh đức của tổ tông, đó nghiệp trước để lại, thường lấy làm lo, bây giờ con nối theo, phải giữ thánh đức của tổ tông, đó là hiếu". Ngày 10 tháng giêng năm Tân mùi (7-2-1691) ngài băng, ở ngôi 4 năm, thọ 43 tuổi.

*
* *

        Đức Anh Tông Hiếu NGhĩa Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ năm  trị vì ở miền Nam. Ngài là người nhân từ, biết thương dân. Ngài lại biết lo lắng giữ cơ nghiệp của tổ tiên. Mặc dầu mặt Bắc không còn là mối đe dọa, ngài vẫn dựng binh lực ngày càng hùng mạnh. Tuy thời gian ở gnôi quá ngắn ngủi, ngài đã mở đầu cho vị Chúa kế nghiệp công cuộc mở mang bờ cõi. Trong đời ngài, dân chúng được sống trong cảnh thanh bình, an cư lạc nghiệp.

        Ngài thuôc đời thứ sáu của họ Nguyễn Phúc. Ngài đứng đầu hệ VI, nhưng hệ VI không có phòng vì ngoài ngài Nguyễn Phúc Chu đứng đầu hệ 7 các Hoàng tử khác đầu mất sớm và vô tự.

6.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

        Ngài mất , lăng táng trên núi Kim Ngọc (Định Môn, Hương Trà, Thưà Thiên). Tên lăng là Trường Mậu. Đến đời vua Gia Long, ngài được thờ tại Thái Miếu, ở án thứ hai bên hữu.

        Thế tử nối ngôi, dâng thụy là : "Đại Nguyên Soái Tổng Quốc Chính Thiệu Hưu Toản Nghiệp Hoằng Nghĩa Vương".

        Đến đời Vũ Vương, ngài được truy tôn : " Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoang Hồng BÁc Hậu Từ Tường Hiếu Nghĩa Vương".

        Vua Gia Long truy tôn : "Thiệu Hư Toản Nghiệp Khoan Hồng Bác Hậu Ôn Huệ Từ Tường Hiếu Nghĩa Hoàng Đế". Miếu hiệu là Anh Tông.

6.3 - GIA ĐÌNH

    6.3.1. Hậu và phi

        6.3.1.1 Tống Thị Lĩnh
                   
Anh Tông Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu

                    Bà húy là Tống Thị Lĩnh, quê quán ở huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa, con gái quan Thiếu phó Quận công Tống Phúc Vinh, mẹ bà họ Lê (không rõ tên). Bà sinh năm Quí tị (1653). Bà vào hầu đức Anh Tông nơi tiểm để (chỗ ở của Chúa lúc đang còn là Thế tử), sau được phong lên bậc Cung tần. Lúc bà có thai, có nhiều điềm lành cho biết sẽ sinh ra bậc kỳ tài. Khi sinh, ánh sáng lành rực rỡ khắp nhà. (Sau này là đức Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng Đế).

                    Bà mất ngày 22 tháng 3 năm Bính tý (23-5-1696), thọ 44 tuổi, được phong tặng là Quốc Thái Phu Nhân, táng ở làng Định Môn (Hương Trà, Thừa Thiên). Đời Vũ Vương bà được truy tôn : "Từ Tiết Tĩnh Thục Hiến Phi", sau thêm hai chữ Hiếu Từ. Vua Gia Long truy tôn : "Tù Tiết Tĩnh Thục Tuệ Mẫn Hiến Thuận Hiếu Nghĩa Hoàng Hậu", đặt tên lăng là Vĩnh Mậu. Bà được phối thờ với đức Anh Tông ở Thái Miếu, án thứ hai bên hữu.

                    Bà sinh ra đức Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu.

