Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | TA.P GHI 42 | TA.P GHI 43 | TA.P GHI 44 | TA.P GHI 45 | TA.P GHI 46 | TA.P GHI 47 | TA.P GHI 48 | TA.P GHI 49 | TA.P GHI 50 | TA.P GHI 51 | TA.P GHI 52 | TA.P GHI 53 | TA.P GHI 54 | TA.P GHI 55 | TA.P GHI 56 | TA.P GHI 57 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | SUY NGÂM~ 15 | SUY NGÂM~ 16 | SUY NGÂM~ 17 | SUY NGÂM~ 18 | SUY NGÂM~ 19 | SUY NGÂM~ 20 | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | -DÔ.C -DÁO | -DÔ.C -DÁO [tt] | -DÔ.C -DÁO 1 | -DÔ.C -DÁO 2 | -DÔ.C -DÁO 3 | -DÔ.C -DÁO 4 | -DÔ.C -DÁO 5 | -DÔ.C -DÁO 6 | -DÔ.C -DÁO 7 | -DÔ.C -DÁO 8 | -DÔ.C -DÁO 9 | -DÔ.C -DÁO 10 | -DÔ.C -DÁO 11 | -DÔ.C -DÁO 12 | -DÔ.C -DÁO 13 | -DÔ.C -DÁO 14 | -DÔ.C -DÁO 15 | -DÔ.C -DÁO 16 | -DÔ.C -DÁO 17 | -DÔ.C -DÁO 18 | THÚ VI. | THÚ VI. [tt] | TUYÊ.T V̉'I | TUYÊ.T V̉'I [tt] | TUYÊ.T V̉'I 1 | TUYÊ.T V̉'I 2 | TUYÊ.T V̉'I 3 | TUYÊ.T V̉'I 4 | TUYÊ.T V̉'I 5 | TUYÊ.T V̉'I 6 | TUYÊ.T V̉'I 7 | TUYÊ.T V̉'I 8 | TUYÊ.T V̉'I 9 | TUYÊ.T V̉'I 10 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | TRÀO PHÚNG | TRÀO PHÚNG [tt] | TRÀO PHÚNG 1 | KINH DI.

TUYÊ.T V̉'I [tt]

3cay_robeliamoore_1megia_ngocytu_dx.jpg
(Hinh suu tam cua ROBELIA MOORE & NGOC Y TU - DX)

 

 

BN TÁNH NGƯỜI MIN NAM

 

"Chất phác, đơn giản, thành thực": là ba điểm đầu tiên mà chúng ta nhận thấy khi giao tiếp với người miền Nam.

Họ không gian xảo hay khách sáo, ăn uống sanh hoạt giải trí không đ̣i hỏi nhiều tiện nghi, không nói quanh co úp mở, bô lô ba la và thích xưng hô b́nh dân:

"Bước vô Trường-Án, vỗ ván cái rầm

Búa xua ông Tham-Biện bạc đầu ông để đâu"

 

Có một câu nói vui để ám chỉ về tánh cách b́nh dân của người miền Nam: "Hôm qua qua nói qua qua. Hôm nay qua nói qua hổng qua mà qua qua".

 

Giáo sư Thanh Lăng đă nhận định về các tác giả Hồ Biểu Chánh, Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Kư là những người miền Nam như sau: ".. Ông đặt vào vai miệng các vai truyện của ông những ngôn-ngữ đơn sơ chất phác, Hồ-biểu-Chánh đă để tâm quan sát, nghe ngóng và ghi lại được tiếng nói của từng người. Lần đầu tiên, trong tiểu thuyết Việt-Nam, người ta thấy giữa bạn bè, giữa vợ với chồng những cách xưng hô b́nh dân "mày, tao". Hơn thế, Hồ-biểu-Chánh c̣n là văn-sĩ của miền Nam, dùng tiếng địa-phương. Văn của ông là văn cùng chung truyền thống với Huỳnh Tịnh Của, Trương Vĩnh Kư .. tức là nói và viết "tiếng A-Nam ṛng" là viết tiếng Việt "trơn truột như lời nói". Cái chủ trương của Trương Vĩnh Kư cũng là chủ trương của các nhà văn miền Nam "chống lối văn đài-các miền Bắc".

