Home | TA. O'N 1 | TA. O'N 1* | TA. O'N 1 ** | TA. O'N 2 | TA. O'N 3 | TA. O'N 4 | TA. O'N 5 | TA. O'N 6 | VE? VANG

TA. O'N 1*

(Tổng Thống REAGAN và Bà KHÚC MINH THƠ)

bakhucminhtho_tongthongreagan.jpg

PHỎNG VẤN GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH

 

PHỎNG VẤN GIÁO SƯ NGUYỄN NGỌC BÍCH

về hoạt động của Bà Khúc Minh Thơ

Hội Gia đ́nh Tù Nhân Chính trị Việt Nam

cho chương tŕnh H.O.

 

 

(Tường tŕnh của Huy Phương: Trong những ngày gần đây, trước việc bà Khúc Minh Thơ đă đứng ra tổ chức Ngày Tù Nhân Chính Trị 2008 tại Dallas Ft Worth trong ba ngày 3,4 và 5/tháng 10/2008, nhiều cá nhân và tổ chức đă cực lực phản bác việc làm này, thậm chí cho rằng bà Khúc Minh Thơ đă không có công lao ǵ trong công cuộc vận động cho các cựu tù nhân "cải tạo" được định cư tại Hoa Kỳ. Trong công cuộc vận động với chính phủ và giới hành pháp Hoa Kỳ trong nhiều năm, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, một trí thức đă có nhiều đóng góp cho các hoạt động của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Hoa Kỳ, là người đă đồng hành với bà Khúc Minh Thơ, từ Washington DC, đă có nhă ư dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn ngắn sau đây:)

 

Huy Phương:

- Kính thưa Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích, vừa rồi trong bài "Cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc" nói về cuộc vận động cho ông John McCain, Giáo Sư có nhắc đến trong quá khứ, cá nhân ông đă đến văn pḥng của Thượng Nghị Sĩ John McCain để vận động cùng với bà Khúc Minh Thơ, Hội Gia Đ́nh Tù nhân Chính Trị Việt Nam và bác Lê Văn Ba Chủ Tịch Liên Hội Việt Nam Tự Do ở vùng Hoa Thịnh Đốn cho dự luật H.O. cũng như sau này cho con của H.O. trên 21 tuổi.

 

Kính thưa Giáo Sư, ông nhận định thế nào về vai tṛ của bà Khúc Minh Thơ, chủ tịch Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị trong thời gian đầu tiên lúc chưa có việc chính phủ Hoa Kỳ kư thỏa ước với Cộng Sản Việt Nam để cho những người ở tù chính trị trên 3 năm được qua Hoa Kỳ ?

 

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích:

- Trong những ngày gần đây, đă có những bài báo trên internet đưa tin phủ nhận về những hoạt động của bà Khúc minh Thơ cho chương tŕnh H.O., chuyện đó cũng không hoàn toàn chính xác, do đó nhân đây chúng tôi cũng xin cám ơn ông Huy Phương đă cho chúng tôi cơ hội để làm sáng tỏ một vài khía cạnh của vấn đề này. Vấn đề th́ nó cũng lớn, nhưng những phần nào chúng tôi biết th́ chúng tôi xin được làm sáng tỏ. Phải nói là cho đến tận năm 1987, chỉ mới có chương tŕnh ODP tức là Orderly Departure Program mà thôi.

 

Gần đây trên internet, nếu tôi không nhầm th́ có ông nào kư tên Song Kiên cho biết ông ra tù năm 1982, đă có chương tŕnh cho đi Mỹ, nhưng v́ lúc ấy có chiến tranh giữa Trung Cộng với Việt Cộng, nên chương tŕnh này phải đ́nh hoăn lại. Về chuyện này th́ tôi nghĩ rằng là hoàn toàn đúng, không có ǵ sai trong vấn đề ông Song Kiên nêu ra cả, nhưng nếu bảo đó là chương tŕnh H.O. dành cho tù nhân chính trị th́ hoàn toàn không đúng. Cái đó nó chỉ nằm trong chương tŕnh ODP mà thôi. Những người nào đă có gia đ́nh ở bên Mỹ rồi, thí dụ là con xin cho bố mẹ hay bố mẹ xin cho con, hay là anh chị em xin cho nhau. Măi cho đến tận đến giữa thập niên 1980, khoảng 1985 th́ lúc bấy giờ phong trào gọi là kêu gọi cứu giúp những người tù nhân chính trị bị đi học tập cải tạo mới đặt ra. Trong bộ ngoại giao có ông đại sứ Robert Funseth mà anh Nguyễn Khanh của đài Á Châu Tự Do cũng có dịp phỏng vấn gần đây.

