**TIEU SU
Home
**TIEU SU
**TIN TUC MOI-TIET MUC MOI
**BAI VO CAC NOI GOI VE
**LIEN LAC
**HINH ANH PHU TUNG
**THUONG SON THI TAP
**DUC TUNG THIEN VUONG VA DUC TUY LY VUONG
**TIEU SU DUC TUY LY VUONG
**LIEN KET
TUNG THIEN VUONG - MIEN THAM

DI ANH DUC TUNG THIEN VUONG
dianhductungthienvuonghinhdep.jpg

New Page 6

 

TIỂU SỬ

TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẪM

 

Ông có tên tự là Trọng Uyên và Thận Minh, hiệu Thương Sơn và Bạch Hào Tử , ban đầu có tên là Hiển, và sau ban Kim sách ngự chế về Đế hệ thi nên đổi tên là Miên Thẫm .

Ông là con thứ 10 của Đức Thánh Tổ , mẹ là Thục Tần Nguyển Thị Bảo . Ông sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mảo (11-12-1819) .Lúc mới sinh ra có tướng lạ . Đức Thế Tổ được tin rất mừng ban cho 10 lạng vàng . Thuỏ nhỏ Ông hay khóc và nhiều bệnh , Thục Tần ngày đêm lo chăm sóc nhưng không được như ư. Chưa đầy năm, càng khóc dử, mắt tối lại mà có đường máu . Thục Tần quá lo,t́m mọi cách chửa trị nhưng vô hiệu .Đột nhiên có vị đao sĩ tên Vân đến xin gặp và bảo : "Đây là tinh khí của Thái Bạch Kim Tinh giáng xuống,cũng tốt lành ." Quả nhiên đúng như lời nói đó .

Năm 4 tuổi ông đỉnh ngộ lạ thường , theo học nữ sư ở trong cung . Lúc 7 tuổi được theo học ở Dưởng Chính Đường . Ông thường chịu khó học tập , không ham chơi , một lần học thuộc ḷng hơn cả trăm trang sách . Một hôm vào hầu Thục Tần thấy trên bàn có chiếc quạt ,trên đó có bài Ngủ Tuyệt đời nhà Đường trong đó có nhiều chử Ông không hiểu được . Hôm sau Ông hỏi người giảng tập đó là thơ ǵ . Người nầy theo sự hiểu biết của ḿnh mà giảng giải,rồi Ông hỏi nghĩa,  lại xin dạy cho luật bằng trắc . Có thể thấy Ông thích hợp với thơ sớm như vậy .

Năm Đinh Hợi,(1827), Ông được 9 tuổi đi theo Vua trong lề tế Nam Giao, có làm bài Nam Giao thi . Sách ǵ Ông học cũng tường tận , hơi lớn đă học sữ và thư, lại thích phong cănh núi sông, thích giao du với các văn sĩ nên kiến văn càng ngày càng rộng răi và có thi tập từ đó .

Lúc 16 tuổi Ông theo vua lên Đàn Nam Giao có làm bài "Trai cung tùng thụ" (Thông ở trai Cung), rồi lại được theo Vua lên Ngự B́nh để ứng chế thi phú, trong thơ có nhiều câu được mọi người tán thưởng .

Năm Kỹ Hợi Ông được phong là Tùng Quốc Công, cho lập Phủ ở Phường Liêm Năng, gần Tĩnh Phổ của Tuy Quốc Công, tức là Tuy Lư Vương .Thường ngày hai Ông cùng nhau xướng họa thi văn .

Năm Kỹ Dậu (1849), Ông thấy Mẹ tuổi già, nên xin xây riêng Tiểu Viện, rước Mẹ về phụng dưỡng .

Năm Tân Hợi (1851), gặp lễ tế Nam Giao, Ông theo Vua đến Trai Cung .Lễ triều xong, Vua cho Ông ngồi, sai họa 8 bài xuân du (Đi chơi xuân) và một bài Hoa Thũy Tiên. Chiều đến phụng mệnh Vua phê b́nh các bài thơ  "Vịnh thông" của các hoàng đệ .Đến đêm Vua lại cho vào chầu, để hỏi về 2 cuốn thơ "Ngư Dương" và   "Quy Ngu" hay dở ra sao . Ông cứ theo sở kiến của ḿnh mà tâu lên .Vua bằng ḷng và ban thưởng cho chiếc Ngự y .