 

Chính Hồ biểu Chánh đă mượn lời một nhơn vật trong tiểu thuyết của ông để giới thiệu cá tánh người miền Nam:

"Ừ, ở đây mọi người đều như vậy hết thảy. Có cái ǵ trong bụng th́ trút ra hết, không thèm giấu giếm v́ ghét cái thói phách lối, láo xược, giả dối, bợ đỡ ..".

 

Tác giả Việt Cúc khi đề cập người xưa G̣ Công cũng cho họ có "tánh tính thuần phác" và "mặc dầu, tứ dân, tứ thú: Sĩ, nông, công, thương, hoàn cảnh có khác nhau, nhưng chung đúc có 1 tấm ḷng, một bổn năng hay ư tưởng, là t́nh chơn thật mà thôi".

 

Chúng ta hăy nghe Sơn Nam kể một giai thoại ám chỉ tánh thành thật của người miền Nam: " .. Lại c̣n chuyện "ma ăn ở ngay thẳng" mà người Miên gọi là "người lương thiện" những người bí mật ở giữa rừng. Vào mùa lúa chín, thỉnh thoảng vài bó rơm từ trên rừng trôi xuống. Đêm sáng trăng, đâu đó từ ngọn tràm xa xôi vang lên tiếng cười, tiếng chày giă gạo, gà gáy chó sủa. Ai đánh bạo dám vượt śnh lầy th́ đến nơi nào đó t́nh cờ gặp xóm nhà cao ráo, có chó chạy ngoài sân, trong nhà cơm dọn sẵn, món ăn vơi lần hồi, những cái hũ rượu nhấc lên hạ xuống, trong bếp th́ lửa cháy, khúc củi từ từ đút vào ḷ. Dân trong vùng tin rằng đó là nơi cư ngụ của những người khuất mặt, chẳng bao giờ người phàm mắt thịt thấy được. Đến hôm nọ, một thằng bé giữ chim ở sát ven rừng bị mất tích. Ngày qua tháng lại chẳng ai t́m gặp xác nó. Chuyện bị lăng quên. Đôi ba năm sau, thằng bé lại về xóm, thuật lại đầu đuôi tự-sự: Hôm xưa ngồi tại cḥi, nó gặp ông lăo lạ mặt rủ đi chơi. Nó đến xóm giữa rừng, ông lăo gả con gái cho, hai vợ chồng ăn ở sanh một con. Đời sống thảnh thơi đủ ăn đủ mặc, ban ngày vợ ra đồng cày cấy, chồng ở nhà giữ con, uống rượu. Thế rồi đất bằng sóng dậy. Một hôm con khóc, nó dỗ con rằng: "Đừng khóc, mẹ mày đi mua bánh, lát nữa đem về cho mày ăn". Khi người mẹ về, đứa con khóc đ̣i bánh, hỏi ra th́ biết rằng nó đă nghe lời nói dối của cha. Chuyện ấy lại thấu tai ông lăo, ông lăo đến gặp chàng trai cho biết rằng ở xứ nầy cấm nói dối, ai nói dối th́ bị đuổi đi nơi khác. Nói xong, ông lăo nắm tay chàng trai, đưa vào rừng. Một đỗi thấy đồng cỏ trước mặt, ông lăo bèn nói: "Trước kia, quê quán mầy ở đó, chỗ có mấy ngọn cau. Mầy theo hướng đó mà về". Nói xong, ông lăo quay mặt, mất dạng. Chàng cứ bước tới, thỉnh thoảng day lại để nhận ra vị trí của quê-hương vợ. Hễ chàng đi tới th́ rừng cây cứ mọc thêm, lấp phía sau lưng. Chàng về xóm, sống với người phàm mắt thịt mà tâm-trí cứ bâng-khuâng, vừa hờn giận, vừa hối-tiếc. Trong xóm kẻ th́ sợ sệt, kẻ th́ chế giễu, xem giai thoại mà chàng kể như những ảo tưởng của người bị ma bắt, ma giấu, nghĩa là khật khùng. Không rơ từ đó người ta gặp những bó rơm trên rừng trôi về hoặc nghe tiếng giă gạo xa xôi nữa chăng? Chỉ biết là mươi năm sau, một đêm trăng tỏ ai nấy đều nghe tiếng khuấy nước ào ào dưới rạch, xen lẫn tiếng heo kêu, trẻ khóc. Hàng chục chiếc xuồng từ phía rừng sâu bơi xuống. Biết rằng đó là những người khuất mặt, người trong xóm hỏi thử:

- Bà con đi đâu vậy?