 

Ông Funseth đang làm trong Bộ Ngoại Giao, ông này theo đạo Công Giáo và có một tấm ḷng từ bi cũng khá rộng. Ông lo lắng về chuyện này và t́m cách vận động với phiá Cộng Sản. Đă có đôi ba lần ông gặp những đại diện của Cộng Sản lúc bấy giờ trên đất Mỹ. Lúc bấy giờ chỉ có Trịnh Xuân Lăng đại diện cho Việt Nam quan sát ở trong Liên Hiệp Quốc; cũng có lần ông Trịnh Quang Cơ sang bên này để t́m cách tái lập bang giao với Mỹ th́ ông ấy cũng có tiếp xúc và nói chuyện. Trong những lần gặp đó, ông Funseth đă nêu ra vấn đề tù nhân chính trị đang bị giam giữ, nhưng cũng phải nói thẳng thắn rằng măi cho đến tận khi ông Reagan lên cầm quyền, lúc bấy giờ mới chỉ định cho tướng John Vessey làm đặc sứ của Tổng Thống sang Việt Nam đặt trực tiếp vấn đề đưa tù nhân chính trị sang Mỹ.

 

Sở dĩ tôi nhắc đến chuyện này là v́ lúc đó tôi ở trong Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt tại Hoa Kỳ và bà Khúc Minh Thơ là người rất có ḷng nên cũng kêu gọi Nghị Hội nếu có cơ hội hăy tiếp tay nhau. Vào ngày 30/4/1987 chúng tôi cùng bà Khúc Minh Thơ, tức là Nghị Hội với Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam tổ chức một buổi tiếp tân ở trên Quốc Hội. Buổi tiếp tân này vừa đánh dấu ngày 30/4 đau buồn của đất nước, vừa đưa vấn đề Việt Nam cho Quốc Hội họ nghe. Dịp may trong buổi tiếp tân đó là có sự hiện diện của hai vị Thượng Nghị Sĩ quan trọng là ông Bob Dole và Edward Kennedy bên  cạnh vài  ba TNS cùng với cả chục Dân Biểu khác . Quan trọng nhất là hai vị Thượng Nghị Sĩ trên, v́ trong những năm đó người ta bàn luận cả hai ông đó đều có cơ hội ra ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ.

 

Buổi tiếp tân tại Quốc Hội hôm đó chúng tôi (NNB) làm MC, khi chúng tôi giới thiệu hai vị TNS này th́ chúng tôi cũng dùng một câu rất được ḷng hai ông ấy, mặc dù hai ông chưa chính thức đứng ra tuyên bố ứng cử tổng thống nhưng trên báo chí đă nói nhiều lắm. Khi giới thiệu, chúng tôi giới thiệu rằng hai vị đây là hai vị ứng cử viên tương lai   thể làm Tổng Thống, một bên là Cộng Hoà, một bên là Dân Chủ, cả hai vị đều hài ḷng nên có hứa rằng là họ sẽ tiếp tay với chúng tôi làm chuyện can thiệp cho các tù nhân chính trị đang bị giam giữ.

 

Họ giữ lời hứa, ngay ngày hôm sau 1/5/1987 họ bảo các phụ tá của họ ngồi lại với nhau viết ra cái dự luật sau này gọi là dự luật H.O. Chúng tôi đă đi theo từ giai đoạn đầu tiên, từ lúc thành dự luật, rồi nó đi qua rất nhiều chặng trong Quốc Hội. Chúng tôi thường xuyên lên Quốc Hội gơ cửa, không chỉ riêng hai ông Bob Dole hay Edward Kennedy mà c̣n nhiều vị Thượng Nghị Sĩ , Dân  Biểu khác. Chúng tôi c̣n mang theo rất đầy đủ hồ sơ, trong đó bà Khúc MinhThơ và Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam cũng có hồ sơ rất đầy đủ, mà chúng ta có thể kiểm chứng ở Trung Tâm Việt Nam tại Đại Học Texas ở Lubbock, tại đó Hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đă chuyển lại cho Trung Tâm Việt Nam tất cả là 12,000 hồ sơ của cựu tù nhân và tổng cộng là 200.000 trang giấy.

