New Page 1
Mệ Bông
Trịnh Bách
Vào
cuối Xuân năm 1931, nhà báo Mỹ W. Robert Moorei đă
mục kích tại kinh đô Huế lễ đón tiếp
vua và hoàng hậu Thái-lan sang thăm Việt Nam. Bà Hoàng Thái
hậu phải đảm nhiệm việc tiếp khách, v́
vua Bảo Đại c̣n đang du học tại Pháp.
Những nghi lễ và sự hoành tráng của các buổi
tiếp tân, yến tiệc đă khiến ông Moore hồi
tưởng lại những dịp lễ tương
tự ở đế đô Bắc Kinh trước Cách
mạng Tân Hợi 1911.
Những
kỷ niệm thú vị nhất của nhà báo Mỹ này
khi ở Huế là việc ông được một
vị trưởng Công chúa triều Nguyễn tiếp
kiến tại phủ riêng của bà. Ông Moore kể
lại rằng: "Vị ái nữ xinh đẹp của
Bà Chúa đă rộng lượng cho chúng tôi được
thưởng thức tài nghệ đàn tranh của cô. Sau
đó cô cùng vị sư gia khiếm thị và các
nhạc sĩ đàn dây khác trong phủ hợp tấu,
trong khi các ca công trẻ hát những bài ca Huế...". Nàng
công nữ xinh đẹp ấy có cái tên rất
"Huế" là Mệ Bông. Theo tục lệ cổ
của triều Nguyễn, tất cả các thành viên
của hoàng tộc đều được gọi là
Mệ, và kèm theo là một cái tên nghe thật b́nh dân.
Tiếng Mệ dần dà đă thành một âm thanh
biểu tượng rất dễ thương của
Huế.
Thân
mẫu Mệ Bông là Công chúa Công Tằng Tôn Nữ Tôn Tùy,
trưởng nữ của Cung Tôn Huệ Hoàng đế
Dục Đức (1883). Bà trở thành Trưởng Công chúa
khi em trai bà là Hoàng đế Thành Thái lên ngôi năm 1889.
Bà được sắc phong tước hiệu Mỹ Lương
Công chúa năm 1897. Thường được gọi là
Bà Chúa Nhất, Công chúa Mỹ Lương có công rất
lớn đối với nghệ thuật tuồng cung
đ́nh của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20.
Đội ca vũ tuồng cung đ́nh do bà lập ra và
huấn luyện trong phủ của bà đă tŕnh diễn
trong hoàng cung từ cuối triều Thành Thái, qua các
triều Duy Tân, Khải Định, và nhất là Bảo Đại.
Bà Chúa cũng là một trong những sáng lập viên và
mạnh thường quân chính của hội Lạc
Thiện, lập ra để cứu tế, giúp đỡ
đồng bào khốn khó, và các nạn nhân bị thiên
tai quanh đế đô. Thân phụ của Mệ Bông là
Thượng thư Nguyễn Kế, con trai của Diễn
Lộc Quận công, một vị trưởng phụ chính
nổi tiếng thời cuối triều Nguyễn.
Mệ
Bông giờ đây đă là một lăo bà ở tuổi
cửu tuần, nhưng Mệ vẫn chỉ trả
lời các câu hỏi liên quan đến tuổi tác
bằng những nụ cười thật hiền. Khi tôi
ngỏ ư muốn được gặp và phỏng vấn
Mệ Bông vào đầu tháng 9-2001, thân quyến của
Mệ tỏ ra lo ngại cho tôi. Sau khi bị tai biến
mạch năo, Mệ đă nằm liệt giường
gần hai năm, nói năng rất khó và Mệ không c̣n
nhớ ǵ... Thật ra Mệ Bông c̣n nhớ mọi
chuyện rất rơ. "Lúc nào trong phủ Đức Bà cũng
nuôi năm chục người. Họ vừa là người
giúp việc, vừa là tài tử, đào hát của đoàn
tuồng. Người chơi trống hay nhất trong
phủ là ông Lon. Người ca giỏi nhất trong đoàn
là Mụ Liệu. Ngoài ra c̣n Quy này, Ninh này, Thành này,
Yến này... đông lắm! Đức Bà cho họ huấn
luyện cả ngày cả đêm...". Mệ cũng
kể đến một điệu múa mà các vũ công trên
đầu vấn khăn, trong mặc áo bào, xiêm, ngoài khoác
áo lá tua. Đây là điệu múa Nữ Tướng mà
cậu của Mệ là vua Thành Thái rất ưa thích. Qua
điệu múa có tính chất tuồng này, nhà vua đă
biểu lộ một cách thụ động hoài băo
của ḿnh trong việc cứu đất nước ra
khỏi ách thống trị của người Pháp.
Tuy
Mệ Bông rất thành thạo về đàn tranh và ca
Huế, Mệ chỉ học để tự tiêu khiển
thôi. Phần lớn th́ giờ của Mệ được
dành cho các công việc trong cung. Trong khi Bà Tiên Cung Thái Hoàng
Thái Hậu, bà nội ruột của hoàng đế
Bảo Đại, phải chăm sóc các việc lễ nghi,
tiếp khách th́ bà Chính cung Thái Hoàng Thái Hậu, tức bà
Thánh Cung thường phải nằm nghỉ trong cung Trường
Sanh do bị bệnh khớp nặng. Từ thủa
nhỏ, Mệ Bông đă phải vào đọc sách,
truyện giải sầu cho bà Thánh Cung. V́ Mệ rất thân
với Hoàng Thái tử Thiền (tức Hoàng đế
Bảo Đại sau này), nên bà Thánh Cung cũng coi Mệ như
cháu bà.
Các
bà trong nội cung đều thích được Mệ Bông
vấn khăn vành dây cho họ. Mệ Bông đă một
thời nổi tiếng ở Huế về tài vấn khăn
này. Khăn làm bằng nhiễu mỏng, dài từ 10 đến
21 thước tây. Khăn rộng khoảng 45 phân tây,
được xếp lại c̣n chiều rộng chừng
5 phân tây. Người có tước phẩm càng cao th́ khăn
càng dài. Trước hết một đoạn khăn
vấn được bao vào tóc để làm nền.
Rồi khăn vành dây được cuốn tiếp theo,
phủ ra ngoài. Khăn vành dây có vị trí rất quan
trọng trong nghi lễ của triều đ́nh Huế. Bà
Đệ Tam Điềm Tần của vua Khải Định đă
phải ngủ ngồi nhiều ngày trong các dịp đại
kỵ, để không phải vấn lại khăn.
Mệ Bông rất hănh diện về tài vấn khăn
nhanh của Mệ, chỉ mất khoảng hơn nửa
giờ. "Hoàng hậu Nam Phương thường
mặc âu phục, nhưng mỗi lần cần đến
triều phục th́ bà lại cho vời tôi vào cung để
vấn khăn cho bà".
Các
hoàng đế cũng cần đến Mệ Bông v́ tài
bếp núc của Mệ. Khi Cựu Hoàng Thành Thái về thăm
Huế năm 1953, sau suốt ba thập kỷ bị nhà
cầm quyền Pháp an trí ở đảo Reunion bên châu
Phi, ông đă quyết định: "Ở tại
phủ chị Chúa để con Bông nó nấu cho ăn".
Trái với sự tưởng tượng của mọi
người, các hoàng đế ở Huế không
chuộng những món yến tiệc cầu kỳ cho
lắm. Các đại yến 60 món, trung yến 40 món, và
tiểu yến 30 món với ảnh hưởng Trung
Quốc, thường được dùng để đăi
quốc khách hay các quan. C̣n mọi món ăn thường
ngày để hoàng để ngự thiện có thể nói
là đạm bạc. Trong cung có hai ông bếp chính là ông
Lợi người bắc, và ông Nghĩa người
Quảng Nam, để nấu các cỗ Âu. Nhưng mỗi
khi trong cung cần đến tiệc Việt Nam th́ Mệ
Bông lại phải vào phụ Má Thống, Má Tṛn, hai người
bếp của các món Huế trong cung.
Đối
với Mệ Bông th́ thời gian đă dừng lại khi
nhà Nguyễn cáo chung với việc Bảo Đại thoái
vị năm 1954. Sự mất mát lớn nhất trong
đời Mệ Bông xảy ra năm 1948, khi chiến tranh
cướp đi mất người chồng trẻ yêu quư
của Mệ. Mệ Bông không bao giờ tái giá. Niềm an
ủi của Mệ bây giờ là Cung An Định ở An
Cựu, nơi Hoàng thái hậu Từ Cung và một số
mệnh phụ c̣n giữ lại được phần nào
nếp sống xưa. Mệ vẫn hay vào cung sống
với Bà, và giúp Bà với hai công việc ưa thích
của Mệ là vấn khăn vành dây và bếp núc.
Năm
1954 lại biến đổi đời Mệ Bông thêm
lần nữa. Người con gái độc nhất đang
tuổi 18 của Mệ bỗng một hôm biệt tích. T́m
con đến tận Sài G̣n cũng không ra, Mệ gần
như điên loạn. Măi hai năm sau Mệ mới
nhận được thơ của cô gửi từ Hà
Nội cho biết cô đă tập kết ra Bắc để
tham gia Cách mạng. Rồi sự b́nh yên của cung An Định
cũng không c̣n khi ông Ngô Đ́nh Diệm ra lệnh quốc
hữu hóa cung này. Sau đó ông Diệm lại triệu
Mệ Bông về Sài G̣n để nhờ Mệ cố
vấn cho các bữa yến tiệc trong Dinh Độc
Lập. Từ đó Mệ không bao giờ trở về
sống ở Huế nữa.
Khi
đất nước thống nhất năm 1975, người
con gái tập kết năm xưa lặn lội vào Sài G̣n
t́m mẹ. Mệ Bông như được hồi sinh.
Mệ xuống tóc để tạ ơn Trời, Phật,
và từ đó Mệ chỉ vui với con cháu, ít khi ra ngoài.
Lần cuối cùng Mệ Bông trổ tài vấn khăn vành
dây là vào dịp đám cưới người cháu gái năm
1985. Các h́nh bóng một thời thân thương cũng
đă dần dần ra đi. Hoàng hậu Nam Phương
mất bên Pháp năm 1963, Bà Chúa Nhất mất năm
1964, Bà Ân Phi, vợ chính của Vua Khải Định
mất năm 1978, Bà Hoàng quư phi Mai Thị Vàng, vợ Vua
Duy Tân, mất năm 1980. Rồi Hoàng thái hậu Từ
Cung cũng mất năm 1980. Hoàng đế Bảo Đại,
người anh em họ của Mệ, mất tại Pháp năm
1997.
Khi
tôi đến thăm và phỏng vấn Mệ Bông vào
đầu tháng Chín, như có một phép lạ, Mệ
đă ngồi dậy được để mặc cái
áo mệnh phụ tứ thân, giống như cái áo Bà Chúa
Nhất mặc ngày xưa, và chụp ảnh lưu lại
cho con cháu. Mệ cười thật tươi và đùa
rằng nay Mệ được sắc phong.
Và
khi bài viết này đang lên khuôn in, tôi nhận được
tin Mệ Bông, tức Công nữ Nguyễn Thị Cẩm Hà,
nhân chứng sống cuối cùng của cung vàng điện
ngọc Nguyễn triều, đă qua đời ngày Mười
chín tháng Chín, năm Hai ngàn lẻ một.
****************
New Page 1
SACRAMENTO, NGAY 16 THANG 5 NAM
2004 .
THAN GOI :
CHU BUU BAO, TRUONG BAN QUAN TRI
PHU TUNG THIEN VUONG,
CHU BUU TO, TRUONG BAN CONG TAC
PHU TUNG THIEN VUONG,
THAN GOI TAT CA QUY VI TRONG
BAN QUAN TRI PHU TUNG THIEN VUONG,
THAN GOI TAT CA BA CON PHU TUNG
THIEN VUONG,
NGAY HOM NAY , 29 THANG 3 AM LICH,
LA NGAY KY CUA DUC TUNG THIEN VUONG.
BA CON TRONG PHU TOI THAM DU RAT
DONG DU .
TRONG DIP NAY, DU O XA XOI NGHIN
VAN DAM DUONG, KHONG CO DIP VE THAM DU NGAY KY CUA DUC TUNG THIEN VUONG ,TUNG
BUNG VA VUI VE NHU HOM NAY, NHUNG LONG CUA NGUOI THA HUONG NOI XU LA QUE NGUOI
VAN TAM TU HUONG VE COI NGUON, QUE CHA DAT TO .
TU NAM 1996, KHI TO CHUC LAI BAN
QUAN TRI PHU TUNG THIEN VUONG, DEN NAM 2004, LA NAM NAY, DA 8 NAM TROI QUA,
QUANG CANH PHU TUNG THIEN VUONG GIO NAY DA KHAC HAN, DA HOAN MY HON
XUA, PHU THO DA DUOC CHINH TRANG TOT DEP, SU UU TU MOI MOT CUNG DA THONG QUA,
CAY COI TRONG XANH TUOI, CAC CAY CAU DA LEN CAO, DUONG TRANG LAI XI MANG TRANH
CANH LUT LOI, BEN PHU DA DUOC LAM LAI TUOM TAT SAU CAC KY LUT LOI, HOC BONG
HANG NAM DUOC PHAN PHAT CHO CHAU CHAT HOC HANH GIOI XUAT SAC O NHA TRUONG .
TINH THUONG YEU TRONG GIONG HO, TRONG BA CON DA DUOC VUN TRONG, CANG NGAY CANG
THEM MUON VAN MOI TINH THAM THIET, DOAN KET, MOT LONG MOT DA, TUONG NHO ONG BA
.
CHUNG TOI O XA, HOI TUONG LAI
NHUNG GI DA QUA KE TU NAM 1996, VA HOI TUONG LAI NHUNG TOT DEP DA DEN VOI
PHU TUNG THIEN VUONG, MA LONG CAM THAY CHAN HOA, VUI VE, HAN HOAN KHONG LAM
SAO TA XIET .
CAC THANH TICH DUOC NHU TREN ,
CHUNG TA KHONG THE PHU NHAN CONG SUC , NGAY DEM KHO NHOC, VA THI
GIO QUY HOA CUA ONG BUU BAO, TRUONG BAN QUAN TRI, VA ONG BUU TO, TRUONG BAN
CONG TAC PHU TUNG THIEN VUONG ,CUNG TAT CA QUY VI TRONG BAN QUAN TRI, DA DEM
RA DE PHUC VU CHO PHU THO .
VAY NGAY HOM NAY, NHAN DIP LE KY
DUC TUNG THIEN VUONG, CHUNG TOI XIN GOI VE DOI LOI TUONG NHO TO TIEN, VA CAU
CHUC BAN QUAN TRI CANG NGAY CANG DAY THEM CONG SUC TO BOI PHU TUNG CHO
DUOC TOT DEP, CAU CHUC BA CON PHU TUNG VUI VE, HANH PHUC, SONG TRONG
TINH THUONG YEU, DUM BOC LAY NHAU .
VA CUNG MOT DIP NAY, CHUNG TOI XIN
GOI DEN ONG BUU BAO , TRUONG BAN QUAN TRI, VA ONG BUU TO ,TRUONG BAN
CONG TAC, MOT SO TIEN LA 1000 DO LA DE LO TO CHUC CUNG KY DUC TUNG THIEN VUONG
TRONG 10 NAM, CU MOI NAM XUAT 100 DO DE LO TO CHUC CUNG KY .
MOT LAN NUA, CHUNG TOI XIN CHAO
TAT CA .
BUU HIEP
****************************************************
New Page 1
Di
sản văn hóa Việt Nam
Nhă
nhạc cung đ́nh Huế - Một di sản văn hóa âm
nhạc ngàn năm
LTS
: Không phải t́nh cờ Tổ Chức Văn Hóa của
Liên Hiệp Quốc (Unesco) nh́n nhận Nhă nhạc cung
đ́nh Huế là một trong 28 kiệt tác văn hóa phi
vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
Đó là một cố gắng liên tục và vượt
bực của những người Việt Nam và một
số nhà văn hóa Nhật Bản đă vinh danh một
nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam, tưởng
đă bị ch́m vào quên lăng, lên hàng tài sản văn hóa
chung của nhân loại.
Nhă
nhạc cung đ́nh Huế là ǵ ?
Nhă nhạc cung đ́nh Huế là một thể loại âm
nhạc dân tộc cổ điển, bác học thật
sự kế thừa một truyền thống ngàn năm,
kể từ khi những dàn nhạc - trong đó có mặt
nhiều nhạc khí cung đ́nh - xuất hiện dưới
dạng tác phẩm chạm nổi trên các bệ đá kê
cột chùa thời Lư, thế kỷ 11-12, đến lúc ông
vua cuối cùng triều Nguyễn thoái vị năm 1945.
Các chế độ chính trị cứ lần lượt
nối tiếp nhau qua đi, văn hóa luôn luôn c̣n lại,
v́ đó là sáng tạo của con người, sức
sống của dân tộc, niềm tự hào của nhân
loại. Sau 30 năm từ ngày chế độ quân
chủ cáo chung tới ngày được Unesco vinh danh là
di sản văn hóa của loài người, Nhă nhạc
cung đ́nh Huế vẫn luôn tồn tại cho dù đă
phải trải qua biết bao thăng trầm. Đó là
nhờ công lao của một bà mẹ vua đă âm thầm
ǵn giữ cho nó sống ; đó cũng nhờ sự
kiên tŕ của một số nghệ nhân, nhạc sĩ, nhà
nhạc học trong và ngoài nước - được
sự yểm trợ của những nhà văn hóa và cơ
quan văn hóa nước ngoài "biết người
biết của" - giữ cho nó sống. Đó là
một may mắn cho dân tộc Việt Nam nói riêng và cho
cả nhân loại nói chung, bởi v́ nhiều giá trị
lịch sử và nghệ thuật của một nền văn
hóa có nguy cơ thất truyền đă được
phục hồi.
Có lẽ không có một loại âm nhạc Việt Nam nào
được ghi vào sách sử Hán Nôm, sách báo tiếng
Việt, Pháp, Anh, Đức, Ư... rồi sản phẩm
nghe nh́n hiện đại, nhiều và lâu dài như Âm
nhạc cung đ́nh Việt và Nhă nhạc cung đ́nh
Huế, từ An Nam chí lược đời Trần,
Đại Việt sử kư toàn thư đời Lê, Khâm
Định Đại Nam hội điển sự lệ
đời Nguyễn, đến đĩa vinyl 33 ṿng "Âm
nhạc Việt Nam truyền thống Huế" năm
1969, đĩa CD-Rom "Nhạc khí dân tộc Việt"
năm 2001, những sách vở, bài viết gần đây
của Trần Văn Khê, Trần Kiều Lại Thủy,
Nguyễn Đắc Xuân
Sau khi Nhă nhạc cung đ́nh Huế được vinh
danh, cánh cửa hy vọng đi vào lâu đài di sản văn
hóa nhân loại từ nay rộng mở. Theo tin từ
Bộ Văn Hóa và Hội Văn Nghệ dân gian Việt
Nam, mười loại h́nh văn hóa âm nhạc độc
đáo khác của Việt Nam cũng đang được
lập hồ sơ để chuyển tới Unesco xét
duyệt với hy vọng được công nhận là di
sản phi vật thể của nhân loại. Đó là các
điệu Hát ả đào (ca trù), Hát quan họ, Hát xoan
hát ghẹo, Hát chèo tàu, Hát dô, Hát văn, Sử thi Tây
Nguyên, Hát Sli hà lù hà lô Tày-Nùng và 32 điệu Múa Thái cùng
với Áo dài Việt Nam.
