VĨNH BIỆT THẦY PHAN VĂN LÊ
@@@ HOLAN KIMBANG viết:
Tran
trong bao tin cung qui dong huong: Thay Phan van Le truong Pho Dieu da tu
tran ngay 06 thang9 nam 2010 huong tho 78 tuoi . Tang le se cu hanh tai Truong
Pho dieu dua ve an tang tai Go Cong.
@@@
LIÊM [Úc Châu] viết, Trịnh Sơn Lượng
chuyển:
Liêm được
tin:
Thầy: Phan
Văn Lê, hiệu trưởng trường Phó
Điều đã từ trần lúc 10 giờ 20 tối
ngày 5 tháng 9 năm 2010 tại nhà
thương ở Sài Gòn sau khi bị biến chứng
về bệnh tim.
Thân nhân
đã đưa thầy về Rạch Giá, liệm
vào lúc 9 giờ sáng hôm nay (6 tháng 9)
và quàn tại trường Phó Điều.
Lễ động
quan sẽ cử hành vào ngày 8 tháng 9
và sẽ đưa về Gò Công yên nghỉ
tại phần mộ gia đình. Theo Liêm
được biết thì gia đình không nhận
phúng điếu.
Thành kính
phân ưu cùng gia đình thầy và nguyện
cầu hương linh của thầy sớm về
cõi Niết Bàn.
Trân trọng
kính báo đến thầy cô và các
cựu học sinh RG.
@@@
TRỊNH SƠN LƯỢNG viết:
Hi LiH
Nho LiH dai dien tui nay
di dam tang mot vong hoa den Thay Le dum nghen. Co gi se tinh sau. Xin vai tam
hinh luon
Thanks
@@@
LIÊNG HƯƠNG viết:
Ok, ngay mai sẽ thực
hiện , LiH sẽ ghi " Nhóm TLW & nhóm
Úc châu , cựu học sinh NTT thành kính
phân ưu "
.. tính sau ...
LiH
@@@
Thầy HỒ VĂN THỦY viết:
Anh Le, truong Pho Dieu,
Rach Gia da ra di tai Benh Vien Cho Ray toi hom qua, sau khi nam dieu tri duoc
may hom. Hien thi the duoc dem ve Rach Gia de lam tang le. Sau do se an tang o
Go Cong vao ngay 6/9/2010. Anh ra di ben canh su giau co, voi no nan chong chat
va mot an oan chua thanh thoa xong. Ke ra ca doi lan dan rot cuoc cung trang
tay voi bao phien muon.
Toi dung may PC khong co
font tieng Viet, cac Ban chiu kho giai ma nhe.
Chao than ai.
@@@
Thầy HUỲNH NGỌC ẨN viết:
MỘT NGƯỜI
TÊN LÊ
Tên ông
là Lê, Phan văn Lê. Quê quán ở
Gò Công, không biết vì lý do gì
ông lưu lạc sang Rạch Giá. Như bao
nhiêu người khác ông thành công,
nhưng cũng thất bại. Tôi quen ông trên
bốn mươi năm, nhưng thật sự chưa hiểu
con người thật của ông. Xin chia sẻ điều
chỉ tôi biết về ông thôi.
Khi còn sống
ít ai quan tâm đến mình, nhưng một
khi nhắm mắt qua đời thì ai cũng ca tụng
công đức mình cả. Theo thông lệ
này, tôi chia sẻ về ông Lê để
tưởng nhớ một người bạn, và
rút ra bài học cho mỉnh.
Thất Bại
Nhỏ
Trước hết
tôi xin nói qua thất bại của ông.
Ông đến Rạch Giá với hai bàn tay trắng,
không có bằng Đại Học, không vợ
con, không có tiếng tăm. Ông dùng tiền
của người khác để thực hiện
ước mơ mình. Khi qua đời ông vẫn
còn mang nợ. Có lẽ đó là thất
bại của ông.
Tuy nhiên,
tôi coi ông là người thành công.
Thành
Công Lớn
1. Ông qua đời
và để lại một ngôi trường với
hai tầng lầu, trị giá mười tỉ bạc.
Ông còn nợ, nhưng tiền bán cơ sở
của ông dư để thanh toán món tiền
ông thiếu.
2. Trước
năm 1975, nhiều giáo viên trong số đó
có tôi có thêm thu nhập nhờ dạy cho
trường Phó Điều.
3. Ông không
phải là thầy giáo, nhưng đầu tư
vào lãnh vực giáo dục, tân tụy với
ngành này. Tôi tuy tốt nghiệp Đại học
Sư phạm, nhưng không ham mê giáo dục
như ông. Một người thành công
là người biết mình thích gì
và dồn hết năng lực vào đó.
3. Nhiều học
sinh nghèo được ông giúp đỡ.
Ông sống đời sống bình dị, ăn mặc
như người nghèo. Tôi không thấy
ông chạy xe gắn máy. Dù vậy, ông rời
rộng với người có cần. Ông quan
tâm đến người khác hơn bản
thân mình. Mười năm trước, khi gặp
lại ông sau 20 mươi năm xa cách, tôi
được nghe câu chuyện về việc ông
được chính quyền trả lại trường,
nhờ các học sinh cũ của trường xin
chính quyền trả lại cho ông. Nếu ông
tạo dựng tài sản cho mình thì chưa
chắc ông lấy lại được trường
mà ông gầy dựng với mồ hôi và
nước mắt.
Kinh
nghiệm riêng tư
Có lẽ những
thầy cô từng dạy ở Phó Điều
đều không hài lòng vì ông thường
thiếu tiền dạy học, vì ông phải lo
trả tiền lời cho chủ nợ trước.
