Home | KIÊN GIANG REUNION | KIÊN GIANG REUNION [tt] | KIÊN GIANG REUNION 2013 [1] | KIÊN GIANG REUNION 2013 [2] | KIÊN GIANG REUNION 2015 | KIÊN GIANG REUNION 2015 [tt] | KIÊN GIANG REUNION 2017 | KIÊN GIANG REUNION 2019 | Meo .. Meo .. | MEO .. MEO .. (tt) | Meo .. Meo .. (1) | MEO .. MEO .. [2] | Meo .. Meo .. [3] | Meo .. Meo .. [4] | Meo .. Meo .. 5 | Meo .. Meo .. 6 | Meo .. Meo ..7 | Meo .. Meo .. 8 | Meo .. Meo .. 9 | Meo .. Meo .. 10 | MEO QUA, MEO LA.I | LÚ'A -DÔI RA.CH-GIÁ | Tào-Lao-Wán MEO | Tào-Lao-Wán MEO (tt) | Tào-Lao-Wán MEO 1 | Tào-Lao-Wán MEO 2 | Tào-Lao-Wán MEO 3 | Tào-Lao-Wán MEO 4 | Tào-Lao-Wán MEO 5 | Tào-Lao-Wán MEO 6 | Tào-Lao-Wán MEO 7 | Tào-Lao-Wán MEO 8 | Tào-Lao-Wán MEO 9 | Tào-Lao-Wán MEO 10 | Tào-Lao-Wán MEO 11 | Tào-Lao-Wán MEO 12 | Tào-Lao-Wán MEO 13 | Tào-Lao-Wán MEO 14 | Tào-Lao-Wán MEO 15 | Tào-Lao-Wán MEO 16 | Tào-Lao-Wán MEO 17 | Tào-Lao-Wán MEO 18 | Tào-Lao-Wán MEO 19 | Tào Lao Wán MEO 20 | Tào-Lao-Wán MEO 21 | Tào-Lao-Wán MEO 22

0_dinhthanngyentrungtruc.jpg

LL

 

KIẾM BẠC hay KIẾM BẠT KIÊN GIANG .. ???

 

@@@ LL viết:

 

Hi all,

Thân mời hết bà con xa gần đến dự đông đảo:

 

http://www.happynails.net/kiengiang/2006/GioNTT138.htm

 

Chị Hồng Giòn,

Có một ông già nọ rầy tui hồi tuần rồi vì tui viết sai chính tả trong câu này :

 

"Hoả hồng Nhật Tảo oanh thiên địa

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần"

(Huỳnh Mẫn Đạt)

 

Chữ "bạt"  T  không phải "bạc" .. Nhờ chị sửa dùm cho tui và anh Dậu trong trang wép này của chị :

 

http://www.hongsam55.com/nc/id19.html

 

Cốm ơn  ngôn ,

LL

 

@@@ GỪNG GIÀ viết:

 

LL à, Gừng Già này còn LƯỠNG LỰ lắm về chữ BẠT này :

 

1/ Câu trên có Hỏa HỒNG (màu sắc=> màu hồng của lửa), câu dưới Kiếm BẠC (màu sắc=>trắng của thép). Đối rất chỉnh.

 

2/ Nếu "hỏa hồng" đối với "kiếm bạt" thì không chỉnh về NGỮ NGHĨA, lẫn ngữ pháp:

 

-- Hồng là TÍNH TỪ chỉ màu sắc. Bạc là TÍNH TỪ chỉ màu sắc. Rất là chỉnh.

-- Hồng là TÍNH TỪ chỉ màu sắc. BẠT là ĐỘNG TỪ chỉ hành động=>đối như vậy là "ọt rơ " hehehehe ..

 

Câu Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa => chỉ chiến công cụ NTT vẻ vang trong trời đất.

Câu Kiếm bạc KG khấp quỉ thần=> cũng nói tới cung kiếm, võ nghệ, tài điều binh của cụ NTT làm quỉ thần phải khiếp sợ, khóc lóc ..

 

Nếu nói "Kiếm BẠT KG" (như trong câu "CỬ ĐỈNH BẠT SƠN" có nghĩa là phạt, là làm cỏ, là san bằng KG sao ???? Vậy rồi KG tiêu tùng sao ????)