Một sự thật không thể chối căi là Nhă
nhạc cung đ́nh Huế có một giá trị nghệ
thuật cao. Giáo sư Trần Văn Khê giải thích :
"Nhạc khí dùng trong nhạc cung đ́nh rất đẹp
trong h́nh thức, đóng ráp kỹ, chạm trổ khéo,
đầy đủ màu âm, có tiếng kim, tiếng
thổ, tiếng tơ, tiếng trúc, tiếng đồng,
tiếng đá, tiếng da, tiếng mộc.
Dàn nhạc đa dạng : Đại nhạc gồm đại
hồng chung, trống đại, trống vơ, bồng, mơ,
thanh la, chập chơa, sinh tiền, kèn, nhị ; Tiểu
nhạc (hay Nhă nhạc) có đàn dây tơ : đàn
nguyệt (2 dây), đàn tam (3 dây), tỳ bà (4 dây), đàn
nhị (2 dây có cung kéo) ; có 2 sáo trúc, trống bảng
một mặt, 3 thanh la nhỏ, sinh tiền.
Việc thành lập những dàn nhạc không quan tâm đến
số lượng mà đặt trọng tâm vào chất lượng
và sự phối hợp màu âm : trong nhă nhạc, khi các
nhạc công ḥa tấu ta vẫn nghe rơ tiếng của
từng cây đàn : tiếng chững chạc, trang nghiêm
của đàn nguyệt, tiếng chuyền tiếng phi bay bướm
của tỳ bà, tiếng trong vắt, vuốt ve nên
lời dịu ngọt của đàn nhị, tiếng đục
khi vê khi khảy của đàn tam, tiếng nỉ non, vi vút
của hai chiếc sáo trúc, tiếng kim của tam âm la,
tiếng mộc của sinh tiền, tất cả nhạc
khí đồng theo tiếng nhịp của trống
bảng khi khoan khi nhặt, khi vào nội phách, khi ra
ngoại phách, tấu lên 10 bài Ngự, từ nhịp điệu
khoan thai của mấy bản Phẩm tuyết, Nguyên tiêu,
lần lần dồn dập của mấy bài Hồ
quảng, Liên hoàn, B́nh bán, Tây mai, Kim tiền, rộn ră
từ Xuân phong qua Long hổ, đi đến náo nhiệt
như tiếng vó ngựa phi trong bài Tẩu mă.
Thang âm điệu thức đa dạng, tiết
tấu phong phú, bài bản dồi dào.
Công dụng, chức năng đa dạng : khi là nhạc
lễ trong các tế giáo, tế miếu, trong những
buổi đại triều, thường triều, khi là
loại thính pḥng cung trung chi nhạc, đàn cho vua chúa
triều thần nghe chơi, lúc lại là những điệu
nhạc giúp vui trong yến tiệc, phụ họa cho các
điệu múa cung đ́nh, cho những vở tuồng hát
bội.
Nhạc công, nhạc sĩ, các nghệ sĩ đàn ca, múa
hát đều có kỹ thuật rất cao v́ chỉ
triều đ́nh mới có khả năng tài chánh,
quyền lực chính trị để qui tụ nhiều tài
năng từ khắp nơi trong đất nước, có
thể tạo điều kiện cho các nghệ sĩ
ấy có thời gian và phương tiện trau dồi
nghệ thuật để trở nên những nghệ nhân
cao tay nghề, sáng tác dồi dào và biểu diễn tinh vi"
(1).
Để có được giá trị nghệ thuật
lớn ấy, âm nhạc cung đ́nh Việt và nhă
nhạc cung đ́nh Huế không những đă trải qua
nhiều thế kỷ sáng tạo nghệ thuật, mà c̣n
trải qua một thời gian dài giao lưu âm nhạc,
tiếp biến văn hóa Việt - Chăm, Việt - Hoa,
kể cả đem chuông đi đánh xứ người.
Vài ví dụ : từ cuối thế kỷ 10, người
Việt, thời Lê Đại Hành, đă tiếp thu âm
nhạc cung đ́nh Chămpa ; đầu thế kỷ 15,
thời Lê sơ, âm nhạc cung đ́nh triều Minh, Trung
Quốc, được tham khảo, thậm chí bị sao
chép ; cuối thế kỷ 18, triều Thanh đă có
dịp thưởng thức cái mà họ gọi là "An
Nam quốc nhạc" của thời Tây Sơn ; năm
1970, đoàn Ba Vũ (Huế) đă biểu diễn một
số bài bản và điệu múa của Nhă nhạc cung
đ́nh Huế tại Expo quốc tế Osaka, Nhật
Bản, v.v. để rồi 33 năm sau giới yêu
chuộng âm nhạc ở năm châu bốn biển khám phá
lại kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền
khẩu này của Việt Nam dâng cho nhân loại.
Vài niên đại, thời điểm, sự kiện
vừa kể có thể làm chứng cho một cuộc
đại phiêu lưu sáng tạo nghệ thuật và giao lưu
văn hóa dài 10 thế kỷ của một dân tộc thương
người, yêu thơ, mến nhạc, trọng nhân nghĩa,
thủy chung, thiết tha công lư, khao khát ḥa b́nh.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, khi thưởng
thức và trân trọng Nhă nhạc cung đ́nh Huế, nói
hay viết về nó, người Việt Nam chúng ta không
thể không ghi ơn tất cả những ai đă góp
phần sáng tạo nó, ǵn giữ bảo vệ, phổ
biến, ủng hộ, tài trợ nó, để có
được cuộc trung hưng vẻ vang, xứng đáng
với giá trị của nó như hôm nay.
Đó là những điều sẽ được cố
gắng gợi tả qua Niên biểu sơ lược này
:
Niên
biểu 10 thế kỷ lịch sử Âm nhạc cung đ́nh
Việt Nam và Nhă nhạc cung đ́nh Huế
-
Thời vua Lê Đại Hành (trị v́ 980-1005)
Năm 982, vua xâm nhập lăng thổ vương quốc láng
giềng Chămpa, chiếm kinh đô Indrapura rồi
đưa về Hoa Lư 100 cung kỹ (ca nhi, vũ nữ)
Chăm. Kể từ ấy, ảnh hưởng Chăm thâm
nhập âm nhạc cung đ́nh Việt.
-
Đời Lư : triều đại quân chủ đầu
tiên (thế kỷ 11 và 12)
Trên nhiều bệ đá kê các cột chùa Vạn Phúc (c̣n
gọi là chùa Phật Tích, vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh)
thấy chạm nổi một dàn nhạc 10 người chơi
8 nhạc khí : thổi tiêu, sanh (ống sáo), đánh phách,
trống cơm, kéo nhị, gảy đàn cầm, đàn
tam, tỳ bà. Dàn nhạc gồm 4 nhạc khí dây, 2
nhạc khí thổ, 2 nhạc khí gơ này gồm những
nhạc khí thuần Việt, hoặc có gốc gác Ấn
Độ, Chămpa, Trung Quốc (2).
-
Thời vua Lư Thái Tông (1028-1054)
Năm 1044, vua đánh Chămpa chiếm thành Phật
Thệ, đưa về Thăng Long nhiều cung nữ
giỏi hát múa Khúc điệu Tây Thiên (khúc hát, điêïu
múa Chăm gốc gác từ Ấn Độ).
Năm 1060, là người giỏi thơ văn, thích múa
nhạc, vua đích thân phiên dịch một khúc nhạc Chămpa,
ghi chép một điệu trống Chămpa rồi sai
nhạc công tập luyện, biểu diễn.
Năm 1069, vua đánh Chămpa, bắt được vua Chăm
Chế Củ và dân chúng 5 vạn người. Chế
Củ buộc ḷng nộp 3 châu Bố Chánh, Địa Lư
và Ma Linh (Quảng B́nh, bắc Quảng Trị ngày nay)
để chuộc lại tự do. Cuộc Nam tiến
của người Việt bắt đầu. Một
bộ phận nhân dân Đại Việt và một bộ
phận nhân dân Chămpa bắt đầu chung sống
với nhau, với cái tốt nhất và cái xấu
nhất có thể xảy ra.
-
Thời vua Lư Nhân Tông (1066-1128)
Dựa trên sách sử và văn bia, nhà sử học văn
hóa học Trần Quốc Vượng đă "Phác
họa chân dung nhạc sĩ Lư Nhân Tông" : đặc
biệt giỏi âm luật, vua đích thân sáng tác
những bài ca khúc nhạc cho nhạc công ca nữ cung
đ́nh luyện tập. Văn bia chùa Đọi ghi "Vua
ta : tứ thơ thâu tóm thiên biến vạn hóa của
Đất, Trời, nhạc phổ ḥa hợp âm thanh
của Đường, Phạn" (3).
-
Thời vua Lư Cao Tông (1176-1204)
Năm 1202, vua sai nhạc sĩ cung đ́nh đặt ra Khúc
nhạc Chăm ("Chiêm Thành âm") tiếng trong
trẻo, ái oán, năo nùng, người nghe phải chảy nước
mắt.
-
Đời Trần : thế kỷ 13-14
Năm 1306, công chúa Huyền Trân, em vua Trần Anh Tông
(1293-1314), "nước non ngàn dặm ra đi" sánh
duyên cùng vua Chăm Chế Mân, và sính lễ là hai châu Ô và
Rí (nam Quảng Trị, Thừa Thiên, bắc Quảng Nam).
Sau khi công chúa ca bài Lư qua đèo, nhân dân hai vương
quốc Đại Việt và Chămpa xích lại gần
nhau hơn chút nữa, nhạc cung đ́nh Thăng Long và
nhạc dân gian Thuận Quảng "nhuộm màu Chàm"
hơn chút nữa.
Năm 1307, Lê Tắc, trong An Nam chí lược, cho biết
: nhạc cung đ́nh đời Trần có Đại
nhạc, trong dân gian có Tiểu nhạc với cả
thảy 12 loại nhạc khí : đàn gáo, đàn cầm,
tỳ bà, thất huyền, tranh, tam, kèn tất lật, sáo
dọc (tiêu), sáo ngang (địch), phách, tiểu bạt và
trống cơm (phạn cổ). Trống này, Lê Tắc nói
rơ là có gốc gác Chăm.
-
Đời Lê sơ : đầu thế kỷ 15 - đầu
thế kỷ 16
Trị v́ từ 1428 đến 1433, lê Thái Tổ (Lê
Lợi) đă giao cho Nguyễn Trăi, tác giả Đại cáo
b́nh Ngô, định ra qui chế triều phục và nhă
nhạc. Chưa kịp triển khai th́ vua mất.
Lê Thái Tông (1434-1442) lại giao việc đó cho Nguyễn
Trăi tiếp tục làm, cùng với quan hoạn Lương
Đăng. Do tŕnh độ tầm thường và tinh
thần vọng ngoại của người này, Nguyễn
Trăi xin trả lại công việc được giao. Vua
ưng thuận rồi sau đó nghe theo ư kiến của Lương
Đăng bất chấp sự phản đối của
Nguyễn Trăi và bốn đại thần khác.
Năm 1437, Lương Đăng tŕnh vua hai loại
nhạc cung đ́nh mới sao chép theo qui chế nhă
nhạc triều Minh : Nhạc ở trên điện vua và
Nhạc ở dưới điện vua. Nguyễn Trăi
tiếp tục phản đối và tŕnh vua một quan
điểm nhân văn và dân chủ cao quí về âm
nhạc : "Đời loạn dụng vơ, thời b́nh
chuộng văn Ḥa b́nh là gốc của nhạc, thanh âm là
văn của nhạc. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân
để chốn xóm thôn không c̣n tiếng oán hận
buồn than. Như thế mới không mất cái gốc
của âm nhạc" (Toàn thư). Vua khen ngợi tư
tưởng của Nguyễn Trăi, nhưng việc thụ
động sao chép nhạc nước ngoài là việc
đă rồi. Năm năm sau, ngày 19-9-1442 cả nhà
Nguyễn Trăi bị kết án tru di tam tộc.
Năm 1470, Lương Thế Vinh, tác giả Hí phường
phả lục, đă cùng Thân Nhân Trung và Đỗ
Nhuận lại tham khảo nhă nhạc triều Minh và tŕnh
với vua Lê Thánh Tông (1460-1497), người đă chính
thức tẩy oan và khôi phục danh dự cho Nguyễn Trăi
năm 1464, hai loại nhạc cung đ́nh mới : Đồng
văn (khí nhạc) và Nhă nhạc (thanh nhạc).
Giai đoạn tốt đẹp nhất của đời
Lê là thời Hồng Đức của Lê Thánh Tông
(1470-1497). Đó là giai đoạn của Hội Tao đàn,
của Thánh Tông di thảo, Hồng Đức quốc âm
thi tập, Hồng Đức bản đồ, Thiên
Nam dư hạ tập Nhạc cung đ́nh đời Lê
đạt đến đỉnh cao với 8 thể
loại : nhạc Tế giao, nhạc Tế miếu,
nhạc Tế ngũ tự (5 vị thần), nhạc
cứu Mặt Trời, Mặt Trăng (khi có Nhật
thực, Nguyệt thực), nhạc Đại triều,
nhạc Thường triều, Nhạc cử 9 lần khi
đại yến, nhạc dùng trong cung.
Từ khi chịu ảnh hưởng Trung Quốc mạnh
mẽ, nhạc cung đ́nh Việt (được tôn là
Nhă nhạc nghĩa là nhạc tao nhă) bắt đầu
đối lập với nhạc dân gian lâu đời
(vốn được các vua Lư, Trần quí trọng,
bấy giờ bị chê bai là tục nhạc, nghĩa là
nhạc thô thiển, thậm chí bị gọi là dâm
nhạc, tức là nhạc bậy bạ), bị cấm không
được tŕnh diễn trong cung đ́nh nữa. Toàn thư
ghi : "bải bỏ các tṛ chèo hát".
-
Thời Mạc, Lê trung hưng, Trịnh và Lê mạt
ở Thăng Long và Đàng Ngoài : thế kỷ 16-18
Bên cạnh Đại Việt sử kư toàn thư (thế
kỷ 15-17), Lê triều hội điển (thế kỷ
17), tài liệu phong phú nhất về âm nhạc Đại
Việt (Đàng Ngoài) thời kỳ này là những ghi chép
quí báu của Phạm Đ́nh Hổ trong Vũ trung tùy bút
và của Lê Qúi Đôn trong Kiến văn tiểu lục.
Trong ba thế kỷ sau đời Lê sơ, ngoài các
loại nhạc cung đ́nh kể trên c̣n có Cổ xúy
đại nhạc, Nhạc huyền, Quân nhạc, Nhạc
Bả lệnh (dùng trong phủ chúa Trịnh), Nhạc
Giáo phường (vốn là nhạc dân gian, được
đưa vào cung đ́nh thay thế cho Đồng văn và
Nhă nhạc bị sa sút). Ba thế kỷ ấy cũng là
thời nội chiến Mạc-Lê, Trịnh-Nguyễn liên
miên, phân tranh chia cắt kéo dài, chúa tiếm quyền vua, nông
dân khởi nghĩa, xă hội lầm than loạn lạc ;
đó là những nguyên nhân góp phần làm cho nhạc cung
đ́nh Đàng Ngoài ngưng đọng và dần dần
đ́nh đốn.
-
Thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong : 1623-1777
Từ những năm 30 của thế kỷ 17, nhà văn
hóa lớn của Đàng Trong là Đào Duy Từ (1572-1634)
- tác giả của Hổ trướng khu cơ, Ngọa
long cương văn, Tư dung văn, của hai lũy Trường
Dục và Nhật Lệ c̣n gọi là Lũy Thầy - tương
truyền là tác giả một số bài hát, điệu múa
và vở hát bội cung đ́nh. Về sau ông được
thờ như một trong những vị tổ của âm
nhạc và sân khấu Huế tại nhà từ đường
Thanh B́nh ở Huế đầu thế kỷ 19. Ông đă
tiếp thu âm nhạc và sân khấu Đàng Ngoài để
giúp chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1623-1634) lập ra một
hệ thống lễ nhạc, triều nhạc mới
ở Đàng Trong : Ḥa thanh thự của các chúa ở Phú
Xuân là một tổ chức nhạc cung đ́nh lớn
gồm ban nhạc, đội ca, đội múa đông
đảo (Đại Nam thực lục tiền biên).
Vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18,
nhạc cung đ́nh Phú Xuân (Huế) đă khá hoàn
chỉnh, phong phú, hấp dẫn, theo những ghi chép và
đánh giá của nhà sư Trung Quốc Thích Đại Sán,
thượng khách của chúa Nguyễn Phúc Chu (1692-1725) sau
chuyến đi thăm Phú Xuân và Đàng Trong. Được
mời xem ca múa nhạc và hát bội tại phủ chúa,
nhà sư cho biết điệu múa nổi tiếng
thời đó là múa Thái liên (hái sen) diễn tả dáng
dấp đài các, trang nhă, t́nh tứ của các cô
tiểu hầu đô thành Đàng Trong vừa uyển
chuyển chèo thuyền vừa tươi cười hái
hoa. Các ca nhi vũ nữ ấy "đội măo vàng,
áo hoa xanh dài phết đất, thoa son dồi phấn
rất mực diễm lệ làm nao ḷng người"
(4).
-
Thời Tây Sơn : 1788-1802
Năm 1790, sau đại thắng Đống Đa ở Thăng
Long, vua Quang Trung (giả) cầm đầu một đoàn
sứ giả sang thăm hữu nghị triều Thanh ở
Bắc Kinh, cống nạp lễ vật, cầu ḥa và chúc
thọ hoàng đế Càn Long 80 tuổi. Hoàng đế
phong cho vua Quang Trung tước "An Nam quốc vương"
và vui vẻ thưởng thức đoàn "An Nam quốc
nhạc" biểu diễn chúc thọ. Nhờ những
ghi chép sinh động, cụ thể của Đại
Thanh hội điển sự lệ và tập văn
kiện ngoại giao Đại Việt quốc thư
thời Tây Sơn mà nhạc cung đ́nh của ta cuối
thế kỷ 18 hiện ra khá rơ nét.
Hội điển triều Thanh mô tả chính xác trang
phục các nhạc công, ca công, vũ công của ta.
