RA.CH GIÁ --------- 100 NHÓ' 1000 THU'O'NG 5

Home | H̀NH A?NH KHÔNG PHAI | HÔ.P "MEO" THÂ`Y TR̉ | HÔ.P "MEO" THÂ`Y TR̉ [tt] | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ [tt] * | HÔ.P "MEO" THÂ`Y TR̉ 1 | DU' HU'O'NG HNLT | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 3 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 4 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 5 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 6 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 7 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 8 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 9 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 10 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 10 * | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 10 ** | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 10 *** | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 11 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 12 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 13 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 14 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 14 * | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 15 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 16 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 17 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 18 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 18 * | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 19 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 20 | HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 21 | H̀NH XU'A | HÔ.I NGÔ. bo? túi | HÔ.I NGÔ. bo? túi [tt] | V̉NG TR̉N | V̉NG TR̉N [tt] | V̉NG TR̉N 1 | V̉NG TR̉N 2 | V̉NG TR̉N 3 | V̉NG TR̉N 4 | V̉NG TR̉N 5 | V̉NG TR̉N 6 | V̉NG TR̉N 7 | V̉NG TR̉N 8 | TÊ'T MÂ.U TƯ | TÊ'T MÂ.U TƯ [tt] | TÊ'T MÂ.U TƯ 1 | TÊ'T MÂ.U TƯ 2 | GIÁNG SINH & NA(M MÓ'I 09 | NA(M MÓ'I 2009 | TÊ'T KY? SU'?U | TÊ'T KY? SU'?U [tt] | TÊ'T KY? SU'?U 1 | THA'NG TU' -DEN

HÔ.P MEO THÂ`Y TR̉ 17

hinhthayco_nguyenngoccau.jpg

(H́nh Thầy Cô NGUYỄN NGỌC CẦU)

MỘT LẦN TRỞ LẠI

 

NHỚ VỀ TRƯỜNG XƯA

 

 

 

@@@ Thầy NGUYỄN NGỌC CẦU viết:

 

Hồng Sâm ,

Xin được phiền Hồng Sâm một việc . Giữa tháng 10 vừa qua và sau đó một tuần , tôi có gởi một bài viết cho Minh Giang , gởi hai lần cả hai địa chỉ , tôi cũng yêu cầu là khi nhận được thì báo lại . Vậy mà tới hôm nay vẫn không thấy gì cả . Tiện đây , tôi xin gởi Hồng Sâm bài viết trong attach (xem dưới đây), nhờ Hồng Sâm duyệt trước , nếu thấy có gì cần thêm , bớt hoặc sửa đổi thì xin góp ý . Cám ơn .

 

thầy CẦU

 

NHỚ VỀ TRƯỜNG  XƯA

 

(Thầy  NGUYỄN NGỌC CẦU)

 

 

          Tôi về trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá năm 1967 và rời trường năm 1974 . Cho đến nay , sau khi rời trường đã bốn chục năm , tôi vẫn còn nhớ được nhiều hình ảnh và kỷ niệm về ngôi trường xưa . Vậy tôi xin mạn phép được ghi lại đôi điều vụn vặt .

 

         Hồi đó ngôi trường mang tên chính thức là Trường Trung Học Tổng Hợp Nguyễn Trung Trực , là trường công lập , có từ cấp lớp Đệ Thất đến cấp lớp Đệ Nhất , kể từ năm 1969 đổi cách gọi thành cấp lớp 6 đến cấp lớp 12 . Tôi dạy môn chính là Pháp Văn và môn phụ là Âm Nhạc dưới ba thời kỳ hiệu trưởng : thầy Hồ Văn Thủy , thầy Trầm Cảnh Thường và thầy Huỳnh Ngọc Thọ . Tôi dạy thêm môn Âm Nhạc do người đang dạy môn này là thầy Phạm Công Nhiều đã lớn tuổi và sức khỏe kém cho nên chuyển qua cho tôi một số giờ theo sự sắp xếp của thầy Giám Học Lê Anh Kiệt .

 

Tốt nghiệp cùng khóa Đại Học Sư Phạm Saigon và cùng về trường Nguyễn Trung Trực một lượt với tôi còn có : cô Hồng Nguyệt dạy Pháp Văn, thầy Thanh Hà dạy Triết , thầy Văn Hà dạy Anh Văn , thầy Dương dạy Vạn Vật , thầy Nhiều dạy Toán , thầy Huỳnh dạy Lý Hóa , thầy Hân dạy Sử Địa , thầy Tuyền và cô Cúc dạy Việt Văn . Thầy Tuyền là người Rạch Giá , cô Cúc nhập tịch Rạch Giá theo thầy Tuyền . Thầy Tuyền và người em rể là thầy Hiển còn có thêm nghề điện tử và điện lạnh .

