Tướng Hiếu với Tha Nhân

1. Vợ Con.

Ba lá thư Tướng Hiếu viết về cho vợ từ mặt trận Snoul cho thấy rơ Tướng Hiếu rất thương vợ con, để ư từng li từng tí đến nhu cầu của vợ con, dùng tâm lư để khuyên vợ răn con, thích sống quây quần cùng với vợ con vào những cuối tuần, hoặc là Tướng Hiếu về Sài-G̣n, hoặc là vợ con lên B́nh Dương hay Lai Khê chơi.

Tướng Hiếu không khi nào kể cho vợ con biết về công việc quân sự của ḿnh cả v́ tính kín đáo một phần, mà cũng v́ không muốn vợ con phải lo sợ trước những hiểm nguy của một quân nhân hay xông pha ngoài mặt trận. Mỗi khi vợ nghe kể lại hay đọc trên mặt báo bao nhiêu vụ chồng ḿnh thoát chết, hoặc trực thăng bị trúng đạn hay bị rớt, hoặc mặt trận cực kỳ gây cấn, rồi vặn hỏi lại chồng th́ Tướng Hiếu đều nhẹ nhàng đánh trống lăng sau khi nói là tin đồn quá đáng! Thành thử nếu muốn biết về Tướng Hiếu th́ chớ dại mà đi dọ hỏi vợ con!

Vợ Tướng Hiếu đôi khi phân b́ với đời sống vương giả xa hoa của các bà mệnh phụ phu nhân của các Tướng Lănh khác. Những lúc đó Tướng Hiếu thường nhỏ nhẹ dỗ dành vợ là sống thanh bần đơn giản vẫn sung sướng hơn.

Tướng Hiếu tự mô tả ḿnh khi đặt tên cho sáu đứa con (Dũng, Cảm, Anh Thư, Thu Hà, Hoàng, Thu Hằng): dũng cảm, anh thư, cao thượng như sông núi, quí phái như hoàng tộc, măi măi trung tín.

2. Quân Sĩ.

Ông Trần Ngọc Nhuận viết:

Tôi ở Câu lạc bộ Tổng Tham Mưu chung pḥng với Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu. Chúng tôi quen nhau từ đó. Anh là một Sĩ Quan hiền lành, đức độ và nhă nhặn, đối với bạn bè hết sức giúp đỡ." (Đời Quân Ngũ, trang 59)

Đại Tá Trịnh Tiếu viết:

Tư cách và việc làm của Thiếu Tướng Hiếu đă làm cho quân nhân các cấp tại Sư Đoàn 22 Bộ Binh kính mến và hănh diện phục vụ dưới quyền ông. Đối với thuộc cấp, ông là Tư lệnh độ lượng, thông minh, không bè phái, không tham nhũng hối lộ của bất cứ ai. (Chân Dung Của một Tướng Lănh Tài Đức Vẹn Toàn)

Đại Tá Nguyễn Khuyến viết:

Tôi được hân hạnh phục vụ dưới quyền Tướng Hiếu một thời gian. Ông quả thật là một vị tướng giỏi và nhất là trong sạch. H́nh ảnh một ông tuớng trẻ tuổi, đẹp trai nhưng lại ăn mặc xuề x̣a, tánh t́nh điềm đạm và b́nh dân vẫn c̣n ghi măi trong kư ức của tôi. (Lá thư ngày 18/7/1998)

Đại Tá John G. Hayes viết:

Tướng Hiếu[...] có nhiều tính tốt, tỉ như xả thân, kinh nghiệm trong tài lănh đạo tác chiến, khả năng đốc thúc và duy tŕ tinh thần quân sĩ, và khả năng điều động thuộc hạ. Ông rất ngoan đạo và có ḷng ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. (Lượng Giá ngày 7/2/1970)

Tướng Hiếu luôn luôn đối xử nhă nhặn với quân sĩ các cấp, dù cho là binh nh́, không bao giờ "mày, tao", không bao giờ la mắng chửi rủa hay chửi tục, chửi thề; luôn luôn b́nh tĩnh điềm đạm, chỉ cần dùng tới một cái nh́n, hơi thoáng quắc mắt là chế ngự được thuộc cấp đang sắp sửa đi lạc lối.

Tướng Hiếu rất b́nh dân với quân sĩ, không muốn được biệt đăi hơn quân lính. Tướng Hiếu không khi nào bắt bẻ hay trừng phạt quân lính nếu họ sơ ư không hay biết người đứng trước mặt ḿnh là một Tướng Lănh để rồi có thái độ khiếm nhă hay càn dở. Trái lại, ngoài giờ làm việc của ḿnh hay của binh sĩ, Tướng Hiếu thường xua tay cho miễn nghiêm chào.

Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22 kể Tướng Hiếu đối xử đẹp với quân nhân làm sao:

Một hôm, Trung Úy Đại Đội Trưởng tên Hiền chở một máy truyền h́nh và một tủ lạnh mua từ PX đến nhà Tư Lệnh điếu đóm. Bà Tư Lệnh khoái chí tiếp nhận, và đem ra khoe khi chồng về. Tướng Hiếu hơi cau mày và nói chắc phải hoàn lại món quà này. Hôm sau, Tướng Hiếu gọi viên Trung Úy dại dột vào văn pḥng đóng cửa lại để sửa trị. Tướng Hiếu nói: "Lương Trung Úy bao nhiêu mà chú mua nổi hai món quà đắt vậy được? Bộ chú lấy tiền quỹ của Đại Đội hả? Chú mau mau đem trả lại và bỏ tiền vào lại quỹ chung." Khỏi nói: anh chàng Trung Úy ta mặt tái mét không c̣n một giọt máu! Câu chuyện này chỉ có ba người biết. Tiếp sau đó, Tướng Hiếu coi như việc này không hề xảy ra và đến kỳ thăng thưởng thường lệ, Trung Úy Hiền không bị thiệt hại ǵ cả.

