SU'U TÂ`M 51

Home | VA(N | VA(N [tt] | VA(N 1 | VA(N 2 | VA(N 3 | VA(N 4 | VA(N 5 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN [tt] | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 1 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 2 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 3 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 4 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 5 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 6 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 7 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 8 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 9 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 10 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 11 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 12 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 13 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 14 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 15 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 16 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 17 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 18 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 19 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 20 | CHUYÊ.N LA. KHÓ TIN 21 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | TA.P GHI 35 | TA.P GHI 36 | TA.P GHI 37 | TA.P GHI 38 | TA.P GHI 39 | TA.P GHI 40 | TA.P GHI 41 | -DÔ.C -DÁO | -DÔ.C -DÁO [tt] | -DÔ.C -DÁO 1 | -DÔ.C -DÁO 2 | -DÔ.C -DÁO 3 | -DÔ.C -DÁO 4 | -DÔ.C -DÁO 5 | -DÔ.C -DÁO 6 | -DÔ.C -DÁO 7 | -DÔ.C -DÁO 8 | -DÔ.C -DÁO 9 | -DÔ.C -DÁO 10 | -DÔ.C -DÁO 11 | -DÔ.C -DÁO 12 | -DÔ.C -DÁO 13 | -DÔ.C -DÁO 14 | -DÔ.C -DÁO 15 | -DÔ.C -DÁO 16 | -DÔ.C -DÁO 17 | -DÔ.C -DÁO 18 | -DÔ.C -DÁO 19 | THÚ VI. | THÚ VI.[tt] | THÚ VI. 1 | THÚ VI. 2 | THÚ VI. 3 | THÚ VI. 4 | THÚ VI. 5 | THÚ VI. 6 | THÚ VI. 7 | THÚ VI. 8 | THÚ VI. 9 | THÚ VI. 10 | THÚ VI. 11 | THÚ VI. 12 | THÚ VI. 13 | THÚ VI. 14 | THÚ VI. 15 | THÚ VI. 16 | THÚ VI. 17 | THÚ VI. 18 | TUYÊ.T V̉'I | TUYÊ.T V̉'I [tt] | TUYÊ.T V̉'I 1 | TUYÊ.T V̉'I 2 | TUYÊ.T V̉'I 3 | TUYÊ.T V̉'I 4 | TUYÊ.T V̉'I 5 | TUYÊ.T V̉'I 6 | TUYÊ.T V̉'I 7 | TUYÊ.T V̉'I 8 | TUYÊ.T V̉'I 9 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | CU'̉'I CHÚT CHO'I [tt] | CU'̉'I CHÚT CHO'I 1

THÚ VI. 14

1thapeiffel_huondoan_st.jpg
(@ Internet - Huon Doan st)

 

 

THY GIÁO TING PHÁP

 

(Minh Tran Hop)

 

 

Thầy Cử là giáo viên dạy môn toán trong trường phổ thông trung học ở một tỉnh miền trung. Một hôm thầy Cử được mời lên pḥng giáo vụ, ông hiệu trưởng đă đợi sẵn ở đó, niềm nở đón tiếp và nói:

 

- Trường chúng ta hiện nay không có giáo viên dạy ngoại ngữ, mấy thầy cô tiếng Anh về đây dạy được vài tháng là bỏ, chỉ v́ trường ḿnh ở nơi heo hút quá. Tôi nghe nói thầy biết tiếng Pháp, vậy thầy cố gắng dạy thêm môn này nhé!

 

Thầy Cử nghe xong mặt đỏ bừng và từ chối ngay. Thầy nói, trước đây khi học ở trường sư phạm thành phố Vinh th́ có được học một chút tiếng Pháp, nhưng nay đă quên gần hết rồi. Ông hiệu trưởng lại nói tiếp :

 

- Nếu trường chúng ta không dạy môn ngoại ngữ nào th́ sẽ không đủ tiêu chuẩn xét duyệt trường tiên tiến, v́ vậy ban giám hiệu và chi bộ chính thức đề nghị thầy dậy môn tiếng Pháp, trong tuần tới sở giáo dục sẽ gửi giáo tŕnh môn này về trường.

 

Rất buồn, chán nản, nhưng biết là không thể từ chối, thầy Cử trở về nhà lục t́m tài liệu, bài vở học tiếng Pháp từ ngày xưa để ôn luyện. Tiếng Pháp là ngoại ngữ rất khó cả về phát âm và ngữ pháp, thầy Cử chỉ được học có vài tháng và đă 20 năm trôi qua, không động đến. Thầy tự trách ḿnh là tại sao trước đây lại đi khoe với bạn bè là biết tiếng Pháp cơ chứ. Thầy than thở với vợ, th́ vợ thầy động viên thầy, rằng nhà trường đă tin tưởng th́ thầy cứ yên tâm giảng dạy nhé.

