THẾ TÔNG HIẾU VŨ HOÀNG ĐẾ
HÚY
NGUYỄN  PHÚC KHOÁT

(VŨ CHÚA)

(1675 - 1725)

Hệ IX


9.1. - THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP

        Thế Tông Hiếu Vữ Hoàng Đế húy là Nguyễn Phúc Khoát c̣n húy là Hiếu, con trưởng của đức Túc Tông Nguyễn Phúc Thụ và Hoàng Hậu Trường Thị Thư. Ngài sinh ngày 18 tháng 8 năm Giáp ngọ (26-9-1714).

        Ban đầu ngài được phong làm Chưởng dinh dinh Tiền Thủy, tước Hiểu Chính Hầu, làm phủ đệ ở Cơ tiền dực (làng Dương Xuân).

        Tháng 4 năm Mậu ngọ (1738), đức Túc Tông băng, quần thần vâng di mệnh, tôn ngài làm "Tiết Chế Thủy Bộ Chư Dinh Kiêm Tổng Nội Ngoại B́nh Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Hiểu Quận Cônf" ngài lấy hiệu là Từ Tế đạo nhân, lúc ngài 25 tuổi.

        Sau khi lên ngôi, ngài cho khởi công xây phủ mới, ở bên tả phủ cũ. Năm Kỷ mùi (1739), hoàn tất cuộc dời đô, triều thần tôn ngài là "Thái Phó Quốc Công". Công cuộc kiến thiết mới đă làm cho đô thành Phú Xuân trở nên rộng răi và hoa lệ. Khuôn viên phủ là ba lớp thành h́nh vuộng vây bọc, có bảy cửa ra vào. Một trăm năm mươi đại bác được đặt rải rác khắp thượng thành. Phố xa đông đúc, đường sá rộng răi. Dưới sông ghe thuyền qua lại không ngớt. Miền Nam thanh b́nh an lạc, đất nước phú cường mở ra một kỷ nguyên mới.

        Vào tháng 4 năm Giáp tư (1744), quần thần dân biểu xin ngài lên ngôi vương. Ban đầu ngài từ chối nhưng Trương Phúc Loan lấy lời lẽ hơn thiệt, nhắc lại việc đức Hiến Tông (Quốc Chúa), cho đức ấn truyền quốc và so sánh t́nh trạng rối ren ở miền Bắc thua kém cảnh thanh b́nh, hưng vượng ở miền Nam. Cuối cùng ngài chấp thuận. Ngày 12 tháng 4 năm đó, lễ đăng quang được tổ chức vô cùng trọng thể ở vương phủ và khắp cả đô thành. Súng thần công bắn rền trời, trên bộ, dưới sông giăng đèn kết hoa, cờ xí rực rỡ. Đạo ngự gồm kiệu vua, voi dàn hầu, ky binh va đoàn quan lại tùy tùng diễn hành khắp đô thành cho dân chúng chiêm ngưỡng rồi xuống thuyền rồn đưa thẳng về điện Trường Lạc (xây tại làng Dương Xuân, nằm ở thượng lưu sông Hương). Lễ đại xa ban hành khắp nước, các cuộc vui chơi kéo dài một tháng.

        Sau đó nhiều cải cách được thi hành : phủ đổi thành điện, những ǵ tŕnh lên vua gọi là tấu, Thân quân gọi là Vơ lâm quân, Văn chức đổi là Hàn lâm viện. Về hành chính th́ chia làm 6 bộ : Lại, Hộ, Lễ, Binh, H́nh và Công. Phàm văn thư vẫn dùng niên hiệu vua Lê nhưng đối với các thuộc quốc th́ xưng là Thiên vương. Y phục từ quan đến dân cũng thay đổi (1).

        Ngài ra lệnh đúc quốc tỉ, dựng tông miếu và truy tôn tước hiệu các bậc Tiên vương. Ngài phong cho thân tộc làm Quận công, các Hoàng tử vẫn xưng là công tử, con trưởng xưng là Thái công tử. Trong cung lúc bấy giờ hiếm sinh con trai và hay chết yểu, nhiều người nghỉ là bị ông bà bắt nên phải kiêng cữ, giấu giếm. Con trai sinh ra được gọi bằng mụ, cháu trai th́ gọi bằng chị (xem như con gái).