Tướng Hiếu khuyên vợ dạy con làm sao th́ Tướng Hiếu làm y như vậy đối với quân nhân thuộc hạ.

Cái oai mà binh lính nhận thấy nơi con người Tướng Lănh của Tướng Hiếu là cái oai phát xuất từ một sức mạnh tự tại nội tâm, chứ không phải cái oai giả tạo phải nhờ tới một cái ba-toong tướng lănh, hay một bộ đồ rằn ri, hay một cái điếu x́ gà, hay một đoàn hộ tống hùng hậu, vv... khiến cho họ thành tâm mến phục và nể v́.

3. Tướng Hoàng Xuân Lăm.

Sau khi bị cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 vào tháng 6/1971, Tướng Hiếu bị thuyên chuyển ra Đà Nẵng vào chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, dưới quyền Tướng Hoàng Xuân Lăm. Tướng Lăm tốt nghiệp khóa 3 Trường VBĐL cùng với Tướng Hiếu.

Sau khi tốt nghiệp trường Vơ Bị, Tướng Lăm chọn ngành Thiết Giáp. Năm 1957, Trung Tá Lăm được chỉ định vào chức Chỉ Huy Trưởng trường Thiết Giáp Binh . Năm 1964, Chuẩn Tướng Lăm là Tư Lệnh Sư Đoàn 2 Bộ binh, lên Thiếu Tướng năm 1965. Cuối tháng 5/1966, Tướng Lăm được cử kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I, và được thăng Trung Tướng vào tháng 6/1967. Tướng Lăm là Tư Lệnh chỉ huy cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh sang bên Lào.

Đang khi ngồi chơi xơi nước trong ghế Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, Tướng Hiếu chứng kiến sự xung khắc càng ngày càng trầm trọng giữa Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Sư Đoàn 3, và Tướng Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn I, dẫn đưa tới t́nh trạng bất phục ṭng của Tướng Giai tự ư rút chiến thuật quân khỏi Quảng Trị và khiến mất tỉnh này trước khi địch tấn công.

4. Tướng Ngô Quang Trưởng.

Tướng Trưởng là đàn em của Tướng Hiếu, tốt nghiệp khóa 4 trường Vơ Bị Thủ Đức. Khi ông c̣n mang cấp bậc Chuẩn Tướng năm 1968 th́ Tướng Hiếu đă là Thiếu Tướng từ năm 1968.

Vào tháng 3/1964, Đại Úy Trưởng có dịp giáp mặt Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2, khi ông chỉ huy các đơn vị Dù tăng phái cho Chiến Dịch Đỗ Xá; ông được vinh thăng Thiếu Tá tại mặt trận trong trận đánh này. Vào tháng 11/1965, Trung Tá Trưởng lại có dịp tiếp xúc với Đại Tá Hiếu, khi ông chỉ huy 4 Tiểu Đoàn Dù tăng phái cho Quân Đoàn 2, nhảy xuống vùng Đức Cơ, truy lùng tàn quân của địch sau hai trận Pleime và Ia Drang.

Tháng 3/1975, hai nhân viên CIA tới nhà dọ hỏi thân phụ Tướng Hiếu xem hai Tướng Trưởng và Hiếu có thân nhau không, chắc là với dụng ư muốn liên kết hai vị Tướng Lănh này để tổ chức đảo chánh ông Thiệu.

5. Tướng Phạm Văn Phú.

Tướng Phú học khóa 8 trường VBQGVN tại Đà-Lạt. Đáng lẽ ra ông không được tốt nghiệp khoá này v́ thiếu điểm, nhưng vào giờ phút chót, v́ t́nh h́nh quân sự cần bổ xung quân số, nên ông được đậu vớt. Tướng Phú được báo chí đề cập tới thường xuyên, ngay cả khi c̣n là đại úy nhảy dù ở mặt trận Điện Biên Phủ, khi c̣n là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1, rồi Chuẩn Tướng Tư Lệnh trong chiến dịch Hạ Lào. Ông được vinh thăng Thiếu Tướng sau chiến công Lam Sơn 719 này năm 1972, trong khi đó không ai biết Tướng Hiếu đă là Thiếu Tướng từ năm 1968 khi c̣n là Tư Lệnh Sư Đoàn 22.

Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Tướng Hiếu, với tư cách Tư Lệnh Mặt Trận Tiền Phương Quân Đoàn III (chỉ được một thời gian rất ngắn v́ ông Thiệu đổi ư đưa Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra thế) được Tướng Phú bàn giao lại các đơn vị c̣n lại của Quân Đoàn II được xáp nhập vào Quân Đoàn III, tại "Lầu Ông Hoàng" ở Phan Thiết. Trong lễ bàn giao, Tướng Hiếu đă can gián Tướng Phú lấy súng đ̣i tự tử v́ uất ức ông Thiệu ra lệnh rút quân vùng Cao Nguyên cách cẩu thả.

6. Tướng Nguyễn Văn Minh.

Tướng Minh tốt nghiệp khóa 4 Trường Vơ Bị Đà Lạt, một khóa sau Tướng Hiếu.

Tướng Hiếu chê Tướng Minh không rành đọc bản đồ hành quân. Tướng Hiếu kể là khi Tướng Minh về thế tạm Tướng Đỗ Cao Trí, quyền Tư Lệnh Quân Đoàn III, khi Tướng Trí bị đầy ải qua Pháp (chính quyền thời đó nói là Tướng Trí đi nghỉ chữa bệnh), ông tới thanh tra Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Ông đứng trước bản đồ hành quân, lấy ba-toong tướng trịch thượng chỉ lên bản đồ hỏi pháo binh đặt đâu, không có pháo binh th́ đánh giặc cái quái ǵ! Thật ra th́ kư hiệu vị trí pháo binh rành rành có ghi trên bản đồ. Tướng Hiếu không muốn làm cho Tướng Minh mất mặt trước ba quân nên làm bộ như quên không xử dụng đến pháo binh thật, nên làm thinh. Đang khi đó các sĩ quan tham mưu ai nấy phải cố gắng bịm môi lại lắm mới không bật phá lên cười!