Về phần nhạc khí, theo giáo sư Trần Văn Khê,
nghệ nhân cung đ́nh Tây Sơn chơi 8 loại nhạc
khí mà hội điển triều Thanh đă ghi lại
bằng chữ Nôm : "Một cái cổ (kai kou :
trống), một cái phách (kai po), hai cái sáo (kai chao),
một cái đàn huyền tử (kai-t'an hien-tse), một cái
đàn hồ cầm (kai tan hou kin), một cái đàn song
vận (kai tan choang wen), tức là đàn nguyệt, một
cái đàn tỳ bà (kai tan pi pa), một cái tam âm la (kai san
in lo).
Về phần hát xướng, Đại Việt quốc
thư của ta bổ sung như sau : Nhân dịp lễ thượng
thọ của Càn Long 80 tuổi, đoàn quốc nhạc
Đại Việt gồm 6 nhạc công và 6 ca công cung
đ́nh Phú Xuân đă biểu diễn cho hoàng đế nhà
Thanh nghe "Nhạc phủ từ khúc thập điệu".
Có thể đây chính là liên khúc 10 bản Thập thủ
liên hoàn, c̣n gọi là Mười bản Tấu hay Mười
bài Ngự nổi tiếng trong nhă nhạc cung đ́nh
Huế, thậm chí có nghệ nhân c̣n gọi sai là "Mười
bản Tàu" (có sự lẫn lộn giữa Tấu và
Tàu, Tầu) (5).
-
Thời thịnh triều Nguyễn : 1802-1885
Thời kỳ vàng son của âm nhạc cung đ́nh Đại
Việt, Việt Nam, Đại Nam là thời thịnh
của triều Nguyễn từ khi Gia Long lên ngôi (1902)
đến trước lúc kinh đô Phú Xuân (Huế)
thất thủ (1885).
Theo những tài liệu chủ yếu như Lịch
triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú
(đầu thế kỷ 19) và các công tŕnh lớn của
Quốc sử quán (giữa thế kỷ 19) như Đại
Nam thực lục chính biên, Khâm Định Đại
Nam hội điển sự lệ th́ nhă nhạc cung
đ́nh Phú Xuân trong suốt 80 năm đă được
phục hồi, chấn chỉnh và phát triển. Các
loại Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ tự
nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều
nhạc, Yến nhạc, Cung trung chi nhạc đă
ảnh hưởng qua lại, thâm nhập lẫn nhau
với nhạc cổ điển thính pḥng (ca Huế,
đờn Huế) và nhạc tuồng cung đ́nh (thanh
nhạc và nhạc múa của hát bội Huế).
Đáng chú ư là nhiều nhà hát, rạp hát lớn nhỏ
của vua chúa, đại thần và của cả dân thường
được xây dựng : đài Thông minh trong cung Ninh
Thọ đời Gia Long, Duyệt thị đường
trong hoàng cung đời Minh Mạng, Minh khiêm đường
trong Khiêm cung (lăng Tự Đức), rạp hát Ông Hoàng
Mười, nhà hát Mai Viên trong tư dinh thượng thư
Đào Tấn đă không loại trừ hay lấn lướt
sự tấp nập dân gian của những rạp hát Ông
Sáu Ớt (Nguyễn Nhơn Từ), rạp hát gia đ́nh
họ Đoàn (ở An Cựu), rạp hát Bà Tuần
(tồn tại đến 1975), v.v.
Đời Gia Long (1802-1820), Việt tương đội,
kế thừa Ḥa thanh thự của các chúa Nguyễn, là
một tổ chức âm nhạc cung đ́nh lớn với
200 nghệ nhân ưu tú tuyển từ nhiều nơi trong
nước. Sân khấu ca múa nhạc và hát bội đầu
tiên được dựng lên là đài Thông minh, dành cho
vua và hoàng gia.
Đến đời Minh Mạng (1820-1840), nhà vua cho
dựng nhà hát lớn đầu tiên trong lịch sử âm
nhạc và kịch nghệ Việt Nam : Duyệt thị
đường (1824), đổi Việt tương đội
thành Thanh b́nh thự với qui mô lớn hơn, lại
lập thêm đội Nữ nhạc với 50 ca nữ, vũ
nữ, nhạc nữ ; đặc biệt triều đ́nh
c̣n cho dựng Nhà thờ các tổ sư nghệ thuật
âm nhạc và hát bội Huế thờ Đào Duy Từ và
hàng chục vị khác : đó là Thanh b́nh từ đường
(1825), trước nhà thờ dựng bia và một sân
khấu để biểu diễn trong các dịp tế
lễ. Văn bia cho biết vào đời Minh Mạng âm
nhạc và kịch nghệ cung đ́nh đă phát triển
tốt đẹp.
Đời Tự Đức (1841-1883), âm nhạc thính pḥng
(ca Huế, đờn Huế), nhă nhạc và hát bội
cung đ́nh đạt tới đỉnh cao. Nhà hát
lớn Minh Khiêm đường được dựng
trong Khiêm cung (sau khi vua mất sẽ trở thành Khiêm lăng).
Ông hoàng bà chúa tham gia dựng rạp hát, sáng tác nhạc
và tuồng hát bội. Tương truyền Tứ đại
cảnh là một tác phẩm của Tự Đức (?),
ông vua này đă lập ra một thứ Hội Tao đàn
mang tên Hiệu thư pḥng, nơi vua và các danh nho thời
ấy xướng họa thơ văn, thưởng
thức âm nhạc, sáng tác và nhuận sắc các vở
tuồng hát bội. Nhà thơ và nhà soạn tuồng
lỗi lạc Đào Tấn (1845-1907) là một trong
những cột trụ của cơ quan văn hóa cung đ́nh
ấy. Thời Tự Đức, nhiều tác phẩm
viết về nhạc Huế cổ điển và cung
đ́nh ra đời (được các nhạc sĩ Vĩnh
Phan, Nguyễn Hữu Ba, giáo sư Hoàng Xuân Hăn sưu
tầm, ǵn giữ) : đó là những Nam cầm phổ, Nguyệt
cầm phổ ghi dấu một thời vang bóng.
-
Thời suy triều Nguyễn : 1885 -1945
Thực dân Pháp gây hấn và bắt đầu xâm lược
vương quốc Đại Nam từ Đà Nẵng
rồi lấn chiếm dần các tỉnh Nam bộ,
Bắc bộ (1858-1883). Triều đ́nh vội kư hàng
ước rồi tháng 8-1885 kinh đô Phú Xuân (Huế)
thất thủ. Các vua Nguyễn sau Tự Đức đều
được Pháp đưa ra ngồi làm v́, mất
hết thực quyền. Đời sống cung đ́nh
tẻ nhạt, âm nhạc cung đ́nh ngày càng sa sút.
Thành Thái (1889-1925) lập Vơ can đội, rồi thêm
đội Đồng ấu (nhạc công diễn viên
thiếu niên làm dự bị cho Vơ can đội). Tất
cả đều hoạt động lai rai, cầm
chừng.
Khải Định (1916-1925) dựng thêm nhà hát Cửu tư
đài trong cung An Định.
Trong thời gian từ 1914 đến 1944, một sự
kiện văn hóa đáng ghi nhớ : Tập san Những
Người Bạn của Huế Cổ Kính
(Bulletin des Amis du Vieux Huế, tiếng Pháp) ra đời
tại Huế và đă xuất bản tổng cộng 120
tập, dày hàng vạn trang trong suốt 30 năm, dưới
sự điều khiển của hai nhà Việt Nam học
lỗi lạc : linh mục Cadière và ông Orband. Nhiều bài
khảo tả có giá trị về âm nhạc và lễ
hội cung đ́nh được công bố, nổi
bật là công tŕnh của Hoàng Yến (1919) về Âm
nhạc ở Huế và của R. Orband về Lễ tế
Nam Giao.
Thời Bảo Đại (1933-1945), Vơ can đội đổi
thành Ba vũ đội gồm cả một đội
Đại nhạc và một đội Tiểu nhạc
với khoảng 100 nhạc công, ca công, vũ công hoạt
động rời rạc trong lúc chờ đợi làm
nhiệm vụ chính : tham gia phục vụ phần nhạc
và múa trong lễ Tế Nam giao (tổ chức ba năm
một lần). Ba vũ đội quen được
gọi là đội Nhạc chánh Nam triều.
Năm 1942, triều Nguyễn cử hành lễ Tế Nam
giao, cũng là lần cuối cùng Nhă nhạc cung đ́nh
Huế biểu diễn trọng thể và đúng qui cách
trước công chúng.
Ngày 31-8-1945, trên khán đài uy nghi của Ngọ Môn, ông
vua cuối cùng của triều Nguyễn thoái vị. Nhă
nhạc cung đ́nh tạm thời ră đám.
-
Nửa thế kỷ cố gắng phục hồi :
1945-1993
Một ít lâu sau ngày Bảo Đại thoái vị, cựu
hoàng thái hậu mà nhân dân Huế thời ấy cẩn kính
gọi là Đức Từ Cung (hay Đức Từ)
thực sự là người có công cứu Nhă Nhạc
cung đ́nh Huế thoát nguy cơ tuyệt tự. Từ
1946 đến 1975, với tiền riêng và biết chọn
mặt gởi vàng, bà ủy nhiệm cho ông Nguyễn
Hữu Ḥa (tức Đội Ḥa, con ông Đội
Thức, người chỉ huy Ba vũ đội nổi
tiếng một thời) đi gom một số nhạc công
cung đ́nh thất nghiệp (Lữ Hữu Thi, Nguyễn
Mạnh Cẩm, La Cháu, Nguyễn Kế, Trần Kích)
rồi lập lại một ban lễ nhạc gồm
khoảng mươi người và các con cháu thạo
nhạc của họ để thỉnh thoảng phục
vụ các buổi tế lễ, kỵ lạp do bà và Tôn
nhơn phủ tổ chức. Chính các cụ nghệ nhân
ấy (năm nay nếu c̣n sống th́ cũng đă trên
90 xuân) và con cháu của họ là hạt nhân của đoàn
Ba vũ đă hoạt động cầm chừng tại
Huế cho đến trước 1975.
Năm 1962, được sự tài trợ của Viện
bảo tàng quốc gia nghệ thuật Á Đông Guimet và
Trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (CNRS) Pháp,
luận án tiến sĩ của Trần Văn Khê, La
Musique vietnamienne traditionnelle, được nhà xuất
bản PUF (Paris) cho phát hành. Lần đầu tiên hơn
100 trang nghiên cứu nhạc học bằng tiếng Pháp
được dành cho Nhă nhạc cung đ́nh Huế. Sau
khi tác phẩm này được công bố, trong những
thập niên 1960-1990, Trần Văn Khê đă được
nhiều nhà xuất bản các bộ bách khoa thư Âu,
Mỹ mời viết về nhạc Việt Nam và nhạc
châu Á.
Trong những năm 1963-1968, hai nhà nhạc học Việt
Nam, Nguyễn Hữu Ba (Tỳ bà trang, Trường Quốc
Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Huế, Sài G̣n) và
Trần Văn Khê (CNRS, CEMO Paris) được viện trưởng
Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Âm Nhạc Đối
Chiếu (Tây Bá Linh), Alain Daniélou, tài trợ. Tại
Huế, nghệ sĩ Nguyễn Hữu Ba, người
trực tiếp phụ trách sưu tầm, ghi âm, chụp
ảnh, tập hợp tài liệu nghiên cứu làm việc
với ông Đội Ḥa và các lăo nghệ nhân trong và ngoài
đoàn Ba Vũ để ghi âm nhiều bài bản
nhạc Huế cổ điển và cung đ́nh. Sau gần
sáu năm làm việc, nhiều tác phẩm âm nhạc
cổ điển và nhạc cung đ́nh Huế sẽ
được chọn lọc và công bố trong một
đĩa nhựa vinyl dành riêng cho âm nhạc Việt Nam,
do Unesco bảo trợ trong Bộ Hợp Tuyển Âm
Nhạc Phương Đông (Anthologie musicale de l'Orient).
Năm 1967, cuốn Musique du Vietnam của Trần Văn Khê
được nhà xuất bản Buchet-Chastel Paris phát hành.
Trong tác phẩm cập nhật hóa này (được
bổ sung năm 1996), tác giả đă dành hơn 50 trang
để nói về nhạc khí, lịch sử và giá
trị nhạc cổ điển, nhạc cung đ́nh
Huế.
Năm 1969, Unesco công bố cùng một lúc tại Paris, New
York và Cộng Ḥa Liên Bang Đức đĩa hát Âm
nhạc Việt Nam I : truyền thống Huế, do
Trần Văn Khê và Nguyễn Hữu Ba ghi âm và giới
thiệu bằng ba thứ tiếng (Anh, Pháp, Đức), và
Viện Quốc Tế Nghiên Cứu Âm Nhạc Đối
Chiếu phát hành (Barenreiter Musicaphon BM30L2022). Nội dung
đĩa hát gồm 11 tác phẩm về lễ nhạc,
nhạc tôn giáo và nhạc tiêu khiển : Mă vũ và
Mang, Phượng vũ, Đăng đàn, Mười bài
Ngự, Đào điên, Ngũ lôi cổ, Tụng Lăng
nghiêm, Tán Nhứt điển, Độc tấu đàn
bầu, Phú lục chậm và Tứ đại cảnh.
Ngay sau khi được phát hành, đĩa hát này đă
liên tiếp nhận hai giải thưởng lớn :
Giải âm nhạc Deutscher Schallplatten của Cộng Ḥa
Liên Bang Đức năm 1969 và Giải dân tộc nhạc
học của Viện Hàn Lâm Đĩa Hát Pháp năm 1970.
Sự thành công của đĩa hát âm nhạc truyền
thống Huế này đánh dấu sự sống lại
của một di sản văn hóa từ lâu bị lăng quên.
Từ sau ngày đó thế giới văn hóa biết đến
nền âm nhạc cổ điển, nhạc cung đ́nh
Việt Nam xứng đáng sánh vai với Ya-yue của Trung
Quốc, Gagaku của Nhật Bản, Ah-ak của Triều
Tiên.
Năm 1970 một đoàn nghệ nhân Việt Nam, do giáo sư
Nguyễn Hữu Ba dẫn đầu, đă được
mời lên biểu diễn trên sân khấu lớn của
Expo quốc tế Osaka (Nhật Bản), một số bài
ca bản nhạc và điệu múa cung đ́nh.
Năm 1981, tổng giám đốc Unesco Amadou Matar MBow đến
Hà Nội và Huế phát động Cuộc vận động
quốc tế giúp Việt Nam bảo vệ trùng tu di tích
lịch sử, văn hóa Huế. Nhân buổi biểu
diễn ca múa nhạc cung đ́nh tại Huế, chào
mừng đoàn thượng khách, giáo sư Trần Văn
Khê đă gợi ư với tổng giám đốc Unesco nên
bảo vệ nền thi ca, âm nhạc, vũ điệu,
kịch nghệ của cung đ́nh Huế, v́ đó là cái
hồn, cung điện lăng tẩm của cố đô
chỉ là cái xác.
Năm 1997, nhà xuất bản Thuận Hóa (Huế) công
bố cuốn Âm nhạc cung đ́nh triều Nguyễn
của Trần Kiều Lại Thủy, công tŕnh đầu
tiên bằng tiếng Việt đáng chú ư về đề
tài này.
Di tích lịch sử - văn hóa cố đô Huế và Nhă
nhạc cung đ́nh Huế được nh́n nhận là
di sản văn hóa chung của nhân loại : 1993-2003
Tháng 6-1993, Unesco tổ chức Hội thảo quốc
tế về bảo vệ di sản văn hóa phi vật
thể của nhân loại tại Paris, trong đó dự án
bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của
cố đô Huế và của các sắc tộc thiểu
số Việt Nam.
Tháng 12-1993, tổng giám đốc Unesco, ông Federico Mayor, tuyên
bố Tổng thể di tích lịch sử - văn hóa
cố đô Huế, di sản nghệ thuật kiến trúc
của Việt Nam, là di sản văn hóa của nhân
loại.
Để chuẩn bị lễ kỷ niệm 10 năm
(1993-2003) cố đô Huế được nh́n nhận là
di sản văn hóa của nhân loại, Trung tâm bảo
tồn di tích cố đô Huế đă lập : Dự
án qui hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử - văn hóa (tŕnh chính phủ), Hồ sơ
Nhă nhạc cung đ́nh Huế (tŕnh Unesco), thành lập Nhà
hát nghệ thuật cung đ́nh Huế, xuất bản
nhiều sách nghiên cứu và sách giới thiệu di
sản văn hóa vật thể và phi vật thể
của Huế
Đầu năm 1994, Unesco tổ chức hai buổi
hội thảo quốc tế khác, một tại Hà
Nội về Di sản văn hóa phi vật thể các
sắc tộc Tây Nguyên do giáo sư G. Condominas chủ
tọa và một tại Huế về Di sản văn hóa
phi vật thể cố đô Huế do bà Noriko Aikawa và
giáo sư Trần Văn Khê chủ tọa.
Tháng 7-1994, cơ quan văn hóa Arion Edo của Nhật
Bản mời đoàn nghệ thuật âm nhạc và múa
cung đ́nh Huế, do nữ nghệ nhân La Cẩm Vân
dẫn đầu, biểu diễn tại Đại
nhạc hội quốc tế mùa hè ở thủ đô
Tokyo, cố đô Kyoto và nhiều thành phố khác. Đài
truyền h́nh NHK đă chiếu lại toàn bộ các
buổi tŕnh diễn cho dân chúng Nhật Bản xem.
Năm sau, do sự vận động của hai giáo sư
Yamakuti Osamu và Tokumaru Yoshihito, quỹ Toyota Foundation đă tài
trợ cho đoàn nghiên cứu nhạc học và chuyên viên
kỹ thuật nghe nh́n Nhật Bản, với những
trang bị tối tân nhất, sang Việt Nam thu âm và ghi h́nh
tất cả những ǵ mà các lăo nghệ nhân c̣n nhớ
được về Nhă nhạc cung đ́nh Huế để
mang về nghiên cứu. Tất cả đă được
đúc kết lại thành bộ Hồ sơ nhạc
học sinh động và đồ sộ tồn trữ
tại Viện đại học Osaka và Tokyo, bản sao
gởi tặng Việt Nam.
Những năm kế tiếp, 1995 và 2002, hai đoàn
nghệ thuật Việt Nam (hát ả đào, nhạc
cổ điển và cung đ́nh Huế) đến Pháp tŕnh
diễn tại trụ sở Unesco (Paris), Nhà Văn hóa
Thế giới Paris, nhiều thành phố khác tại Pháp và
châu Âu. Các lăo nghệ nhân cung đ́nh đă được
hoan nghênh nhiệt liệt.
Năm 1997, hai giáo sư Yamakuti và Tokumaru lại vận
động quỹ Japan Foundation tài trợ cho Đại
học Huế mở lớp đào tạo 4 năm Nhă
nhạc cung đ́nh. Tháng 6-2000, dưới sự d́u
dắt của hai nghệ nhân lăo thành và ba giảng viên
nhạc học, 11 sinh viên đầu tiên được
cấp bằng tốt nghiệp cử nhân âm nhạc cung
đ́nh.
