Đại Tá Hiếu và Đại Tá Mataxis
Tham Mưu Trưởng và Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II

Tháng 4 năm 2001, tôi tham dự khóa hội thảo về Chiến Tranh Việt Nam do Vietnam Center tổ chức tại Đại Học Texas Tech. Trong dịp này, tôi may mắn gặp Chuẩn Tướng hồi hưu Theodore Mataxis. Ông cho biết ông là Đại Tá Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II vào năm 1964-1965 và quen biết Đại Tá Hiếu lúc đó là Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn. Tôi có yêu cầu ông nếu có tài liệu liên quan đến Đại Tá Hiếu th́ cho tôi xin. Ông hứa là khi về, ông sẽ lục lọi trong các thùng hồ sơ ông c̣n lưu trữ, rồi gửi đến cho tôi. Nhưng rồi sau đó tôi mất liên lạc với ông. May thay, vào tháng 10 năm 2002, khi tra lục The Virtual Vietnam Archive trên mạng lưới, tôi t́nh cờ khám phá là Tướng Mataxis đă gửi tặng Vietnam Center hết cả những tài liệu ông có về thời kỳ ông tham chiến tại Việt Nam. Trong số tài liệu này, tôi t́m được bốn tấm h́nh về anh tôi:

- (1) Đại Tá Hiếu uống rượu cần trong một buổi tiệc dân Thượng khoản đăi,
- (2)(3) Đại Tá Hiếu đang phối hợp hỏa lực pháo binh và không quân trực tiếp yểm trợ trong một cuộc hành quân,
- (4) Đại Tá Hiếu chụp chung với Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II.

và ba bản văn hé mở cho thấy công tŕnh của Đại Tá Hiếu trong vai tṛ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II : 1. Road Clearing Operation, Hành Quân Khai Lộ; 2. Attack and Counter-Attack on Highway 19, Tấn Công và Phản Công Trên Quốc Lộ 19; và 3. VC Summer Monsoon Offensive (với các đoạn trích sau đây: Chiến Dịch Đông Xuân 1965 Và Chiến Lược Của Quân Đoàn II, Quân Đoàn II Đối Phó Với Các Cuộc Tấn Công VC Tại Phú Bổn, Pleiku Và Kontum, Giải Cứu Trại LLĐB Đức Cơ).

Ba bản văn này đều liên hệ đến năm 1965 là năm Việt Cộng muốn đánh dứt điểm trong ư đồ chiếm đoạt vùng Cao Nguyên nhằm cắt đôi Nam Việt Nam từ Pleiku xuống tới Qui Nhơn. Để thi hành ư đồ này, Việt Cộng đổi từ du kích chiến sang quy ước chiến bằng cách xâm nhập quân chính quy Bắc Quân và phát động các cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn vào đầu năm 1965, rồi đến cấp trung đoàn, và tiếp đó đến cấp sư đoàn vào cuối năm 1965. Tiểu đoàn Bắc Quân đầu tiên phát hiện được trong một cuộc hành quân tại phía tây tỉnh Kontum là một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 101 của Sư Đoàn 325 Bắc Quân.

Sau đây là loạt tấn công của Việt Cộng trong năm 1965:

- Ngày 03/02, Việt Cộng tấn công trại Halloway của Tiểu Đoàn 52 Không Lực Chiến Đấu của Lục Quân Hoa Kỳ.
- Ngày 14/02, Việt Cộng phục kích một đại đội Địa Phương Quân tại Đèo Mang Yang.
- Ngày 20/02, Việt Cộng tấn công căn cứ hỏa lực LLĐB FOB1.
- Ngày 20/02, Việt Cộng phục kích đại đội tiếp cứu đến từ An Khê.
- Ngày 21/02, Việt Cộng phục kích đại đội tiếp cứu trên đường trở về Anh Khê.
- Ngày 22/02, Việt Cộng phục kích đại đội Suối Đồi.
- Ngày 24/02, Việt Cộng vây hăm 220 chiến binh tại trại FOB2.
- Ngày 08/03, Việt Cộng tấn công trại Kannah và trại Plei Ta Nangh.
- Cuối tháng 03, Quân Đoàn II tấn công Việt Cộng để giải cứu trại quân ở Bồng Sơn.
- Ngày 10/04, Quân Đoàn II phối hợp với Quân Đoàn I hành quân giải tỏa quận Hoài Nhơn.
- Ngày 21/04, Việt Cộng tấn công hai tiểu đoàn TQLCH trên Quốc Lộ 1.
- Ngày 26/05, Việt Cộng tấn công làng Buon Mroc.
- Ngày 28/05, Việt Cộng tấn chiếm cùng một lúc cầu Pokaha tại Kontum và cầu Lệ Bắc tại Phú Bổn.
- Ngày 31/05, Việt Cộng chiếm đoạt Quận Lệ Thanh.
- Ngày 01/06, Việt Cộng phục kích đoàn xe của Tỉnh Trưởng Kontum đi công lư tới Quận Lệ Thanh.
- Ngày 03/06, một trung đoàn Việt Công phục kích một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 40 QLVNCH trên đường giải cứu cầu Lệ Bắc gần làng Phú Túc.
- Giữa tháng 06, Việt Cộng tấn công làng Toumorong phía tây bắc Kontum.
- Ngày 30/06, một trung đoàn Việt Cộng phục kích chiến đoàn dù tại Cheo Reo thuộc Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 01/07, Việt Cộng pháo kích nặng vào trại quân tại Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 07/07, Việt Cộng tấn công Quận Dak To thuộc Tỉnh Kontum.
- Ngày 16/07, Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 19.
- Đầu tháng 8, Việt Cộng, sau khi vây hăm trại Đức Cơ từ tháng 07, t́m cách đánh dứt điểm trại này.
- Ngày 09/08, Việt Cộng phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Đức Cơ trên Quốc Lộ 19.
- Ngày 18/08, Việt Cộng tấn công Quận Dak Sut.
- Ngày 19/08, Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 21.
- Ngày 19/10, Việt Cộng tấn công trại LLĐB Pleime.
- Ngày 23/10, Việt Cộng phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Pleime.

Trong hầu hết các cuộc tấn công của Việt Cộng kể trên, Việt Cộng dùng thế đánh điểm diệt viện, bằng cách tấn công các tiền đồn hẻo lánh hay các tiểu khu yếu ớt, rồi phục kích các chiến đoàn tiếp cứu. V́ khu vực hành quân của Quân Đoàn II quá rộng (bằng diện tích của ba Quân Đoàn I, III và IV cộng lại), khiến quân đoàn phải dùng tất cả các đơn vị của các Sư Đoàn 22, 23 và Đặc Khu Chiến Thuật 24 của quân đoàn vào các công tác an ninh địa phương tĩnh động. Vậy mà c̣n không đủ, như trong trường hợp hành quân giải cứu trại LLĐB Đức Cơ, quân đoàn phải nhờ tới Lữ Đoàn 173 Dù Hoa Kỳ bảo vệ Pleiku, và trong trường hợp hành quân giải cứu trại LLĐB Pleime, quân đoàn phải nhờ tới một Lữ Đoàn Dù của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ cũng để bảo vệ Pleiku. Lực lượng trừ bị thường trực Quân Đoàn II có trong tay gồm có: Trung Đội Eagle Flight, hai tiểu đoàn TQLC, hai tiểu đoàn BĐQ và một lữ đoàn Dù. Khi cần thiết, Quân Đoàn II xin thêm một lữ đoàn Dù thuộc Lực Lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham Mưu.

Tùy trường hợp, Quân Đoàn dùng một, hai hay tất cả các đơn vị của lực lượng trừ bị, tùy theo số quân Việt Cộng tung vào trận chiến. Trong trường hợp hành quân giải cứu Quận Thuần Mẫn vào cuối tháng 06, khi Việt Cộng uy hiếp quận này với một trung đoàn, Quân Đoàn II tung vào trận địa hai tiểu đoàn Dù và một tiểu đoàn Bộ Binh thuộc Biệt Khu 24 Chiến Thuật. Đến khi Việt Cộng vây hăm hai đơn vị này và dự định đưa vào thêm một trung đoàn khác, Quân Đoàn II tung vào thêm một chiến đoàn gồm hai tiểu đoàn TQLC, một lữ đoàn Dù thuộc lực lượng trừ bị quân đoàn và một lữ đoàn Dù thuộc lực lượng tổng trừ bị thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài ra, c̣n có thêm sự trợ lực của đơn vị của trại LLĐB Buon Brieng.