Tướng Minh là người đă làm hỏng kế hoạch dụ địch của hành quân Snoul, do Tướng Hiếu, với sự chấp thuận của Tướng Trí, điều nghiên kỹ lưỡng và thực hiện. Đó là một kế hoạch hành quân đại quy mô sẽ xử dụng đến cả 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III (5, 18 và 25). Kế hoạch này đă được điều nghiên từ tháng 11/1970. Tướng Hiếu nhử địch măi đến tháng 5/1971, địch mới xa vào bẫy. Cố Vấn Mỹ cấp Quân Đoàn ỷ cậy Tướng Minh yếu x́u nhảy xổm vào muốn thay đổi chiều hướng kế hoạch dùng bom B-52, khiến Chiến Đoàn 8, con mồi nhử, xuưt toi mạng, nếu Tướng Hiếu không tài t́nh trong việc rút quân. Những người không hiểu chuyện cho là Tướng Hiếu đánh thua trận Snoul. (Nếu Tướng Hiếu dở th́ đâu có mà được lên chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I ngay sau đó, rồi Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, khi Tướng Thuần thay Tướng Minh làm Tư Lệnh Quân Đoàn III năm 1973).

Tướng Minh lên nắm Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ngày 27 tháng 2 năm 1971. Ngày đó, Đại Úy Wayne E. Stanley, thư kư của ban Tham Mưu Cố Vấn Quân Đoàn 3, có lời nhận xét sau đây về Tướng Minh trong lá thư ông ta viết cho Chuẩn Tướng Andrew J. Gatsis, BTL/USARPAC, Fort Shafter, Hawaii:

Như vậy là hôm nay, Trung Tướng Minh, trước đây là Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô, đă mang lấy trọng trách nặng nề trám vào lỗ hổng chỉ huy và điều hành V3CT. Tuy chưa được chính quyền chính thức xác nhận, nhưng hầu như chắc chắn ông sẽ giữ chức này luôn. Ông coi ra là một người tốt, một lănh tụ chín chắn và có khả năng. Ư định giữ lại những người ở những vị trí then chốt khiến người ta chấp nhận ông nhiều hơn thêm.

Đó thật là một lời thẩm định quá sai lầm!

Sau cuộc triệt thoái Snoul kiêu hùng của Chiến Đoàn 8/Sư Đoàn 5, khả năng chiến đấu của Quân Đoàn III, dưới quyền Tướng Minh bắt đầu xuống dốc cách thảm thương. Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi viết:

Trung Tướng Nguyễn Văn Minh lên thay chỉ huy Quân Đoàn III. Quân ta đang làm chủ chiến trường tự nhiên khựng lại. Quân ta từ thế chủ động nhanh chóng chuyển sang thế bị động. Nhiều lần tôi buộc phải căi vả nhau với Ông v́ sinh mạng của quân sĩ dưới quyền.[...] V́ xung khắc với Tư Lệnh Quân Đoàn III, tháng 12/1971, tôi xin từ chức và được lệnh của Quân Đoàn bàn giao đơn vị tại chỗ cho Đại Tá Nguyễn Kim Định, một người tín cẩn của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh. Một vài tháng sau khi tôi đi, Quân Đoàn rút toàn bộ lực lượng của chúng ta về nước, bỏ tất cả các căn cứ có tầm chiến lược quan trọng trên lănh thổ Campuchia. Áp lực địch liền đè nặng dọc theo biên giới. Về nước, LĐ3KB bị tướng Minh phân tán ra từng mảnh và LLXKQĐ III th́ bị giải tán.

Tội nghiệp cho Tướng Minh: Tướng Hiếu không c̣n đó nữa để mà ông có thể qui hết cả những lỗi lầm do sự bất tài của ông gây nên lên đầu Tướng Hiếu! Đáng lẽ ra, không những ông phải ra Quốc Hội điều trần - như ông đă đẩy Tướng Hiếu ra trong vụ Snoul - mà c̣n phải bị lôi đầu ra Ṭa Án Mặt Trận Quân Sự mới phải, về tội làm cả một Quân Đoàn đang mạnh mẽ bỗng chốc lụi bại xuống tận bùn đen. Nhưng thay v́ bị phạt, Tướng Minh lại được Thiệu cho trở về chức Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô. Ôi, cái ông Thiệu, sao lại bao che đàn em một cách càn dở như vậy!

Khi ông Thiệu chuẩn bị cử Tướng Minh vào chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 thay Tướng Trí mới tử nạn trực thăng, một viên chức cố vấn Mỹ khuyến cáo ông Thiệu dặn Tướng Minh bớt tham nhũng đi một chút (chỉ nội thu tiền măi lộ của các chủ xe đ̣ nhập bến xe đ̣ Sài-G̣n cũng đủ béo bổ rồi). Ai cũng biết Tướng Minh cho xây một biệt thự nghỉ mát bên sông Sài-G̣n, ở B́nh Quới Tây, Thị Nghè, gần cạnh biệt thự của nhiều Tướng Tá tham nhũng khác, tỉ như Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng), Tướng Nguyễn Văn Vỹ (Tổng Trưởng Quốc Pḥng), Đại Tá Phạm Văn Liễu (Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Công An), Đại Tá Trần Công Liễu (Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân), Đại Tá Hồ Tiêu (Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt). Nếu được phép ghé vào nơi du hí cuối tuần này của Tướng Minh sẽ được mục kích chồng chất những bao bố đựng vàng lá bao giấy Kim Thành đầy ắp.