Trong hai ngày, 26 và 27-8-2002, Hội thảo quốc tế
về Nhă nhạc cung đ́nh lần đầu tiên
được tổ chức tại Huế. Nhân dịp này
bà Noriko Aikawa, trưởng Vụ văn hóa và sáng tạo
nghệ thuật Unesco, và giáo sư Trần Văn Khê đă
giúp phía Việt Nam chấn chỉnh, bổ sung và hoàn
thiện hồ sơ Nhă nhạc cung đ́nh tŕnh Unesco.
Đầu năm 2003, loạt bài của nghệ sĩ
Trịnh Bách viết về Nhă nhạc cung đ́nh
triều Nguyễn (6) chứa đựng nhiều tư
liệu độc đáo về nhă nhạc cung đ́nh
Việt Nam, nhất là đă làm bất tử những các
cụ nghệ nhân, những "di sản văn hóa
sống" : Lữ Hữu Thi, Lê Văn Lương,
Lữ Hữu Cử
Ngày 7-11-2003, tại Paris, tổng giám đốc Unesco, ông
Koichiro Matsura, tuyên bố Nhă nhạc cung đ́nh Huế cùng
với 27 kiệt tác của các nước khác được
nh́n nhận là di sản văn hóa phi vật thể và
truyền khẩu của nhân loại.
Trong buổi trao bằng Di sản văn hóa phi vật
thể Nhă nhạc cung đ́nh Huế ngày 31-1-2004, hơn
một ngàn người có mặt trong hội trường
Unesco (Paris) đă có dịp thưởng thức bài Tam
luân cửu chuyển, Mười bài Ngự, các điệu
múa Lân mẹ đẻ lân con, Lục cúng hoa đăng đặc
sắc của những nghệ nhân Việt Nam, trong đó
có cụ Trần Kích 90 tuổi.
Để kết thúc, xin mượn lời tâm huyết
của giáo sư Trần Văn Khê : "Chúng ta rất
vui mừng, phấn khởi khi được thế
giới công nhận nhạc cung đ́nh Việt Nam là
một kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền
khẩu của nhân loại Di sản văn hóa của ông
cha ta để lại có bề dày của lịch sử,
bề sâu của nghệ thuật. Chúng ta nên vô cùng
thận trọng trong việc giữ ǵn và nhất là trong
việc phát triển. Đừng để cho nhiệt t́nh
của chúng ta [] làm biến chất cái hay của
truyền thống".
Đó cũng là lời nhắn nhủ dành riêng cho
những người làm công tác quản lư văn hóa
ở trong nước : Phải biết ǵn giữ
trọn vẹn di sản của ông cha cho con cháu.
Lê
Văn Hảo (Paris)
Chú
thích :
(1)
Trần Văn Khê, tham luận đọc tại Hội
thảo quốc tế Nhă nhạc cung đ́nh Huế,
Huế, 26-27 tháng 8-2002 : "Giá trị lịch sử và
nghệ thuật của Nhă nhạc cung đ́nh
Huế", tạp chí Kiến thức ngày nay, tháng 9-2002,
tr. 7-11.
(2)
Phát hiện khảo cổ học tại chỗ của
Louis Bezacier năm 1940 ; Nghiên cứu nhạc học của
Trần Văn Khê cuối thập kỷ 1950.
(3)
Văn hóa Việt Nam, t́m ṭi và suy ngẫm, 2000, tr.712.
(4)
Bản dịch Hải ngoại kỷ sự của Thích
Đại Sán, 1963.
(5)
Đại Thanh hội điển sự lệ, bản in
1908, quyển 528, Thư viện Hội châu A Paris ; Đại
Việt quốc thư, Trung tâm Học liệu Bộ Giáo
Dục xuất bản, Sài G̣n, 1962.
Sign my Guestbook
View my Guestbook
Ba?o Đa?i
Bảo Đại
Vị hoàng đế cuối cùng
|
Lê
Quỳnh
Ban Việt ngữ
đài BBC
|
|
|
Vua Bảo
Đại và hoàng hậu Nam Phương
kết hôn năm 1934
|
Tạp chí Lá thư thính giả tuần
này của ban Việt ngữ có khách
mời là hai người anh em họ
của Cựu Hoàng Bảo Đại.
Nhân
dịp này, trang Văn hóa có bài tóm
lược cuộc đời của vị
vua cuối cùng của nhà Nguyễn.
Hoàng
tử Vĩnh Thụy, sinh năm 1913 ở Huế
và trở thành Đông cung thái tử
năm 1922.
Ông
được đưa sang Pháp học, theo sự
chăm sóc của Khâm sứ Charles.
Ngày 8-1-1926, ông chính thức nối ngôi
cha, vua Khải Định, và rồi lại quay về
học tiếp ở Pháp. Công việc cai
trị đất nước để lại
trong tay chính quyền thuộc địa Pháp
và Hội đồng phụ chính triều
đình Huế, do Nguyễn Hữu Bài
một tín đồ Thiên chúa giáo -
đứng đầu.
Khi
Bảo Đại sắp bước sang tuổi
thành niên (18), triều đình Huế thúc
giục người Pháp đưa vị
hoàng đế quay về, trong lúc đa số
quan chức Pháp cảm thấy Bảo Đại
nên ở lại thêm ít nhất hai năm để
học. Có vẻ như một trong các lý
do là Pháp muốn tình hình tại Việt
Nam bình ổn trước sự trở
về của hoàng đế.
Và
sự trở về đã là chủ
đề cho một chiến dịch quảng bá
nhằm tạo hiệu quả tối đa.
Tháng Năm 1931, Bộ trưởng thuộc
địa Reynaud, trong cuộc gặp với hội
đồng phụ chính ở Huế, tuyên bố:
đất nước các ông, sau sự
trở về của hoàng đế Bảo
Đại, sẽ chứng kiến một trong những
khoảnh khắc vĩ đại trong lịch sử.
Sự
háo hức của người Việt
có thể tìm thấy qua các bình luận
trên báo chí thời đó. Thảo luận
về tiềm năng sẽ có cải cách
chính trị được bổ sung bằng
các tường thuật nói về sự
chuẩn bị cho ngày về cũng như
các tin đồn tăng thêm tự do cho
báo chí bản địa.
Đảo
chính năm 1933
Ngày 6-9-1932, Bảo Đại, ở tuổi
19, quay về Việt Nam. Một trong những quyết
định đầu tiên của vị vua là
bãi bỏ tục lạy (các quan thôi khỏi
khấu đầu quỳ tấu ở trước sân
đ́nh).
|
Bảo Đại
đi học ở Pháp trước
khi về Việt Nam
|
Rồi
vào ngày 2-5-1933, với sự chuẩn
thuận của toàn quyền Pasquier, ông thực
hiện điều mà người
đương thời gọi là cuộc
đảo chính âm thầm bằng việc
hạ bệ Nguyễn Hữu Bài và bộ
sậu của ông này. Nhiều nhân vật
trẻ được đưa vào nội
các, nổi bật nhất là Phạm
Quỳnh, Ngô Đình Diệm và Bùi Bằng
Đoàn.
Phản
ứng của báo chí đương thời
trước sự kiện này nói chung
tích cực. Một bài của tờ
Annam Nouveau nhắc về sự gia tăng uy
tín mà Bảo Đại có được
từ cuộc đảo chính và
bình luận là tất cả chứng
tỏ ông hoàn toàn đồng thuận với
tư tưởng của giai tầng ưu tú
mới.
Như
vậy mấy tháng đầu tiên sau khi Bảo
Đại trở về có vẻ đánh
dấu một sự khởi đầu thuận
lợi. Bằng việc thay đổi nhân sự
ở cấp cao nhất, ông làm hài
lòng cả phe bảo hoàng muốn nhà vua thâu
tóm thêm quyền lực và cả những
người ít thủ cựu có khuynh hướng
chỉ trích triều đình đương thời.
Nhưng một biện pháp như thế không
có nhiều ý nghĩa trừ phi nó biến
thành uy quyền thật sự và các
cải cách lớn. Khoảng thời gian từ
đây đến khi Thế chiến Hai nổ ra
sẽ chứng tỏ mức độ thay
đổi mà có thể xảy ra.
Thời
kì mới 1933-1939
Như dự kiến, cơ cấu chính quyền
mới kêu gọi thêm các cải cách, với
từng nhân vật có các quan điểm
khác nhau.
Nhịp
độ công việc của bộ máy mới
bị đứt đoạn vì sự từ
chức bất ngờ của Ngô Đình
Diệm vào giữa tháng Bảy 1933.
Đã
có nhiều lý do giải thích tình tiết
này. Chẳng hạn, những tài liệu
của Pháp ghi nhận Ngô Đình Diệm
tỏ ra không hợp với vị trí mới.
Mặc dù có tiếng trung thực
và có khả năng khi làm quan cấp
tỉnh, nhưng ông Diệm tỏ ra thờ ơ
với cương vị của một bộ trưởng.
Toàn quyền Pasquier ghi nhận: Rõ ràng
chúng ta đang tiếp xúc một người
bí ẩn, rất thờ ơ với những
điều thế tục và muốn rút lui
ngay khi có cơ hội. Trong hồi kí
của mình, Bảo Đại lại bảo Ngô
Đình Diệm trình bày với ông
là ông bất mãn khi người Pháp trắng
trợn vi phạm hiệp ước về chế
độ bảo hộ. Và cũng có thuyết
nói cuộc xung đột căn bản là giữa
Phạm Quỳnh và Nguyễn Hữu Bài;
trong lúc Diệm và Bài có liên hệ dựa
trên gia đình và tôn giáo (anh trai của Diệm,
Ngô Đình Khôi, cưới con gái của
Nguyễn Hữu Bài).
Dù
thế nào, trong khuôn khổ nội dung ta đang
bàn, sự từ chức thể hiện
những mâu thuẫn trong nội bộ triều
đình, góp phần vào việc đình
trệ các dự định cải tổ. Một
yếu tố khác là chính thái độ
Bảo Đại. Trong hồi ký, ông bảo
mình bị sốc và mất ảo tưởng
khi quay về chỉ để nhận ra mình
chả có mấy quyền hành. Mặc
dù luôn cần thận trọng khi đọc
các hồi ký, nhưng không phải không
có lý để giả định Bảo
Đại thật sự thất vọng với
kết quả của những cải cách ban
đầu mà ông nắm vai trò khởi
xướng. Ngoài ra cái chết vì tai
nạn máy bay của toàn quyền Pierre Pasquier
đầu năm 1934 cũng làm mất đi con
người ủng hộ Bảo Đại
mạnh mẽ nhất.
Và
cuối cùng, chắc chắn Bảo Đại
nhận ra rằng cải cách nào thì
cũng không làm thay đổi mối quan hệ
căn bản giữa Pháp và Việt Nam. Chức
vụ Résident Supérieur và toàn quyền nắm
thế chủ động, và mọi quyết
định quan trọng đều phải thông qua một
hoặc cả hai nhân vật này. Trong hoàn
cảnh đó, Bảo Đại có ít thực
quyền, và bất kì sự nhiệt
tình nào của ông ắt hẳn
cũng dần phai lạt.
Thế
chiến Hai
Ngày
3-9-1939, Pháp tuyên chiến với Đức.
Mười ngày sau, Bảo Đại nộp
bản đề nghị cải cách gồm bốn
điểm. Tân toàn quyền Catroux lấy lý
do tình hình chiến tranh để thoái
thác việc thảo luận. Nhưng ông có
quà an ủi là chiếc máy bay Morane 343 cho
vị vua trẻ để tiêu khiển.
|
Vua Bảo
Đại thoái vị ngày 30-8-1945
|
Dù
có quan tâm đến cải cách, Bảo Đại
không phải là một lãnh tụ chính
trị hay thậm chí một người tranh
cãi bướng bỉnh. Sau này, khi đề
nghị chương trình cải cách với
toàn quyền Jean Decoux, ông được
bảo là giống như ở Anh, hoàng
đế trị vì nhưng không cai trị.
Bảo Đại không tốn thời gian phản
đối: ông chọn vai trò mà nhiều người
sau này gọi là một playboy hoàn
hảo.
Đêm
9-3-1945, Nhật làm đảo chính Pháp
tại Đông Dương. Ngày 11-3, sau cuộc gặp
với đại sứ Nhật Yokoyama,
Bảo Đại công khai bãi bỏ hiệp
ước 1884 với người Pháp
và tuyên bố sự độc lập
của Việt Nam nằm trong khối Đại
Đông Á.
Ngày
19-3-1945, dưới sức ép của Nhật,
Bảo Đại buộc phải cách chức
Phạm Quỳnh, người thân Pháp. Vài
tuần sau, Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt
và hành quyết. Một chính phủ mới,
với thủ tướng Trần Trọng
Kim, được lấp vào chỗ trống.
Họ dự định cải cách hiến
pháp cùng nhiều chủ đề khác, trước
khi nhận ra quyền quyết định nằm
trong tay người Nhật.
Thoái
vị
Sau vụ đánh bom Hiroshima, chính quyền Nhật
đầu hàng ngày 8-5-1945. Ngày 17-8,
chính quyền Huế ra hai đạo dụ. Một
nói rằng Bảo Đại mời
lãnh đạo Việt Minh đến Huế
để thành lập nội các và rằng
ông sẵn sàng chuyển giao quyền lực
cho họ nếu đó là ý nguyện
của dân. Chiếu thứ hai xác nhận sự
độc lập của Việt Nam. Sau khi Hà Nội
rơi vào tay Việt Minh ngày 19-8, mọi sự
xem như an bài. Đêm 23-8-1945, Chính phủ Cách
mạng Lâm thời gửi điện đ̣i Bảo
Đại thoái vị. Để rồi ngày
30-8-1945, một lễ thoái vị diễn ra trước
Ngọ môn. Bảo Đại - người từ
nay trở thành công dân Vĩnh Thụy - tuyên bố:
"Thà làm dân một nước độc
lập, hơn làm vua một nước nô lệ".
Sự
nghiệp chính trị của Bảo Đại chưa
kết thúc với việc thoái vị, tuy
ông chỉ là một nhánh trong cả mạng lưới
những hi vọng và chính sách tác
động tới sự phát triển
của Việt Nam theo sau Nhật đầu hàng
tháng Tám 1945. Ông tiếp tục đóng một
vai trò phức tạp và mơ hồ trên
chính trường, với việc trở
về sau thời gian lưu vong cuối thập
niên 1940 để trở thành Quốc trưởng
do Pháp bảo trợ. Cuối cùng năm
1955, ông bị Ngô Đình Diệm truất phế.
Đến thời điểm này, chế
độ quân chủ Việt Nam vĩnh viễn kết
thúc.
|
H́nh ?nh Hu? qua ca Hu? Friday
H́nh
ảnh Huế qua ca Huế
Friday, March 12, 2004 6:41:15 PM |
|
Lê Thanh
LTS.- H́nh ảnh của Huế được biểu
hiện qua ca Huế. Và đó cũng là h́nh ảnh
của Huế buồn man mác, buồn muôn thuở. Bài
viết dưới đây là của một đồng
hương gốc gác Huế viết về nỗi
nhớ Huế qua ca Huế:
Có thể nói ví von rằng: Sức sống của ca
Huế giống như Mùa Xuân: Nó sung sức, mượt
mà, duyên dáng, ấm áp... và trường tồn
bởi v́ nó là một nhánh của dân ca nước
Việt.
Một số nhà nghiên cứu cho biết: Ḍng ca dân
tộc này đă h́nh thành, phát triển trong không
thời gian từ cuối thế kỷ 17 đến
cuối thế kỷ 18 tại đất Huế thơ
mộng và chính xác hơn là nó ra đời từ
thời chúa Nguyễn Phúc Chu - tức là Chúa Minh
(1692-1725). Chính ông chúa lăng mạn, hào hoa này đă
ứng tác những bài hát ngắn, điệu
buồn buồn mà sau này, người ta gọi
những bài có giọng điệu đó là Nam Ai. Đầu
tiên các làn điệu ca Huế được hâm
mộ trong giới quyền quư: Các vương tôn, quư
tộc, các Mệ ở kinh thành Huế đều
ưa chuộng hát ca Huế, dần dần ca Huế xâm
nhập vào mọi nơi, mọi người, kể
cả những chỗ dân dă với nội dung, h́nh
thức thể hiện đều phong phú, đắm
say ḷng người... (phổ biến là các điệu
Nam B́nh, Nam Ai, Hành Vân, Lưu Thủy... với lời
hát đơn giản, giàu chất thơ, đậm màu
dân ca của vùng và gắn với những điệu
ḥ, điệu lư). Trước khi bắt vào một bài
ca, người Huế thường mào đầu
bằng một điệu ḥ, điệu lư đặc
sắc, có liên quan ít nhiều đến nội dung bài
ca và nhạc điệu gần gũi với nhau. Ví
dụ trước khi hát bài Tương tư khúc
th́ nên bắc cầu bằng các điệu lư như
Lư Tử vi, Lư năm canh; c̣n khi chuẩn
bị hát điệu Nam Ai th́ người hát sẽ
cất giọng ḥ Mái nh́ da diết v.v..
Thời xa xưa, các ông hoàng, bà chúa không những
biết hát, thích hát ca Huế, mà c̣n tham gia biên
soạn nhạc, lời, làm nhạc cụ. Hồi
đó những tên tuổi của Tùng Thiện Vương
Miên Thẩm, Ưng B́nh Thúc Giạ, Công Chúa Mai An
rất quen thuộc và nổi tiếng trong giới
chuộng ca Huế.
Trong dân chúng cũng có những người theo đuổi
nghiệp ca Huế và được nhắc đến
trong sự ngưỡng mộ, kính trọng, được
xă hội coi là những nghệ nhân. Đó là ông Ca
Soạn, Lư Vũ, Thừa Khâm, Nguyễn Kế, các bà,
cô Đẩu Nương, Tuyết Hương, Châu Loan,
Châu Dinh, Hồng Lễ... những người đă có
nhiều đóng góp làm cho loại h́nh ca Huế phát
triển mạnh.
Người mê ca Huế hát ở khắp nơi:
Tại cung điện, phủ đệ Chúa Nguyễn
và nơi ở của các bề tôi xa hoa, u tịch;
trong căn pḥng ấm cúng, bạn bè tụ họp hát
thi nhau; trong vườn Huế mướt quá, xanh như
ngọc - ca Huế lan tỏa cho con người và cây,
hoa cùng thưởng thức; với những con đ̣
trôi lững thững trên ḍng Hương Giang, th́
giọng ḥ Mái Nh́, Mái đẩy cùng lời ca du dương
làm quên cả thời gian v.v.. Ngoài những lời hát
ứng tác, lời được soạn cố định,
người ta c̣n phổ những bài thơ, đoạn
thơ kiểu như:
Bến Tầm dương canh khuya đưa khách
Tạnh hơi thu, lau lách đ́u hiu,
Người xuống ngụa, khách dừng chèo,
Chén quỳnh mong cạn, nhớ chiều trúc ti (Bài
Tỳ bà hành của nhà thơ Bạch Cư
Dị đời Đường); hoặc
Hôm nay, năm ngoái cửa này,
Hoa đào rạng rỡ, hây hây má người,
Người má đào ở đâu rồi?