               6.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ
              
Đức Anh Tông có 5 Hoàng tử và 4 Hoàng nữ

              Hoàng tử                 Hoàng nữ
   
1. Nguyễn Phúc Chu 1. Khuyết danh
2. Nguyễn Phúc Tuân 2. Khuyêt danh
3. Nguyễn Phúc Toàn 3. Nguyễn Phúc Ngọc Nhiễm
4. Nguyễn Phúc Trinh 4. Nguyễn Phúc Ngọc Niệu
5. Nguyễn Phúc Quảng  

           6.3.3  Anh chị em
                       
Ngài có 6 anh em trai và 3 chị em gái

           6.3.3.1A  Nguyễn Phúc Diễn
                           Phúc Quốc Công

                    Ông húy là Nguyễn Phúc Diễn, con trưởng của đức Thái Tông, còn có tên là Hán. Mẹ là Hoàng Hậu Châu Thị Viên. Ông sinh ngày 12 tháng 8 năm Canh thìn (27-9-1640).

                    Lúc đầu, ông được lập làm Thế tử, phong chức Chưởng dinh. Chưa được nối ngôi thì ông đã mất vào ngày 12 tháng 10 năm Giáp tý (18-11-1684). Đức Thái Tông rất thương tiếc, truy phong là Tả Lý Dương Vũ Công Thần Thượng Trụ Quốc Chưởng Phủ Sự Thiếu Sư Phúc Quốc Công". Lăng táng ở làng Trùc Lâm (Hương Trà, Thừa Thiên). Nhà thờ ở làng La Ỷ (Phú Vang, Thừa Thiên). Bà vợ là Nguyễn Thĩ Vệ, pháp danh Diệu Linh.

                   Ông có 6 người con trai và 3 con gái. Các vị con gái đều khôgn rõ tên. Các vị con trai là : Nguyễn Phúc Trị, Nguyễn Phúc Lịch, Nguyễn Phúc Huệ, Nguyễn Phúc Thông, Nguyễn Phúc Dực, Nguyễn Phúc Tiềm đều làm quan Chưởng Cơ. Về sau hai ông Huệ và Thông bị tội, đến đời Minh Mệnh bị tước tịch, đổi qua họ Nguyễn Thuận.   

                    6.3.3.3A. Nguyễn Phúc Trân
                                    Cương Quận Công

                    Ông húy là Nguyễn Phúc Trân, con thứ ba của đức Thái Tông, còn có tên là Huyền. Mẹ là Hoàng Hậu Tống Thị Đôi. Ông sinh ngày 10 tháng 12 năm Tân mão (20-1-1652).

                     Ban đầu ông làm Chưởng cơ. Ông mất lúc mới 35 tuổi vào ngày 8 thang 8 năm Ất sửu (6-9-1685), được phong tặng là Thiếu bảo Cương Quận Công. Mộ táng tại thôn Lại Thế (Phú Vang, Thừa Thiên) sau cải táng về làng Dạ Lê (Hương Thủy, Thừa Thiên) (trong chiến tranh mộ bị phá hủy, con cháu đã trùng tu vào năm 1992). Nhà thờ ở thôn Lại Thế (Phú Vang, Thừa Thiên).

                     Ông có hai bà vợ. Bà thứ nhất tiểu sử không rõ, chỉ biết mộ táng tại thôn Lại Thế trong vườn nhà thờ (Phú Vang< Thừa Thiên). Bà thứ hai tên là Chơn Tánh, pháp danh Diệu Lan, quê quán làng Tiên Đóa, tỉnh Quảng Nam. BÀ sinh ngày 9 tháng 5 năm Nhâm thìn (14-6-1652) và mất ngày 22 tháng giêng năm Kỷ dậu (190101729). Mộ táng tại làng Trúc Lâm, tỉnh Thừa Thiên (được trùng tu vào năm 1992).

                     Ông có một người con train tên là Nguyễn Phúc Dần (còn có tên là Điều và Đà) làm quan đến chức Chưởng Tả Bộ Dinh Điệu Dương Hầu.                      