7. Tướng Phạm Quốc Thuần.

Tướng Thuần tốt nghiệp khóa 5 trường VBQGVN, sau Tướng Hiếu 2 khóa.

Tướng Thuần là vị Tư Lệnh tiền nhiệm của Tướng Hiếu tại Sư Đoàn 5. Tướng Hiếu thay Tướng Thuần vào tháng 8/1969.

Khi Tổng Thống Thiệu kêu Tướng Thuần về nắm Quân Đoàn III, thay Tướng Nguyễn Văn Minh, Tướng Thuần ra điều kiện với ông Thiệu: phải đưa Tướng Hiếu về làm Tư Lệnh Phó Hành Quân th́ ông mới dám đảm lănh chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III.

8. Tướng Dư Quốc Đống.

Khi Tướng Dư Quốc Đống được cử thay thế Tướng Thuần vào tháng 10/1974, Tướng Hiếu tiếp tục giữ chức Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3. Tướng Đống tốt nghiệp Khóa 5 Trường Vơ Bị Đà Lạt, hai khóa sau Tướng Hiếu.

Hai Tướng Đống và Hiếu cộng tác rất chặt chẽ với nhau trên rất nhiều mặt trận khác nhau, khi Tướng Hiếu c̣n giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 và Sư Đoàn 5, v́ với tư cách Tư Lệnh Sư Đoàn Dù, các đơn vị Dù thường được tăng phái cho các lực lượng hành quân của Sư Đoàn 22 khắp mọi chiến trường tại Vùng 2 và của Sư Đoàn 5 tại Vùng 3 cũng như tại lănh thổ Cam Bốt trong các cuộc hành quân vượt biên.

Tướng Đống nổi tiếng tác chiến cừ khôi cùng với các chiến sĩ Dù gan dạ. Tướng Đống có thể đánh đấm không biết mệt ṛng ră trong hai, ba tháng. Nhưng ông sẽ nhức đầu không chịu được nếu buộc phải ngồi hai, ba tiếng đồng hồ trong văn pḥng điều nghiên tỉ mỉ kế hoạch với ban tham mưu hành quân. Tướng ĐốngTướng Hiếu bổ túc nhau ở điểm này.

9. Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Tướng Toàn cùng học khóa 3 trường VBQGVN với Tướng Hiếu, nhưng bị rớt, phải học lại đến khóa 5 mới ra trường.

Khi Tướng Toàn mang tiếng "Quế Tướng Công", Tướng Hiếu với tư cách Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng thuộc Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương ra Trung điều tra Tướng Toàn.

Trớ trêu thay: Tướng Hiếu là Tư Lệnh Phó kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng Quân Đoàn III, khi Tướng Toàn về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn III!

Tướng Toàn là người bị t́nh nghi hàng đầu trong việc Tướng Hiếu bị thảm sát, v́ những lư do sau đây: bị Tướng Hiếu điều tra tham nhũng, bị mặc cảm đối với một người dưới quyền tài giỏi hơn ḿnh, bất đồng ư kiến về chiến thuật, hành động theo lệnh từ Phủ Tổng Thống. Tuy nhiên, kẻ chủ mưu trong vụ ám sát Tướng Hiếu phải đứng trên một b́nh diện cao hơn là Tướng Toàn.

Tướng Hiếu hơn một lần đă thở dài lấy làm ngao ngán phải làm việc dưới một ông Tướng chỉ biết có xông với xáo!

10. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu.

Chắc ông Thiệu có nhiều dịp tiếp xúc với Thiếu Tá Hiếu, Trưởng Pḥng 3 Tham Mưu của Quân Đoàn I, khi ông là Đại Tá Tư Lệnh Sư Đoàn 1.

Khi Tướng Thiệu, với tư cách là Chủ Tịch Hội Đồng Tướng Lănh được Chính Phủ Đài Loan mời qua dự lễ Song Thập khoảng năm 1967, Tướng Thiệu chọn Chuẩn Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22, một ngôi sao sáng ngời trong hàng Tướng Lănh, đồng thời biết tiếng Quan thoại, tháp tùng làm kiểng theo trong phái đoàn quốc khách.

Đến ngày 30 tháng 5 năm 1969, khi Tổng Thống Thiệu được mời qua thăm viếng Đài Loan, Tướng Hiếu khi đó vẫn còn là Tư Lệnh Sư Đoàn 22, lại được chọn làm Sĩ Quan Tướng Lãnh Tùy Viên tháp tùng theo thêm một lần nữa.

Nhưng rồi Tướng Thiệu sợ dùng người giỏi hơn ḿnh, hơn nữa lại trực tính không thích luồn cúi xu nịnh cấp trên, thêm vào đó c̣n thân thiện với Tướng Đỗ Cao Trí, nên ông ta gạt Tướng Hiếu qua một bên. Thành thử, tuy Tướng Hiếu lên được cấp Thiếu Tướng rất sớm, từ năm 1968, khi mới 39 tuổi, nhưng đến khi ông Thiệu trở nên Tổng Thống, dành độc quyền thăng chức tướng (Tổng Tham Mưu Trưởng chỉ có quyền thăng chức tới Đại Tá), th́ Tướng Hiếu không làm sao ngóc đầu lên Trung Tướng được, và lấy làm ngao ngán nh́n mấy Tướng Lănh kém tài vượt qua mặt ḿnh.

Trong phần hỏi đáp của một buổi nói chuyện tại California, ông Thiệu nói biết là Tướng Hiếu là một "người tài, ngay thẳng và rất là trong sạch" và cũng đã có ý định đưa về làm phụ tá cho mình, nhưng rồi Phó Tổng Thống Trần Văn Hương dành lấy đưa Tướng Hiếu về làm Đặc Trách Chống Tham Nhũng.