 

Các hồ sơ trong cuộc vận động tại Quốc Hội đều có tên, có ngày, có tuổi, có ai nói ǵ trong đó và kết quả ra sao th́ có ghi trên đó hết cả. Lúc bấy giờ ngoài bà Thơ là vai tṛ chính trong vấn đề đó, chúng tôi trong Nghị Hội, v́ c̣n trẻ trung và nói tiếng Anh lưu loát nên bà Thơ thường kêu tôi đi cùng. Phái đoàn c̣n có bác Lê Văn Ba, lúc đó cũng tám mươi mấy tuổi rồi nên đó cũng đem thêm cái sự nghiêm chỉnh cho sự vận động. Chúng tôi làm việc đó không phải đôi ba tháng mà xong, thậm chí cũng vào đầu những năm 2000, chúng tôi cũng phải c̣n đi vận động cho dự luật Mc Cain, tức là sau khi đón hết những người H.O. đă đi tù chính trị trong 3 năm trở lên, th́ sau đó có trường hợp của những người con H.O. trên 21 tuổi. Bắt đầu từ năm 1995, họ gạt những em đó ra và không cho phép qua Mỹ. Nhưng về sau chúng tôi tŕnh bày các em đó đă phải hy sinh không lấy vợ chồng và ở nhà lo cho bố mẹ các em, th́ khi các bố mẹ qua đây mà không có các em đi theo chăm sóc th́ cũng cực cho các cụ lớn tuổi. Các em đă có ḷng hiếu thảo phụng sự bố mẹ và đến lúc cuối đời cha mẹ lại không được gặp con. Nghe tường tŕnh như thế th́ ông McCain cũng động ḷng và thảo thêm một dự luật để đón các em đó qua và người ta đă gọi một cách rất dễ thương là McCain Children. Hai năm sau th́ dự luật Mc Cain hết hạn, nhưng vẫn c̣n một số các em trong t́nh trạng như vậy, nên về sau ông dân biểu Tom Davis là người tiếp nối lại đẩy dự luật lên 2 năm nữa. Trong các giai đoạn đó, chúng tôi, bà Khúc Minh Thơ và ông Lê Văn Ba vẫn đi theo đuổi cái chương tŕnh H.O. để qua các chặng đường gay go, ít nhất là từ năm 1987 đến năm 2002 th́ nó mới hoàn toàn chấm dứt.

 

Huy Phương:

- Thưa Giáo Sư, theo nhận định của Giáo Sư, cá nhân của bà Khúc Minh Thơ, cũng như gia đ́nh cựu Tù Nhân Chính Trị Việt Nam đă đóng góp như thế nào trong tiến tŕnh tranh đấu cho các anh chị em cựu Tù Nhân Chính Trị qua đây ?

 

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích:

- Vấn đề đáng nói nhất là bà Khúc Minh Thơ chỉ là linh hồn của  Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, nhưng một ḿnh bà th́ cũng không làm được, nếu không có một cái nhóm độ khoảng hai mươi phụ nữ đa số là những người đều có chồng trong tù cải tạo. Thí dụ như bà Xuân Lan là một giáo sư Anh Văn, những vị này cứ chiều thứ sáu mỗi tuần, họ đến nhà bà Khúc Minh Thơ, họ đi xuống basement của bà nằm ngồi la liệt, v́ ở đây không có bàn ghế ǵ cả để sắp xếp những hồ sơ , trong đó ghi nhận những tên tuổi, trại tù ... Vợ con những người tù đó phải làm tối đa đầy đủ mới thuyết phục được người Mỹ. Người Mỹ họ làm việc rất là cụ thể, Bộ Ngoại Giao không chấp nhận khơi khơi là chúng ta có bao nhiêu người tù mà phải có rơ ràng người tù nhân tên ǵ, bao nhiêu tuổi, cấp bậc ǵ, tại sao đi tù, ở đâu, qua trại nào. Nếu không có bà Khúc Minh Thơ và vài chục phụ nữ của hội Tù Nhân Chính Trị Việt Nam v́ thương chồng thương con mà nai lưng ra làm hết năm này qua năm khác, th́ không đời nào có được cái chương tŕnh H.O. quy mô như vậy. Cuối cùng cũng đón được hơn trăm ngh́n người.