 

Và rồi th́ năm học ấy cũng trôi qua tốt đẹp, thầy Cử dạy môn toán cho học sinh cuối cấp và dạy môn tiếng Pháp cho các em đầu cấp. Vài ngày trước khi nghỉ hè, thầy Cử lại được mời lên pḥng giáo vụ, ông hiệu trưởng đưa cho thầy Cử một tờ giấy và nói:

 

- Sở Giáo Dục gửi công văn triệu tập thầy về Hà Nội dự thi tuyển đi thực tập sinh ở nước Pháp. Tôi biết rằng thầy sẽ rất lo lắng, nhưng không sao cả, có trượt cũng không vấn đề ǵ, ở trên yêu cầu ǵ th́ ḿnh phải làm, muốn trường ḿnh tiên tiến th́ phải chấp hành đầy đủ. Cứ như thế thầy nhé.

 

Thầy Cử nói cám ơn rồi thẫn thờ trở về nhà, thầy biết tŕnh độ của ḿnh làm sao có thể ngồi chung pḥng thi với các giáo sư tiếng Pháp thứ thiệt, với các thầy cô giáo nói tiếng Pháp như gió, làm thơ, viết văn tiếng Pháp c̣n hay hơn tiếng Việt và năm học rồi thực ra thầy chỉ dạy cho học sinh chủ yếu là từ vựng tiếng Pháp thôi: Chào buổi sáng, chào buổi tối, mặt trời, mặt trăng, gió, mây .. chứ đâu có theo được chút nào giáo tŕnh của sở.

 

Về nhà tâm sự với vợ, th́ vợ thầy lại động viên, an ủi, nói mai mốt sẽ bán con gà mái để thầy có tiền lộ phí đi lên thủ đô dự thi, rằng thằng cu lớn và con bé út chắc sẽ nhớ thầy nhưng chúng ngoan lắm, sẽ không khóc đâu ..

 

Trước ngày dự thi, một người bạn đèo thầy ra ga xe lửa bằng chiếc xe đạp Thống Nhất cũ kỹ. Khi mua vé, một nhân viên hỏa xa nói với thầy rằng do tàu đến trễ nên phải 4 tiếng nữa tàu mới chạy, nh́n lên trời thấy những đám mây đen kéo tới, và nghe thấy tiếng sấm từ xa, chắc là có mưa, không biết làm ǵ, thầy đi dạo quanh nhà ga và thấy một người đàn ông bày bàn cờ tướng trên bậc thềm, th́ ra đó là tṛ chơi "cờ thế" ăn tiền, kiểu chơi này rất nhanh, mỗi ván chỉ chừng vài phút. Sau khi hỏi giá cả, thầy nhẩm tính nếu có thua 20 ván th́ thầy cũng chỉ mất tương đương nửa con gà mái mà vợ thầy mới bán hôm qua thôi, mà làm sao thua được, thầy chơi cờ vào loại nhất của trường, tự tin thầy nhập cuộc và thắng liền 3 ván, chơi tiếp thầy thua 3 và thắng 1, lại chơi tiếp thầy thua luôn 4 ván .. và cứ như thế đến khi nghe tiếng c̣i tàu vào sân ga th́ thầy không c̣n đồng nào trong túi.

 

Về đến Hà Nội mới 2 giờ sáng, không c̣n tiền, thầy Cử đi bộ đến trường đại học Ngoại Ngữ, trời vẫn c̣n tối, bác bảo vệ thương t́nh cho thầy ngồi nghỉ ở pḥng thường trực, mời thầy ăn khoai luộc và hút thuốc lào. Buổi sáng là phần thi viết tiếng Pháp, thầy Cử để giấy trắng, nh́n xung quanh thấy mọi người viết liên tục, thầy ngồi đợi hết giờ và lại ra pḥng thường trực, được mời ăn mỳ tôm và nghỉ tạm, đợi đến phần thi buổi chiều.

 

Bước vào pḥng thi vấn đáp thầy Cử nh́n thấy ban giám khảo có bốn người, hai giáo sư người Việt và hai người Pháp (sau này thầy mới biết đó là các tùy viên văn hóa của sứ quán Pháp). Sau khi chào hỏi, một người Pháp nói ǵ đó rất nhanh, thầy làm sao hiểu nổi, thầy trả lời bằng tiếng Việt Nam và nhờ giáo sư người việt dịch giúp, rằng trường của thầy ở nơi heo hút, gần núi, gần rừng nên không giáo viên ngoại ngữ nào muốn về đó cả, thầy buộc phải dạy, nhưng các em học sinh của thầy yêu thích tiếng Pháp lắm, hỏi nhiều về nước Pháp, về thành phố Paris hoa lệ và nhiều lần trên đường về nhà, thầy bắt gặp các em học sinh của thầy vừa chăn trâu, cắt cỏ vừa đố nhau các từ tiếng Pháp : con trâu, cái cầy, bầu trời, mặt trăng .. tiếng Pháp nói thế nào ? Thầy nói, mùa hè này thầy sẽ về thành phố Vinh, ghi danh xin học thêm tiếng Pháp, bởi v́ chính thầy bây giờ cũng cảm thấy yêu thích ngôn ngữ này. Ban giám khảo nói lời cám ơn và thầy Cử ra khỏi pḥng thi, ghé qua nhà người bà con, vay tiền mua vé tàu về quê.