Hoa đào năm ngoái vẫn cười gió đông
(Bài Đề đô thành Nam Trang của Thôi Hộ
đời nhà Đường).
Sau này, khổ thơ
Đưa người ta không đưa qua sông,
Sao nghe tiếng sóng vỗ trong ḷng,
Nắng chiều không thắm, không vàng vọt,
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong
(Tống biệt hành của Thâm Tâm)
Và một số bài của Nguyễn Bính, Hàn Mạc
Tử... cũng được dân hát ca Huế
đưa vào phổ làn điệu rồi hát.
Ngày nay ca Huế vẫn tồn tại trong kho tàng dân
ca nước ta. Đông đảo các nhạc sĩ có
duyên với ca Huế đă khai thác làn điệu
của nó để sáng tác nên những bài ca lay động
ḷng người. Các bài hát như Huế một t́nh
yêu của tôi, Gửi Huế yêu thương,
Mưa trên xứ Huế... có lẽ thành công là
nhờ phần lớn vào chất ca Huế. Nhiều bài
hát về Huế mang phong cách ca Huế đă
được các ca sĩ như Bảo Yến, Thu
Hiền, Hương Mơ, Quang Linh... thể hiện
rất đạt, không những được khán
giả trong nước mà bà con người Việt
sống ở nước ngoài (nhất là người
Huế) và các bạn ngoại quốc yêu Huế,
nhiệt liệt hoan nghênh.
Mùa xuân về, được nói về ca Huế, nghe
ca Huế, nghe bài hát mang âm hưởng dân ca Huế là
một hạnh phúc. Dù sao, ca nhạc là một h́nh
thức gần gũi với hồn người,
với cái đẹp, cái thiện... và dễ làm con
người đến gần nhau, hiểu nhau, mến
nhau, cảm nhau.
*********************************************
|
VUA BAO DAI ,VO, VA ONG BA BAC SI VU HAU (09/1985) |
|
CO THU VAN, CO DA THAO VA DUC TU CUNG (01/1971) |
|
New Page 1
Ngày 10 tháng 12 năm
2003
Trong bài số 2 chúng tôi
có đăng bài " Nam Phương Hoàng Hậu "
với h́nh ảnh của Nam Phương Hoàng Hậu và
Vua Bảo Đại . Nay chúng tôi vừa nhận được
hai tấm h́nh do Bác Sỉ Vủ Hậu gởi đến
. Tấm thứ nhất, Vua Bảo Đại và vợ
chụp chung một tấm h́nh với hai ông bà bác sỉ
Vủ Hậu tại Paris, tháng 9 năm 1985 . Tấm thứ hai
là h́nh của bà Vủ Hậu, tức cô Thu Vân , và cô em
là Dạ Thảo chụp chung với đức Từ Cung,
mẹ vua Bảo Đại ,h́nh chụp tháng giêng năm 1971. Cô Thu
Vân gọi Đức Từ Cung bằng cô .
***************************************
THU?N AN QUI CHÂU
Ngày 12 tháng 12 năm 2003 .
Bài thứ Mười Bốn
Để thay đổi
không khí, xin mời Quư vị xem bài thơ chử Hán mà Đức
Tùng Thiện Vương đă làm sau một chuyến
đi chơi thuyền từ băi bể Thuận An trở
về , thuyền lướt nhẹ nhàng trên sông Hương
không có chút gợn sóng, thuyền về đến sông
Lợi Nông, bây giờ là sông An Cựu . Bài thơ chử
Hán do Cụ Ưng Tŕnh, Hiệp Tá Đại Học Sĩ và
Linh Mục Bửu Dưỡng dịch ra tiếng Việt .
THUẬN AN QUI CHÂU
Phong khẫn mộ triều
b́nh,
Qui châu phong lưu
khinh,
Loan đa phàm lủ chuyễn,
Giang vĩnh nguyệt đồng hành
.
Sa dự hồi mâu thất,
B́nh sơn kháng thủ nghinh
;
Hầu môn quần trĩ vấn,
Hải vật sách lam khuynh .
Dịch nghĩa :
Thuyền đi Thuận An về,
Gió mạnh nước chiều băng
.
Thuyền về buông nhẹ
ḍng,
Nhiều eo nặng trở buồm,
Sông dài đồng với trăng
.
Nh́n lui đă mất băi
cát,
Ngự B́nh đưa tay ra đón,
Cửa chờ có bầy trẻ hỏi,
Cá biển chúng đ̣i nghiêng
giỏ để xem .
Dịch thơ :
Chiều hôm gió mạnh nước
thăng bằng,
Buông nhẹ thuyền về lướt
giữa ḍng .
Dăi
đất quanh co buồm chuyển trở,
Con sông dài thẳng bóng
trăng song .
Mắt nh́n băi cát không c̣n
thấy,
Tay đón núi B́nh vẫn cứ
trông ;
Trước cửa đợi chờ bầy
trẻ hỏi ,
Đ̣i
nghiêng giỏ cá chúng đương mong .
B́nh luận :
Thi-sĩ tă một cuộc đi
chơi Thuận An lúc trở về . Ngày xưa,các ông hoàng, bà chúa, tao
nhân mặc khách năng đi chơi thuyền, nhất là trong mùa hè .Không
như ngày nay, có xe hơi, đi đường bộ . Xưa vẫn đi thuyền trên
sông Hương . Thường trong lúc chiều hôm, mặt trời vừa khuất bóng
th́ có gió mát . Hôm nay, thấy gió mạnh mà ngọn nước vẫn bằng
phẳng . Đây là một điều dường như có tánh cách mâu thuẫn khác
thường, nên thi gia đă phải lưu ư . V́ hể gió mạnh th́ có sóng,
mặt nước chao động chứ không bằng phẳng . Những ai có dịp
đi thuyền trên sông Hương trong buổi chiều hôm, giữa tiết mùa hạ,
nếu lưu ư, chắc đă trông thấy cănh đó . Mặt nước sông Hương
vẫn rộng, khiến cho có khi gió thổi mạnh,nhưng không lướt
trên mặt nước, nhất là gió Nam hay gió Bắc, thỗi từ bờ nầy
sang bờ kia, chứ không phải theo gịng con sông, dọc theo hướng Đông
Tây .
Khi thuyền ở Thuận An về
là ngược gịng nước , nhưng v́ nước sông Hương có điều đặc
biệt, là trừ phi những lúc mưa gió, ngoài ra nước vẫn phẳng lặng,
dường như trên mặt hồ, nên chiếc thuyền nho nhỏ có thể phóng
đi một cách nhẹ nhàng, dưới một hai mái chèo thư thă .
Ngày nay từ phía Đông Ba
lên đến Giă Viên, hai bên đều ngay thẳng, không có quanh co bao
nhiêu . Nhưng đương thời, Tùng Thiện Vương, thế kỷ thứ 19, bờ
sông Hương chưa được sữa sang xây đắp, nên có nhiều chỗ dôi
ra lỏm vào . Thuyền dọc theo bờ sông, muốn tránh cho khỏi tạt vào
đất, nên phải theo những chỗ quanh co, thành thử nhiều lần phải
thay trở cánh buồm .
Mặt trăng vừa
mọc chiếu sáng giữa ḍng sông,thuyền đi
tới vẫn thấy có nước có trăng, khiến
cho khách có căm tưởng là trăng đồng hành
với nước, mặc dù con sông vẫn dài . Không
rỏ lúc nầy thuyền thi sĩ đang c̣n ở trên Hương
Giang hay đă vào sông Lợi Nông, (Sông An Cựu) là con sông
nhỏ do vua Minh Mang đă cho đào nối liền sông
Hương ra biển, đi qua từ Phủ Cam đến
sông Lợi Nông là nơi có nhà của Tùng
Thiện Vương .
Có lẽ câu thứ năm
nói rỏ là thuyền đă vào sông Lợi Nông, v́
đưa mắt nh́n lui không thấy c̣n băi cát trắng .
Ngày nay cũng c̣n có thể phân biệt bờ sông Hương
phần nhiều lài lài từ trên đường
xuống dưới mặt nước , trừ bên tă
ngạn người Pháp đă xây thành , c̣n hai bên sông
Lợi Nông th́ đất vẫn cao, nên băi cát thi sĩ
muốn nói chắc là ở trên sông Hương, chứ không
phải sông Lợi Nông . Hay là Ngài muốn nói đến
cồn Giả Viên , khi thuyền đă đi vào Phủ Cam
, th́ không c̣n trông thấy nữa , nhưng lại thấy
rỏ núi Ngự B́nh dường như đưa tay ra chào
đón .
Tuy con sông Lợi Nông không
hẳn là song song với núi Ngự B́nh, nhưng có điều đáng chú ư, là
đứng trên con sông ấy, cũng thấy núi kia đối diện với ḿnh; và
núi chạy dài khác nào như hai cánh tay đưa ra đối với khách đứng
trên thuyền .
Khi thuyền đến bến,
ngay trước nhà thi sĩ th́ thấy một đoàn trẻ đứng chờ trước
cửa, vội chạy đến hỏi han nhộn nhịp . Đoàn trẻ nầy âu hẳn
là con cháu thi sĩ, theo tiếng ngày xưa trong hoàng tộc, cũng gọi là
công tử hay công tôn ;nhưng nói đúng hơn là con trai và con gái, chứ
chưa có đến hàng cháu . Có phải v́ trời đă tối mà chưa thấy
về, nên mong mỏi chờ đợi chăng ? Hỏi han v́ đâu về tối ,cuộc
đi chơi có vui, có khỏe ǵ không ? Nhưng đây là một đoàn trẻ,
chứ đâu phải người lớn để có ư tứ như thế . Dù có t́nh
chăng nữa, cũng không chắc nói ra lời .Thi sĩ không hề ngạc nhiên
và cũng không chút phiền trách, lại tă đúng sự thật v́ tính t́nh
trẻ con . Điều đang mong mỏi là đi biễn về có đưa về nhiều
cá nhiều tôm chăng, nên yêu cầu nghiêng giỏ lại để xem thử được
nhiều ít lớn nhỏ thế nào . Tính ṭ ṃ và tính tham ăn của con
trẻ, dù con ông hoàng tử cũng thế, thi sĩ đă diễn tả một cách
rất tự nhiên .
Đọc
bài thơ nầy biết được một vài đặc tính của tác giả . Người
ưa thích phong cảnh sông núi, thích đi chơi biển, lại giản dị ,hiền
hậu, chiều chuộng trẻ con . Hay để ư đến từng chi tiết, nhất
là những điểm đặc biệt khác thường, không mấy ai lưu ư : gió
thổi mạnh mà nước vẫn bằng, một khúc sông mà buồm phải nhiều
lần thay đổi, nước và trăng cùng đi với nhau . Người dể có cảm
t́nh và nhiều tưởng tượng : thuyền về th́ phóng ḿnh nhẹ nhàng
trên sóng nước hợp với ḷng người trong thuyền chăng ? Bải
cát kia không c̣n trông thấy nửa, khách có lưu luyến chăng ? Hay v́
ai đă vô t́nh không bằng trăng kia vẫn đi theo nước . Núi Ngự đưa
tay chào đón vị thi sĩ đi về, hay là thi sĩ có ư nói núi kia cũng
như của ḿnh, cảm khái của một ông hoàng tử hay của một người
có ư tưởng cao xa , v́ theo tên, núi ấy là bức b́nh phong của
vua : th́ chính ḿnh cũng là người ở trong nhà vua với tinh thần
tôn quân, tuyệt nhiên không hề có ư tưởng vượt quyền . Vừa tính,
vừa ư, vừa khí khái, vừa tế nhị, vừa hiền hậu, vừa đơn giản,
thấy đủ trong tám câu thơ nầy .
**************************
1883
1883-1884
Trong bài
thứ 13 dưới đây , xin Quư Vị đọc qua
một giai đoạn cực kỳ bi đát của gịng
Họ Nguyển dưới sự đô hộ tàn ác
của Thực dân Pháp và sự chuyên quyền thái quá
của các quan lại Triều Đ́nh Việt Nam thời bây
giờ . Chỉ trong ṿng 4 tháng mà 3 vua Việt Nam đă
bị giết chết đem lại một sự xáo
trộn làm yếm kém tinh thần chiến đấu
của nhóm cần vương nỗi dậy chống Pháp
.
T́nh trạng
biến động nói trên đă được đúc
kết thành một câu đối mà tất cả dân chúng
đều truyền khẩu , câu đối như sau :
"Nhất
giang lưỡng quốc nan phân thuyết,
Tứ
nguyệt tam vương triệu bất tường"
nghĩa là :
"Một sông
hai nước lời khôn nói,
Bốn tháng
ba vua triệu chẳng lành"
Một con sông
Hương mà bờ bên hửu là đại diện nước
Pháp, bờ bên trái là Nam Triều ,làm sao ḥa hợp
được, làm sao nói chuyện cho hợp ư nhau
được . Hai câu đối ở trên, ở chử
chót, là Thuyết và Tường ,dụng ư ám chỉ Tôn
Thất Thuyết và Nguyển Văn Tường là hai
đ́nh thần đă nhúng tay vào việc giết chết
3 vua .
Bài
thứ 13
TỨ
NGUYỆT TAM VƯƠNG
Bốn tháng
ba vua
Từ
Dục Đức đến Kiến Phúc là một trong
những giai đoạn đen tối nhất của
lịch sử nhà Nguyển .
Vua Tự Đức
có nhiều vợ song không có con nên đành phải nuôi 3
người cháu gọi ḿnh là bác ruột làm con nuôi, có tên
như sau :
1-Ưng Chân
tức Dục Đức, con Thoại Thái Vương .
2-Ưng Đường
tức Chánh Mông, con Kiến Thái Vương .
3-Ưng Đăng
tức Dưỡng Thiện , cũng con Kiến Thái Vương
Trước
khi chết, Tự Đức để lại một bản
di chiếu chỉ định hoàng tử trưởng
Dục Đức 31 tuổi lên nối ngôi .
Tuy nhiên di
chiếu của vua Tự Đức có nhiều đoạn
rất bất lợi cho vua Dục Đức . Nhà vua cho
Dục Đức tính hiếu dâm, tâm t́nh xấu, mắt có
tật dù xưa nay vẫu dấu kín, sợ sau nầy không
c̣n thấy sáng . Nhà vua răn cho Ưng Chân không được
cẩu thả trong sự nghiệp cai trị để làm
tṛn nhiệm vụ , không phụ mệnh trời giao phó .
V́ vậy mà
Phụ Chánh Đại Thần Trần Tiễn Thành dâng
sớ xin vua bỏ bớt mấy đoạn liên quan đến
nết xấu của Dục Đức và việc Dục Đức
"không dám đương được việc
lớn",sợ làm cho hại đến danh dự và uy
tín của người phải nắm vận mệnh
quốc gia vào thời kỳ vương triều gặp
nhiều khó khăn , nhưng vua Tự Đức không đồng
ư bỏ ,mà theo nhà vua, nhằm mục đích nhắc người
kế vị phải tự răn ḿnh, tu tĩnh .
SỰ
PHẾ BỎ DỤC ĐỨC
Ngày 14 tháng 6
năm Tự Đức thứ 36 (17-07-1883), vua Tự Đức
truyền đến các đại thần trong viện Cơ
Mật bản di chúc chỉ định con nuôi lớn
nhất là Thụy Quốc Công Ưng Chân nối ngôi,
Trần Tiễn Thành là phụ chính Đại Thần,
Nguyển Văn Tường và Tôn Thất Thuyết là
đồng phụ chính Đại Thần . Vua Tự Đức
băng hà vào ngày 18 tháng ấy . Hoàng Tử là Thụy
Quốc Công vào điện Hoàng Khúc chịu tang . Nhưng
ngày 18, mặc dù không có sự đồng ư của
Trần Tiễn Thành, mà 2 Nguyển Văn Tường và Tôn
Thất Thuyết dâng lên Hoàng Thái Hậu tờ hạch
tội người kế vị theo di chiếu và xin
cử người khác thay . Bản hạch tội kê 3
tội lớn của hoàng tử là :
1-Muốn
sữa di chiếu .
2-Có đại
tang mà mặc quần áo màu .
3-Hư
hỏng, ăn chơi .
Hoàng Thái
Hậu Từ Dủ chấp thuận, truyền rằng : Tiên
Đế cũng biết các tật xấu của người
mà ngài chỉ định kế vị và hết sức lo
lắng, song sở dĩ phải chọn hoàng tử v́ t́nh
h́nh thù trong giặc ngoài đe dọa, cần có vua đă
trưởng thành để cầm quyền chính , nhưng
bởi ông hoàng ấy không bỏ tính xấu, nên cần
được thay thế .
Trong buổi
thiết triều, khi Nguyển Văn Tường và Tôn
Thất Thuyết tŕnh bày cho các quan lại biết lư do
phế Thụy Quốc Công . Trần Tiễn Thành định
can thiệp nhưng Thuyết giận dử thét : "Ông
cũng có tội nặng, c̣n định nói ǵ ? "
Cả triều đ́nh đều khuất phục ,
chỉ trừ quan khoa đạo Phan Đ́nh Phùng can rằng :
"Tự quân chưa có tội ǵ mà phế bỏ như
thế th́ sao phải lẽ ?" Nguyển Văn Tường
và Tôn Thất Thuyết truyền bắt ngay lập tức
. Sau nhờ sự can thiệp của Nguyển Trọng
Hợp làm cho Thuyết hiểu là một người dũng
cảm đến thế sẽ có lúc giúp ích được
việc lớn , vị thủ lảnh tương lai
của phong trào cần vương mới chỉ bị cách
tuột hết chức tước và đuổi về quê
.Dục Đức
bị đưa về giam tại một pḥng nhỏ kín mít
vừa được cấp tốc xây lên ngay trong
biệt thự của ḿnh . Dục Đức sống sót
được gần một tháng và chết sau đó .
L? T?N TÔN HI?P HOÀ
LỄ TẤN TÔN
HIỆP HOÀ
Sau khi truất
phế được Dục Đức, Nguyển Văn Tường và Tôn Thất Thuyết
đề
nghị lên Đức Từ Dủ Hoàng Thái Hậu đưa Lăng Quốc Công Hồng
Dật, em ruột vua Tự Đức , con thư 29 của Thiệu Trị , lên làm
vua .
Được
sự đồng ư của Đức Từ Dủ, Tường và Thuyết cử một phái
đoàn
lên Kim Long rước Lăng Quốc Công vào Đại nội để chuẫn bị làm
lễ Tân Tôn .
Nhưng Lăng Quốc
Công từ chối . Năn nĩ măi không được, cuối cùng phải dùng vỏ
lực ép ông lên kiệu rước vào Cẫm Thành , hai hôm sau làm lễ Tấn
Tôn tại điện Thái Ḥa . Tương truyền trong buổi lễ, khi các
quan đứng sắp hàng lạy, có một con chim đậu trên ngọn cây trước
điện kêu tiếng lớn . Đến khi đọc di chiếu , lại có một đoàn
dê đi qua cầu Kim Thúy, người ta cho là điềm không tốt . Quả
nhiên, Hiệp Ḥa chỉ làm vua được 4 tháng 10 ngày trong một hoàn
cảnh vô cùng khó khăn .