Có một lần
tôi được ông mời đến ăn
trưa tại trường. Hôm ấy bà
Hoàng Chiều Nhân nấu món bún thang
và ông Lê đãi món bán hỏi,
thịt quay. Hôm ấy tôi đưa con tôi dến
dự. Con tôi ăn nhiều bánh hỏi nên
không thể nào đụng đến món
bún thang. Và cháu không thể nào
quên bác Lê.
Năm 1995, khi trở
lại Rạch Giá, tôi nhờ một người
em họ của nhà tôi bắn tin cho ông biết
có người quen muốn gặp ông. Ông
Lê đạp xe đạp đến khách sạn
gặp tôi. Tôi không thấy ông thay đổi
mấy, nhưng ông không nhận ra tôi. Sau
đó ông mời vợ chồng tôi đi
ăn tiệm như khi xưa, không nghĩ rằng
người nước ngoài phải đãi
người trong nước.
Cách nay ba
năm, chúng tôi muốn giúp cho một em
người dân tộc Khmer ở Sóc Trăng mổ
tim vì em bị bệnh tim từ lúc mới ra
đời. Việc làm hẹn với Bác sĩ
không đơn giản. Tôi chia sẻ với anh sự
trở ngại của em này. Anh Lê vui lòng tiếp
tay lên Sài gòn làm hẹn cho em này. Anh
nói với chúng tôi, “Anh chị góp của,
tôi xin góp công.”
Di
chúc bất
thành văn
Cách nay ba
năm, trong lần gặp gỡ cuối cùng, ông
có chia sẻ với tôi ước mơ mà
có lẽ ông chưa có thì gian để
thực hiện.
1. Mời các em học sinh cũ
thành lập một Ban Quản Lý trường
Phó Điều. Lợi tức thu được sẽ
dùng để giúp các em học sinh
nghèo.
2. Thành lập
một trường Đại Học tại xóm biển
Rạch Giá.
Lời Kết
Cách nay khoảng
1950 năm, trước khi qua đời, tông đồ
Phao Lô viết cho người môn đệ
thân tín Ti-mô-thê, “Ta đã chiến
đấu anh dũng trong trận mạc, đã
hoàn tất cuộc chạy đua và giữ vững
đức tin.” Ông Lê đã lấy hết
sức mình để tranh đấu với những
trở ngại của đời sống, để thực
hiện ước mơ của ông. Ông đã
chạy xong cuộc đua, và không có gì
để hối tiếc. Có lẽ ông muốn sống
lâu hơn để cất một trường Đại
Học tại Thị trấn Rạch Giá.
Ông Phan văn
Lê không mang gì vào cuộc đời
và không mang gì theo khi lìa đời.
Ông ra đi thật bình an.
Anh Lê ơi!
Xin chào anh.
Huỳnh ngọc Ẩn
USA ngày 6/9/2010
@@@
Thầy HỒ PHI viết:
Kính gởi
quí anh Hồ Văn Thủy và Huỳnh Ngọc Ẩn:
Xin cảm ơn
hai anh đã tin cho hay rằng anh Phan Văn Lê
đã qua đời.
Tôi được
quen biết anh Lê trong một thời gian ngắn khi
còn ở Rạch Giá. Đời mãi bận rộn
mưu sinh thoát hiểm ở Saigon, nên tôi
không còn liên lạc với những vị quen
biết ở Rạch Giá nữa.
Nay được
tin buồn nầy, tôi nhớ lại anh Lê một
người vạm vỡ, hiền lành, sống giản
dị, không làm thầy giáo, không làm
hiệu trưởng, nhưng yêu ngành giáo dục
và làm chủ trường. Lúc đầu anh
chỉ mướn một biệt thự gần bến xe
Hà Tiên, mở ba bốn lớp học tư với
vài trăm học sinh, trong nhiều điều kiện
khó khăn thế thôi.
Nay nhờ emails quí anh, tôi mới biết
trường ấy lại phát triển, lớn mạnh,
và tồn tại mãi đến bây giờ .
Hơn 45 năm qua
với bao đổi thay của đất nước, anh
Lê đã kiên trì tạo nên một
cơ sở mà anh Ẩn đã cho biết trị
giá đến 10 tỷ đồng. Tôi rất
kính phục sự
làm việc kiên nhẫn đầy khó
khăn gian khổ của anh.
Hơn 45 năm,
nay mới được nhắc đến tin anh để
nhớ lại anh, nhưng là một tin rất buồn
vì anh đã xa rời thế gian với bao ước
nguyện tốt đẹp chưa đạt được,
khiến chúng tôi vô cùng ngậm ngùi
thương tiếc.
Tôi chân
thành chia buồn cùng tang quyến và quí
thân hữu của anh Lê. Xin cùng cầu nguyện
vong linh anh Lê sớm siêu thăng miền lạc cảnh.
Mong ước những
cựu học sinh của trường anh Lê sẽ tiếp
tục duy trì sự nghiệp văn hóa của
anh thành công miên viễn.
Hồ Phi.
@@@
LIÊNG HƯƠNG viết:
Hi all
LiH đã
đại diện hai nhóm TLW và nhóm Úc
châu đến dự
tang lễ thầy Lê
LiH đặt
tràng hoa phâu ưu hoa vải để giữ được lâu
, ngày mai khi đưa đám tang thầy Lê về
Tiền Giang, đường xa (Gò Công) ,
tràng hoa vẫn đẹp trên đường
đưa thầy tới nơi an nghỉ cuối
cùng .
LiH