 

Để chắc ăn XIN HỎI LẠI thầy HOÀNG CHIỀU NHÂN một bụng Hán Nho, lại là người Bắc nên chính tả rất chuẩn. Xin hỏi thêm thầy NGUYỄN CHÍ CƯỜNG .. mấy thầy dạy Việt Văn đó coi sao đã, Gừng Già sẽ sửa sau cũng chưa muộn nhen.

 

Tình thân

GG

 

@@@ LL viết:

 

Chị Gừng

Thấy chị phân tích cũng có lý về luật đối chữ , nhưng bây giờ thì tui lại nhớ ra rồi là tui có thấy somewhere cũng viết chữ bạT .. Cho nên tui đoán (mò) chữ bạT này cũng có thể vừa là động từ mà cũng vừa là tĩnh từ (với nghĩa là: trải rộng ra như trong những chữ "bạt ngàn", "phiêu bạt") .. Nhờ chị find out ASAP dùm tụi này nghen, tại vì năm nay tụi tui làm lại cái banner mới cho 2 câu này và sắp mướn nhà in làm liền đó !

 

Các bô lão và anh Phú cũng nhớ là chữ "bạt" ..

Thế là thế lào lây ??? Chị hỏi mấy ông Thầy dùm đi !

LL

 

@@@ GỪNG GIÀ viết:

 

LL

Gừng cũng có đọc đâu đó thấy chữ "bạt" như LL vậy nên Gừng mới lưỡng lự nè ....

 

Nhưng hồi nào tới giờ Gừng hiểu (riêng) hoặc  dạy dỗ cho học chò học chẹt tàn là như vậy không ??? cứ TIN MỘT CÁCH CHỦ QUAN NHƯ VẬY đó. Vì luật đối thơ ĐƯỜNG nghiêm nhặt lắm (Nhất tam ngũ bất luận, Nhị tứ lục phân minh) nên chữ HỒNG phải đối với chữ BẠC .. còn BẠT thì cho dù là tính từ đi nữa cũng ọt-rơ như thường , vì không chỉ MÀU SẮC .. hehehehehe ..

 

Chuyện HỎI THẦY thì hồi nào tới giờ Gừng có liên lạc với thầy HCN đâu mà hỏi (huhuhuhu...), Thầy Cường thì mèng ơi hổng biết Thầy có check Email hông nữa (huhuhuhu..)

 

Vậy LL mần ơn nhờ anh Phú hay ai đó hỏi đi (nếu là chuyện QUAN TRỌNG) Gừng xin .. thua .. .. .. hihihihihi ..

 

Tình thân

GG

Hi all,

@@@ DIỄM XƯA viết:

 

30/09/06

 

Chào các bạn TLV thân mến.

Sau khi tham khảo với đại huynh Trịnh Long Tuyền , DX xin mạo muội nêu mấy ý kiến về hai câu thơ của cụ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi chiến công oanh liệt cuả vị anh hùng dân tộc NTT.

 

Viết đúng phải là thế nầy :

 

" Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa.

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỉ thần ."

 

 

Chữ hồng là động từ : có nghiã là đốt cháy.

Chữ bạt cũng là động từ : có nghiã là đánh tan.

 

Câu một có nghiã đầy đủ là : Lửa đốt đỏ sông Nhật Tảo ( con sông nầy ở tỉnh Long An) làm nổ tung trời đất.

 

DX

 

@@@ LL viết:

 

Diễm Xưa,

Cám ơn DX và Thầy Trịnh Long Tuyền làm quới nhân giúp đỡ dân ban Bê mà học đòi cà kê dê ngỗng với văn chương ! Vậy thì tụi này sẽ dùng chữ "bạt" trong cái bandroll lễ kỳ tới.

 

Bên này ở Cali sẽ làm lễ ngày chủ nhật 10/22/2006 - 1/9 âm lịch, phải chọn ngày weekend cuối tuần.  Còn bên nhà là làm chắc đúng ngày giỗ cụ Nguyễn ? Nếu DX, LiH, Liêm .. đi cúng đình ông Nguyễn nhờ cúng dùm mình một con heo quay (nhờ LiH ứng dùm nghen, tụi mình tính lại sau) và vái dùm cho mọi người trong TLW mình luôn dồi dào sức khỏe và may mắn ..Bên này tụi tui năm nào cũng có cúng và tui cũng sẽ vái y chang như vậy. LL lúc nào cũng tin tưởng vào sự linh thiêng của Ông.