Nguyên nhân đưa
đến cái chết bi thảm như sau :
Hiệp Ḥa lên
ngôi lúc đă 37 tuổi nên không cam tâm làm tên bù nh́n trong tay hai
phụ chính đại thần, chỉ chờ cơ hội thuận lợi là t́m cách
thoát khỏi . Cơ hội ấy là ngày kư hiệp ước Harmand (25-8-1883)
sau khi Pháp chiếm Thuận An .
Khoăng 4 tháng
sau khi lên ngôi, Hiệp Ḥa nhận được một mật sớ của 2 quan đại
thần Hồng Sâm và Hồng Ph́ xin giết hai quyền thần Nguyển Văn Tường
và Tôn Thất Thuyết . Sau khi xem sớ và châu phê :"Chuyễn cho
Trần Tiễn Thành ", Hiệp Ḥa giao cho Thái Giám Trần Đạt đích
thân mang đến cho Trần Tiễn Thành . Theo thông lệ, tờ sớ được
đặt trong chiếc tráp có đóng ấn riêng . Trời chập choạng tối,
tên thái giám đến gần cửa nhật tinh th́ gặp Nguyển Văn Tường
đang vào cung . Thấy viên thái giám bối rối, Tường sinh nghi bèn đoạt
lấy chiếc tráp, mở ra lấy tờ giấy ghi bản án tử h́nh của ông
ta . Nguyển Văn Tường đi thẳng tới bộ binh trao tờ sớ cho Tôn
Thất Thuyết. Thuyết triệu tập ngay đ́nh thần để xử tội Hiệp
Ḥa ,Trần Tiễn Thành, Hồng Sâm và Hồng Ph́ ,tội mưu sát các viên
phụ chính .
Lấy chử kư của
các quan xong, Nguyển Văn Tường và Tôn Thất Thuyết thân hành vào
cung Diên Thọ để dâng lên Hoàng Thái Hậu tờ sớ để xin Hoàng
Thái Hậu cho phế vua Hiệp Ḥa lập người khác, đó là Ưng Đăng,
hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức .
Ngay trong đêm
28 tháng 11 ( 29 tháng 10 âm lịch) Tôn Thất Thuyết thu tất cả ch́a
khóa trong hoàng thành sau khi cửa đóng kín, ông sai Ông Ích Khiêm và
Trương Văn Để dẫn 50 người lính vào điện Càn Thành bắt vua
phải tự xử ḿnh theo lệ "tam ban triều điễn" dành cho các
đế vương khanh tướng phạm tội tử h́nh .
KI?N PHÚC
KIẾN PHÚC
LÊN NGÔI
TRONG NƯỚC MẮT
Kiến Phúc là
Hoàng tử thứ ba của vua Tự Đức, nguyên là con thứ ba của Kiến
Thái Vương, phụ thiếp là bà Bùi Thị Thanh, sanh năm Kỷ Tỵ
(1869) . Năm thứ 23 triều Tự Đức,tháng giêng,
Tự Đức truyền đem
vào cung nuôi làm Hoàng thái tử . Khi ấy nhà vua mới 2 tuổi . Bà
học phi Nguyển Văn Thị phụng mệnh nuôi nấng .
Sau khi hai quan đại
thần họp các quan văn, vỏ ở Tịch Điền để các quan cùng kư tên
vào lá sớ truất phế Hiệp Ḥa và đưa hoàng tử Ưng Đăng lên
ngôi , bây giờ đă sang canh tư (2 giờ sáng) , mưa gió sụt sùi,
quan Hậu quân Nguyển Hanh được cử đi rước hoàng tử ở Khiêm
Lăng, nơi hoàng tử được đưa về ở từ sau đám tang của
vua Tự
Đức .
Khi biết có đoàn
rước đến, hoàng tử trốn dưới gầm giường, người ta
lôi hoàng
tử ra, đưa lên kiệu, mặc cho hoàng tử la hét, khóc lóc . Kiệu của
hoàng tử được cán đến Tịch Điền, vào nhà quan canh . Trời tờ
mờ sáng, mưa gió vẫn sụt sùi không dứt .
Khi hai vị phụ
chính cho hoàng tử biết sự t́nh , hoàng tử lấy lư do ḿnh c̣n ít
tuổi và thiếu kinh nghiệm để từ chối ngai vàng, nhưng bị mọi
người xung quanh du dỗ và thúc ép ,rốt cuộc phải nhận lời .
Hai vị Phụ chính báo cho các quan , trong đó có thêm các quan gặp
phải phiên trực trong cung đêm đó .
Ngày 1-12-1883, Ưng
Đăng lên ngôi với niên hiệu Kiến Phúc .
MỘT CÂU NÓI
ĐỔI MẠNG ĐẾ VƯƠNG
Khi chọn Ưng Đăng
về làm con nuôi, Vua Tự Đức đă giao việc nuôi nấng và
dạy dỗ cho bà phi thứ ba là Học Phi .Cho nên khi trở thành vua Kiến
Phúc th́ thế lực của bà Học Phi lên ngay . Nguyển Văn Tường thấy
được điều ấy nên t́m cách để lấy cảm t́nh với bà Học
Phi . Dịp may của Tường đă đến . Kiến Phúc bị bệnh đậu
mùa,
bà Học Phi ngày nào cũng hầu cạnh đức vua c̣n bé bỏng từ tờ
mờ sáng cho đến nữa đêm . Quan phụ chính Nguyển Văn Tường
tối tối thường đến chầu Hoàng Đế và Hoàng mẫu .Kiến Phúc đă
nhiều lần bắt gặp thái độ lă lơi giữa Nguyển Văn Tường
với
bà Học Phi nên rất tức bực .
Một đêm Kiến
Phúc giă vờ ngủ để theo dơi câu chuyện trao đỗi giữa hai người
. Đến một lúc chịu không nỗi, Kiến Phúc kêu lên :"Lành bệnh
rồi tao sẽ chặt đầu cả ba họ nhà mi ".
Ngay tối đó,
sau khi uống thuốc của bà Học Phi dâng lên, nhà vua qua đời . Cái
chết của Kiến Phúc tuy vẫn c̣n trong ṿng bí mật nhưng người đời
nghi là Nguyển Văn Tường đă đánh tháo thuốc của Thái Y Viện ,
sau khi nghe câu nói đầy phẫn nộ và nguy hiểm của nhà vua .
************************
Đức Tùng
Thiện Vương, với tâm hồn thi sĩ,
thường hay ngao du sơn thủy, thích chèo
thuyền trên sông Hương, thă thuyền dưới
đêm trăng, nghe tiếng chuông chùa Thiên
Mụ, tiếng gà gáy làng Thọ Xương . Các
câu ca dao trong bài thứ 12 nầy rất hợp t́nh
hợp cănh với Miên Thẫm Tùng Thiện Vương.
Bài
thứ 12
CA
DAO XỨ HUẾ
Nguyển
Quư Đại
Huế kiêu sa và
quyền lực một thời vang bóng, nhưng
Huế đă lùi vào dĩ văng chỉ c̣n lại di
tích lịch sử và thi ca lăng mạn. Viết
về thi ca, lễ, nhạc xứ Huế quá
rộng và bất tận. Tôi chỉ tham khảo
những nét chính qua thi ca b́nh dân. Ca dao truyền
tụng từ đời nầy sang đời khác
được phổ biến sâu rộng trong dân
gian, măi măi trường tồn trong lâu đài văn
hóa dân tộc.
Xong trung học ra Đại học Huế, tôi có cơ
hội tiếp xúc với phong tục đời
sống, cảm nhận thi ca b́nh dân của Huế
vào hồn. Kỷ niệm c̣n vướng đọng
dư âm hơn 28 năm qua, nhớ về Huế mùa
hè lắm ve sầu hót véo von, sông Hương nước
trong xanh, lững lờ chảy về Thuận An, các
đàn cá đối ung dung bơi lội t́m
mồi. Hai bên bờ phượng vĩ nở đỏ
rực, lộ hẳn trên nền trời trong xanh. Có
lẽ đúng đất Thần kinh thơ
mộng, nên thi ca b́nh dân phong phú, lăng mạn . Các
điệu ḥ trên sông Hương trong những
đêm trăng đẹp, đă làm rung động
ḷng người lữ khách.
Đến Huế để nh́n lại những
cung điện, đền đài, lăng tẩm,
ăn các món ăn đặc sản .. chưa đủ
, nhưng nếu nghe tiếng hát ru con qua ca dao, các
giọng ḥ trên sông Hương, như vậy
mới gọi là thưởng thức trọn
vẹn được cái hay, thơ mộng của
Huế.
Thi ca b́nh dân gợi lại dư âm, cái uy nghi
của Kinh đô, Từ cửa Ngọ Môn cao
vời vợi có lầu Ngũ phụng uy quyền
qua các triều đại đến Điện Thái
Ḥa nơi thiết đại-triều giờ đây
vắng bóng người.. Thời xa xưa người
Việt dùng loại đèn chai đốt sáng,
đă biến mất theo sự phát triễn khoa
học, đèn điện sáng tiện lợi, nhưng
không tạo được nét huyền ảo trong
những đêm trăng non ở Huế .
Ngọ
Môn năm cửa chín lầu
Cột cờ ba cấp, Phu Văn Lâu hai tầng
Ai ơi chớ phụ đèn chai
Thắp trong Cần Chánh rạng ngoài Ngọ Môn
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Người xưa tạo lập để công
hầu vô ra.
Ngọ Môn năm cửa chín lầu
Một lầu vàng, tám lầu xanh,
Ba cửa thẳng, hai cửa quanh
Sinh em ra phận gái, không hỏi chốn kinh thành
làm chi !
Huế đất
không rộng nhưng có chợ Đông Ba trước
có tên là Đông Phước thay đổi vài
lần , năm 1899 dời ra phố Tràng Tiền cho
đến ngày nay, chùa Diệu Đế ở
đông ngạn sông Đông Ba, Thiên Mụ..các
di tích dù bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên
tai được trùng tu, những địa danh
gắn liền với lịch sử, và phong
tục.
Văn Thánh trồng thông
Vơ Thánh trồng bàng
Ngó vô Xă Tắc hai hàng mù u. (1)
Đông Ba , Gia Hội hai Cầu
Ngó lên Diệu Đế trống lầu gác chuông
Bến chợ Đông Ba, tiếng gà eo óc
Bến chùa Thọ Lộc, tiếng trống sang
canh
Giữa sông Hương giợn sóng khuynh thành
Theo tương
truyền năm 1601 chúa Nguyễn Hoàng đến
đây thấy phần đất thiên, cảnh
đẹp, trước có sông sau là hồ,
dựng nên chùa Thiên Mụ, măi đến năm
1710 chúa Nguyễn Phúc Chu cho đúc chuông nặng
3285 cân ta, tiếng chuông ngân vọng ra xa, bên kia sông
là làng Long Thọ Xương , có tiếng gà gáy ó
o .
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương
Huế đẹp thơ mộng, từ Đà
nẳng ra trước khi đến Huế thấy
núi Ngự B́nh nh́n phía trước tṛn nhưng sau
hơi méo, cây cối không cao nhưng có nơi chim
cu đứng gáy. Bến đ̣ nằm trên
đường Huỳnh Thúc Kháng, dưới
cầu Gia Hội những chiếc đ̣ nhỏ có
mái cong. Nếu khách bộ hành đi ngang qua đó
sẽ được mời gọi. Muốn thưởng
thức vẽ đẹp Hương giang, thuê
thuyền đi trên sông, với gió mát, vẽ đẹp
của thiên nhiên mây nước..đi vào thế
giới yên tĩnh, tâm hồn thỏa mái nghe
vọng lại tiếng hát cung đàn của ai
đó .
Thuyền ai
lơ lửng trên sông,
Có ḷng đợi khách hay không hỡi thuyền?
Để ta kết ngăi nối duyên
Trai anh hào gặp được thuyền quyên c̣n
ǵ ?
Thuyền ai trôi trước cho em lướt
tới cùng ,
Chiều đă về, trời đất mông lung,
Phải duyên th́ xích lại cho đỡ năo nùng
đêm sương.
Núi Ngự B́nh mơ màng trăng gió
Niềm tâm sự ai thấu rơ cho ḿnh
Đoái nh́n sông Hương nước chảy
thanh thanh
Sông bao nhiêu nước, dạ sầu bấy nhiêu
!
Biến cố
của Kinh thành Huế sau khi vua Tự Đức(1829-1883)
băng hà, để lại những rối ren trong
nội bộ triều chính (2) , được
nhắc lại qua cao dao :
Một nhà sinh được ba vua (3)
Vua c̣n, vua mất , vua thua chạy dài .
Gẫm xem thế sự mà rầu
Ở giữa Đồng Khánh, hai đầu Hàm
Nghi .
Nhất giang lưỡng quốc nam phân thuyết
Tứ nguyệt tam vương triệu bất tường
(4)
Thực dân Pháp đô hộ, Triều đ́nh
Việt Nam mất hết uy quyền chỉ làm v́,
thực quyền do thực dân và bọn tay sai cai
trị, bóc lột tận xương tủy dân
tộc. Các vua quan Việt Nam đều phẩn
uất. Thành Thái bị phế, vua Hàm Nghi và Duy tân
đều muốn khởi nghĩa dành lại độc
lập, nhưng đều thất bại. (5)
Chiều chiều trước bến Văn
Lâu
Ai ngồi ai câu , ai sầu, ai thảm ?
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông ?
Thuyền ai thấp thoáng bên sông ?
Nghe câu mái đẩy chạnh ḷng nước non!
Sông Hương
chảy đến chợ Đông Ba chia làm ba nhánh,
không kể sông Đông Ba chảy dọc theo phía
Đông hoàng thành về Bao Vinh, một nhánh
chảy về Gia Hội chợ Dinh, Băi Dâu ,
một nhánh chảy dọc theo thôn Vĩ Dạ
xuống ngă Ba Śnh. Ở giữa hai nhánh nầy là
Cồn Hến. Một nhánh khác chảy về
Chợ Cống có Đập Đá ngăn lại.
Thuyền
từ Đông Ba, thuyền qua Đập Đá
Thuyền về Vĩ Dạ, thẳng ngă ba Śnh
Lờ đờ bóng ngả chênh chênh
Giọng ḥ xa vọng, nhắn t́nh nước non .
Thời thế ngửa nghiêng, Huế đôi lúc
trỡ nên u buồn trầm mặc, sầu muộn
trong thời tao loạn. những biến đổi
của cuộc đời, chỉ để lại
cho con người giọt nước mắt thương
đau !
Khô héo lá
gan cây đỉnh Ngự
Sầu vơi giọt lệ nước sông Hương
Nơi bến Trường Tiền có cây đa bóng
mát,
Gần bến Bồ Đề có băi phẳng ĺ
Trời ơi ! sanh giặc làm chi ?
Để quân Trấn Vũ phải ra đi cơ
hàn !
Đêm khuya một chiếc thuyền mành ngửa
nghiêng
Tiếng hát ngư ông giữa sông Nhật Lệ,
Tiếng kêu đàn nhạn trên áng Hoành Sơn
Một ḿnh em ngồi giữa sông Hương,
Tiếng ca theo khúc đoạn trường ai nghe
!
Nhiều sĩ
phu không cộng tác với chính quyền thuộc
địa, một ḷng chống lại thực dân,
nhưng không thiếu những người v́
quyền lợi cá nhân làm tay sai cho giặc, để
vinh thân ph́ gia .
Đất
Thừa Thiên trai thanh gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc,
đền rồng
Tháp bảy tầng, thánh miếu, chùa Ông
Trách ai hai dạ một ḷng
Tham đồng bạc trắng phụ ḷng dân
đen !
T́nh yêu với
tổ quốc cũng như gia đ́nh được
truyền tụng, cao dao chứa đựng
được ḷng hiếu thảo của con cái
đối cha mẹ ông bà.
Đêm
đêm khấn vái Phật Trời
Cầu xin cha mẹ sống đời với con
Vô chùa thấy Phật muốn tu
Về nhà thấy mẹ công phu chưa đành .
Con gái lúc trưởng
thành lập gia đ́nh, theo chồng đi về
một vùng trời nào xa xăm tận Quảng Nam,
không quên nh́n mái nhà xưa thân yêu luyến
tiếc tuổi thơ , xa gia đ́nh theo quan
niệm xưa "xuất giá tùng phu, phu tử tùng
tử .
Ra đi ngó
trước ngó sau ,
Ngó nhà mấy cột , ngó cau mấy buồng.
Chiều chiều ra đứng ngơ sau
Ngó về quê mẹ ruột đau chín chiều
Mỗi địa
phương đều có những lời hát ru con,
từ thành thị cho tới thôn quê có những nét
giống nhau, nhưng âm hưởng tùy theo lời
ru à ời ..kéo dài thanh thoát . Chúng ta đă
được mẹ hiền, hát ru ngủ lúc c̣n
bé nằm trong nôi, Những trưa hè thanh vắng
trong thành nội, vọng lại tiếng hát ru con
à ời kéo dài âm thanh như lời dặn ḍ
Mạ ơi
! chớ đánh con đau
Để con bắt ốc hái rau mẹ nhờ!
Ru con con thét cho muồi
Để mạ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu
Mua cau Nam phổ, mua trầu chợ Dinh
Cá tôm mua tại chợ Śnh
Triều Sơn bán nón, Bao Vinh bán đường
Con chim xanh xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu ngành dâu da
Cực ḷng em chẳng nói ra,
Chờ trăng trăng lặng chờ hoa hoa tàn...
Nguồn an ủi của tuổi già được
sống bên con cháu có ḷng hiếu thảo. Chữ
hiếu là căn bản đạo đức
của văn hóa lâu đời. Người
Việt rất thiết tha với mái ấm gia
đ́nh. Các món ăn ngon, dâng ba mẹ dùng như
gạo vùng An Cựu nổi tiếng thơm ngon. Cha
mẹ phải từ giả cơi đời nầy,
theo định luật sinh tồn của tạo hóa.
Phong tục thờ cúng tổ tiên tưởng
nhớ ông bà. Trông lên bàn thờ nhang tàn đèn
tắt, cảm thấy nỗi buồn lắng đọng
Ngó lên nhang tắt đèn lờ
Mẫu thân đâu vắng bàn thờ lạnh tanh
!
Mẹ Già như chuối ba hương
Như xôi nếp một , như
đường mía lau
Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi ,
Gạo de An Cựu mà nuôi mẹ già .
T́nh yêu là những rung động của hai
tầng số tâm hồn gặp nhau, ca dao Huế
cho t́nh ca đó len lỏi vào ḷng, vượt
thời gian tâm lư cũng như vật lư, t́m đến
với t́nh yêu những phút giây đợi chờ,
thương nhơ, hay giận hờn .