Trong cuộc Hành Quân Khai Lộ vào giữa tháng 07, Quân Đoàn II điều động đồng loạt các đơn vị của Sư Đoàn 22 và Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh, Chiến Đoàn 2 Dù, Lực Lượng Địa Phương Quân, Lực Lượng Đặc Biệt, Chiến Đoàn Alpha TQLC, Trung Đoàn 42, Nhóm 20 Công Binh Chiến Đấu trong một chiến thuật dương đông kích tây khiến cho ba trung đoàn Việt Cộng có mặt trong vùng hành quân bị ghim chặt bất động tại chỗ, và c̣n hờm sẵn một lực lượng trừ bị gồm một tiểu đoàn Biệt Động Quân, một tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến, một tiểu đoàn Dù và hai chi đoàn Thiết Giáp. Ngoài ra, Hành Quân Khai Lộ c̣n có hai đặc điểm: (1) nó được chuẩn bị trong bí mật tuyệt đối, chỉ có Đại Tá Hiếu và Tướng Vĩnh Lộc biết đến kế hoạch hành quân này; và (2) nó ngăn chận không cho phép địch quân thiết lập các ổ phục kích, thành thử tiết kiệm được máu và mồ hôi đi diệt các ổ phục kích.

Trong cuộc hành quân giải cứu trại LLĐB Đức Cơ vào đầu tháng 08, Quân Đoàn II điều động một Chiến Đoàn Dù, một Chiến Đoàn TQLC, Thiết Đoàn 3 Kỵ Binh và một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân.

Để hóa giải thế đánh điểm diệt viện của Việt Công, Quân Đoàn II dùng thế chuyển quân chớp nhoáng bằng cách phối hợp máy bay vận tải Caribou cho đoạn đường xa và trực thăng cho đoạn đường ngắn đến bất cứ địa điểm giao tranh nào, đồng thời xử dụng tối đa hỏa lực yểm trợ phối hợp của pháo binh và của đủ mọi loại máy bay không lực Mỹ Việt. Trong cuộc hành quân Thần Phong, sơ đồ hành quân cho thấy Đại Tá Hiếu đă thiết kế rất kỹ lưỡng các vị trí đơn vị pháo binh để bao phủ rất chu đáo trọn vùng hành quân dọc theo Quốc Lộ 19 suốt từ Pleiku đến Qui Nhơn. Trong cuộc hành quân tiếp cứu 220 chiến binh bị vây hăm tại căn cứ hỏa lực FOB2, trung tâm hành quân Quân Đoàn II đă nghiên cứu và thực hiện một kế hoạch cực kỳ khó khăn dùng hỏa lực tiếp cận của đủ loại phi cơ. Đại Tá Mataxis viết:

Kế hoạch trù định xử dụng phản lực cơ Hoa Kỳ hai bên sườn các trực thăng để cung cấp hỏa lực đánh dập bằng cách nă đại liên và trút bom xuống trong khi các trực thăng vũ trang trang bị súng bắn sát bên hông các trực thăng lanh lẹn. Kế hoạch này - cố gắng phối hợp ăn khớp các trực thăng, các phản lực cơ F-100, các chiến đấu cơ cánh quạt A-1E và các phóng pháo cơ B-57, tất cả với những vận tốc và đặc điểm khác nhau, thành một cuộc hành quân hội nhập duy nhất - đ̣i hỏi thiết kế cẩn thận và thi hành thật chính xác. May là mọi sự tiếp diễn vuông tṛn. Hầu như không có tai nạn xảy ra, 220 quân nhân QLVNCH và DSCĐ được bốc lên trong ba đợt vào buổi chiều ngày 24 tháng 2.