Ông Thiệu biết rơ Tướng Hiếu tài giỏi, khai thác tới khả năng đó bằng cách giao cho chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, vào lúc ông sẵn sàng nhượng hết đất đai cho Việt Cộng, chỉ giữ lấy Vùng III và IV Chiến Thuật, nhưng không dám cho Tướng Hiếu trực tiếp nắm quân trong tay, với chức Tư Lệnh Quân Đoàn.

Trước cảnh ông Thiệu hay lên ti-vi giận lẫy, lải nhải, kể lể, khóc lóc với quốc dân đồng bào là đồng minh Mỹ bỏ rơi ông ta, Tướng Hiếu chê ông Thiệu không hành sử đúng tư cách của một vị Tổng Thống.

Sáng ngày 6/4/1975, Tổng Thống Thiệu triệu Tướng Hiếu vào Dinh Độc Lập họp. Trong buổi họp, Tướng Hiếu từ chối lời yêu cầu bao che hành vi tham nhũng của một đàn em ông Thiệu và thẳng thắn chỉ trích lệnh triệt thoái vô kế hoạch Vùng I và Vùng II Chiến Thuật của vị Tổng Tư Lệnh QLVNCH.

Có thể, theo lời Tướng Vĩnh Lộc, "Tổng Thống Nhà Nam c̣n đa nghi hết bóng đến h́nh của ḿnh, run Nhảy Dù, rét Thiết Giáp đảo chánh" (thư Gửi Người Bạn Mỹ, trang 82), khiếp luôn Tướng Hiếu đảo chánh, nên ra lệnh thủ tiêu Tướng Hiếu chăng? Chẳng vậy mà ông không đến phúng điếu và dự đám tang Tướng Hiếu?

11. Các Tướng Lănh và Cố Vấn Mỹ

Đại Tá Trịnh Tiếu viết:

Đối với đơn vị bạn Hoa kỳ và đồng minh, ông được họ kính nể hết mức qua thái độ phục vụ tổ quốc và quân đội. Để bảo vệ chủ quyền chỉ huy của Quân Lực VNCH, Thiếu Tướng Hiếu đă có lần chống đối trung tướng Hoa Kỳ làm Tư Lệnh Lực Lượng 1 dă chiến tại Nha Trang ra lệnh cho sư đoàn 22BB đặt một trung đoàn bộ binh do một đại tá chỉ huy dưới quyền điều động của một đại úy quận trưởng trong kế hoạch yểm trợ b́nh định phát triển. Việc này đă gây tranh luận rất phức tạp, khiến trung tướng Lữ Lan, tư lệnh Quân đoàn II phải giản hoà giữa đôi bên. (Chân Dung Của Một Tướng Lănh Tài Đức Vẹn Toàn)

Tướng Hiếu v́ sinh trưởng ở Tiên Sinh và Thượng Hải, trong phần đất Tô Giới Pháp thuộc, nơi có rất nhiều dân buôn, quân nhân và giới chức ngoại giao Anh/Mỹ sinh hoạt, nên Tướng Hiếu nói tiếng Anh như thể tiếng mẹ đẻ. Do đó, Tướng Hiếu có thể đối đáp hay tranh luận tay đôi với các Tướng Lănh Mỹ một cách trôi chảy. Trong một cuộc đối thoại liên quan tới các cuộc hành quân Đồng Tiến giữa Tướng Hiếu và Chuẩn Tướng McAuliffe, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, do vị này ghi chép lại để lưu trữ vào hồ sơ v́ nhận thấy quá hay, trong 3 đề tài đầu, Tướng McAuliffe phát biểu ư kiến trước, Tướng Hiếu biểu đồng t́nh theo; trong 5 đề tài sau, Tướng Hiếu nắm thế chủ động và nói thao thao bất tận, Tướng McAuliffe chỉ c̣n biết ngồi lắng nghe và ghi chép!

Tướng Hiếu không ngại ngùng thẳng thắn chống đối lại thói chung của các Tướng Tá Mỹ hay có khuynh hướng tiếm quyền chỉ huy của Tướng Tá Việt Nam. Đoạn trên Đại Tá Trịnh Tiếu đă viết về vụ tranh luận với Tướng Tư Lệnh Lực Lượng Dă Chiến 1 Mỹ (có thể là MG William R. Peers hay MG Charles A. Corcoran). Cũng trong bài viết đó, Đại Tá Trịnh Tiếu c̣n thuật lại vụ Tướng Hiếu điềm đạm chỉnh khéo Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ (Thiếu Tướng John Norton) hung hăng muốn ép Tướng Hiếu thay đổi kế hoạch hành quân để làm theo ư mới của ông. Một trường hợp tương tợ như trường hợp này là vụ Thiếu Tướng Cố Vấn Trưởng Mỹ, Quân Đoàn III (có lẽ là MG Jack J. Wagstaff) ép Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III thay đổi kế hoạch "điệu hổ ly son" của Tướng Hiếu/Trí trong khuôn khổ hành quân Snoul. Tướng Hiếu đă cực lực phản đối. Trong một vụ với một tầm vóc nhỏ bé hơn, Trung Tá R.M. Rhotenberry, Cố Vấn Phó Quân Đoàn III, cứ lẽo đẽo đi sau thúc giục Tướng Hiếu nghe theo ư kiến ông trong cuộc hành quân Lộc Ninh tháng 9/1970, và rồi than phiền báo cáo lên thượng cấp là Tướng Hiếu không thèm xử dụng tới các hoả lực không quân và phi pháo yểm trợ của các đơn vị Mỹ. Ông ta mách là Tướng Hiếu khẳng định đây là một cuộc hành quân riêng của QLVNCH!

