Home | TA. O'N 1 | TA. O'N 1* | TA. O'N 1 ** | TA. O'N 2 | TA. O'N 3 | TA. O'N 4 | TA. O'N 5 | TA. O'N 6 | VE? VANG

TA. O'N 1

(Tổng Thống REAGAN và Bà KHÚC MINH THƠ)

bakhucminhtho_tongthongreagan.jpg

Kính gởi quí vị vài vần điệu để bày tỏ sự cảm thông và trân trọng

 

Kính gởi quí vị vài vần điệu để bày tỏ sự cảm thông và trân trọng

về những việc làm của bà Khúc Minh Thơ ngày xưa cũng như mới đây.

Huy Văn ( HVC )

 

 

NGƯỜI VỢ LÍNH

 

 

Xin được kể những hy sinh thầm lặng

Đã dần trôi vào quên lãng xa xưa

Tiếng cám ơn có lẽ rất dư thừa

Khi nhắc lại những nhục nhằn của CHỊ :

 

 

Người Vợ Lính thăm chồng ngoài đơn vị

Đem yêu thương bù đắp nỗi gian truân

Mảnh khăn sô đẫm nước mắt thanh xuân

Làm goá phụ thay chồng nuôi con dại .

 

 

Là hậu duệ Anh Thư từ cổ đại

Thời Triệu , Trưng quật khởi cưỡi đầu voi

Qua thăng trầm vẫn rạng rỡ gương soi

Và thắm mãi lòng son đời chinh phụ .

 

 

Ai lặng lẽ tiễn chồng ra mặt trận ?

Ai chiến hào tiếp đạn , phụ tải thương ?

Ai vất vả xẻ chia đời lận đận ?

Ai mỏi mòn , cô độc chốn hậu phương ?

 

 

Chính là CHỊ: NGƯỜI VỢ HIỀN CỦA LÍNH

Là vòng tay mang từ ái , bao dung

Qua bao lần nguy khốn vẫn thủy chung

Như chiếc bóng với hình cùng sánh bước .

 

 

Chính là CHỊ: CHỨNG NHÂN CỦA THỜI CUỘC

Đã bao đời mang khổ lụy trên vai

Vì yêu chồng , thương con và đất nước

Dấu buồn đau , nén cả tiếng thở dài .

 

 

Xin chân thành vinh danh Người Vợ Lính

Cả một đời không quản ngại gió sương

Như chiếc nôi giữ mạch sống quê hương

Như hiền mẫu của muôn đời Âu, Lạc .

 

 

Như chinh phụ ngàn năm bia đá tạc

Ôm con thơ dõi mắt đứng vọng phu

Người Vợ Lính là suối nguồn tươi mát

Chảy một dòng Lịch Sử đẹp thiên thu .

 

 

(Tặng các Chinh Phụ Việt Nam)

 

 

HUY VĂN

 

(Huy Phuong và Thuan Do chuyển)

 

 

bar_nhuhoacuc.gif

bahanhnhon_annhancuaho.jpg

(Bà HẠNH NHƠN)

bar_nhuhoacuc.gif

“Khúc Minh Thơ, bài thơ ngời sáng,

 

“Khúc Minh Thơ, bài thơ ngời sáng,

Cả một đời ôm lấy H.O.”

 

 

“Ôm tin hoang đường mà sống”

Và “Uống nước phải nhớ nguồn”

 

“ Tôi là tù nhân trốn trại rồi đi vượt biên qua Mỹ năm 1983. Mặc dù không qua Mỹ với diện HO, nhưng tôi đã nghe danh Bà Khúc Minh Thơ từ những ngày nằm trong tù. Tôi rất cảm phục những điều bà đã làm cho tù nhân. Nay bà Thơ quyết định tổ chức Ngày Tù Nhân tại Dallas, tôi là người địa phương, lẽ nào tôi lại không giúp một tay ?”