        Bờ cơi thời bấy giờ đă mở mang rộng răi, miền Nam 12 dinh:

        1. Chính dinh (đổi thành Đô thành Phú Xuân), 2. Cựu dinh (Ái Tử), 3. Quảng B́nh, 4. Lưu Đồn, 5. Bố Chính, 6. Quảng Nam, 7. Phú Yên, 8. B́nh Khang, 9. B́nh Thuận, 10. Trấn Biên, 11. Phiên Trấn, 12. Long Hồ.

        T́nh h́nh các dinh mới thành lập, đôi khi không yên ổn như cuộc nổi loạn của người Man ở Thuận Thành vào năm Bính dần (1746) hay cuộc nổi loạn của khách buôn người Hoa ở dinh Trấn Biên làm quan quân phải đi đánh dẹp.

        Về đối ngoại, cuộc tranh giành ngôi vua đi đưa nước Chân Lạp vào cảnh nội chiến kéo dài từ năm Mậu ngọ (1738) đến năm Đinh sửu (1757). Theo lời yêu của các vị vua Chân Lạp, ngài phải cho quan quân can thiệp để t́nh ́nh nước này được yên ổn. Để đền đáp công ơn, các vua Chân Lạp đă hiến nhiều vùng đất cho ngài : vua Nặc Nguyên dâng hai vùng Tầm Đôn (Tân An) và Xuy Lạp (G̣ Công),vua Nặc Thuận hiến hai vùng Trà Vang (Trà Vinh, Bến Tre) và Ba Thắc (Sóc Trăng, Bạc Liêu), vua Nặc Tôn hiến các vùng Tầm Phong Long (gồm vùng đất Thất Sonn chạy dọc xuống Sa Đéc) và sau đó là các vùng Hương Úc, Cần Vọt, Chân Sum, Sài Mạt và Linh Quỳnh (Kiên Giang, Long Xuyên). Như vậy đến Năm Đinh sửu (1757) ngài đă mở rộng lănh thổ của miền Nam như hiện nay.

        Năm Canh th́n (1760), Thế tử Hạo mất, gnài rất thương tiếc. Thấy Hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Côn khôn ngoan sáng suốt và quả quyết, ngài định lập làm Thế tử. Ngài giao Hoàng tử cho Ư Đức Hầu Trương Văn Hạnh và Thị giảng Nguyễn Cao Kỷ chăm lo dạy dỗ.

        Năm Giáp thân (1764) Hoàng tử Lê Duy Mật kêu gọi ngài đem quân ra Bắc diệt họ Trịnh để pḥ Lê nhưng ngài không muốn gây chiến tranh với họ Trịnh.

        Trong những năm về sau, măi sống trong cảnh thanh b́nh, xa hoa ngài đâm ra say mê tửu sắc, không thiết tha việc nước, xa rời nhiệm vụ của bậc đế vương. Thêm vào đó để dễ dàng trong việc tiếm quyền Trương Phúc Loan đă khuyến dụ ngài đi vào con đường nữ sắc. Một cung phí rất được ngài  sủng ái là Công Nữ Nguyễn Phúc Ngọc Cầu, con của Dận Quốc công Nguyễn Phúc Điền. Đây chính là mầm mống gây cảnh  điêu tàn của triều đại sau này.

        Ngày 20 tháng 5 năm Ất dậu (7-7-1765) ngài băng, ở ngôi 27 năm, thọ 52 tuổi.

*
* *

        Đức Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Đế là vị Chúa Nguyễn thứ tám ở miền Nam.

        Ngài đă đóng góp công to lớn trong cuộc Nam tiến của dân tộc Việt để đất nước chúng ta có một lănh thổ rộng lớn như ngày nay.