 

TLV mình đã 5 bó hết rồi, yếu từ từ rồi nên hay bị xỉu ẩu (có TLV bị xỉu đưa vô emergency rồi đó, nhưng yêu cầu không cho bạn bè hay, chỉ vài người bạn thân thiết thôi .. và vì tế nhị nên LL không thông báo làm chi .. hôm nay khỏe lại rồi). Quí vị ráng bảo trọng sức khỏe, đừng có ỷ y .. lo lắng nhiều quá không tốt, hãy mỗi ngày tự tạo cho mình một niềm vui .. "quẳng hết lo đi" ! Nhớ nhen quí vị.

 

Chị GG,

Cũng cám ơn chị bỏ công "ngâm cú" vụ này. Tui biết chị là học trò cưng của Thầy HCN nhưng chị hong dám hỏi là vì tui có nghe mấy ông Thầy NTT than phiền ở đâu đó:"Sao mà đám học trò NTT bây giờ làm thơ văn dữ dội quá ! Không còn chừa giấy để mấy ổng làm .." (ngụ ý là khen chớ hong phải chê) !!!

 

Vậy mình thống nhất chữ "bạt" nghen. Nếu lỡ mai này có find out trong bút tự bản gốc của ông HMĐ mà ổng hạ bút là "bạt" hơi sai luật đối trong Thơ Đường và "nếu" chị có unhappy thì có thể file complain và meo về Huỳnh Thanh Hoàng (aka H4C), cháu 3 đời của cụ Huỳnh Mẫn Đạt !

 

Hehehe !

LL

 

PS:

Đây là website của cựu học sinh NTT tại ĐH Oxford bên Anh (giỏi nhỉ ?).

 

Tiểu sử anh hùng dân tộc có thể được ôn lại ở đây :

 

http://ntt.oxfordhost.co.uk/index.php?option=content&task=blogsection&id=3&Itemid=27

 

Tiểu sử trường NTT chắc ít người biết (tui cũng vậy) :

 

http://ntt.oxfordhost.co.uk/index.php?option=content&task=blogsection&id=2&Itemid=28

 

(Cố Hiệu Trưởng Trịnh Văn Phú trong này là papa của Thầy Trịnh Long Tuyền và Diễm Xưa trong TLW mình đó).

 

Tui còn cái link khi làm Slideshow năm Reunion 2000, nếu quí vị muốn xem hình:

 

http://www.imagestation.com/album/pictures.html?id=4292508209&idx=1

 

http://www.imagestation.com/album/pictures.html?id=4292508209&idx=3

 

(Papa DX là người số 6 trong hình, cạnh Thầy Giáo)

 

@@@ GỪNG GIÀ viết:

 

Cám ơn DX nhen, bữa nay tui "NGỘ" được chữ HỒNG là động từ hehehehe ..Vậy là quá CHỈNH đó LL, dị để tui sửa lại trong web RGTNNT nhen.

 

Đa tạ, đa tạ

Mấy chục năm nay tui cứ tưởng .. VOI không  .. huhuhuhu ..

GG

 

@@@ LINH MỤC viết:

 

Hi all,

Hổm nay thấy quý vị  bàn bạc về hai câu đối về cụ NTT: LM vốn không phải grapevine nên không dám ké, nay thấy quí vị OK nên mới ăn ké một chút để thêm phần long trọng:

 

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh Thiên địa " Lửa Hồng sông Nhật rền trời đất"

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần. " Lưỡi kiếm Kiên Giang quỷ thần kinh"

 

Theo LM nghỉ là Lửa cháy dòng sông Nhật Tảo (quét) rầm Trời Đất. Một lưỡi kiếm xuống tại Kiên Giang quỷ thần kinh.

 

Câu đầu quí vị đã biết, câu hai LM xin lạm bàn là ý nói về việc chém ông Nguyễn tại chợ RG làm cho quỷ khóc thần sầu. Một câu đối nhớ đời, rất chỉnh. Chữ bạt rất đúng khi nói về quyền cước, kiếm bạt là như rứa.

 

Đó là một phần tại sao LM có tên Nguyễn Nhật Tảo khi mà NTLanh coi như đã chết.

Nếu có nhàm tai, hay nói sai xin tha lỗi

LM

L M

@@@ LL viết:

 

Linh Mục,

Ủa !  Cái này mới lạ à nghen ?  Câu sau ý nói là lúc Tây nó chém ông Nguyễn Trung Trực ???   Chứ không phải Ông NTT chém tụi Tây ???