 

Con đường mang tên Nguyễn Bỉnh Khiêm dẫn đến trường , nó cũng cắt khuôn viên trường thành 2 khu : khu nhà lầu bên trái và khu nhà trệt bên phải , khu nhà trệt này có cột cờ ở sát đường . Trường nằm gần biển , chung quanh toàn là đất trống , mương nước và đồng ruộng . Giáo sư đến trường thường đi xe gắn máy , nhưng cũng có người đi xe đạp . Riêng thầy Huỳnh Ngọc Thọ đi xe hơi , chiếc Citroen DS đầu cá lóc màu đen . Thầy Lê Minh chạy chiếc Solex cà tàng (loại có ổ máy gắn trên bánh xe trước) , có hôm từ trường ra , bánh xe bị dính đất cát không nổ máy được , thầy phải đạp xe trở vào đến chỗ phòng của ông gác trường , sau đó đạp trở ra thật mau trên con đường xi măng mới nổ máy được .

 

Rất đông giáo sư từ nơi khác về trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá dạy học cho nên thường phải ở nhà trọ hoặc nhà thuê nhưng cũng có người mua được nhà . Giáo sư ở tản mác khắp nơi trong Thị Xã , tuy nhiên cũng có khi do ngẫu nhiên mà nhiều giáo sư ở gần nhau tạo thành một xóm mà đáng kể nhất là xóm nhà thờ . Xóm nhà thờ gồm có thầy Văn Hà , thầy Thanh Hà , thầy Ẩn , thầy Duyệt , thầy Viên , thầy Đoán , thầy Dương , cô Ân , cô Sưu , cô Kim Anh và tôi . Nhiều giáo sư xóm nhà thờ thường gặp nhau ở quán Năm Khìl , quán này nằm trên đường Mạc Cửu , cùng dãy và khoảng giữa trại mộc Hồng Xương và tịnh xá Ngọc Sơn .

 

Giáo sư trường Nguyễn Trung Trực hồi đó có khoảng 150 người , năm nào cũng có người mới về và có người cũ đổi đi nơi khác . Khi có người cũ đổi đi nơi khác thì thường tổ chức tiệc tiễn , cũng thường là ở nhà hàng Hưng Phát , số người dự không đông vì chỉ là những người thân quen với người đổi đi mà thôi , mà nếu người đổi đi là nam giáo sư thì nhất định không say không về . Có vài nam giáo sư còn độc thân khi mới về trường Nguyễn Trung Trực nhưng sau đó một thời gian lại trở thành rể Rạch Giá .

 

Bà xã tôi không dạy học mà chỉ làm nội tướng , vậy mà vẫn được mọi người kêu bằng cô , lẽ dĩ nhiên cô ở đây thuộc diện cô ăn theo . Còn cô làm nghề giáo thì là cô thứ thiệt hoặc hàng hiệu . Cô vừa làm nghề giáo vừa là vợ của thầy giáo thì kêu bằng ..  cô bình phương (?) .

 

Mỗi tháng một lần , ông Hiếu phát ngân viên và ông Thành kế toán trưởng của trường đến Ty Ngân Khố nhận tiền về phát lương cho giáo sư và nhân viên . Ôm một đống bạc mà đi xe gắn máy kể ra cũng hơi mạo hiểm . May là về sau có đại úy Thao phó Ty Cảnh Sát cho mượn chiếc xe Jeep của cảnh sát cho nên việc chuyên chở tiền bảo đảm an toàn . Ông Thao là chồng của cô Ân , một giáo sư lúc đó mới đổi về trường .

 

Ở trường Nguyễn Trung Trực có một ông giám thị có tiếng nghiêm khắc tên là Nguyễn Văn Biện , thường được gọi là Tư Biện , còn được học sinh gọi là .. Tiên Bự . Ông nghiêm khắc mà chính xác và đúng mức cho nên được học sinh nể sợ . Ông thường đi rảo quanh các dãy hành lang , thấy có em học sinh nào đứng lấp ló ngoài cửa lớp là ông hốt về phòng Giám Thị liền . Thực ra ông đã ăn ý với các giáo sư là đang giờ dạy mà có em nào quậy phá thì cứ việc kêu ra đứng chỗ cửa lớp . Trong công việc thì như vậy chứ ngoài đời thường ông là người hiền lành dễ mến , ăn nhậu cũng khá khá và đặc biệt thích đá gà và nuôi gà đá . 