        Ngài thuộc đời thứ 9 họ Nguyễn Phúc, khai sáng ra hệ IX hiện nay có 7 pḥng:

  1. Pḥng ba tức là pḥng Chưởng dinh Nguyễn Phúc Măo

  2. Pḥng bốn tức là pḥng Thành Quận công Nguyễn Phúc Cường

  3. Pḥng sáu tức là pḥng Thiếu phó Nguyễn Phúc Chất

  4. Pḥng bảy tức là pḥng Chưởng dinh Quận công Nguyễn Phúc Kính

  5. Pḥng mười tức là pḥng Cai cơ Nguyễn Phúc An

  6. Pḥng mười bảy tức là pḥng Thiếu Phó Quận công Nguyễn Phúc Xuân

  7. Pḥng mười tám tức là pḥng Phức Long Nguyễn Phúc Thăng

9.2. - LĂNG, MIẾU THỜ VÀ CÁC TƯỚC HIỆU ĐƯỢC TRUY TÔN

        Ngài mất, lăng táng tại làng La Khê (Hương Trà, Thừa Thiên). Đến đời vua Gia Long, lăng được đặc tên là Trường Thái, ngài được thờ tại Thái Miếu, án thứ tư bên tả.

        Thế tử lên ngôi, dâng thụy hiệu là : " Kiền Cương Uy Đoán Thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu Vũ Vương". Năm Bính dần (1806), Vua Gia Long truy tôn : "Kiền Cương Uy Đoán thần Nghị Thánh Du Nhân Từ Duệ Trí Hiếu Vũ Hoàng Đế." Miếu hiệu là Thế Tông.

9.3 - GIA Đ̀NH

    9.3.1. Hậu và phi

       9.3.1.1 Trương Thị Dung
                   
Thế Tông Hiếu Vũ Hoàng Hậu

        Bà húy là Trương Thị Dung, (c̣n có tên là Trừ, là Hiện), Chánh quán huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Bà sinh vào tháng 3 năm Nhâm th́n (tháng 4 năm 1712). Bà là con của quan Chưởng cơ Trương Văn Sáng.

        Ban đầu, bà vào hầu nơi tiềm để, được phong làm Hữu Cung tần. Bà tính t́nh cẩn thận, có phong thái của các hậu phi thời xưa.

        Bà mất ngày 6 tháng 10 năm Bính thân (8-11-1736), hưởng dương 25 tuổi, được phong tặng là Tu Nghi Phu Nhân, sau truy tặng Ôn Thành
Trương Thái Phi. Năm Bính dần (1806) vua gia Long truy tôn : "Ôn Thành Huy Ư Trang Từ Dục Thánh Hiếu Vũ Hoàng Hậu", Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Trà, Thừa Thiên), tên lăng là Vĩnh Thái. Bà được phối thờ với đức Thế Tông ở Thái Miếu, án thứ tư bên tả.

        Bà sinh được 3 trai 1 gái : Hoàng trưởng tử Nguyễn Phúc Chương (được phong tước Thành Công), Hoàng tử thứ hai Nguyễn Phúc Côn (Hưng Tổ Hiếu Khang Hoàng Đế), Hoàng tử thứ ba Nguyễn Phúc Dực (được phong tước Ư Công) và Công chúa Nguyễn Phúc Ngọc Dao.

       9.3.1.2 Trần Thị Xạ
                   
Chiêu Nghi Liệt phu nhân

        Bà húy là Trần Thị Xa, pháp danh là Hải Pháp, người làng Trung Quán, (huyện Khang Lộc, tỉnh Quảng B́nh). Bà sinh năm Bính thân (1716), ngày tháng sinh không rơ.Bả là con của quan Khám Lư Năng Tài Hầu (không rơ tên)

        Bà vào hầu nơi tiềm để lúc 20 tuổi. Nhờ dung hạnh, biết ch́u chuộng nên bà được sủng ái. Khi đức Thế Tông lên ngôi bà được tấn phong làm Quí nhân. Bà là người hiền thục, thận trọng lời ăn tiếng nói, hành động có phép tắc. Những lúc rảnh tang bà thường đến chùa dâng hương lễ Phật. Lúc bị bệnh, bà cấm không cho tả hữu tŕnh cho đức Thế Tông biết.

        Bà mất ngày 22 tháng 7 năm Canh ngọ (23-8-1750) lúc 35 tuổ. Đức Thế Tông rất thương tiếc, sắc phong tặng : "Chiêu Nghi Liệt Phu Nhân", thụy là Từ Mẫn. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên), đức Thế Tông cho khắc bia dựng trước mộ (nay vẫn c̣n).