Tướng Hiếu không quản ngại cộng tác chặt chẽ với các Cố Vấn Mỹ làm việc cạnh ḿnh. Nhưng họ, cũng như Đại Tá Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 John G. Hayes, biết "Tướng Hiếu là một Tư Lệnh dũng mănh", chỉ để tai lắng nghe khi họ tŕnh bày những ư kiến thiết thực mà thôi.

Các Cố Vấn Mỹ cũng hết ḷng cộng tác với Tướng Hiếu và không ngại vào sinh ra tử với ông. Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5, Trung Tá Roy E. Couch đă tử nạn ngày 7/2/1970, trong chuyến tháp tùng Tướng Hiếu đi ủy lạo quân lính Tiểu Đoàn 4/9 bằng trực thăng vào dịp Tết tháng 2 năm 1970.

Thiếu Tá Edgar C. Doleman, một cố vấn của Sư Đoàn 5, c̣n nhớ Tướng Hiếu là một Sư Đoàn Trưởng rất giỏi. Tướng Hiếu nói tiếng Anh rất lưu loát và thường hay bông đùa mỗi khi trực thăng bị các lằn đạn cao xạ địch uy hiếp, ngơ hầu làm giảm sự khiếp đảm và căng thẳng của các người đồng hành. Thiếu Tá Doleman nói rằng, v́ ông là sĩ quan cấp nhỏ, nên thường bị sĩ quan cố vấn trưởng giao cho trọng trách nguy hiểm đi theo Tướng Hiếu trong các chuyến bay thị sát mặt trận, mà Tướng Hiếu lại thích bay liên miên! Ông nhận xét là, ngoại trừ Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, và chính cá nhân ông (đă từng phục vụ hai nhiệm kỳ với tư cách trung đội trưởng và sĩ quan t́nh báo của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ), các Cố Vấn Mỹ khác cạnh Tướng Hiếu không có kinh nghiệm tác chiến. Trong tờ tŕnh ngày 22 tháng 4 năm 1970, ông đă phê: "Sau khi Tướng Hiếu nắm quyền chỉ huy sư đoàn tháng 10/1969, ban tham mưu h́nh như có một luồng sinh khí mới." Sau này, ông là tác giả cuốn sách nhan đề Tools of War, một trong số 26 cuốn thuộc loạt sách The Vietnam Experience, Boston Publishing Company.

V́ do chính sách quái gở của Ngũ Giác Đài thời bấy giờ là chỉ cho một Tướng Lănh Mỹ làm Tư Lệnh cầm quân có đúng một năm là bị hoán chuyển nhường ghế lại cho một Tướng Lănh khác lên thay, nên làm sao họ có kinh nghiệm chiến trường bằng Tướng Hiếu được. Chẳng vậy mà trong buổi họp bàn định hành quân phối hợp giữa Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ và Sư Đoàn 5 Bộ Binh QLVNCH, Tướng Tư Lệnh Milloy ngồi im như hến, c̣n Tướng Hiếu th́ thao thao bất tận.

Các Tướng Lănh Mỹ, tuy đôi khi có thể sinh ḷng ganh tị, đều khâm phục tài cán của Tướng Hiếu. Một Tướng Lănh Mỹ đă dám quả quyết:"Trong QLVNCH, chỉ có Tướng Hiếu là có khả năng và bản lănh điều động đơn vị cấp quân đoàn cách hữu hiệu, các Tướng khác chỉ cầm nổi đơn vị đến cấp sư đoàn là cùng."

12. Tướng Lữ Lan.

Tướng Lữ Lan tốt nghiệp khóa 3 trường Vơ Bị Đà Lạt cùng Tướng Hiếu. Hai SVSQ Lữ Lan và Hiếu được chỉ định vào cùng một lữ đội: học tập, ăn và ở chung cùng pḥng suốt thời gian thụ huấn quân trường. Khi ra trường, Thiếu Úy Lữ Lan được phái ngay ra Quảng Trị tham dự vào các cuộc hành quân tảo thanh Việt Minh của Liên Quân Việt Pháp, trong khi Thiếu Úy Hiếu phải nhập bệnh viện Lanessan ở Hà-Nội v́ bị lao phổi. Đến khi Trung Úy Lữ Lan được gửi về Hà-Nội theo học khóa tham mưu, anh liền tới gặp bạn học cũ ḿnh. Hai anh em kéo nhau ra ngồi nói chuyện tại một quán ăn ở phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Nghe bạn ḿnh hăng say kể các chiến công thu lượm ngoài mặt trận, Hiếu thấy ham và buồn rầu than thở: "Moi bây giờ tàn phế rồi, chẳng biết cuộc đời sẽ ra sao."

Măi sau này, khi hai anh em gặp nhau lại th́ một người là Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 và người kia là Tưóng Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 2, mới về nhậm chức sau khi bị Tướng Đơ Cao Trí cách chức Sư Đoàn Trưởng Sư Đoàn 25, trong trường hợp hi hữu sau đây. Mỗi sáng thứ hai Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn đều có tổ chức nghi lễ thượng kỳ có quân nhân các cấp thuộc BTLQĐ tham dự đông đủ. Tướng Trí ít khi chủ tọa lễ nghi long trọng này và thường để Đại Tá Tham Mưu Trưởng thay mặt Tư Lệnh chủ lễ. Đại Tá Hiếu oai nghiêm bước tới vị trí chủ tọa, ban quân nhạc sắp sửa trổ nhạc thượng kỳ th́ bỗng dưng Đại Tá Hiếu xua tay bắt ngưng nghi lễ v́ bỗng liếc nh́n thấy Thiếu Tướng Lữ Lan đứng nghiêm trong hàng ngũ các sĩ quan tham mưu. Đại Tá Hiếu rảo bước tới trước mặt Tướng Lữ Lan và nói nhỏ : "Như thế này coi đâu có được, xin mời Thiếu Tướng lên chủ tọa lễ nghi thượng kỳ cho."