 

Huy Phương:

- Thưa Giáo Sư, người ta nói rằng sau tháng 5-1975, chính sách của Hoa Kỳ coi như không muốn nhắc đến Việt Nam nữa, v́ nơi đó, 58,000 thanh niên ưu tú của nước Mỹ đă bỏ ḿnh, và họ đă quyết định rút lui, không muốn dính dáng ǵ đến Việt Nam nữa. Thưa Giáo Sư, nếu không có sự vận động của cộng đồng người Việt Hải Ngoại, có những người như Giáo Sư và bà Khúc Minh Thơ, và các vị Thượng Nghị Sĩ đưa ra dự luật, th́ chương tŕnh H.O. có thành h́nh được không ?

 

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích:

-Cái chuyện năm 1975 người Mỹ họ muốn quên chiến tranh Việt Nam là đúng. Chúng tôi lúc đầu mới sang năm 1975 đi t́m việc rất khó khăn, không phải v́ người ta ghét bỏ ǵ chúng tôi mà cũng không phải chúng tôi không biết tiếng Anh. Chúng tôi tốt nghiệp ở Mỹ, bằng cấp của chúng tôi là bằng cấp của các Đại Học lớn của Mỹ, tiếng Anh chúng tôi nói cũng rất là lưu loát nhưng mà người ta không muốn nghe đến hai chữ Việt Nam nữa. Do đó khi phỏng vấn, biết chúng tôi là người Việt Nam th́ việc tuyển dụng rất khó khăn.

 

Sau ngày 30 tháng 4-1975, vào mùa Xuân năm đó đă có khoảng 137,000 người được nhận vào Mỹ nhưng sau đó chỉ c̣n nhỏ giọt, phải đợi đến vụ CS đánh tư sản trong nước th́ người ta bắt đầu ra đi ồ ạt cả trăm ngh́n người trong ṿng một năm trời. Lúc bấy giờ dư luận ở ngoại quốc bị đảo ngược, thậm chí những người chống chiến tranh hạng nặng như triết gia Jean Paul Sartre ở bên Pháp, hay như ca sĩ Joan Baez ở Mỹ, họ đă chính thức lên án rằng Chúng tôi ngày xưa chống chiến tranh v́ chúng tôi tưởng sẽ đem lại hoà b́nh nhưng cái thứ hoà b́nh như thế này là cái thứ hoà b́nh không chấp nhận được ! Những người phản chiến nổi tiếng ngày trước, bây giờ lại lên án cái chế độ bên nhà, nên từ đó người ta mới xét lại cuộc chiến Việt Nam, va biết đến ư nghĩa của sự hy sinh của người lính chiến miền Nam. Đến khi Tổng Thống Reagan lên, ông đă đảo ngược cái nh́n đó, ông ấy bảo chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa rất là cao quư. Do đó nên vấn đề Việt Nam được chú ư, trong đó có sự vận động của chúng tôi, Nghị Hội Toàn Quốc Người Việt ở Hoa Kỳ cũng như của hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị Việt Nam của bà Khúc Minh Thơ. Trong vấn đề vận động và tranh đấu này, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ đă có hàng chục lần phỏng vấn cá nhân chúng tôi, bà Khúc Minh Thơ hay phỏng vấn bác Lê Văn Ba và những người khác cùng đi vận động với chúng tôi. Nếu ai muốn trở lại t́m tư liệu các buổi phát thanh hồi đó cũng không có ǵ khó khăn, nó rất là rơ ràng v́ người Mỹ làm việc ǵ cũng có hồ sơ lưu trữ rất đầy đủ.

 

Thậm chí là rất nhiều những vị H.O. sau này sang Mỹ có bảo rằng là họ cũng c̣n nhớ được nghe những cuộc phỏng vấn của chúng tôi trên đài VOA. Thế bảo rằng chúng tôi không có cái bàn tay trong đó, th́ tôi cho rằng là thế là bất công quá và không đi sát sự thật. Nhưng bảo rằng tất cả chúng tôi làm một ḿnh những chuyện đó th́ cũng không đúng, nếu như không có sự xét lại, nh́n lại cuộc chiến Việt Nam của chính phủ Hoa Kỳ đặc biệt dưới thời Tổng Thống Reagan.