        Bà sinh được 4 Hoàng tử là : Nguyễn Phúc Kính, Nguyễn Phúc Bản, Nguyễn Phúc Yến, Nguyễn Phúc Tuấn và 2 Hoàng nữ (không rơ tên).

       9.3.1.3 Nguyễn Phúc Ngọc Cẩu
                   
Huệ Tĩnh Thánh Mẫu Nguyên Sư

        Bà húy là Nguyễn Phúc Ngọc Cầu. Bà sinh năm Giáp dần (1734), ngày tháng sinh không rơ. Bà là con của Thái bảo Dận Quận công Nguyễn Phúc Điền (con thứ 12 của đức Hiển Tông Nguyễn Phúc Chu).

        Lúc nhập cung, bà được đức Thế Tông rất sủng ái.

        Năm Giáp ngọ (1774) khi đức Duệ Tông (con của bà) vào Gia Định, bà lập ngôi chùa Phước Thành ở An Cựu (Huế) để tu.

        Bà mất ngày 2 tháng 6 năm Giáp tư (8-7-1804), hưởng thọ 71 tuổi, được truy tặng là huệ
Tĩnh (c̣n đọc là Tuệ Tĩnh) Thánh Mẫu Nguyên Sư, đạo hiệu là Thiệu Long giáo chủ. Lăng táng trong khuôn viên chùa Phước Thành, theo kiểu h́nh tháp nhà Phật.

        Bà sinh được hai Hoàng tử là: Nguyễn Phúc Diệu (được phong là Thiếu bảo Quận công) và Nguyễn Phúc Thuần (Duệ Tông Hiếu Định Hoàng Đế).

               9.3.2. Hoàng tử và Hoàng nữ
              
Theo Liệt truyện, đức Hiển Tông có cà thảy 146 người con. Nhưng theo Hoàng tử phổ và Hoàng nữ phổ, ngài có 38 Hoàng tử và 4 Hoàng nữ.

              Hoàng tử         Hoàng nữ
   
1. Nguyễn Phúc Chương 1. Nguyễn Phúc Ngọc Tuyên
2. Nguyễn Phúc Côn 2. Nguyễn Phúc Ngọc Nguyện
3. Nguyễn Phúc Măo 3. Nguyễn Phúc Ngọc Thành
4. Nguyễn Phúc Cường 4. Nguyễn Phúc Ngọc Ái
5. Nguyễn Phúc Dực 5. Nguyễn Phúc Ngọc Muội
6. Nguyễn Phúc Chất 6. Nguyễn Phúc Ngọc Quận
7. Nguyễn Phúc Kính 7. Nguyễn Phúc Ngọc Thụ
8. Nguyễn Phúc Ban 8. Nguyễn Phúc Ngọc Xuyến
9. Nguyễn Phúc Hạo 9. Nguyễn Phúc Ngọc Dao
10. Nguyễn Phúc An 10. (Khuyết danh)
11. Nguyễn Phúc Tuấn 11. Nguyễn Phúc Ngọc Cơ
12.Nguyễn Phúc Yến 12. (Khuyết danh)
13. Nguyễn Phúc Đạn  
14. Nguyễn Phúc Quyền  
15. Nguyễn Phúc Diệu  
16. Nguyễn Phúc Thuần  
17. Nguyễn Phúc Xuân  
18. Nguyễn Phúc Thăng  

              9.3.3  Anh chị em                          

                  9.3.3.2A. Nguyễn Phúc Du
                        Thái bảo Nghiễm Quận công

                    Ông là con thứ hai của đức Túc Tông, c̣n có tên là Nghiễm, mẹ là Hoàng Hậu Trương Thị Thơ. Tiểu sử không rơ.

                    Ông mất ngày 13 tháng 5 năm Tân mùi (6-6-1751), được phong tước Thái bảo Nghiễm Quận công. Lăng táng tại làng An Ninh Thượng (Hương Trà, Thừa Thiên), nhà thờ nguyên ở An Ninh Thượng, nay dời về Ngự B́nh.

                    Ông có 3 người con trai là : Nguyễn Phúc Diệp, Nguyễn Phúc Liêu và Nguyễn Phúc Khánh.