Tháng 2 năm 1968, khi Tướng Hiếu đang giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22, Tướng Lữ Lan được chỉ định thay thế Tướng Vĩnh Lộc làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2.

13. Tướng Vĩnh Lộc.

Đại Tá Hiếu là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 với Tướng Vĩnh Lộc khi xảy ra trận đánh Plei-Me. Sau chiến công Pleime, Chuẩn Tướng Tư Lệnh Quân Ðoàn 2 Vĩnh Lộc được thăng lên Thiếu Tướng. Cũng trong thời gian này các đơn vị Quân Đoàn 2 phối hợp cùng các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong cuộc hành quân Silver Bayonet trong tỉnh Pleiku. Cuộc hành quân này bao trùm trận đánh ở thung lũng Ia Drang, trong đó địch quân chết 1771 tên.

Tướng Vĩnh Lộc là một trong những Tướng Lănh được thăng chức rất mau: Đại Tá 11/63, Chuẩn Tướng 4/64, Thiếu Tướng 10/65, Trung Tướng 10/66.

Tháng 6 năm 1966, Tướng Vĩnh Lộc giao cho Đại Tá Hiếu chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22.

14. Tướng Nguyễn Hữu Có.

Tướng Nguyễn Hữu Có tốt nghiệp thủ khoa khóa 1 Trựng Vơ Bị Liên Quân. Tướng Có thay Tướng Đơ Cao Trí trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 trước vụ binh biến 13-9-1964. Nhưng trước khi bị hất cảng, Tướng Trí đă trao cho Đại Tá Hiếu chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 7/9/64. Mặc dù vậy, Tướng Có cũng nghe theo lệnh Tướng Khánh rút Đại Tá Hiếu trở lại chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 ngày 24/10/1964.

Trong suốt thời gian Tướng Có giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Đại Tá Hiếu , với tư cách Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn, phải cáng đáng công việc của Quân Đoàn v́ Tướng Có mải mê với các vụ đảo chánh liên tiếp xảy ra ở Thủ Đô, trước theo Tướng Khánh, sau theo các Tướng Trẻ Thiệu, Kỳ, Thi.

15. Tướng Trần Văn Đôn.

Tướng Hiếu khởi sự đời quân ngũ với Đại Tá Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn tại pḥng 3 Tổng Tham Mưu, Chợ Quán; rồi đi theo Thiếu Tướng Đôn khi ông ra Đà Nẵng làm Tư Lệnh Quân Đoàn I, năm 1957.

Khi Tướng Hiếu phải ra Quốc Hội điều trần về vụ triệt thoái Snoul, Tướng Đôn, lúc đó là một nghị sĩ, đă lấy kinh nghiệm quân sự của ḿnh, hết mực bênh vực cho Tướng Hiếu, trước các nghị sĩ, dân biểu dân sự, không biết chút xíu ǵ về chiến lược chiến thuật, tỏ vẻ "ta đây" đứng lên diễn đàn phát biểu ư kiến và kết tội Tướng Hiếu.

Tướng Đôn đă chứng kiến sự triển nở của tài lănh đạo quân sự hơn người, tham mưu cũng như tác chiến, của Tướng Hiếu và cho là: "Nếu QLVNCH có được nhiều Tướng tài giỏi như Tướng Hiếu th́ Việt Nam đă không mất."

16. Phó Tổng Thống Trần Văn Hương.

Đại Tá Khuyến nói là trong đời Tướng Hiếu, có hai người thương ông ta nhất. Đó là Tướng Đỗ Cao Trí và ông Trần Văn Hương. Thật vậy, Phó Tổng Thống Hương mến yêu Tướng Hiếu như thể đứa con tinh thần của ḿnh. Ông đă đem Tướng Hiếu về làm Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng và đă hết sức hậu thuẫn cho Tướng Hiếu trong chức vụ khó khăn này. Khi Tổng Thống Thiệu, với sự đốc thúc của Tướng Thuần, muốn kéo Tướng Hiếu về làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, ông đă phải đợi cho Phó Tổng Thống Hương đau bệnh phải vào nhà thương nằm, rồi mới lén rút Tướng Hiếu từ Phủ Phó Tổng Thống qua Quân Đoàn III. Đến khi ông Hương xuất viện, hay biết th́ sự việc đă rồi nên đành chịu mất Tướng Hiếu.

Nếu Tướng Hiếu không bị thảm hại, khi ông Hương lên làm Tổng Thống, hầu như là chắc chắn chức Tổng Tham Mưu Trưởng sẽ được giao cho Tướng Hiếu. Chính phần v́ vậy mà có nhiều người muốn Tướng Hiếu chết trước.

17. Tướng Đỗ Cao Trí.

Nếu ông Hương coi Tướng Hiếu là con tinh thần th́ Tướng Trí coi Tướng Hiếu là anh kết nghĩa (Tướng Trí kém Tướng Hiếu nửa tuổi). Hai người như cặp bài trùng. Hai người keo sơn với nhau từ năm 1953, khi mới gặp nhau ở Sài-G̣n, rồi cùng nhau theo Tướng Đôn ra Đà Nẵng năm 1957.

Có lẽ Tướng Trí là người nhận thấy tài cán của Tướng Hiếu sớm hơn và rơ hơn ai hết, nên đă đề cử Thiếu Tá Hiếu đi Mỹ học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp ở Ft Leaven Worth, Kansas. Khi học xong khóa lănh đạo quân sự cao cấp này, Thiếu Tá Hiếu được Tướng Trí, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 kiêm Tư Lệnh Quân Đoàn 1 (thay thế cho Tướng Lê Văn Nghiêm) thăng lên Trung Tá và đưa vào chức vụ Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1. Sau ngày đảo chánh Tổng Thống Diệm, Tướng Trí được chính thức nắm Quân Đoàn I và bổ nhiệm Đại Tá Hiếu làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I. Vào tháng 1/1964, Tướng Trí đem Đại Tá Hiếu theo ḿnh qua Quân Đoàn II. Trước khi Tướng Trí bị Tướng Khánh loại trừ khỏi Quân Đoàn II nhân vụ đảo chánh hụt do Tướng Dương Văn Đức chủ mưu, Tướng Trí bổ nhiệm Đại Tá Hiếu vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 7/9/1964.