Họ trả lời rằng bấy lâu họ ở giữa rừng, đêm nay phải dời qua xứ khác v́ xứ này khó ở. Một bọn người sắp chiếm cứ, bọn đó gian xảo giả dối, không thể nào sống gần được.

- Nhưng đi đâu?

- Đi về một nơi xa lắm, ở trên núi cao trên trời.

Tụi tui đi đây! Và ai nấy ngạc-nhiên khi thấy mấy chiếc xuồng ấy từ-từ bay lên, hổng mặt nước rồi lơ lửng, rút lên mây bạc. Vài tháng sau, quả thực thực dân Pháp đến ven rừng U Minh, hồi cuối thế kỷ 19, sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa của ông Nguyễn Trung Trực".

 

Chúng ta hăy thưởng thức câu ḥ t́nh tứ nhưng thẳng như ruột ngựa của cậu trai xưa ở miền Nam đáp lại cô gái trong một buổi cấy lúa:

" - Anh thương em, anh sắm cho em bộ áo dài màu cà, màu huyết. Anh đây nói thiệt, chẳng phải nói càn. Anh đây sắm cho em một cây kiềng vàng chạm ṭng chạm bá, một bộ cà-rá có chạm cửu-long huờn. Anh sắm cho em áo túi đủ màu, lục soạn. Anh chỉ sắm cho anh một cái nón lá đáng giá hai đồng xu. Ăn cơm rồi, anh hút thuốc rê vấn lá trâm bầu. Miễn cho anh đặng chữ ăn nằm, t́nh chồng nghĩa vợ, cực khổ ǵ anh cũng chẳng có than!".

 

"Ôn ḥa, thực tế" : Người miền Nam " (..) đă khéo dung ḥa lẫn nhau mà sống, không tỏ ra quá khích, sao cho nếp sống tôn giáo hoặc quan điểm chánh-trị của ḿnh không làm hại trực-tiếp đến quyền lợi của bà con lân cận.

Không kỳ thị tôn-giáo hoặc thói ăn nết ở của kẻ khác.

Đồng thời, tự kiềm chế để sửa đổi cho nếp sống của ḿnh đừng trở thành thù nghịch với người khác. Ai thích chùa chiền, thích đi nhà thờ, thích lên đồng bóng, chưng dọn theo Tây, theo Tàu th́ cứ tha hồ. Tôn giáo nào cũng tốt, miễn là cổ xúy cho t́nh nhơn loại, ḷng từ bi bác ái, làm lành lánh dữ, không dùng vơ lực và quyền thế để lấn hiếp kẻ nghèo nàn. Đường lối chánh-trị nào cũng tốt hết, nếu nhằm vào mục-đích đánh đổ ách nô-lệ ngoại bang (..) Người có trong nhà năm bảy bàn thờ không ghét kẻ không bàn thờ nào cả. "Ḿnh không theo đạo Phật hoặc Thiên chúa nhưng hễ bên lễ ấy bày lễ lộc ḿnh nên tham-gia .. cầu vui với anh em". Cúng đ́nh là dịp để giải trí, gặp t́nh nhơn, cờ bạc hoặc bỏ tiền ăn uống."

 

"Chiều chiều dạo, chống ba ton.

Ba ngôn bốn ngữ cũng liều xanh căn xu .."

 

Lễ hội truyền thống như Lễ Hội Bà Chúa Xứ (vía Bà) ở núi Sam Châu Đốc (25 tháng tư), Lễ Hội Đền Bà Đen ở Tây Ninh (rằm tháng giêng), Lễ Hội Cúng Cá Voi ở các vùng ven duyên hải (ngày giờ tùy vùng), Lễ Hội Thánh Địa Ḥa Hảo ở làng Ḥa Hảo Long Xuyên (18 tháng năm âm lịch) ..  đă diễn ra trong nhiều ngày thu hút hàng trăm ngàn người, không những là tín đồ mà c̣n là du khách.

 

Người miền Nam cũng có tánh ôn ḥa, người miền Nam ôn ḥa là do óc thực tế. Họ phải dời chỗ nếu nơi khai phá không đủ điều kiện sanh sống mặc dầu đă mệt mỏi muốn an cư. Tôn sợ thần thánh ma quỷ nhưng vẫn phải "phá sơn lâm đâm Hà Bá" sau khi khấn vái cẩn-thận và không quên thờ phượng dưới bóng cổ thụ hay ở ven sông. Họ biết tận dụng mọi phương tiện và tùy hoàn cảnh để sống.