 

Đó là những lời phát biểu của ông Đặng Hiếu Sinh, chủ nhiệm tạp chí Ca Dao, một bán nguyệt san chuyên về văn học, nghệ thuật ra đời từ năm 2001 tại Dallas, Forworth. Ca Dao cũng có khá nhiều độc giả từ các tiểu bang khác. Ông Đặng Hiếu Sinh cho biết ngoài vai trò điều hành tổng quát cho Đại hội, ông và một số người trong ban tổ chức có phương tiện truyền thông như nhà báo Thái Hoá Lộc cũng sử dụng phương tiện truyền thông riêng để phổ biến và kêu gọi mọi người tham gia Đại hội vì theo ông, sức khoẻ và tuổi tác của các tù nhân và bà Khúc Minh Thơ thì không có hy vọng có một lần thứ hai.

 

Bà Angie Hồ Quang, người phụ trách nội vụ cho Đại Hội đã sốt sắng tham gia vì cha của bà là một tù nhân chính trị. Bà cho biết, bà không bao giờ quên được những ngày theo mẹ ra bắc tiếp tế cho cha tại trại tù Hàm Nam Ninh. Bà Angie Hồ Quang tâm sự:

 

“ Chị không thể nào quên được quên được những ngày đen tối và tuyệt vọng đó. Và em biết không, những tù nhân đã “ôm tin hoang đường” mà sống, mà sinh tồn. Tin đó là: có một người đàn bà đang can cường đấu tranh đòi tự do cho các tù nhân đang sống trong cảnh tuyệt vọng của hỏa ngục trần gian. Người đàn bà đó, chính là chị Khúc Minh Thơ của chúng ta. Tin “hoang đường” này đã là lẽ sống cho biết bao tù nhân để họ có thể sống được cho đến ngày được thả tự do. Cũng có biết bao nhiêu người đã không còn nữa khi ánh sáng tự do đã đến, nhưng ít nhất, tin mà những năm tháng đầu có người gọi là “hoang đường” đã đem lại một niềm an ủi vô biên trong những ngày cuối cùng của họ vì họ biết rằng họ đã không bị bỏ quên.”

 

 

Sự hỗ trợ của truyền thông VN và đặc biệt của SBTN

 

 Căn nhà nhỏ đường Marthas Lane của quận Falls Church của bà Khúc Minh Thơ tại Virginia trong năm qua lại có không khí bận rộn như những năm của thập niên 1980, 1990, khi mà người phát thơ phải bỏ thư vào những bao tải để chuyển thư của gia đình tù nhân chính trị VN tới đây. Những lá thư kêu cứu đầy nước mắt của vợ con, cha mẹ của những tù nhân chính trị VN đang bị giam cầm trong những trại tù khổ sai đầy khốn khổ, nhục nhằn. Có những lá thư do chính các tù nhân viết trong những cơn tuyệt vọng khốn cùng từ trại tù. Cám ơn kỹ thuật internet, ông phát thơ hôm nay không phải khiêng những bao tải thơ nặng chĩu và bà Khúc Minh Thơ và các anh chị em trong hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị VN không phải thức đêm, thức hôm để bóc thư, đọc và trả lời, chỉ có hôp email fvppa@aol.com là đầy ắp thư của cựu tù nhân, gia đình và thân hữu gửi về để hỏi về Đại hội. Mặc dù có hai thơ ký tình nguyện là Cô Nguyễn Minh Phượng, ái nữ út của bà Thơcô Hoàng Lan Anh, hội viên của hội VAHF giúp nhưng email của bà Thơ vẫn chưa bắt kịp những email gửi tới. Khi người viết đang viết bài này thì Bà Thơ vừa mới từ Virginia sang Jan José để tham dự những cuộc phỏng vấn của đài phát thanh, truyền hình và báo chí tại đây,  trước khi về Nam Cali để được đài SBTN và một số đài phát thanh và báo chí khác phỏng vấn. Riêng đài SBTN đã có những cuộc phỏng vấn đặc biệt từ các chương trình “Huynh Đệ Chi Binh” của nhà văn Huy Phương, một cựu tù  nhân chính trị  từng bị  cầm tù  7 năm và  “Những Vấn Đề Của Chúng Ta” của nhà văn Phan Nhật Nam, và nhiều chương trình khác. Ngoài hai cộng tác viên của đài là nhạc sĩ Nam Lộc và ca sĩ Việt Dzũng sẽ về làm MC cho Đại hội và kêu gọi các ca sĩ là con cháu của các tù nhân chính trị, SBTN sẽ gửi nhà văn Huy Phương và phóng viên từ đài trung ương về để thu hình và làm phóng sự. Tất cả những hỗ trợ này không ngoài mục đích hỗ trợ cho sự thành công của Đại hội. Người viết có đặt câu hỏi bà mong mỏi gì từ Đại hội này, bà Thơ đáp lại không một chút do dự:

 

“ Mong được gặp tất cả anh chị em để hàn huyên tâm sự, để cùng cám ơn tất cả những người đã giúp cho cuộc tranh đấu cho tù nhân chính trị, và để lưu lại cho thế hệ mai sau những câu truyện về cuộc đời cơ cực nhưng đầy hào hùng của cha ông chúng. Đó là món quà quý báu nhất mà thế hệ chúng tôi có thể tặng cho con cháu mình khi mình đã khuất bóng. Trong dịp này, tôi cũng xin chân thành cám ơn tất cả các thân hữu, hội đoàn, các nhà bảo trợ đặc biệt là các cơ quan truyền thanh, truyền hình và báo chí đã và đang bỏ rất nhiều công sức cho việc tổ chức Ngày Tù Nhân Chính Trị Việt Nam”

 

Nhìn bà với tuổi đời trên 70 nhưng vẫn bôn ba vì 6 chữ “tù nhân chính trị Việt Nam”, bạn bè thân tình thật kính nể nhưng cũng thật xót xa. Có người đã tặng cho bà 2 câu thơ vui, người viết xin chia sẻ với độc giả:

 

“Khúc Minh Thơ, bài thơ ngời sáng,

Cả một đời ôm lấy HO”

 

 

* ÐẠI HỘI "TÙ NHÂN CHÍNH TRỊ VIỆT NAM" tại DALLAS *

 

(TRIỀU GIANG)

 

 

 

bakhucminhtho_mccain.jpg

bar_nhuhoacuc.gif

NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ KHÚC

 

NGƯỜI PHỤ NỮ HỌ KHÚC

(T. Vấn)

 

2.

Khoảng cuối năm 1989, giữa sự tuyệt vọng và chán chường vì cuộc sống ngày càng đen tối, chúng tôi chuyền tai nhau một cái tin "động trời" : Hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt nam đã ký kết thỏa ước đồng ý thả hết các cựu quân nhân viên chức chế độ cũ còn trong các trại cải tạo và cho phép các cựu tù nhân cải tạo được sang định cư ở Hoa Kỳ theo diện HO (Humanitarian Operation) *. Tin nghe được từ đài VOA, từ BBC, từ những nhóm người thường xuyên tụ tập ở đường Nguyễn Du (trước cửa sở Ngoại Vụ) để nghe ngóng về việc tái thiết lập chương trình xuất cảnh với lý do đoàn tụ gia đình (ODP), từ những cuộc gặp gỡ nhau bất chợt trên đường phố. Những ngày ấy, người dân sinh sống ở các thành phố lớn ở miền Nam coi việc được xuất cảnh đi ngoại quốc (nhất là đi Mỹ) tương tự như được lên thiên đường hạ giới.

 

Ban đầu, nửa tin nửa ngờ, chúng tôi không hề dám nghĩ đến một ngày như thế sẽ xẩy ra. Một ngày mà, những công dân hạng hai, những người bị xếp vào thứ hạng tận cùng nhất trong xã hội, được có cơ hội "lên phi cơ phản lực bay thẳng vào thiên đường". Rồi dần dà, nguồn tin đã được kiểm chứng với những thông báo chính thức từ phía chính quyền Cộng sản, cho phép tù cải tạo được nộp đơn xin xuất cảnh. Cả một nửa đất nước xôn xao. Bậc thang giá trị xã hội đã đảo ngược. "Tù cải tạo" trở nên thành phần được nói đến nhiều nhất, được trọng vọng nhất. Tờ giấy Ra Trại sơ sài, tuy vốn đã có giá trị hơn chính bản thân người chủ của nó, nay lại càng có giá trị hơn gấp bội. Vì nó là tờ giấy thông hành bước vào cửa "thiên đường".