Sau này khi Tướng Trí lên nắm Quân Đoàn III, ông kéo Tướng Hiếu về nắm Sư Đoàn 5, và trao cho Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh Sư Đoàn 25, cho Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ Sư Đoàn 18. T́nh cờ cả ba vị Tư Lệnh 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III đều xuất thân từ khóa 3 Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt. Trong ba vị Tư Lệnh này, Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu hơn cả. Sau này Tướng Thịnh được lên Trung Tướng, c̣n Tướng Hiếu th́ bị ông Thiệu d́m đầu xuống không cho ngóc đầu lên Trung Tướng!

Tướng Trí và Tướng Hiếu thân với nhau như bóng với h́nh, nhưng tính t́nh hai người không những khác biệt nhau mà c̣n đối nghịch nhau. Một bên thích phô trương bề ngoài, một bên thích âm thầm kín đáo. Một bên không ngần ngại lấn ép, ngay cả sát hại người khác không gớm tay, một bên nhường nhịn và tôn trọng quyền lợi kẻ khác tối đa. Một bên thích tiêu khiển với tứ đổ tường, một bên thích giải trí lành mạnh. Một bên thích nổi nóng quát tháo, một bên ưa b́nh tĩnh điềm đạm.

Có dạo ở trên Pleiku, cuối tuần Tướng Trí hay cho máy bay đón các ả đào và nghệ sĩ từ Nha Trang lên Bộ Tư Lệnh quân Đoàn II giúp vui. Có lần phi cơ bị súng pḥng không địch bắn lên khiến phi công không dám đáp xuống. Phi công bay lượn nhiều ṿng rồi định bay trở về Nha Trang. Tướng Trí nổi nóng dọa nạt buộc phi công phải quay đầu phi cơ lại và phải liều mạng đáp xuống. Đến khi phi cơ đáp được xuống, phi hành đoàn liền bị Tướng Trí ra lệnh tống giam, chờ ngày ra hầu Ṭa Án Quân Sự! Cái ghế Chánh Án Ṭa Án Quân Sự Quân Đoàn th́ lại dành cho Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn chủ vị. Thành thử Đại Tá Tham Mưu Trưởng kiêm Chánh Án Toà Án Quân Sự Hiếu, bèn êm thấm xử tha cho phi hành đoàn đă bị Tướng Trí tống giam cách phi lư, rồi cho gọi Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ lên lănh đàn em về!

Trong lá thư đề ngày 6/10/1970, Đại Úy Wayne T. Stanley, thư kư pḥng 3 tham mưu cố vấn Mỹ QĐ3, viết cho Trung Tá John L. Huestis, Fort Braggs, North Carolina: "General Tri continues to rule the land with fire and determination. He is now on vacation in Europe and he continues to plan on being CG, III Corps until he retires in 18 months." Viên Cố Vấn Mỹ này đâu có biết là Tướng Trí đang bị Hội Đồng Tướng Lănh đầy ải qua Pháp (lư do chính thức là đi nghỉ chữa bệnh!). Trong thời gian đó Tướng Nguyễn Văn Minh được chỉ định thay thế. Đến khi Tướng Trí vận động được phép trở về nước, ông trực chỉ xuống nằm tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 và dùng uy lực của Sư Đoàn này để dằn mặt Tướng Minh và gây áp lực với Hội Đồng Tướng Lănh. Kết quả là Tướng Minh phải nhượng lại ghế Tư Lệnh Quân Đoàn III cho Tướng Trí!

Đại Tá Lê Khắc Lư, từng làm Tham Mưu Trưởng cấp Sư Đoàn và cấp Quân Đoàn cho nhiều Tướng Lănh, nói là ông chỉ phục tài chỉ huy của hai Tướng Tư Lệnh. Một là Tướng Đỗ Cao Trí v́ tính gan ĺ của ông; Tướng Trí từng thực hành lời tuyên bố của chính ông: "Khi ra mặt trận th́ cứ hiên ngang ngửng đầu bước thẳng người. Nếu đạn trúng ḿnh th́ ḿnh được coi là anh hùng. Mà nếu đạn tránh ḿnh th́ ḿnh cũng được coi là anh hùng!" Hai là Tướng Nguyễn Văn Hiếu là Tư Lệnh điều binh đúng theo sách vở nhất, khiến cho Bộ Tham Mưu trực thuộc thi hành phận vụ một cách trơn tru và hết sức thoải mái.

Khi t́nh h́nh chiến trận Hạ Lào Lam Sơn 719 bắt đầu không ổn, Tổng Thống Thiệu muốn đưa Tướng Trí ra thế Tướng Lăm. Tướng Trí đặt điều kiện là phải để cho Tướng Hiếu thế ông trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III th́ ông mới chịu đi. Sự việc chưa ngă ngũ, Tướng Trí tử nạn trực thăng.

Tướng Trí chết đi, Tướng Hiếu mất đi một người em "cao-bồi" luôn luôn đùm bọc, bênh vực cho người anh hiền lành của ḿnh (Tướng Trí nhỏ tuổi hơn Tướng Hiếu 5 tháng) và đă tạo cho người anh mẫn cán nhiều cơ hội thi thố tài năng tham mưu lẫn tác chiến. Tiếc thay!

Nguyễn Văn Tín
(ngày 18/10/1998)

Cập nhật ngày 29.06.2011

generalhieu