 

Trước năm 1972 , học sinh trường Nguyễn Trung Trực Rạch Giá thi Tú Tài phải đi Long Xuyên để dự thi . Rạch Giá không xa Long Xuyên cho lắm nhưng các thí sinh khá vất vả trong việc ăn ở , có khi còn bị ảnh hưởng đến việc làm bài thi . Về sau được dự thi tại trường Nguyễn Trung Trực , các em thấy thoải mái hơn cho dù những giám thị coi thi đều từ nơi khác đến .

 

CPS là tên một chương trình phi chính phủ chuyên hỗ trợ cho sinh hoạt học đường , đặc biệt về mặt tài chánh . Nhờ chương trình này mà trường Nguyễn Trung Trực đã tổ chức được những buổi biểu diễn võ thuật , những cuộc thi đấu thể dục thể thao sôi nổi , những trại công tác , học tập hoặc du khảo bổ ích . Có những thầy đầu tàu cho phong trào CPS (còn bị gọi đùa là Cà Phê Sữa) là thầy Trương Tấn Kiệt , thầy Nguyễn Nhựt Quang, thầy Trần Quang Đại và thầy Vinh , còn được gọi là Vinh Đậu Nành vì thầy có một cơ sở sản xuất sữa đậu nành . Đáng nhớ nhất là một trại mang tên Noi Gương Anh Hùng Xưa , đưa học sinh đi xem một số dấu tích của những người anh hùng đất Kiên Giang . Thầy Giang Minh Đoán thuyết trình. Có lúc tới ngôi mộ của ông Lâm Quang Ky nằm trong khuôn viên tòa tỉnh trưởng , thầy Đoán giới thiệu thêm hai ngôi mộ gần đó của hai bà vợ ông Lâm Quang Ky . Thầy Vinh bèn giật lấy micrô từ tay thầy Đoán và nói liền : "Chúng ta quyết noi gương anh hùng xưa" .

 

Tôi là trưởng ban văn nghệ của trường Nguyễn Trung Trực cho nên những sinh hoạt liên quan đến văn nghệ đều có tôi nhúng tay vào , chẳng hạn như : biểu diễn và thi đua văn nghệ trong nội bộ trường , thi đua hoặc giao lưu văn nghệ với những trường khác , tổ chức hội tết dân tộc . Tôi có dựng một tiết mục múa được nhiều người thích là Mùa Thu Đông Kinh . Trong số những em nữ sinh tham gia tiết mục múa này , tôi chỉ còn nhớ tên một em là Thu Cúc . Nhắc nhớ vậy thôi chứ nếu nói về múa thì trong các trường ở Rạch Giá , không có trường nào có thể qua mặt được trường Minh Đức là trường tư thục của người Hoa .

 

Một hình thức văn nghệ trẻ trung và lành mạnh được giáo sư và học sinh trường Nguyễn Trung Trực yêu thích là phong trào Du Ca , được thể hiện qua những nhóm nhỏ , được đồng hành với những họat động xã hội , được thâm nhập vào những tổ chức sinh hoạt của giới trẻ kể cả những tổ chức của Công Giáo và Phật Giáo . Không thể nào quên những bài hát như Việt Nam Quê Hương Ngạo NghễXin Chọn Nơi Này Làm Quê Hương của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang là người sáng lập ra phong trào Du Ca .

 

Năm nào cũng vậy , cứ đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương , chính quyền tỉnh Kiên Giang đều tổ chức một buổi lễ trong khuôn viên trường Nam Tiểu Học . Học sinh trường Nguyễn Trung Trực được phân công hát hợp ca hai bài Hùng VươngNhà Việt Nam . Ban Giám Hiệu trường chọn nguyên một lớp 10 , bố trí một số giờ để tôi tập hát cho các em , tôi cũng đứng điều khiển khi các em hát trong buổi lễ . Sau buổi lễ , các em được vào quán để giải khát và được kêu đồ uống thoải mái . Tôi nhớ có lần do nóng quá , thầy Trầm Cảnh Thường cởi áo vét máng lên móc gần quầy tính tiền . Có em học sinh bèn nói vui : "Thầy hiệu trưởng không có tiền trả cho quán cho nên phải gởi lại áo vét".