 

Tui cũng vậy : nếu có nhàm tai hay nói sai, tha lỗi cho !

LL

 

@@@ LINH MỤC viết:

 

LL,

Theo sự hiểu biết của LM là câu đầu nói về chiến công oanh liệt của Ông NTT và Nghĩa quân, còn câu sau chỉ có giá trị khi ông hy sinh chịu chết khi Tây bắt Mẹ ông, và vì chữ hiếu ông nộp mình cứu Mẹ, nhưng sau đó vì không chịu đầu giặc nên chúng chém ông tại chợ Rạch giá để răn cuộc kháng chiến. Nên nó có ý nghĩa khi lưỡi kiếm chém (Kiếm bạt) thì khấp quỷ thần (quỷ thần kinh khóc). Một câu đối trọn vẹn, chứ nếu chém Tây, thì cũng chỉ là chuyện thường mà thôi. Vài lời góp ý.

 

Nguyễn Nhật Tảo

 

@@@ DIỄM XƯA viết:

 

03/10/09

       Ông LM ơi.

        DX không phải tranh luận với ông bạn, nhưng mình chưa đồng tình ý kiến của bạn về câu thơ sau đâu. Theo mình nhớ, các thầy có từng đề cập vế sau cũng là nhắc tới một chiến công khác của cụ NTT lúc bấy giờ: chỉ huy nghĩa quân đánh tan giặc Pháp trấn giữ thành Rạch Giá. Đánh chiếm một lúc thôi chứ mình không giữ luôn được. Điều nầy cũng khiến giặc Pháp kinh hồn, khiếp vía (Tại đình NTT giờ vẫn còn một tranh vẽ minh họa lại trận đánh thành RG đó).

 

Còn sau nầy khi chúng bắt mẹ cụ dể buộc cụ phải đầu hàng, rồi đưa ra chém tại chợ , địa danh lúc đó cũng còn là RG chứ chưa phải là KG .. Mình nghĩ ca ngợi chiến công nối liền lạc 2 trận ấn tượng nhất là hợp lý hơn. Còn chuyện cụ NTT hy sinh, cụ Huỳnh cũng như ông bà ta không đưa vô đây đâu mà ghi khắc thành những truyền thuyết dân gian tuyệt đẹp. Ex: Người dân Tà Niên đem chiếu Tà Niên (không màu) trải giữa chợ để tế cụ Nguyễn, máu cụ đổ xuống chiếu đỏ thắm, nên có thêm loại chiếu Tà Niên có hoa văn đỏ  chính giữa .. v.v..

        Mạn phép góp thêm chút  suy nghĩ cho vui, vì tiếc là cụ Huỳnh không còn nên hông ai phân xử đâu .. hi hi...

 

@@@ LL viết:

 

Hi all,

Thật ra còn một cái Đình ở Vĩnh Hòa thờ cụ Nguyễn, đó là quê ngoại của LL. Năm 1996 về RG, LL có mướn chiếc tàu về quê ngoại và có đi ngang qua cái đình này mà nghe bà già kể lại trước khi mất (1994) là: ông cố (ngoại) tức ông cố (nội của Liêm con) cùng dân làng xây nên khi cụ Nguyễn mất, vì ổng là lính nghĩa quân của Cụ nguyễn và vùng đất hoang này hồi xưa dùng để chiêu mộ nghĩa quân và ẩn náu tập luyện. Đình Vĩnh Hòa này nhỏ hơn đình Vĩnh Hòa Đông (Tà Niên), nhưng cũng còn một sắc thần (khác với sắc phong) của Vua Tự Đức ban cho sau khi cụ Nguyễn mất, đó là" NHẤT ĐẲNG THƯỢNG THẦN NGUYỄN TRUNG TRỰC". Nghe bà già nói sắc thần này bị cháy chỉ còn lại phân nửa, vì ông cố đem giấu trên ngọn dừa sợ Tây bố ráp lúc đó và tụi Tây phóng hỏa đốt cả làng làm cháy luôn cây dừa .. nhưng may sao sắc thần còn lại một mảnh.

 

Vùng Vĩnh Hoà còn gọi là Thì Quơn (Trà Quơn) thuộc xã Thuỷ Liễu- nằm bên kia sông Cái Lớn và Cả Bần (có thể đi vỏ vọt từ Bến Nhứt và Đường Xuồng để vào sông Cái Lớn và đi vô Vàm Thì Quơn) .. Vùng này tui chỉ nhớ bằng ký ức, không chính xác cho lắm . Ai muốn rõ địa phuơng này, hỏi Tí Cà Na cũng rành khu Thứ Ba-An Biên-Cả Bần lắm .. Ý nói là" quê của TCN" chứ hong có nói "TCN nhà quê" đâu nghen !! Hehehe !