Tháng 8 năm đó Mẹ Ông mất . Nguyên trước kia Mẹ Ông được phong Thục     Tần ,nhưng v́ làm việc trái lẽ, nên bị tội thu lại sắc phong .Đến lúc nầy, Ông dâng sớ cầu khẩn xin lại sắc phong, lời lẽ rất thống thiết . Vua Dục Tông động ḷng đặc ân cấp lại . Ông lại dựng lều tranh cạnh mộ Mẹ, đau xót tiều tụy,lo lắng trọn lễ .

Năm Giáp Dần (1854), Ông được phong là Tùng Thiện Công. Ông lại tâu xin mua 12 mẩu tư điền ở xă Dương Xuân, cất nhà ở, gọi là Phương Thôn Thảo Đường, đào mương dẫn nước, tạo thành ao, gọi là Hoàng Tử Pha, trên ao có giường tre,là nơi uống rượu ngâm vịnh , và cũng là nơi đọc sách .

Năm Mậu Th́n (1868), lúc Ông mừng thọ 50 tuổi , vua ban cho vàng bạc, gấm lụa rượu trà, văn pḥng tứ phẫm và làm bài thơ "Hoài Công" (Nhớ đến công), ban cho, khiến họa lại .

Ông mất ngày 30 tháng 3 năm Canh Ngọ (10-04-1870) thọ 52 tuổi được ban thụy là Văn Nhă .Vua rất thương xót, tự làm bài văn tế, sai Tuy Lư Vương dâng cúng.Tẫm của Ông tại Dương Xuân (Hương Thũy, Thừa Thiên) . Nhà thờ ở Phường Vĩnh Ninh (Thừa Thiên) .

Năm Mậu Dần (1878) Ông được truy tặng Tùng Thiện Quận Vương .

Năm Giáp Tư (1924) Ông được truy tặng Tùng Thiện Vương .

Ông là người thông minh,học rộng, được triều đ́nh chiếu cố .Khi Ông bị bệnh,Vua cho ngự y chữa trị, ban sâm quế cùng thuốc quư, thường cho người đến thăm hỏi .Ông gắn gượng dâng biểu lên Vua, trong biểu có câu :

"Sống chết đều do mệnh, chỉ có một điều hận là không được thấy nước nhà như xưa . Trộm nghĩ xây dựng cơ nghiệp là chuyện khó , nhưng ǵn giử chẳng phải dễ .Tài lực là điều trọng , muốn an vui cần pḥng bị , việc trị nước th́ trên dưới phải một ḷng, đó là điều phúc cho Tông Miếu , điều may cho thiên hạ "

Đến khi bệnh quá nặng, Ông dặn ḍ con cháu nên cần kiệm trong tang lễ và cúng tế ,xong lấy tay vạch bài tuyệt cú .

""Bán sinh học đạo thái hồ đồ,

Thoát tỉ như kim năi thực đồ,

Tiến sáng đinh ba Thiên Mụ nguyệt,

Thúy Hương lâm ánh hửu nhân vô .""

(Học đạo nữa đời thật viễn vông,

Thoát tĩ nẻo đường mới được thông,

Sóng chốn sáng đ́nh trăng Thiên Mụ ,

Hương Giang bóng mát biết hay không .)

Văn Ông lời lẽ trang nhă khuôn phép,rất xuất sắc về thơ . Vua Dực Tông từng sai Ông soạn tập "Liệt Đại Thi Tuyển Duyệt B́nh" (Đọc và b́nh thơ tuyển chọn ở các đời) .

Lào Sùng Quang, khâm sứ triều Thanh là Tiến sĩ đệ nhị giáp,khi đến kinh đô làm lễ tuyên phong vào đầu đời Vua Tự Đức đă cùng Ông xướng họa Thi văn .Ông đem thơ đă làm cho Quang đọc và rất được ngợi khen . Trong bài Thương Sơn Thi Tập, Quang có viết : "Thương Sơn có lẽ trời sinh ra để cậy làm khuôn phép, há chẳng phải nước Nam lấy đó làm đích cho thi nhân noi theo sao ".

Ông có 20 con trai và 12 con gái .Con thứ 8 của Ông là Nguyển Phúc Hồng Tích được tập phong Huyện hầu .

(Trích "Nguyển Phước Tộc Thế phă" do Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1995.)