Mỗi khi gặp ổ phục kích địch, Quân Đoàn II đă trù liệu là các chiến xa sẽ thu gọn lại như quả bóng trong thế thủ, và để cho pháo binh và không quân tha hồ nă đạn và bom làm thịt các ổ súng không giựt và súng chống chiến xa, sau đó mới vươn ra và xông lên thanh toán các ổ phục kích.

Khi t́nh thế đ̣i hỏi một trại quân phải đào tẩu, như trong trường hợp rút lui khỏi tiểu khu Thuần Mẫn, chiến thuật đào tẩu của Quân Đoàn II trù liệu các chiến đấu cơ và các trực thăng vơ trang dọn đường rút lui bằng cách bắn phá đêm và ngày các vị trí phục kích của Việt Cộng nằm trên đường rút lui, đồng thời gởi một đơn vị tiến ngược lên hướng rút lui để bảo an cho quân lính đến từ trại quân thuộc Quận Thuần Mẫn.

Các tài liệu của Đại Tá Mataxis lưu trữ cho phép theo dơi các cuộc hành quân qua ống kính của cấp quân đoàn khiến ta có thể có cái nh́n tổng quát về một cuộc hành quân, từ khía cạnh chiến lược toàn diện quân đoàn đến khía cạnh chiến thuật gồm có yếu tố điều nghiên và thực hiện cuộc hành quân. Lấy chẳng hạn trường hợp của cuộc hành quân giải cứu trại LLĐB Đức Cơ, khi đọc bài tường thuật của một sĩ quan dù th́ chỉ có được cái nh́n hạn hẹp của đơn vị dù tham dự trận chiến này, và khi đọc bài tường thuật của một sĩ quan thủy quân lục chiến th́ chỉ có được cái nh́n hạn hẹp của đơn vị thủy quân lục chiến tham dự trận chiến này. Ngược lại bài tường thuật của Đại Tá Mataxis cho thấy vai tṛ điều động và phối hợp của Quân Đoàn II đối với tất cả các đơn vị tham dự vào cuộc hành quân này.

Một nhận xét quan trọng cần được nêu lên là vai tṛ then chốt của Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II trong các cuộc hành quân trong Quân Đoàn II năm 1965. Đại Tá Hiếu về Pleiku tháng 2 năm 1964. Trong khi đó Tướng Có về nắm Tư Lệnh Quân Đoàn tháng 9 năm 1964 và dời Pleiku tháng 6 năm 1965 thay thế bởi Tướng Vĩnh Lộc. Sự bổ nhiệm của hai vị tư lệnh này nặng tính chất chính trị hơn là quân sự: Tướng Có thuộc phe Khánh-Thiệu-Kỳ, và Tướng Vĩnh Lộc thuộc phe Kỳ (đang lúc Khánh đă bị hất cảng và Thiệu c̣n yếu thế). Do đó, Đại Tá Hiếu là yếu tố liên tục của thế chiến đấu của Quân Đoàn II. Trên thực tế th́ hai Tướng Có và Tướng Vĩnh Lộc cậy nhờ rất nhiều vào tài tham mưu và tài điều hành của Đại Tá Hiếu mà không phải lấy làm ái ngại thanh danh bị lu mờ v́ Đại Tá Hiếu vừa rất được việc lại vừa rất kín đáo ẩn ḿnh sau hậu trường sân khấu.

Đại Tá Mataxis tổng kết thành quả của Quân Đoàn II sau cuộc tấn công mùa hè năm 1965 của Việt Cộng như sau:

Vào cuối mùa hè tư lệnh quân đoàn vẫn c̣n nắm tất cả mọi thủ phủ tỉnh lỵ, và hầu hết các quận lỵ. Mặc dù một ít mất mát ông vẫn c̣n kiểm soát phần đông dân chúng và tất cả các thủ phủ tỉnh lỵ ḿnh. Tuy nhiên điều quan trọng nhất là các đơn vị ông đă hóa giải cú đấm nặng nhất mà địch quân có thể tung vào mặt ông trong thời kỳ bất lợi của mùa mưa. Không những ông đă bảo tồn các đơn vị ḿnh; ông đă đánh bại các đơn vị thiện chiến nhất địch quân tung vào chiến trận. Sự thiết kế các trường hợp khẩn cấp thực hiện ngay vào đầu mùa hè đă đem lại kết quả. Bằng cách khéo chọn các vùng quân đoàn sẽ đáp ứng lại các cuộc tấn công của địch quân, Việt Cộng đă bị điêu đứng trước các đáp ứng bất ngờ của ông. Tuy nhiên điều này đă chẳng xảy ra được nếu không có sự yểm trợ tích cực của các phi cơ vận tải và chiến đấu của Không Lực Hoa Kỳ. Không Lực Hoa Kỳ đă cho phép tư lệnh quân đoàn nhanh chóng tập trung các đơn vị từ khắp cùng quân khu và tăng viện với Lực Lượng Tổng Trừ Bị, để đáp ứng tại địa điểm ḿnh lựa chọn với quân số đông đảo hơn và với hỏa lực mạnh mẽ hơn. Điều này đă hóa giải chiến thuật "đánh điểm diệt viện" mà Việt Cộng đă áp dụng thành công trong quá khứ. Thế di động không lực và thế chuyển quân bất ngờ của tư lệnh quân đoàn đă khiến Việt Cộng không tài nào tính trước được số quân chính phủ khả dụng trong vùng để trù liệu tung quân ṿng trận chiến đông đảo hơn. Tóm lại, thay vào sự mất mát của bốn quận lỵ nhỏ, chính phủ đă nắm phần chủ động và kiểm soát vùng cao nguyên. (VC Summer Monsoon Offensive)

Qua các trận đánh trong năm 1965, Quân Đoàn II đă chứng tỏ là, với sự yểm trợ không lực Hoa Kỳ, các đơn vị QLVNCH có đủ khả năng đánh bại các đơn vị thiện chiến nhất của Việt Cộng. Tiếc là chính phủ Mỹ đă không tiếp tục thi hành đường lối chiến đấu phối hợp Việt Mỹ này, mà lại thay đổi chính sách. Thay v́ tăng viện trợ tài chánh để thiết lập thêm quân số cho các đơn vị QLVNCH, Hoa Kỳ ồ ạt đổ quân Mỹ vào Nam Việt Nam và giao cho các đơn vị Mỹ hành quân đơn phương. Sự kiện này xảy ra lần đầu tiên khi Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, sau trận Pleime, bảo Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II đứng yên để đơn phương nhảy vào Thung Lũng Ia Drang lùng kiếm tàn quân Việt Cộng...

Về vấn đề này, Tướng Schwarzkopf, từng là cố vấn cho chiến đoàn Dù trong cuộc hành quân tiếp cứu trại LLĐB Đức Cơ, phát biểu ư kiến như sau:

Mặt khác, tôi cảm thấy Mỹ hóa chiến tranh không ổn đối với tôi. Chúng ta tự dưng đi vào một chiều hướng sai đối với dân Việt Nam. Đây là xứ sở của họ, cuộc chiến của họ: rồi ra họ phải hứng chịu lấy nó. Tôi thiết nghĩ chúng ta phải huấn luyện họ, tạo cho họ ḷng tự tin, và cung cấp cho họ khí cụ cần thiết, và khuyến khích họ chiến đấu. Vậy mà trong khi chính sách của chúng ta là gửi lực lượng trợ lực Nam Việt Nam chiến đấu, sự thật là các trận đánh chỉ duy toàn chiến binh Mỹ đảm nhiệm càng ngày càng nhiều thêm, thay v́ các đơn vị Mỹ Việt chung lưng đấu cật với nhau. Các sĩ quan Mỹ bắt đầu phát biểu đại loại như thế này, "Tụi này không biết đánh giặc. Chẳng đứa nào đánh đấm ra hồn. Chẳng đứa nào đáng gía một xu teng." (Các lính Dù và TQLC Việt Nam tiếp tục tham dự vào các cuộc hành quân liên hợp với các quân lính Mỹ, nhưng ngay cả chúng ta cũng có thể thấy là khó khăn xin được tiếp liệu và quân cụ hơn v́ các đơn vị Mỹ dành phần ưu tiên.) [It Doesn't Take A Hero, trang 144]

Nguyễn Văn Tín
Ngày 14 tháng 12 năm 2002

generalhieu