Đường vô xứ Huế loanh quanh,
Non sông nước biếc như tranh họa đồ
Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam giang (6)
Phá Tam giang ngày rày đă cạn,
Truông nhà Hồ nội tán cấm nghiêm
Lời nguyện ước một ḷng thủy
chung, đá ṃn theo thời gian xâm thực nhưng ḷng
người, t́nh yêu phải một ḷng một
dạ. Hạnh phúc không đánh đổi bằng
tiền, không phải ở địa vị cao
sang, hạnh phúc chính là ở chổ sống bên
nhau, trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Khi nào cạn nước Đồng Nai
Nát chùa Thiên Mụ mới sai lời nguyền !
Tay bưng dĩa nuối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng bỏ
nhau !
Núi Ngự B́nh trước tṛn sau méo,
Sông An Cựu nắng đục mưa trong,
Đôi ta nguyện kết chữ đồng,
Đá ṃn sông cạn mà ḷng thủy chung!
Dăy dọc ṭa ngang, giàu sang có số,
Kim Long, Nam Phổ, nước đổ về Śnh
Hai đứa ḿnh gá nghĩa ba sinh,
Dẫu có mần răng đi nữa, hai đứa
ḿnh không thể bỏ nhau
Đôi ta kết nghĩa vợ chồng
Đá ṃn, sông cạn mà ḷng thủy chung !
Sông nước thiên nhiên, cô gái chèo đ̣ duyên dáng
mái tóc thề dưới chiếc nón bài thơ.
Phong cảnh nhân t́nh như một bức tranh,
đủ màu sắc, có sông hồ, có vườn,
chùa , trái cây ngọt ngào .
Thuyền
về Đại Lược
Duyên ngược Kim Long
Đây là chỗ rẽ của ḷng
Mai kia rồi biết trên sông bến nào?
Hồ Tĩnh Tâm giàu sen bạch diệp
Đất Hương Cần ngọt quít thơm
cam
Ai về Cầu ngói Thanh Toàn
Cho anh về với một đ̣an cho vui.
Ai về Cầu ngói Dạ Lê,
Cho em về với thăm quê bên chồng.
Đố ai biết rít mấy chân
Cầu Ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Có chùa Diệu Đế bốn lầu hai chuông.
Nhớ nhung
nhẹ nhàng, buồn trách xa xôi, những ước
mơ thầm kín thuyền t́nh cập bến yêu
đương
Kim Long có gái
mỹ miều,
Ta thương ta nhớ, ta liều ta đi!
Nước đầu cầu, khúc sâu khúc
cạn,
Chèo qua Ngọc Trản, đến vạn Kim Long ;
Sương sa gió thổi lạnh lùng ;
Sóng xao trăng lặn , gợi ḷng nhớ thương
!
Nỗi xót xa khi t́nh yêu bị chia ly, buồn
cuộc đời dâu bể, cảnh vật đổi
thay mỗi người một phương trời
vô định .
Nước chảy xuôi , con cá buôi lội ngược
Nước chảy ngược, con cá vược
lội ngang
Thuyền em xuống bến Thuận An
Thuyền anh lại trẩy lên ngàn anh ơi !
Sen xa hồ, sen khô hồ cạn
Lựu xa đào, lựu ngả đào nghiêng
Vàng trên tay rớt xuống không phiền,
Phiền người bội nghĩa biết
mấy niên cho hết sầu!
Em nói với anh như ŕu chém xuống đá,
Như rựa chém xuống đất, như
mật rót vào tai.
Răng chừ em lại nghe ai
Qua cầu nghiêng nón chạm vai không chào ?
Anh nói với em như ŕu chém xuống đá
Như rạ chém xuống đất, như
mật rót vào tai.
Bây chừ anh lại nghe ai.
Bỏ em ở chốn non đoài thảm chưa ?
Chia tay nhưng
vẫn mơ ngày hội ngộ, với số
phận đẩy đưa trong bi thương và
gợi cảm
Cầu
Trường Tiền sáu vài, mười hai
nhịp
Anh qua rồi xin kịp về sau
Kẻo mai tê bóng xế ngang cầu
Bạn c̣n thương bạn biết gửi
sầu nơi mô ?
Chim xa rừng c̣n thương cây nhớ cội
Người xa người tội lắm người
ơi
Thà rằng không biết th́ thôi
Biết rồi mỗi đứa mỗi nơi cũng
buồn .
Tập tục
ngàn xưa dựng sẳn bức từng môn
đăng hộ đối một chướng
ngại lớn lao viễn ảnh đen tối
của ái t́nh ! Quan niệm hôn nhân, cha mẹ
đặt đâu c̣n ngồi đó, hôn nhân gượng
ép, t́nh yêu đôi khi phải phó mặt cho định
mệnh an bài.
Núi Ngự
B́nh trước tṛn sau méo
Sông An Cựu nắng đục mưa trong.
Đôi ta như chỉ lộn vồng,
Nợ th́ có nợ, vợ chồng không duyên !
Bởi v́ mẹ thầy lánh đục t́m trong
Cho nên duyên chàng, phận thiếp cứ long đong
măi hoài !
Sự kỳ
diệu của tạo hóa, màu nhiệm của định
luật ràng buộc ái t́nh đưa đến hôn
nhân , đàn bà cần các đức tính công
dung ngôn hạnh nhưng không thể thiếu ḷng
chung thủy.
Đôi ta
kết nghĩa vợ chồng
Đá ṃn, sông cạn mà ḷng thủy chung !
Đi đâu cho thiếp đi cùng
Đói no thiếp chịu lạnh lùng có đôi !
Lên non em cũng lên theo
Xuống thuyền em cũng đắp đeo
mạn thuyền !
Ca dao là kho tàng
văn chương b́nh dân vô giá, đi vào
chiều sâu tâm t́nh vừa như nhớ nhung,
nhẹ nhàng, buồn trách xa xôi, gợi lại h́nh
ảnh xa xưa thời thơ ấu, kỷ
niệm khó quên. Bài tham khảo không tránh những
thiếu sót nhưng nhắc lại ca dao, mong sưởi
ấm tâm hồn trong những ngày xa quê hương!
Chim bay lưng trời mà c̣n có tổ
Cá lội giữa ḍng vẫn có hố hang
Người đời đă có tổ-quốc
giang-san
T́nh thần ư chí phải nhịp nhàng với non
sông
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- Chú thích:
(1) Dưới thời vua Tự Đức để
lại chiến công hiển hách, quân Pháp từ
Thuận An tiến về Kinh thành Huế, bị
quân triều đ́nh mai phục bất th́nh ĺnh
đổ trái mù u ra mặt đường,
giặc Pháp bị bất ngờ đạp trên
trái mù u té, phục quân đổ ra đánh chém,
giặc Pháp thua chạy dài, các hàng cây mù u xanh
tươi của Xă Tắc c̣n đó, gợi
lại niềm tự hào dân tộc đă
chiến thắng quân xâm lược.
(2) Các đại thần như Nguyễn Văn
Tường (1824-1886) và Tôn Thất Thuyết
(1835-1913) đă chuyên quyền, cách chức
ngự sử Phan Đ́nh Phùng (1844-18959, và Ông Ích
Khiêm. Trong bốn tháng kể từ ngày Tự
Đức mất triều đ́nh phế
lập ba vua. Vua Hàm Nghi trong cuộc khởi nghĩa
chống Pháp ngày 23.4.1885 thất bại bỏ
Kinh thành và thảo hịch Cần Vương,
bị bắt ngày 26.9.1888 đày sang Algérie
(Kiên Thái Vương con thứ 26 vua Thiệu
Trị có 5 trai hai gái, con đầu là vua Đồng
Khánh(1863-1888), con thứ ba là Kiến Phúc(1872-1943)
mất, con thứ năm là Hàm Nghi (1872-1943)
Ông Ích Khiêm (1840-1890) khảng khái ở trong
ngục đă ngâm hai câu thơ trên, Sông Hương
chia hai gịng nước, th́ khó nói chuyện,
một bên trong bên đục. Ngụ ư bờ bên
kia là ṭa Khâm xứ Pháp, bên nấy nầy
thuộc Nam triều
(3)Trong bốn tháng phế lập ba vua Dục
Đức, Hiệp Ḥa, Kiến Phúc
(4) Hai chữ cuối của hai câu trên ám
chỉ Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tương
(5) Cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân
(1900-1945) năm 1916 thất bại vua Duy Tân
bị bắt ngày 6-5-1916 bị đày san đảo
Réunion. Trần Cao Vân (1866-1916) và Thái Phiên(1882-1916)
cùng nhiều người yêu nước tham gia
phong trào đều bị tử h́nh tại pháp
trường An Ḥa gần Huế. trong dân gian c̣n
ghi nhớ, bến Văn Lâu nơi gặp gỡ
của vua Duy Tân giả đi câu che sự theo
dỏi của mật thám Pháp, bàn việc đại
sự khởi nghĩa chống Tây .
Truông là đồi cát có nhiều cây cối
gọi là truông nhà Hồ địa danh Hồ Xá,
Vĩnh Linh Quảng Trị thưở xa xưa
nhiều toán cướp, cướp hành lư khách
qua truông. Phá Tam Giang phá là hồ rộng lớn
ở huyện Quảng Điền có 3 sông
hợp lại Tả Giang,Trung giang, Hữu giang .
Chú thích thêm về các thổ ngữ của người
Huế Mẹ = mạ; ngó = nh́n ; ngủ muồi
= ngủ cho ngon; đi mô = đi đâu; mai tê =
mai kia , răng chừ = sao giờ; con rít = con
rết; mần răng = làm sao; cái rạ = cái
rựa..
- Tài liệu
Tham Khảo
- Cố
Đô Huế Tác giả Thái Văn Kiểm
- Việt
Nam Sử lược Trần
Trọng Kim
- Kinh Thi
Việt Nam
- Cao dao
www.cadaovn.eu.tc
*********************************
Ngày 11 tháng 11 nam 2003
Ngày 11 tháng 11
năm 2003.
Xin xem bài thứ
11 nói về Vua Duy Tân , một vị vua hết ḷng vi dân v́ nước,
và hai vị anh hùng v́ quốc vong thân Trần Cao Vân và Thái Phiên
trong một cuộc nỗi dậy chống thực dân Pháp qua các bài
sưu tầm của Thái Văn Kiểm, Nguyển Văn Mai, Trần Nông, Hoàng
Trọng
Thược,
VUA DUY
TÂN
(1907-1916)
MỘT CUỘC
TUYỂN CHỌN HOÀNG ĐẾ KỲ LẠ
Hoàng Trọng
Thược
Sau khi bắt
giam vua Thành Thái , viên Toàn Quyền Đông Dương, viên Khâm Sứ
Trung Kỳ Levécque và một số viên chức Pháp tháp tùng rầm rộ kéo
vào Đại Nội họp với đông đủ các quan đại thần Nam Triều ,
nhằm mục đích chọn một hoàng đế kế vị vua Thành Thái .
Pháp bắt buộc
Nam Triều phải đem ra tŕnh diện tấc cả hoàng tử con của vua phế
đế, để Pháp "chọn mặt gửi vàng" . Sau khi ăn mặc chĩnh
tề, các hoàng tử được đưa ra trước "Hội Đồng Thượng
Đỉnh". Nhưng khi kiểm điểm lại th́ thiếu hoàng tử Vỉnh
San lên tám tuổi .Pháp buộc phải t́m cho ra mới nghe . Thôi th́ tất
cả thị vệ và cung nử đang phục dịch trong cung cấm được huy
động
đi t́m kiếm , một sự náo loạn xảy ra trong cung điện, tưởng
chừng như có biến cố trọng đại ǵ .
Đợi
đă lâu mà chưa thấy Nam Triều đưa hoàng tử Vỉnh San ra tŕnh diện,
viên Toàn Quyền Pháp tỏ vẻ giân dử, toan đứng dậy bỏ ra về
th́ một thị vệ dẫn hoàng tử đến, mặt mủi lem luốc, áo quần
dính đầy mạng nhện . Đ́nh thần bèn giăi thích cho viên Toàn Quyền
hay rằng : v́ quá sợ bị chọn làm Hoàng Đế, , hoàng tử đă
trốn chui trốn nhủi, nên mới ra nông nỗi . Để tŕnh diện kịp
thời, hoàng tử không kịp đi tắm rửa và thay quần áo .
Mục đích của
Pháp là đưa lên ngôi một ông vua đần độn , không có tinh thần
chống Pháp dể sai khiến về sau nầy ; càng nhỏ tuổi càng tốt,
dể bề uốn nắn . Cho nên khi viên Toàn Quyền thấy
Hoàng Tử Vỉnh San đang c̣n nhỏ và quá nhát gan như đ́nh thần đă
cho biết, th́ tỏ vẻ măn nguyện lắm .
Thực ra , hoàng
tử vắng mặt lúc nầy không phải v́ sợ,mà ham chui xuống dưới
các bộ hầm hạ trong cung điện để bắt dế .
Ít
hôm sau đó, trong buổi lễ đăng quang có mặt viên Toàn Quyền và đoàn
tùy tùng hôm nọ, hoàng tử tỏ ra chững chạc như người lớn, đối
đáp với vị đại diện Pháp rất lưu loát, tỏ ra
thông minh lạ
thường, đôi khi c̣n nói những câu trịch thượng và xốc óc, khiến
cho viên Toàn Quyền Pháp chưng hững . Nhưng việc đă trót lở mất
rồi, dù có thay đỗi cũng không được nữa .
Chín năm sau, hẳn
viên Toàn Quyền nầy c̣n hối tiếc hơn nửa khi hoàng tử ấy , trên
ngôi vị hoàng đế, đă cầm đầu một cuộc khởi nghĩa
chống
Pháp vào đêm 2, rạng ngày 3 tháng 5 năm 1916 .
NHỮNG CÂU NÓI
XẤC XƯỢC
Hoàng Trọng
Thược
Trong buổi lễ
đăng quang, sau khi ở bên ngoài 21 súng lệnh nỗ vang báo hiệu buổi
lễ bắt đầu, viên Toàn Quyền theo nghi lễ đọc chúc từ khai mạc,
vua Duy Tân bước xuống ngai đứng nghe . Vua mặc bộ đồ đại
triều nặng nề mà phải đứng nghe viên Toàn Quyền đọc chúc từ
quá lâu nên rất khó chịu . Tuy nhiên ngoài mặt vua vẫn giử được
vẻ b́nh thản và trang nghiêm . Đến khi viên Toàn Quyền dứt lời
vua Duy Tân tiến tới bắt tay và hỏi gọn lớn bằng tiếng Pháp
:"Ông đọc chúc từ lâu như vậy, ông có mệt không ? ", làm
cho viên Toàn Quyền chửng hửng .
Trước đó khi
các viên chức cao cấp Pháp đến chào vua, mặc dầu vua biết rỏ
hai vị đại diện cao cấp nhất của chánh quyền bảo hộ nhưng
vẫn
giả đ̣ không biết, hỏi : "Trong các ông, ai là Toàn Quyền ,
ai là Khâm Sứ . Các câu hỏi của vua Duy Tân có vẻ ngây thơ, nhưng
thật ra mĩa mai và thâm thúy .
ÔNG VUA TINH
NGHỊCH NHƯNG TẾ NHỊ
Hoàng Trọng
Thược
Năm 1911, Ông
Tôn Thất Sa được Khâm sư Trung kỳ cử vào nắn tượng vua Duy Tân
theo mẫu sống để Pháp đem sang trưng bày tại cuộc đấu xảo ở
Paris tổ chức vào năm sau .Trong khoảng hơn một tháng, ngày hai buổi,
mỗi buổi một giờ, vua mặc đại triều ra ngồi trên ngai vàng đặt
ở giửa Điện Dưỡng Tâm để làm mẫu cho ông Sa nặn tượng
.Trong mấy buổi đầu, trước sự có mặt của phụ đạo Pháp
Eberhardt , nhà vua giữ thái độ dè dặt, khong hề nói ông Sa mô/t
lời. Về sau nhà vua lựa khi
Eberhardt vắng mặt mới ra ngồi làm kiểu và lúc đó nhà vua thân
mật, ân cần hỏi thăm gia đ́nh, cuộc sống của người nắn tượng
. Vua cho phép ông Sa cởi áo ngoài để nắn tượng cho được thoải
mái, có khi c̣n sai người đem trà ra mời ông Sa dùng xem như một
người thân .
Thế nhưng
khi mặt của pho tượng gần xong thi lạ thay mặt và mủi vẫn y
nguyên, nhưng cái miệng th́ vêu ra và nhe răng như mĩa mai và chế
nhạo ai, làm ông Sa bàng hoàng, sững sốt. Khi vua lại ra ngồi làm
kiểu, ông lặng lẽ chửa lại những chổ bị sửa, nhà vua cũng
không nói ǵ . Qua hôm sau, việc chơi khăm hôm trước lại
y hệt, làm cho ông Sa tức đến sôi gan và bí mật t́m ra thủ phạm
cho bằng được .
Đến
ngày thứ ba khi về nhà ăn cơm xong, ông Sa không ngủ trủa mà lén
đi vào Điện Dưởng Tâm. Tại đây, một cănh tượng làm ông suưt
té ngữa v́ ngạc nhiên : chính
vua Duy Tân,tay trái cầm một cái gương soi,tay phải măn mo nơi
mặt pho tượng,miệng của vua vêu ra để lộ hai hàm răng ! Thỉnh
thoăng vua nh́n mặt ḿnh trong gương rồi quay sang nh́n mặt pho tượng
để nắn theo ư muốn của ḿnh. Khi bị ông Sa bắt quả tang, vua cười nói :
Ta muốn
pho tượng của ta chế nhạo cả nước Pháp khi công tŕnh ấy được
đưa qua đấu xảo ỏ Paris.
-"Tâu
Hoàng Thượng, nhưng Hoàng Thượng có nghĩ rằng như vậy, ông Khâm
Sứ có thể nghiêm trị tôi không ?"
-"Té
ra rứa à ? Ta không nghĩ đến, thôi ta xin lỗi thầy .
Rồi nhà
vua leo lên ngai ngồi để ông Sa sữa chửa lại cái miệng của pho
tượng và tiến hành công việc của ông .
Về sau công
tŕnh hoàn thành tốt đẹp, ông Sa được vào Đại Nội để tiếp
tục họa chân dung vua theo nhiều cách : sơn dầu, thủy mạc, bút
ch́ ....Cứ mồi lần họa xong một bức và tiếp tục qua bức khác,
ông thấy một bàn tay nho nhỏ xinh xinh thọc vào túi áo bà ba của
ḿnh , nhưng không dám nh́n vào,tuy biết đó là bàn tay của nhà
vua .
Đợi
đến khi ra khỏi Điện Dưỡng Tâm rồi, ông tḥ tay vào túi áo th́
đó là những tờ bạc . Th́ ra nhà vua đă kín đáo và tế nhị trả
tiền công cho ông . Cứ một bức họa cở nhỏ hoàn thành vua
đút vào túi áo ông 20 đồng, nếu cở lớn th́ 50 đồng . Ông Sa
rất lấy làm cảm động , một phần v́ cử chỉ tế nhị của
vua , và phần khác, vào năm 1911, đó là những số tiền lớn gấp
mấy lần số lương hàng tháng của ông .