….

Enjoy ,

LL

Hi DX, LM và các bạn:

@@@ XO viết:

 

Hi DX, LM và các bạn:

Gởi đến các bạn bài viết về làng Vĩnh Hoà Đông của một người hiện đang làm việc tại KG viết. Lúc trước tôi có gởi bài này khi tào lao với nhau về chiếu Tà Niên. Bên dưới là phần trích ra từ bài viết có liên quan đến chiến công của cụ NTT và truyền thuyết dân gian về chiếu Tà Niên như DX nói. Qua bài viết (nếu chính xác về sử liệu) cho thấy lúc  đó KG chỉ là tên của cái đồn (cạnh sông Kiên chăng???), còn RG mới là tên (địa danh) của địa phương. Dĩ nhiên chỉ góp ý cho vui chớ không phài hùa theo ai. Sẽ góp ý thêm với các bạn về 2 câu thơ này của cụ HMĐ khi tôi bớt bận vì không ngờ có vài điểm lý thú để tào lao.

 

Cũng xin chào mừng DX  và XC (DMaSoeur) mới được "kết nạp" vào TLW. I hope you won't mind my very late but very warm welcome.

 

XO

 

==============================

 

Nguyễn Trung Trực là vị anh hùng dân tộc đã lập nên hai chiến công vang dội: đánh chiếm đồn Kiên Giangđốt cháy chiến tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Nhật Tảo.

 

Ông sinh năm 1838 ở Nhật Bình, huyện Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Bình Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long An), tên thật là Nguyễn Văn Lịch, xuất thân từ nghề chài lưới, lúc vào lính nằm trong hệ thống lính đồn điền của quan Kinh Lược Nguyễn Tri Phương. Khi Pháp xâm lược Nam Kỳ, Nguyễn Trung Trực tham gia vào lực lượng nghĩa quân của Trương Định năm 1861. Cuối năm 1862, ông ra Huế nhận chức Quản Cơ Lãnh Binh Bình Thuận, tị địa của triều đình Huế. Sau đó, ông về Hà Tiên nhận chức Thành Thủ Úy (một chức võ quan). Ngày 24-6-1867, Pháp chiếm Hà Tiên. Nguyễn Trung Trực không chấp hành lệnh điều ra Bình Thuận mà ở lại Hòn Chông. Sau khi Nguyễn Trung Trực chuyển nghĩa quân về hoạt động tại tỉnh Hà Tiên, ông lấy vùng Tà Niên làm căn cứ chuẩn bị cho việc đánh chiếm thành Rạch Giá. Người dân trong vùng tham gia rất đông. Một năm sau ông đánh chiếm đồn Kiên Giang (ngày 16-6-1868). Sau khi Nguyễn Trung Trực bị bắt và xử chém tại Rạch Giá, người dân Tà Niên bí mật thờ ông ở đình. Sau đó thờ thêm phó tướng của ông là Lâm Quang Ky.

 

Sau khi quân Nguyễn Trung Trực hạ thành Rạch Giá, quân Pháp điều quân từ Vĩnh Long xuống bao vây để chiếm lại thành. Nghĩa quân thế cô lực ít không giữ thành nổi. Trong tình thế ngặt nghèo, Lâm Quang Ky cùng một số nghĩa quân cảm tử tự nguyện ở lại cầm chân giặc để Nguyễn Trung Trực rút lực lượng chính về Hòn Chông. Lâm Quang Ky mặc chiến bào của chủ tướng, cầm cờ lệnh cố tình chiến đấu kéo dài thời gian. Cuối cùng quân Pháp bắt được ông cùng sáu người khác. Chúng đinh ninh ông là Nguyễn Trung Trực nên không truy đuổi theo cánh quân rút về Hòn Chông. Mấy ngày sau tên cai đội Lượm biết mặt Nguyễn Trung Trực bèn báo cho quân Pháp. Tên chỉ huy quân Pháp tức giận đem ông và sáu người kia ra xử chém tại chợ Rạch Giá không cần xét xử. Hiện nay dòng họ Lâm ở Vĩnh Hòa Đông vẫn còn giữ một mảnh vải mà theo lời kể của người giữ đó là vạt áo của Lâm Quang Ky cắt đứt khi người vợ trẻ níu áo van xin ông đừng đi nhận cái chết thay cho chủ tướng. Người dân Nam bộ tôn vinh sự hy sinh của Lâm Quang Ky là hành động của "Lê Lai cứu chúa".