 

Cũng là sinh hoạt văn nghệ nhưng với quy mô nhỏ và với thành phần tham dự chọn lọc gồm cả giáo sư và học sinh là những buổi Thơ Nhạc thường được tổ chức ở nhà thầy Hoàng Chiều Nhân trong cư xá gần Cổng Tam Quan , cũng thường được tổ chức vào những đêm trăng sáng . Có lần nhà văn Sơn Nam và nhà thơ Kiên Giang Hà Huy Hà cùng đến dự , cả hai người này đều sinh trưởng ở quận An Biên tỉnh Kiên Giang và lúc đó đã khá nổi tiếng trong giới văn học Nam Bộ . Cả hai ông Sơn Nam và Kiên Giang Hà Huy Hà đều nói lời khen ngợi việc tổ chức sinh hoạt văn nghệ ở nhà thầy Hoàng Chiều Nhân .

 

Có một buổi văn nghệ rất đáng nhớ được tổ chức tại quán Dư Âm của thầy Thạch với nội dung về cây đàn ghita thùng tức là tây-ban-cầm . Tôi giới thiệu , thầy Nguyễn Công Trí biểu diễn đàn , hai nội dung xen kẽ . Thầy Trí chuyên về độc tấu , thầy đàn rất hay , đặc biệt có lúc thầy biểu diễn rời từng kỹ thuật ngón của tây-ban-cầm , sau đó tổng hợp lại trong phần biểu diễn bản nhạc Saragoza . Đây cũng là một cách quảng bá cho tây-ban-cầm , một nhạc cụ còn được gọi bằng một mỹ danh là giàn nhạc xách tay .

 

Khi nói về cắm trại và sinh hoạt ngoài trời , thầy trò trường Nguyễn Trung Trực thường chỉ nghĩ ngay đến điểm Cầu Quay , tên thì như vậy chứ lúc đó cây cầu cũng đã hết quay rồi . Điểm không phải ở ngay cây cầu mà đi vào khoảng một cây số cặp theo con rạch , một khu vực có vườn cây um tùm,  yên tĩnh và mát mẻ . Có lần một số giáo sư đến đây sinh hoạt nguyên một ngày , trong đó có tổ chức chọn người đẹp cho nữ giáo sư và tổ chức thi bơi cho nam giáo sư . Tôi không nhớ tên người đẹp mà chỉ nhớ đó là một nữ giáo sư đang thực tập . Ngược lại , tôi nhớ rõ tên người nam giáo sư đoạt giải nhất trong cuộc thi bơi hôm ấy vì người đó là .. tôi .

 

Mùa hè năm 1972 , Bộ Giáo Dục giao cho tỉnh Kiên Giang tổ chức trại hè tại bãi Nò Hà Tiên cho học sinh trung học 16 tỉnh phía Nam . Lẽ dĩ nhiên Ban Giám Hiệu và một số giáo sư  trường Nguyễn Trung Trực phải đứng mũi chịu sào trong việc tổ chức cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương . Đây là một cuộc giao lưu và họp mặt hiếm hoi dành cho học sinh khắp nơi trong đó có một nhóm của trường Nguyễn Trung Trực đại diện cho học sinh tỉnh Kiên Giang . Có những cuộc thi đua thể thao và văn nghệ hào hứng . Nhìn chung thì đây là một thành công trong việc tổ chức mặc dù có những yếu tố bất lợi ngoài ý muốn như trời mưa , như chợ Hà Tiên quá nhỏ không đủ sức cung cấp lương thực đột xuất cho thêm khoảng năm trăm miệng ăn .

 

          Trên đây là đôi điều vụn vặt tôi ghi lại theo trí nhớ . Hy vọng không có gì sai , mà nếu có gì sai đi nữa thì cũng không phải do lỗi của tôi mà là do lỗi của ông Alzheimer . Các bạn thông cảm . Cám ơn .

 

 

Thầy NGUYỄN NGỌC CẦU

 

Virginia USA cuối năm 2014

 

 

@@@ HS viết:

 

Kính mời Thầy Cô, Anh Chị Em và Các Bạn có thêm kỷ niệm nào về NGÔI TRƯỜNG XƯA THÂN YÊU của mình, xin gởi về cho HS, để đăng trong web RGTNNT và cho Đặc San Hè Kiên Giang (Louisiana). Nếu quí vị không thích đăng cả 2 nơi thì .. "tùy hỉ" nhé !!!