 

Ngoài ra họ c̣n tận dụng lá dừa thay thế cỏ tranh để cất nhà không như khi c̣n ở miền Trung. Khí-hậu oi bức, trong Nam, họ không c̣n ăn vận chĩnh chạc như xưa mà mặc quần xà lỏn, quấn khăn và có khi ở trần trùi trụi. Túm lại, gặp nhiều gian khổ (đến nổi phải "ngủ mùng gió", "ngủ mùng nước")

"U-Minh, Rạch-giá, thị quá sơn-trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua".

 

Nên họ phải biết sống với thực tế, mà muốn sống với thực tế phải dung dưỡng, ôn ḥa với mọi người, mọi hoàn cảnh. Chính Sơn Nam đồng ư: "Óc thực-tế giúp người Miệt Vườn giải quyết được một số vấn đề gay-go như làm cách nào dung ḥa Tây phương và Đông phương; dung ḥa những thành kiến hoặc nét dị biệt về dân tộc giữa người Việt, người Miên, người Tàu. Cái ǵ thích hợp th́ cứ áp-dụng (nấu cà-ri Ấn độ để cúng ông bà, ăn với bánh ḿ Tây), ai tử-tế th́ chơi thân, chú-trọng vào cuộc sống ở thế-gian, đem thiên-đường xuống mặt đất ngay trong kiếp nầy, ghét lư luận viển vông, tán thành những nét cơ bổn của mọi triết lư, mọi tôn giáo".

 

Hiếu khách: Chúng ta hăy nghe Quách Tấn, một nhà thơ miền Trung, kể lại mẫu đàm thoại giữa ba người gồm vợ chồng nhà thơ Đông Hồ khi tiếp ông ta tại tư gia của nhà văn Nguyễn văn Xung ở Gia Định:

"Mộng-Tuyết nhắc:

- Chắc anh Tấn chưa ăn cơm.

Đông-Hồ cười:

- Chớ ḿnh đă ăn đâu.

- Nhưng ḿnh ngồi lâu quá sợ làm phiền chủ nhơn.

- Năm thuở mười th́ ḿnh mới làm phiền một lần, chớ có phải ngày nào cũng đến đâu mà ngại. Phải không anh Tấn? Lâu lắm chúng ḿnh mới gặp nhau.

 

Một giáo sĩ người Ư đă viết về tánh t́nh người miền Nam như sau: "Ở Việt-Nam th́ trái hẳn, người Việt-Nam lại ngay gần ta, hỏi han ta, mời ta ăn uống với họ, nói túm lại, rất là niềm-nở thân mật và lịch sự. Ấy chúng tôi và bạn đồng hành đă được xử đăi như thế. Chúng tôi mới thoạt đến, mà đă được coi như bạn thân từ lâu". Sơn Nam cũng cho người miền Nam "Luôn luôn hiếu khách, trọng khách: nhà cửa dư chỗ cho bạn bè đến ăn ở, nhiều bộ ngựa, dư gối, dư chiếu, dư chén. Thức ăn dễ kiếm, "cây nhà lá vườn".

 

John White, sau khi thăm viếng Saigon trở về Luân Đôn có viết trong quyển hồi kư "A voyage to Cochinchina năm 1824 như sau:

"Chúng tôi rất thỏa măn với tất cả những ǵ chúng tôi nh́n thấy, mang theo cảm tưởng tốt đẹp nhứt về phong tục và tánh t́nh của dân chúng. Những sự ân cần, ḷng tốt và sự hiếu khách mà chúng tôi thấy đă vượt quá cả những ǵ mà chúng tôi đă quan sát đến nay tại các Quốc gia châu Á .."

 

Tính hiếu khách chẳng qua là một sự lo xa, pḥng thân bởi lẽ nếu hôm nay tui giúp anh th́ tui hy vọng ngày mai anh sẽ giúp tui khi tui gặp khó. Do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi mới gặp nhau, dù chưa quen biết nhau, dân miền Nam đều cơm nước trà rượu như đă là bà con cật ruột.

"Ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắc lẻo gập gh́nh khó đi

Khó đi mượn chén ăn cơm

Mượn ly uống rượu mượn đờn kéo chơi"

 

Biểu hiện của tính hiếu khách là các tiệc tùng, họp bạn. Dân Nam Kỳ hay ăn nhậu, đờn ca xướng hát. Nhưng phải hiểu rằng dân Nam Kỳ hôm nay là dân Thuận Quảng khi xưa. Xa quê cha đất tổ, người lưu dân, sau những giờ lao động cực lực hay sau những cơn hiểm nguy, cần có những phút giây để tâm sự hàn huyên với nhau, kể cho nhau nghe những kỹ niệm xưa để vơi phần nào nỗi sầu ly hương.

 

Sống điệu nghệ: Cái luân lư "ăn ở đúng điệu nghệ" thành h́nh ở miền Nam do hoàn cảnh đặc biệt. Đám lưu dân lập đồn điền hay lập ấp bị bọn quan lại và sĩ phu khinh miệt. Đám lưu dân chuộng tự do, b́nh đẳng, ra đi xa cửa xa nhà v́ họ là nạn nhơn của chế độ cai trị phong kiến tôn ti trật tự.

 

Kẻ sĩ thi đậu cao tập tành trở thành quân-tử. Người dốt chữ làm thuê làm mướn, mặc-nhiên là dân đen, là tiểu nhơn. Người đi lập ấp, người gia nhập đồn điền, kể cả người chỉ huy đều gồm đa số thất học. Họ thú nhận điều ấy với thái độ tự tôn. Đám dân cần cù dốt chữ nay vẫn có luật lệ riêng, luân lư riêng. Đó là "điệu nghệ".

 

Điệu là đạo, nói trại ra.

Nghệ là nghĩa, nói trại ra.

 

Đạo là ǵ? - Đây là đạo làm người, tổng hợp những nết của Tam giáo: Khổng, Lăo, Phật gồm nào ḷng từ bi bác ái; t́nh nghĩa anh em, vợ chồng; thói ăn chơi, hưởng lạc, thú tiêu dao. Nghĩa là nghĩa khí, tiêu biểu cho nghĩa khí là ông Quan vân Trường không lợi dụng quyền thế để lấn hiếp kẻ yếu, không giết kẻ té ngựa, ăn ở thủy chung, dám liều thân v́ nghĩa lớn, không nói xấu kẻ vắng mặt. Quan-niệm "điệu nghệ" tạo ra một kiểu anh-hùng, một người quân-tử b́nh-dân. Cánh cửa của đạo và nghĩa luôn luôn mở rộng để đón tất cả mọi người không phân biệt giàu nghèo, dĩ văng tốt hay xấu. Giá-trị con người không ở tiền bạc, huyết thống nhưng là ở thái độ tích cực "lâm nguy bất cứu mạc anh hùng" (đối với đồng loại), "bần tiện chi giao mạc khả vong" (đối với bạn bè). Vô dân Tây, làm đại điền chủ mà không biết điệu nghệ th́ chưa phải là sang trọng".

 

Phải công nhận Sơn Nam có một nhận xét tinh tế về bổn tánh thích ăn ở đúng điệu của người miền Nam. "Chơi điệu", "biết điệu", "chơi đẹp", "tinh thần mă thượng" là những đặc ngữ thông dụng cũng là quan niệm sống mà nhiều người miền Nam thể hiện dù ít dù nhiều để luôn luôn bớt thù thêm bạn theo quan niệm "tứ hải giai huynh đệ".

 

Hào sảng, phóng khoáng: Chỉ trong giai đoạn đầu của cuộc khai phá đất đai, người miền Nam phải chống chọi cam go, nhưng sau đó, phù sa Cửu Long và Đồng Nai đem bao nhiêu màu mỡ cho ruộng vườn, sanh nhai trở nên dễ dàng, họ trở nên rộng răi hơn trong hoàn cảnh địa lư mới.