 

Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực tuy bị dập tắt nhưng tinh thần bất khuất của ông đã để lại cho con cháu đời sau câu tuyên ngôn bất hủ "Bao giờ nhổ kết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây" và hai chiến công oanh liệt :

 

"Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa

Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần"

(Huỳnh Mẫn Đạt)

 

Đình làng Vĩnh Hòa Đông còn lưu giữ 1 bản sắc phong đề "Tự Đức ngũ niên thập nhất nguyệt nhị chi cửu nhật" (Ngày 18 tháng 11 năm Tự Đức thứ 5); 1 bản hương ước của làng Vĩnh Hòa Đông viết vào năm 1853, bằng chữ Hán gồm 3 chương được viết trên vải lụa. Đây được xem như báu vật của làng được truyền giữ rất cẩn thận, chỉ có ngày lễ tế thần mới rước về, đọc cho dân chúng đến dự lễ nghe. Làng Vĩnh Hòa Đông không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử bi hùng mà còn nổi tiếng bởi nghề dệt chiếu Tà Niên, nhất là loại chiếu dệt lẫy hoa thì càng sắc sảo. Trước năm 1880, chưa có kinh Ông Hiển từ Rạch Giá đổ ra sông Cái Bé, hai bên rạch là những bãi bùn chạy dài vô tận, mọc đầy dẫy loại lát gon (cói). Rạch Tà Niên nằm bên hữu ngạn con sông Cái Bé nổi tiếng về nghề dệt chiếu. Người Khmer gọi Crò-tiêl. Crò-tiêl là chiếu dệt bằng lát (cói). Có phải từ Crò-tiêl người Kinh phát âm trại thành Tà Niên. Thời phong kiến triều Nguyễn, là một xóm gồm người Việt cùng người Khmer chuyên sống nghề dệt chiếu, làm nổi danh "chiếu Tà Niên".

 

Tương truyền trước lúc Pháp đến đô hộ, chiếu ở đây chưa có lẫy hoa, chưa có nhuộm giang thành màu sắc như bây giờ. Chiếu dệt tuy sắc sảo nhưng vẫn mình trắng ngà bởi màu lát khô mà thôi. Truyền thuyết về chữ "THỌ" màu đỏ trên mặt chiếc chiếu Tà Niên được kể lại như sau : Vào buổi sáng ngày 27-10- 1868, nhân dân Tà Niên và nhiều nơi khác đổ xô ra chợ Rạch Giá, vì bọn thực dân Pháp đem cụ Nguyễn Trung Trực ra hành quyết. Cụ yêu cầu chúng mở trói và không bịt mắt để Cụ nhìn đồng bào và quê hương trước phút "ra đi". Bô lão làng Tà Niên đến vĩnh biệt Cụ, trải xuống đất một chiếc chiếu thật đẹp cho Cụ bước đứng giữa. Cụ hiên ngang, dõng dạc trước pháp trường, nhìn bầu trời, nhìn đất nước và từ giã đồng bào .. Chiếc đầu của Cụ rụng xuống, hai tay Cụ đưa lên đỡ lấy, người cứ đứng vững như một trụ đồng. Máu từ cổ của Cụ phun ra thành vòi rơi xuống mặt chiếc chiếu Tà Niên tinh khiết thành hình một chữ THỌ lớn tựa mặt trời giữa áng mây .. Dân Tà Niên mang chiếc chiếu kia về thờ và nghề dệt chiếu ở đây bắt đầu nhuộm giang lẫy hoa hình chữ Thọ như chiếu bông Tà Niên ngày nay. Chiếu Tà Niên đã đoạt nhiều huy chương vàng qua những cuộc đấu xảo thời thuộc Pháp : tham dự hội chợ Hà Nội lần đầu tiên năm 1918 - 1922 - 1923, hội chợ Sài Gòn năm 1926, hội chợ Marseille năm 1933, hội chợ Cần Thơ năm 1936. Và ngày nay chiếu Tà Niên cũng vẫn là mặt hàng nổi tiếng của Kiên Giang.



website counter