                    6.3.3.4A. Nguyễn Phúc Thuần
                                    Quốc Uy Công                                   

                    Ông húy là Nguyễn Phúc Thuần, con thứ tư của đức Thái Tông, sau vì tránh tên húy n6n đổi là Hiệp. Mẹ là Hoàng Hậu Châu Thị Viên. Ông sinh năm Quí Tị (1653).

                    Ban đầu ông được phong là Chưởng cơ Hiệp Đức Hầu. Ông là người dũng cảm và có tài năng nên được các tướng mến phục. Năm Nhâm tý (1672) Chúa Trịnh lại cử đại binh vào xâm lấn miền Nam, các tướng đồn thanh xin đức Thái Tông cử ông làm Nugyên súy, lúc này ông mới 20 tuổi. Đây là trận đánh lớn và dữ dội nhất giữ hai miền. Ba lần quân Trịnh tấn công quyết chiếm cho bằng được lũy Trấn Ninh. Một vài tướng đãn ngãlòng đề nghị ông bỏ lũy Trấn Ninh, Rút quân lui. Nhìn thấy được điểm chiến lược quan trọng của lũy Trấn Ninh cũng như tinh thần chiến đấu của quân sĩ sẽ bị lung lay khi mất lũy này nên ông cùng tướng Nguyễn Hữu Dật cương quyết chống giữ. Quân Trịnh bị thất bại đành ôm hận trở về Bắc. Đối với những địch quân bắt được, ông cho tiền lương, quần áo rồi tha cho trở về với gia đình. Ông cho lập đàn cúng các tướng sĩ tự trân. Đức Thái Tông nghe tin thắng trận, rất mừng, nói rằng ; "Con ta mấy lần chặn được giặc Bắc, từ nay họ Trịnh không dám dòm nhó miền Nam này nữa."

                    Lúc làm Nguyên súy, dướitrướng thường dùng giáp sĩ đứng hầu hai bên. Có Bật Nghĩa, người Quảng Bình, có một gái nhan sắc xinh đẹp, muốn dâng cho ông. Ông cho là sắc đẹp thì đức xấu cho nên từ chối, nhưng lại thương nghèo khó, cấp cho 10 quan tiền. Lúc thắng trận trở về, ông tuyệt nữ sắc, xây am nhỏ thờ Phật, nghiên cứu giáo lý đạo Phật làm vui.

                    Ngày 15 tháng 6 năm Ất mão (6-801675), ông bị bệnh đậu mùa và mất, lúc mới 23 tuổi. Đức Thái Tông quá thương tiếc, nói : "Con ta có công lớn giữ vững biên thùy, trời sao gọi về gấp vậy! !". Ông được phong tặng : "Minh Nghĩa Tuyên Đức Công Thần Khai Phủ Quốc Thượng Tướng Quân Cẩm Y Vệ Đô Đốc Phủ Chưởng Phủ Sự Thiếu Úy Hiệp Quận Công", thụy là Toàn Tiết. Nhà thờ ở làng Vân Thê (Thừa Thiên), mộ táng trong khuôn viên nhà thờ. Ông được vua Gia Long xếp vào hàng thượng đẳng công thần, được thờ ở Thái Miếu. Đến đời cua Minh Mạng đưọc tấn phong là Quốc Uy Công.

                    6.3.3.5A. Nguyễn Phúc Niêm                             

                    Ông húy là Nguyễn Phúc Niêm, con thứ năm của đức Thái Tông. Tiểu sử không rõ, mất sớm.

                    Vô tự.

                    6.3.3.1B. Nguyễn Phúc Ngọc Tào

                    Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Tào, con gái đầu của đức Thái Tông. Mẹ là Hoàng Hậu Châu Thị Viên. Tiểu sử không rõ.

                    Bà hạ giá lấy Nghiễm Quận Công..

                    6.3.3.1B. (Khuyết danh)

                    Tiểu sử của bà không rõ.

                    Bà hạ giá lấy ông Chưởng cơ Tráng.

                    6.3.3.2B. (Khuyết danh)

                    Tiểu sử của bà không rõ.

                    Bà hạ giá lấy ông Chưởng cơ Đức.