 

Đám b́nh dân không giàu nhưng đủ ăn, khi cực cũng phải lặn lội nhưng thường họ sống một cách ung dung phóng khoáng, dám ăn dám xài. C̣n giới trung lưu, nhất là hạng điền chủ, thường chứng minh nếp sống quư phái của ḿnh bằng cách chưng diện tiêu pha như nước để che dấu cội rễ vốn không mấy đài các sang trọng. Trần nhựt Thăng, chủ bút Lục-Tỉnh Tân Văn đă kêu rêu: "Tôi lấy làm thậm ức cho kẻ giàu có để đi chơi tiên, giỡn tiền, rồi sáng ngày có gặp anh em lại dám cả gan mà khoe ḿnh rằng: hồi hôm thua hết 500, 700 đồng". Ai ở miền Nam chắc đă nghe danh cậu Hai Miên con của quan lănh binh Tấn .. "công tử Bạc-Liêu".

 

Trong Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức viết vào khoảng 1820 có đoạn:

"Vùng Gia Định nước Việt Nam đất đai rộng, lương thực nhiều, không lo đói rét, nên dân ưa sống xa hoa, ít chịu súc tích, quen thói bốc rời. Người tứ xứ. Nhà nào tục nấy .. Gia Định có vị trí nam phương dương minh, nên người khí tiết trung dũng, trọng nghĩa khinh tài .."

 

Bản chất đôn hậu mộc mạc là một đức tánh khác của dân Nam Kỳ và cũng bắt nguồn từ điều kiện sanh sống. Bản chất nầy cũng là một nhu cầu cần thiết trong cuộc cộng cư của dân tha phương. Trong một cộng đồng nhỏ, mọi người trước lạ sau quen tạo thành một đại gia đ́nh quần tụ với nhau, do đó họ phải cư xử với nhau bằng t́nh nghĩa. Những hành động bất tín, bất nghĩa sẽ đưa đến một h́nh phạt nhục nhă là bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, phải bỏ xứ mà đi. Người dân Nam Kỳ v́ vậy nhớ ơn và trung thành chẳng những với người sống mà cả với người chết. Thông thường th́ có đám giỗ, ngoài việc dọn mâm cơm cúng ông bà cha mẹ c̣n có mâm cơm bày ra trước cửa nhà để cúng đất đai, cúng những người đă ra đi trong công cuộc vỡ đất mới, cúng thần linh đất đai để những người nầy phù hộ.

 

Nói về sự phù hộ th́ dân Nam Kỳ có không biết bao nhiêu thần hộ mạng bởi trên con đường lập nghiệp, họ gặp không biết bao nhiêu hiểm nghèo. Một con thú dữ, một con sông, một tiếng trời gầm, tất cả đều gieo cho họ sự sợ hăi. Trong nỗi bơ vơ, họ luôn cầu nguyện đất trời để phù hộ họ.

 

"Tới đây xứ sở lạ lùng

Con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh"

 

Sông nước bao la, kinh rạch chằng chịt và đồng ruộng c̣ bay thẳng cánh lại là những yếu tố quy định cá tánh của dân miền Nam.

 

V́ vậy đă tạo cho dân Nam Kỳ tánh khẳng khái, bộc trực, ít chịu cúi ḷn, kém thủ đoạn. Tính lửa rơm, giận th́ nói ngay, có khi hung hăng, nhưng rồi cơn giận cuốn đi theo sông nước, đồng ruộng bao la. Cái cá tính sẵn có ấy lại được tác động thêm bởi những ư niệm trung hiếu tiết nghĩa qua các truyện Tàu đă ảnh hưởng sâu đậm trong tâm tánh của dân miền Nam.

 

Nhưng bản chất cứng rắn nầy có khi là một khí giới yếu trong những hoàn cảnh cần sự dẻo dai, uyển chuyển, nhứt là trong các sanh hoạt chánh trị. Người ta thường nhắc đến ông Trần văn Hương với tất cả hai khía cạnh của đặc tánh nầy.

 

Câu "Ăn mặn nói ngay" để diễn tả tánh bộc trực của dân Nam Kỳ.

Ngoài ra người miền Nam có nhiều trực tánh, tâm hồn cởi mở và thường có cái nh́n lạc quan về cuộc đời và tương lai của họ.

 

SƯU TẦM TRÍCH ĐOẠN

Tài liệu tham khảo: GS. LÂM VĂN BÉ

và Tác giả VƯƠNG ĐẰNG [Luận án Cao học, Saigon 1973]

 

(dat do sưu tm, Phùng Kim Oanh chuyn)

 

 

3cay_robeliamoore_1megia_ngocytu_dx.jpg
(Hinh suu tam cua ROBELIA MOORE & NGOC Y TU - DX)

website counter