 

Và, tháng 1 năm 1990, người dân Sài Gòn nửa vui nửa buồn tiễn đợt tù cải tạo đầu tiên rời đất nước ra đi. Mới hôm nào, họ còn là những người bị ngược đãi, nay được chính thức bước vào cổng phi trường. Cánh cửa của sự sống đã mở rộng. Tự Do và bữa cơm no, chiếc áo ấm. Tương lai và những cơ hội. Tất cả như từ trời rơi xuống, như chỉ xẩy ra trong những câu chuyện cổ tích.

 

Liên tiếp từ một ngày rất đẹp của tháng 1 năm 1990 đến nay, hầu hết những người cựu tù năm xưa đã lên đường đi định cư tại nước Mỹ. 18 năm của một cuộc hồi sinh từ đói rách, tù đày, áp bức. Trên mảnh đất của Tự do, của Cơ hội, chúng tôi đã tìm lại được ý nghĩa của sự sống. Bằng vào sự cần cù, siêng năng, ý chí cầu tiến mãnh liệt, rất nhiều anh em chúng tôi đã góp phần làm rực rỡ hơn ánh sáng của Hồi Sinh. Hơn thế nữa, nhiều con em của họ đã vươn tới những vị trí đáng trân trọng trong xã hội xứ người bằng vào nỗ lực học tập, làm việc và đóng góp không ngừng.

 

3.

Truyền thống nhân nghĩa Việt nam dậy rằng : Ăn trái nhớ kẻ trồng cây.

 

Ngày chúng tôi hân hoan bước lên phi cơ đi làm lại đời mình 18 năm về trước, chúng tôi chỉ biết một điều chắc chắn là chính phủ Mỹ đã can thiệp để chúng tôi, những cựu tù cải tạo, có được cái ngày đáng nhớ đó. Chúng tôi cũng được biết đến tên người phụ nữ họ Khúc ** và cái tên Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam ở Mỹ, nơi mà một số anh em đã gởi hồ sơ xuất cảnh đến để xin giúp đỡ, nhưng cái biết ấy rất mơ hồ và không chính xác.

 

Chỉ đến khi đã tạm ổn định cuộc sống trên xứ người, phần lớn anh em chúng tôi mới biết thêm rằng, không phải "tự nhiên" chính phủ Mỹ nhớ đến mình, những người bạn đồng minh cũ. Có rất nhiều người Việt nam, may mắn đến Mỹ từ tháng 4 năm 1975, đã góp phần không nhỏ, nếu không muốn nói là quyết định trong việc làm cho phép lạ hồi sinh xẩy ra 18 năm trước.

 

Năm 1977, một nhóm phụ nữ Việt Nam sinh sống trên nước Mỹ đã tụ họp nhau lại dưới cái tên: Hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam. Đứng đầu hội là một người họ Khúc, có chồng lúc ấy vẫn còn đang ở trong trại cải tạo cùng với hàng trăm ngàn người khác. Trong khoảng thời gian 12 năm vận động để chính phủ quan tâm đến những người bạn đồng minh bị kẹt lại ở Việt Nam, họ đã làm những việc thật đáng ngưỡng mộ, nhiều khi tưởng như vượt quá sức của những nữ nhi. Hiểu rõ quy luật hoạt động của guồng máy chính quyền nước Mỹ, họ đã hoạt động như những người Mỹ chính thống : vận động các Nghị sĩ, dân biểu; tiếp xúc trực tiếp với các viên chức thẩm quyền của bộ Ngoại giao; tạo mối liên lạc cần thiết với các cơ quan truyền thông cả Mỹ lẫn Việt để nhờ phổ biến tin tức, gây áp lực dư luận. Và cả ra điều trần trước Quốc hội Mỹ, những cuộc vận động những khuôn mặt quốc tế quan trọng: Đức Giáo hoàng, Tổng thư ký Liên hiệp quốc.

 

Năm 1984, Chính phủ Reagan chủ trương việc phục hồi lại quyền lợi và danh dự cho những cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Nhân cơ hội đó, hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đẩy mạnh những nỗ lực can thiệp cho các tù nhân VNCH với chính phủ và quốc hội Mỹ. Kết quả thật khả quan. 5 năm sau nhiều hoạt động chính thức từ phía chính phủ Mỹ với chính phủ Việt nam (cộng sản), ngày 30 tháng 7 năm 1989 một thỏa ước đã được ký kết, đưa đến việc định tái định cư của trên dưới 300 ngàn cựu tù cải tạo và gia đình.