 

Huy Phương:

-        Giáo Sư cho chúng tôi hỏi thêm một câu hỏi, là sau khi kư kết thoả ước ngày 30/7/1989 để cho mấy chục ngàn người tù nhân chính trị, ở tù sau 3 năm được đi Hoa Kỳ, th́ Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ có làm một buổi đón tiếp Robert Funseth; tại đây ông đă trao tặng cây bút kư thoả ước đó lại cho bà Khúc Minh Thơ và Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị. Giáo Sư thấy việc trao lại ng̣i bút đó cho bà Khúc Minh Thơ th́ nó có ư nghĩa ǵ không?

 

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích:

-Tôi c̣n nhớ buổi tiếp đón ông Funseth đă được tổ chức trong vườn nhà bà Khúc Minh Thơ tại Virginia và chúng tôi cũng có tham dự. Dĩ nhiên ng̣i bút đă kư thỏa ước đó chính là biểu tượng rơ ràng nhất để ghi nhận công lao của bà Khúc Minh Thơ, một công lao rất lớn. Thậm chí trong cái buổi trao lại hai trăm ngh́n trang hồ sơ của Hội Gia đ́nh Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ tại Việt Nam Center hồi tháng năm th́ chính ông Funseth cũng bảo rằng, nếu nói ai là người có công lao nhiều nhất th́ nhất định là Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ.

 

Huy Phương:

- Theo Giáo Sư, trong lúc này, bà Khúc Minh Thơ là Chủ tịch Hội Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị, bà có thể tổ chức một cuộc hội ngộ cho anh em tù nhân chính trị không ? Giáo Sư nghĩ sao với việc trong thời gian này, nhiều người đă phản bác là Thơ không đủ tư cáchđể tổ chức một cuộc hội ngộ như thế ?

 

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích:

- Vấn đề đó th́ chúng tôi xin thưa như thế này. Nếu có ai có ư định làm cuộc hội ngộ tù nhân, th́ chính các vị tù nhân làm là đúng rồi. Nhưng mà có lẽ nhiều năm nay, cũng không thấy Tổng Hội làm chuyện ấy. Bà Khúc Minh Thơ được sự hội ư của một số tù nhân, đứng ra tổ chức cuộc họp mặt này, nhân đây cũng ghi công một người như ông Robert Funseth, v́ ông cũng lớn tuổi lắm rồi và không biết lúc nào sẽ ra đi. Đây là một việc làm có ư nghĩa rằng ḿnh cũng không phải là người vô ơn. Nhất là sau khi chúng ta định cư ở nước Mỹ, th́ chúng ta phải tỏ cái ḷng biết ơn ấy của chúng ta. Tôi cho là cái chuyện này rất đáng khuyến khích.

 

C̣n cái chuyện ngồi kể công bảo rằng với tư cách này tư cách nọ đó, th́ tôi bảo rằng nếu không có cái hội của bà Khúc Minh Thơ th́ chương tŕnh H.O. không biết ở cái quy mô nào, có thể nó cũng xảy ra, nhưng ở quy mô rất nhỏ v́ ai là người đă tạo dựng ra những hồ sơ về tù nhân chính trị kỹ càng như vậy. Nếu không có hội của bà Khúc Minh Thơ th́ tôi không biết ai sẽ là người làm những việc đó. Toàn là việc không công. Làm việc ngày đêm sáng tối. Thường thường là từ tối thứ sáu đến tận khuya của ngày chủ nhật, th́ những vị phụ nữ đó mới trở về nhà với công ăn việc làm của ḿnh, cứ hết năm này sang năm khác. Như vậy th́ ai là người sẽ làm công việc đó nếu không phải là nhóm Gia Đ́nh Tù Nhân Chính Trị của bà Khúc Minh Thơ. Kết quả nó đi vượt cái sự b́nh thường.

 

Tất cả những điều trên đây là sự thật, vấn đề c̣n lại xin để công luận suy xét.

 

Huy Phương:

Xin thay mặt những người quan tâm đến vấn đề hiện nay có liên hệ đến anh em cựu tù nhân chính trị tại Hoa Kỳ, chúng tôi xin thành thật cám ơn Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đă dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn quư hóa này. (9/23/2008)

 

 

 

(Việt Hải Trần và Thuan Do chuyển)



website counter