 

Riêng bài của Thầy Cầu (attach), HS sẽ đăng vào thứ bày này, nếu thầy OK. Bằng không, HS tin chắc là Lâm Sốc Hên hoặc chị Minh Giang sẽ "dzớt" liền tú-xuỵt (tout de suite) !!!

 

Thân ái

HS

 

@@@ Thầy NGUYỄN NGỌC CẦU viết:

 

Hồng Sâm ,

 

Hồng Sâm cho đăng bài viết của tôi ở càng nhiều nơi càng tốt . Cám ơn .

 

thầy CẦU

 

 

@@@ LÂM SỐC HÊN viết:

 

Kính chào Thầy.

 

Thiệt là hên, nên biết Thầy đã " nhớ về trường xưa" qua mail của chị HS.

 

Công nhận Thầy nhớ nhiều người nhiều  việc thiệt .. Cái nhớ này lôi cái nhớ khác, làm Sốc Hên nhớ trường quá chừng, nhất là quý thầy giám thị; Bây giờ , muốn gặp nhau thật là khó. Có khi lại là chuyện không thể nào làm được !

 

Chắc chị Giang đã liên lạc được Thầy.

 

Nhân đây kính mời Thầy và Cô về tham dự trại Kg 2015  (  traikg2015.wix.com/traikg2015  ). Và xin cáo lỗi những sơ sót kỹ thuật.

 

Mong được gặp Thầy Cô.

 

Kính thư,  Lsh.

 

 

@@@ DIỄM XƯA viết:

 

Trí nhớ của thầy Cầu còn rất tốt mà .. thầy kể lại rất nhiều chi tiết chính xác về con người, đặc điểm tính tình, công việc, những sinh hoạt nổi bật ở trường ngày xưa .. đọc mà cứ tưởng như cuốn phim sinh động đang quay lại trước mắt mình ..  Các anh, chị, em của em đọc bài nầy rất xúc động và thích thú. Cám ơn chị đã cho xem bài đọc quí giá của thầy.

 

DX

             

 

@@@ ĐỖ THỊ MINH GIANG viết: 

 

Thưa Thầy, Giang thành thật xin lỗi, vì máy móc bị trở ngại hổm nay, mới vào được gmail, đã xem được bài Thầy gởi, Giang sẽ đăng vào ĐS/KiênGiang Reunion 2015.

 

Nếu chị HS có đăng vào trang web RGTNNT thì cũng tốt, vì nhiều Thầy Cô, bằng hữu ở xa không nhận Đặc San sẽ coi qua trang nhà TNNT vậy.

 

Kính chúc Thầy và quý bạn hữu được an vui,

 

Kính chào,

ĐỖ THỊ MINH GIANG, New Orleans.

 

* Giang sẽ mail cùng HS sau nha, MG.



@@@ Thầy NGUYỄN NGỌC CẦU viết:

 

Các bạn Minh Giang , Lâm Sốc Hên và Hồng Sâm ,

 

- cám ơn các bạn đã chiếu cố đến bài viết "Nhớ về trường xưa" . Nói về tuổi thật của tôi thì năm nay mới có 73 , trong khi chưa đến nỗi lú lẫn cho lắm , tôi sẽ cố gắng viết thêm với cùng nội dung và có thể sẽ nói nhiều hơn về phía học sinh . Trong thời gian viết bài "Nhớ về trường xưa" , tôi thực sự enjoy khi được sống lại những ngày xưa thân ái và cũng cảm thấy bồi hồi khi nhớ lại những gương mặt thân quen.

 

- cũng xin nhắc lại là tôi mới qua Mỹ định cư vào cuối năm 2010 và đến đầu năm 2011 mới liên lạc được với phe NTT-KG . Tôi ở bang Virginia nhưng tuốt phía Nam , giáp với North Carolina . Tôi ở cùng bang với Mã Thị Nguyệt nhưng cách nhau khoảng 5 tiếng đồng hồ chạy xe .

 

- tôi và bà xã Phạm Thị Hồng Loan đã đăng ký dự trại KG2015 cả nửa năm nay rồi , đây sẽ là lần đầu tiên chúng tôi đến Louisiana , trước đây chỉ nghe nói đến bang này qua cơn bão Katrina .

 

- chúc các bạn luôn vui khỏe và hăng say hết mình lo cho sự nghiệp Nguyễn Trung Trực - Kiên Giang . Tôi hứa sẽ còn nhiều chuyện ly kỳ và rùng rợn . Có gì tôi sẽ gởi cho Hồng Sâm . Hẹn gặp lại .

 

thầy NGUYỄN NGỌC CẦU

 

 

website counter