 

Một tháng sau, thầy Cử đang trồng rau ở mảnh vườn sau nhà th́ cô văn thư của trường gọi thầy đến pḥng giáo vụ có việc gấp. Vừa tới nơi đă thấy ông hiệu trưởng tươi cười, đưa cho thầy một tờ giấy và nói:

 

- Vui quá, vui quá, có giấy báo tin thầy đă vượt qua ṿng một thi tuyển rồi, tuần tới thầy sẽ được về Hà Nội thi tuyển ṿng hai ở đại sứ quán Pháp, tôi đă nói thầy làm được mà, cứ như vậy nhé, tiến lên thầy nhé !

 

Thầy Cử không tin vào tai ḿnh nữa, thầy nghĩ hay là họ nhầm lẫn, nhưng rơ ràng giấy báo ghi đủ họ tên của thầy, tên trường của thầy.

 

Ngày đi đến sứ quán Pháp, thầy nghĩ phải mua quà ǵ để cám ơn người ta, quê thầy chỉ có đặc sản là trái dừa, vậy là thầy vác hai bao tải dừa biếu hai tùy viên văn hóa mà thầy đă gặp hôm thi vấn đáp. Hai người Pháp vui, cười, cám ơn thầy và mang bánh, kẹo, sô-cô-la tặng lại thầy, nhưng thầy không nhận, thầy nhờ cô phiên dịch nói giúp rằng các em học sinh biết thầy được đến sứ quán Pháp và dặn thầy nhớ xin nhiều sách, truyện tranh tiếng Pháp cho các em. Hai tùy viên văn hóa người Pháp rất cảm động, hứa sẽ gửi cho nhà trường sách học tiếng Pháp và hẹn gặp lại thầy Cử ở Paris. Thầy Cử ngạc nhiên, không hiểu ǵ cả và sao lại như vậy, đă thi ṿng hai đâu, hỏi lại cô phiên dịch th́ được biết họ đă chấp nhận cấp học bổng cho thầy đi Paris tu nghiệp tiếng Pháp, và rằng họ cần người sẽ về dạy tiếng Pháp ở trường của thầy, chứ không phải chỉ cần người nói giỏi tiếng Pháp.

 

Trở về trường, ông hiệu trưởng đón thầy, cười rạng rỡ và nói :

- Vinh dự cho trường ḿnh quá, cám ơn và chúc mừng thầy, tôi đă nói thầy làm được mà, cứ như vậy nhé, tiến lên thầy nhé !

 

Một buổi sáng mùa xuân năm 1992, tôi và anh bạn nhạc sĩ đi dạo ở vườn hoa Luxembourg - Paris , khi đi ngang qua gần hồ nước, chúng tôi nh́n thấy một người đàn ông trung niên, thấp nhỏ, da dám nắng, ăn mặc giản dị, có dáng vẻ người châu Á, đang ngồi một ḿnh trên băng ghế gỗ. Chúng tôi lại gần và hỏi có phải anh là người Việt Nam không, anh ấy nói vâng và mời chúng tôi ngồi xuống bên cạnh. Anh nói là giáo viên một tỉnh miền trung Việt Nam, được qua tu nghiệp tiếng Pháp ở một thành phố cách Paris vài trăm cây số, anh đă học hơn một năm rồi, và chỉ c̣n vài tháng nữa là trở về quê.

 

Câu chuyện mà các bạn vừa đọc ở trên chính là câu chuyện mà thầy giáo Cử kể cho chúng tôi nghe. Chúng tôi hỏi thầy là có thường viết thư về nhà không, thầy nói vợ thầy bảo không cần gửi thư đâu, tốn tiền lắm, cứ yên tâm học tập, ở nhà vợ thầy sẽ lo hết. Thầy Cử nói do ăn tiêu tiết kiệm nên thầy đă gửi được về nhà 2 chiếc xe máy, vợ thầy bán đi, xây được nhà mới rộng răi, có sân phơi thóc, có giếng nước và giúp cho bố mẹ hai bên lợp nhà mái ngói. Chúng tôi nh́n nhau, dường như đó là một câu chuyện cổ tích.

 

Vườn hoa Luxembourg sáng hôm đó chan ḥa ánh nắng mùa xuân, những khóm hoa đủ màu sắc nổi bật trên những thảm cỏ xanh mướt.

 

MINH TRAN HOP

 

(Huon Doan sưu tm và chuyn)

 

 

1thapeiffel_huondoan_st.jpg
(@ Internet - Huon Doan st)

website counter