 

Năm 1994, chương trình HO chấm dứt, nhưng nhận thấy còn rất nhiều cựu tù, tuy có đủ điều kiện để ra đi (bị cải tạo từ 3 năm trở lên), nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc nộp đơn (ở nơi xa xôi hẻo lánh, không có tiền để lập hồ sơ ...) hay vì hoàn cảnh gia đình (con không được cho đi với cha mẹ ...), hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam vẫn tiếp tục vận động để lại đưa đến kết quả tốt đẹp là việc ra đời của Tu chính Án McCain dành cho con cái những cựu tù cải tạo (trên 21 tuổi nhưng chưa lập gia đình) và việc mở lại chương trình HR (Humanitarian Resettlement) dành cho những cựu tù đủ điều kiện được định cư tại Mỹ nhưng chưa được cứu xét. Sau 10 năm hoạt động, Tu chính án McCain hết hạn ngày 30 tháng 9 năm 2005, hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam lại cố gắng vận động cho chương trình này được gia hạn đến 30 tháng 9 năm 2007 để thêm thời gian cho những người chưa lo đủ các thứ giấy tờ cần thiết.

 

Tất nhiên, một công việc to lớn như thế đòi hỏi không chỉ trí tuệ, sự kiên trì mà cả tấm lòng tận tụy, hy sinh ấy phải là công trình của nhiều người, nhiều tổ chức, nhưng hội Gia Đình Tù Nhân Chính Trị Việt Nam với con chim đầu đàn họ Khúc luôn luôn đứng ở vị trí tiên phong và có phần đóng góp thật đáng ngưỡng mộ. (Trích T.Vấn 11)

 

 

 

bar_nhuhoacuc.gif

MÓN NỢ NÀY XIN GHI NHỚ

 

MÓN NỢ NÀY XIN GHI NHỚ

- ĐỪNG QUÊN !

(phạm tín an ninh)

 

..

 

Chúng ta - những người chiến hữu - những cấp chỉ huy - đã từng sát cánh, đã từng điều động họ trên trận mạc. Họ đã phải mất đi một phần thân thể để đem lại vinh quang và cả sự sống còn cho chúng ta.  Xin mỗi người hảy tự hỏi : bao nhiêu năm nay, ta đã làm được gì cho họ?

 

Ngoài một số Hội Ái Hữu của vài Binh Chủng, đóng góp giúp nhau phần nào trong nội bộ, còn hầu hết những người lính bộ binh, địa phương quân, nghĩa quân - thành phần đông đảo nhất - thì có ai đứng ra lo cho họ ?

 

Chỉ mới vài năm trở lại đây, một số Hội Cứu Trợ Thương Phế Binh được thành lập, mà nổi bật nhất là Nhóm Huynh Đệ Chi Binh ở Bắc Cali của cựu trung tá Trần Đình Vọng (đã quá cố)Hội HO Cứu Trợ TPB/QP VNCH ở Nam Cali, của cựu nữ trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn.

 

Dù với tất cả nỗ lực, cùng với sự hỗ trợ đắc lực của một số cá nhân, báo chí, đặc biệt là Trung Tâm Asia và Đài TH/ SBTN, nhưng thành quả đạt được cũng vẫn chỉ là khiêm tốn, so với số lượng Thương Binh, Qủa Phụ Tử Sĩ VNCH của chúng ta còn khốn khổ ở quê nhà ..

 

(Xin thử làm một bài toán chia đơn giản nhất : với hai năm một lần tổ chức Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, cho dù số tiền thu được khoảng một triệu đô la, chúng ta cũng chưa giúp được mỗi gia đình Thương Binh, Quả Phụ Tử Sĩ VNCH được 50 đô la / 1 năm . Bởi vì chỉ riêng Hội của cựu trung tá Nguyễn Hạnh Nhơn đã nhận trên 15.000 hồ sơ hợp lệ).

 

Tuy nhiên đó là những tấm lòng và sự nỗ lực đáng được mọi người chúng ta trân trọng và cùng ước mong ngọn lửa nghĩa tình này sẽ được thổi bùng lên bằng sự tiếp tay của tất cả mọi người. (Trích P.T.A.N 2)

 

 

 

website counter