                  9.3.3.3A. Nguyễn Phúc Tường
                          Tường Quang Hầu

                   Ông là con thứ ba của đức Túc Tông, mẹ là Hữu cung tần họ Nguyễn. Ông sinh ngày 21 tháng 6 năm Mậu thân (28-7-1728).Tiểu sử không rơ, chỉ biết ông làm quan chức Cai đội.

                   Ông mất ngày 23 tháng chạp năm Đinh sửu (1-1-1758) lúc 30 tuổi, được phong tặng chức Cao cơ, tước Tường Quang Hầu. Lăng táng tại làng Gịa Lê Thượng (Hương Thủy, Thừa Thiên), nhà thờ ở làng Dương Xuân Thượng (Hương Thủy, Thừa Thiên).

                   Ông có 1 người con là : Nguyễn Phúc Huy.

                  9.3.3.1B. (Khuyết danh)

                    Trưởng nữ của đức Túc Tông. Tiểu sử không rơ.

                  9.3.3.2B. Nguyễn Phúc Ngọc Thường

                    Bà là con gái thứ hai của đức Túc Tông, mẹ là Tả Cung tần họ Trương. Chồng là ông Nguyễn Phúc Mao (được đổi quốc tính, chức Cai đội). Tiểu sử không rơ.

                    Bà mất năm Canh tuất (1790). Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên).

                  9.3.3.3B. Nguyễn Phúc Ngọc San

                    Bà là con gái thứ ba của đức Túc Tông, bà sinh năm  Đinh dậu (1717). Tiểu sử không rơ. Chồng là ông Tống Phúc Dinh (làm quan chức Chưởng dinh).

                    Bà mất năm Đinh hợi (1767). thọ 51 tuổi. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều (Hương Thủy, Thừa Thiên).

                  9.3.3.4B. Nguyễn Phúc Ngọc Duyên

                    Bà là con gái thứ tư của đức Túc Tông, c̣n có tên là Sang. Tiểu sử không rơ.

                    Chồng là ông Nguyễn Cửu Pháp (làm quan chức Nội hữu Chưởng dinh, tước Hoán Quận công). Gặp biến cố năm Giáp ngọ (1774), bà cùng chồng theo đức Duệ Tông vào Quảng Nam. Sau ông Pháp bị bệnh, phải về lại Phú Xuân rồi mất ở đó. Bà theo đức Duệ Tông vào Gia Định. Khi Gia Định thất thủ, bà theo đức Thế Tổ (vua Gia Long) chạy qua Xiêm.

                    Bà mất năm nào không rơ. Năm Quí hợi (1803) hài cốt bà được đem về chôn tại làn Dương Xuân (Hương thủy, Thừa Thiên).

                  9.3.3.5B. Nguyễn Phúc Ngọc Biện

                    Bà là con gái thứ năm của đức Túc Tông, mẹ là Hữu cung tần họ Nguyễn. Tiểu sử không rơ. Chồng là ông Nguyễn Phúc Tín (làm quan chức Cai đội).

                    Bà mất năm nào không rơ. Lăng táng tại làng Dương Xuân (Hương Thủy, Thừa Thiên).

                    Bà mất năm Đinh hợi (1767). thọ 51 tuổi. Lăng táng tại làng Nguyệt Biều (Hương Thủy, Thừa Thiên).

                  9.3.3.6B. Nguyễn Phúc Ngọc Uyển

                    Bà là con gái thứ sáu của đức Túc Tông, hiệu là Mỹ Ḥa Công chúa. Tiểu sử không rơ. Chồng là ông Nguyễn Cửu Chính (làm quan chức Cai cơ).

                   Bà mất năm nào không rơ. Lăng táng tại làng Công Lương (Hương Thủy, Thừa Thiên).

(1) Theo Phủ biên tạp của Lê Quí Đôn th́ Vũ Vương truyền cho quan và dân theo các kiểu mũ áo trong cuốn Tam tài đồ hội làm mẫu. Các quan chức phẩm hàm lớn phải dùng thái đoạn, mũ giát vàng bạc. Con trai, con gái ăn mặc quần áo gần giống như người Trung Hoa.