Sau nầy không
được vào Đại nội nữa do lệnh cấm của người Pháp, nhưng
h́nh
ảnh vị vua thiếu niên thông minh tinh nghịch mà tế nhị đó vẫn
làm cho ông Sa nhớ măi và tiếc nuối .
VUA
DUY TÂN NẠP PHI
Hoàng
Trọng Thược
Khi
vua Duy Tân đến tuổi lấy vợ, chiếu theo lệ do vua Minh Mạng đặt
ra, nha vua không sách lập Hoàng Hậu mà chỉ nạp phi, nghĩa là tuyển
cung phi vào nội .Người được vua tuyển chọn làm "Đệ nhất
giai phi", tức Hoàng Quư Phi, là cô Mai Thị Vàng, trưởng nử của
ông Mai Khắc Đôn, phụ đạo nhà vua ở thôn Kim Long, xă Hương
Long, Huyện Hương Trà, Tỉnh Thừa Thiên .Theo lời của bà Duy Tân
kể lại th́ cuộc t́nh duyên của bà như sau :
Năm
1915, vua Duy Tân được 16 tuổi (sinh 1900), bà 17 tuổi (sinh 1889) . Một
hôm nhà vua hỏi Mai Khắc Đôn :
-"Con
gái của thầy có cô nào lớn không ?"
-"Muôn
tâu, con gái của thần đều nhỏ dại "
Thế
rồi một ngày nọ, nhà vua ngồi xe song mả với ông Đôn đi
qua bộ lễ, nơi ông ở, thấy cô Mai Thị Vàng cùng các em đang chơi
ở cỗng, liền hỏi :
-"Có
phải cô gái lớn kia là con của thầy không ?"
-"Dạ
phải ."
-"Con
gái của thầy lớn vậy, sao thầy lại dâu tôi ? "
Lúc
bây giờ cô Vàng đến bộ Lễ thăm cha, chứ thường ngày cô ở tại
thôn Kim Long với mẹ .
Sau
đó ít lâu, nhà vua cho hai người nhà đến thôn Kim Long để xem mặt
cô Vàng và xin ảnh của cô để đem về cho Lưởng Tôn Cung xem .
Một
tháng sau, lễ hỏi của cô Vàng được cử hành tại nhà ông phụ
đạo họ Mai ở Kim Long, rồi qua ngày 30/01/1906, lễ nạp phi được
tổ chức trọng thể . Trước đó vua Duy Tân đă cho Ông
Mai Khắc Đôn biết lư do cuộc hôn nhân nầy như sau :
-"V́
công ơn Thầy dạy tôi, nay tôi xin làm con rể của Thầy để trả
ơn Thầy ."
Bà
Duy Tân c̣n cho biết thêm các chi tiết về lễ nạp phí được diễn
ra như sau :
"Thời
gian trước đó , Lưởng Tôn Cung cho người đi thâu thập các ảnh
của các tiểu thư con các quan đại thần đem vào Nội để nhà
vua và các bà chọn một Hoàng Quư Phi cho Hoàng Thượng . V́ nhà ông
phụ đạo họ Mai thanh bạch, nên cô Mai Thị Vàng ăn mặc đơn giản,
đứng bên cạnh một chiếc ghế mây để chụp h́nh . C̣n các tiểu
thư khác, khi đứng trước máy ảnh ăn mặc thật lộng lẫy, đeo
nhiều nử trang quư giá, có cô c̣n ngồi trên một chiếc ghế có
hai con chim phụng chầu hai bên . Ma9.c dù vậy, cuối cùng cô Vàng lại
được tuyển .
Lễ
nạp phi được diễn ra như sau :
Giờ Tư ngày
26 tháng chạp năm Bính Thin (30/01/1916) đám rước dâu gồm toàn phụ
nử, trong đó có 6 bà thượng thư mặc áo mang phụ, chít khăn vành,
các bà đại thần khác và một số thị nử cầm phát trần,bạch
hạc, thiên tuế đến bộ Lễ, có một xe ngọc lệ tứ mả đi
theo
với cờ xí linh đ́nh .
Về phía
nhà gái, cô dâu mặc áo rộng ,đội khăn vành kiểu mạng phụ, đeo
một đôi hưởng, và một đôi ṿng vàng, hai môn nử trang nay được
đem đến khi nạp lễ,đựng trong một cái hộp phủ khăn điều,
ngoại các thứ khác như cau lồng, rượu ché
Qua giờ Ngọ
sau khi cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên và lạy cha mẹ xong,một cây
pháo quả được đốt nổ vang, báo hiệu cuộc rước dâu bắt
đầu .
Cô dâu cùng 6 bà thượng thư lên kiệu ngọc lệ tứ mả chậm rải
tiến vào cung,theo sau là đoàn tùy tùng .
Có một điều
xẫy ra, mà người ta cho là điềm xấu. Khi đám rước dâu đi ra,
cây pháo qua chỉ nỗ có một tiếng rồi tắt hẳn .
Trước lễ
nạp
phi, trong Nội sai thị vệ đem ra nhà cô dâu 20 nén bạc, mấy nén
vàng cùng hai mươi cây sô, sa gấm, nhiễu đủ màu, mấy nén vàng
dùng để làm đồ nử trang và vật dụng cho cô dâu nhu gương, lược,
hộp đựng phấn sáp
Kể từ ngày
nạp phi, trong 3 ngày đêm liền, tại bộ Lễ ban ngày có bày cổ
thết các quan ta,
quan tây và bà con bên nhà gái, ban đêm th́ có múa bông và ca hát,
đàn dịch do
ban đồng ấu của Đai nội
phụ trách để cho quan khách thưởng thức.
Sau khi được
rước vào hoàng cung, bà phi tức bà Mai Thị Vàng chỉ có đến bái
yết hai bà đích mẫu và sanh mẫu của vua chứ không có nghi lễ ǵ
khác.
Vua và bà
phi ở tại Điện Kiến Trung, vua ở căn tả, bà phi ở căn hửu, c̣n
căn giửa dùng để thờ Đức Thánh Trần .
CHẶT ĐẦU TÂY
Theo
báo Tri Tân
Tương truyền
khi vua Duy Tân mới mười hai tuổi có dự ngự yến ở ṭa Khâm sứ
cùng với viên cố đạo người Phap. Viên
cố đạo nầy đă có tuổi, lại là người thông thạo tiếng Việt
và tiếng Hán. Thấy nhà vua ít tuổi song có veẻ thông minh và tuấn
tú, ông ta mới ra một vế câu đối như sau :
Rút ruột
ông Vua tam phân thiên hạ .
(Chử Vương
là vua, nếu bỏ đi một nét dọc th́ thành chử Tam, câu nầy có ư
nhắc đến chính phủ thực dân Pháp chia nước ta ra làm ba kỳ )
Vua Duy Tân
nghe xong liền ứng khẩu đối ngay:
Chặt đầu
thằng Tây tứ hải giai huynh
(Chử Tây
nếu bỏ đầu th́ thành chử Tứ, câu nầy rỏ ràng thể hiện sự
căm ghét Pháp của vị thiếu niên.)
Câu đối tuy
không chĩnh lắm song cũng đủ làm cho tên cố đạo đau điếng, tím
mặt lại, không nói ǵ nửa .
CÂU
HỎI NHỎ, Ư NGHĨA LỚN
Thái
Văn Kiểm
Mùa
hè năm nào Vua Duy Tân cũng ra nghĩ mát ở Cửa Tùng., một cửa biển
đẹp,yên tịnh, có bải tắm bằng phẳng cát trắng và mịn .
Một hôm
nhà
vua từ bải tắm đi lên, hai tay dính đầy cát, một người thị vệ
liền bưng đến một
thau nước ngọt mời vua rửa tay . Vua vừa rửa vừa hỏi :Tay bẫn
lấy nước mà rửa, nước bẩn lấy chi mà rửa ?.
Người thị
vệ lúng túng không trả lời được . Nhà vua bèn đặt lại câu hỏi :
Nước bẫn th́ làm thế nào cho sạch ? Người thị vệ vẫn không
trả lời được . Vua Duy Tân bèn nói
:Nước bẩn th́ phải t́m cách trừ khử những chất ngoại lai
lẩn vào trong đó, có hiểu không ?
NGỒI TRÊN NƯỚC
Thái
Văn Kiểm
Để
cách ly
vua Duy Tân với Triều Đ́nh Huế, thực dân Pháp cho xây dựng nhà
thừa lương ở Cửa Tùng để vua ra chơi . Song
giửa cảnh trời cao bể rộng đó nhà vua trẻ không nguôi ngoai nỗi
đau khổ, v́ sao vua Thành Thái bị đày, đất nước v́ sao không có
chủ quyền, đồng bào v́ sao lầm
than, cực khổ măi ?
Một hôm quan
Thượng thư Nguyển Hửu Bài ra thăm, thấy vua buồn bèn bày chuyện
đi câu . Vua , tôi chèo thuyền ra cửa biển . Mới thă câu nhấp nháy
mấy cái th́ lưởi câu mắc không
kéo lên được, nhà vua hí hoáy gở câu, nhân tiện ra một câu đối
để ḍ xem ư nghĩ của quan Thượng thư về hoàn cảnh quốc gia,dân
tộc ra sao . Vua nói
:
Ngồi
trên nước không ngăn được nước,
Buôn
câu ra đă lở phải lần .
Ông
Nguyển Hửu Bài trước câu đối đó, định khuyên vua Duy Tân không
nên có những ư nghĩ táo bạo như thế, bằng câu trả lời :
Sống
ở đời mà ngán cho đời,
Nhắm
mắt lại đến đâu hay đó.
Nghe lời
khuyên, vua Duy Tân rất thất vọng về ông Bài . Từ đó, nhà vua tỏ ra xem
thường ông Thượng Nguyển và cả đám đ́nh thần, nhà vua cũng
chẳng c̣n tin tưỡng một ai .
VIỆT
NAM QUANG PHỤC HỘI VÀ VUA DUY TÂN
Thái
Văn Kiểm
Khi vua
Thành Thái bị đày ở Vũng Tàu, vua Duy Tân vô cùng đau khổ, uớc mong sao cho
nước nhà độc lập. Tư tưỡng chống Pháp manh nha
từ thuở nhỏ, bây giờ càng ngày càng nẫy nở. Nhưng thực lực
chống Pháp ở đâu ? Quan lại Triều đ́nh như Nguyển Hửu Bài làm sao tin
tưỡng được ? Nhà vua trong tay không có một chút quyền lực nào !
Thời cơ đă
đến khi Việt Nam Quang Phục
Hội, mà lănh tụ là Thái Phiên và Trần Cao Vân, đặt kế hoạch
tiếp xúc với ông vua có tư tưỡng chống Pháp nầy .
Để có điều
kiện tiếp xúc với nhà vua, Hội Quang Phục bỏ ra một số tiền
lớn thương lượng với người lái xe ô tô của vua Duy Tân, yêu cầu
người nầy xin thôi việc và giới thiệu Phan Hửu Khánh vào thay .
Khánh là hội viên Quang Phục Hội . Thương lượng có kết quả.
Thế là người của Quang Phục Hội
đă hàng ngày ở bên cạnh ông vua yêu nước .
Một hôm
nhà
vua ngự du Cửa Tùng, Phan Hửu Khanh đâng lá thư của Quang Phục Hội.
Nội dung là thư nói về sự cơ cực lầm than của nhân dân, thảm
họa quốc gia, dân tộc, và nêu lên ư định phục quốc của nhân
dân . Lời lẽ trong thư có nhiều đoạn thật hao hùng và cảm động .
Ḱa Mỹ
Quốc ḍng giống rợ đen năm mươi năm c̣n có thể tự cường,
huống chi ta con cháu nhà vua, hai mươi lăm triệu nỡ đành hèn yếu .
Trời sinh
vua thông minh, chính trực,có chí cử binh chống Pháp. Đất sinh người
tài giỏi, có quyền đuổi giặc thương dân !
Đức vua cha
là vua Thành Thái, vi tội ǵ bị đày ? Lăng tẫm vua Tự Đức v́
cớ ǵ mà bị bới ?
Xem xong thư,vua Duy
Tân rất cảm động, tha thiết nói với Khánh cho gặp người đă
gởi phong thư .
Phan Hửu
Khánh sung sướng quỳ xuống bái tạ và xin sẽ tổ chức cuộc gặp
mặt . Vua Duy Tân thoắt đứng dây cầm vai Khánh nâng lên .
Đáng
lẽ ta phải tạ ơn nhà ngươi, sao nhà ngươi lại bái lạy ta, thương
mến ta th́ hảy giúp ta
NHỮNG NGÀY KHỞI
NGHĨA
Thái
Văn Kiểm
Sau
cuộc gặp gở lịch sử bên Hồ Tĩnh Tâm với Thái Phiên và Trần
Cao Vân, nhà vua lặng lẽ trở về hoàng cung . các lảnh tụ Quang
Phục Hội trở lại đất Quảng khẫn trương vạch kế hoạch
để
đợi thời cơ khởi nghĩa .
Sau nhiều
ngày hội họp bí mật, một kế hoạch khởi nghĩa
đă được thông qua . Thái Phiên được bầu làm chủ tịch,
Trần Cao Vân làm quân sư . Theo Trần Cao Vân dịch số ấn định
cuộc khởi nghĩa sẽ nỗ ra vào một ngày giờ nào đó mới mong thành
công ; ngày giờ do ông truyền đi đến các tĩnh trong bài thơ sau :
Một
mối
xa thư đă biết chưa ?
Bắc-
Nam
hai ngă gặp nhau vừa .
Đường
rầy đă thẳng thang mây bước
Ống
khói càng cao ngọn gió đưa.
Sấm
dậy tứ bề trăm máy chuyễn,
Phút
thâu muôn dặm nữa giờ trưa
Trời sai ra
đón xong từ đấy,
Một
mối xa thư đă biết chưa ?
Ngày
giờ hẹn ước là giờ Ngọ, tháng Ngọ, và ngày Ngọ
( Phút thâu
muôn dặm nửa giờ trưa ) .
Nhưng v́ t́nh
thế bức bách, hàng ngàn lính tùng chinh sắp xuống tàu đi Tây,
nếu không khởi nghĩa sớm th́ mất một lực lượng lớn nên phải
thuận theo yêu cầu của vua Duy Tân khởi nghĩa sớm hơn, tức ngày 03/05/1916 .
Vào đêm 3
rạng ngày 4 tháng 5, vua Duy Tân chân đi đất, đầu chít khăn đen,
mặc áo cụt đồ xẫm, quần vải trắng , bí mật ra khỏi hoàng
thành. Một chiếc thuyền dưới sự điều khiển của Trần Cao Vân
đậu chờ nhà vua ở bến Thương Bạc. Người vừa bước
xuống
th́ thuyền quay mủi ngược lên sông đào Lợi Nông
(Sông An Cựu).
Tại một
ngôi nhà trên bờ sông Lợi Nông, nhà vua gặp Nguyển Đ́nh Trứ,
người được chỉ định đánh vào đồn Mang Cá. Nhà vua khuyến
khích Trứ hăy ra sức giết rụi Pháp. Trứ giơ tay tuyên thệ, nhưng ngay sau
đó đă về ṭa Khâm sứ, báo cho Công Sứ biết mọi chuyện
. Tên Công Sứ báo ngay với viên Khâm Sứ Trung Kỳ là Charles. Charles
vào Điện Càn Thành xem xét lúc 2 giờ sáng, biết ngay là cuộc khởi
nghĩa bắt đầu, vội dùng điện thoại truyền lệnh giới nghiêm,
thu
hết súng ống của lính tùng chinh đồn trú
trong Mang Cá Thuyền chở vua Duy
Tân chèo gấp về Hà Trung, nhưng ở được một hôm,sợ bị bại
lộ, vua Duy Tân và đoàn tùy tùng phải ngược lên vùng núi
ph́a Tây Nam Thừa Thiên, trú tại nhà tên Đội Cơ ở xóm Ngủ Tây,
thôn An Cựu, (Xả Thủy An ngày nay) .
Khi đoàn đến
th́ ông Đội đi vắng, bà Đội nấu cháo gà dâng vua . Nghe lao xao,
trùm Tôn, anh ruột Đội Cơ ở gần đó, chạy sang, thấy vua tôi đang
húp cháo gà, chạy một mạch về báo với ṭa Khâm .
Khoảng 11
giờ trưa, bọn Pháp gồm có Đổng Lư của Ṭa Khâm Le Folt, chánh
mật thám Trung Kỳ
Sogny dẫn lính theo trùm Tôn bắt được vua Duy Tân . Cuộc khởi
nghĩa cứu nước coi như tan vở .Các lănh đạo cuộc khởi nghĩa đều
không tránh được bàn tay Sogny .
NHỮNG MẨU ĐỐI
THOẠI NGẮN
Thái
Văn Kiểm
Thấy vua Duy
Tân đứng nh́n trời, sau khi cuộc khởi nghĩa bị bại lộ,
Le Folt đến giở mủ chào và nói một cách mĩa mai :
En
bien,Sir ! vous avez fini cette randonnée ?
(Thế
nào, Hoàng Thượng ngự giá đến đây là hết rồi chứ ?) .
Vua Duy Tân
nhún vai và cũng đáp lại bằng tiếng Pháp :
Vous ne
pas pouvez comprendre
(Các
nguơi chẳng hiểu dược đâu ).
Lúc bây giờ con
mắt của trùm mật thám Sogny thấy dưới áo vua có một vật ǵ cồm
cộm rất khả nghi. Sogny nghĩ là súng ,nên nh́n hau hau vào đó.
Biết ư, vua Duy Tân nói :
"Mấy
ông tưỡng cái ni là súng ha? Không phải mô, tôi mà có súng th́ tôi
bắn các ông chết hết rồi .Đây là cục lương khô thôi ."
Thật ra đó
không phải là lương khô mà là hai cái ấn vàng của nhà vua . Tên
chánh mật thám
khi ấy mới yên tâm . Le Folt sai người t́m một cái kiệu và
một cái lọng để rước vua
xuống xe hơi đă chờ sẳn dưới chân đồi . Nhà vua lặng thinh
khoác tay từ chối kiệu và lọng vàng .Ngài bước xảng xái xuống
đồi, không tỏ ra sợ sệt ǵ .
Buổi trưa
hôm ấy về đến Ṭa Khâm, tên Khâm sứ Charles nở nụ cười đắc
thắng, bắt tay vua
Duy Tân và nói :
En bien ! Sir, vous
êtes content de votre équipée ?
(Bệ
Hạ bằng ḷng cuộc du ngoạn chứ ?)
Vua Duy Tân
điềm nhiên trả lời bằng tiếng Pháp
Non, puisquelle na pas
réussi !
(
Không, bởi v́ nó không thành công !)
Từ đó vua
Duy Tân giử thái độ lảnh đạm cho đến khi bị đưa vào nhà giam
Mang
Cá.
NHỮNG NGÀY CUỐI
CÙNG Ở QUÊ HƯƠNG
Nguyển
Văn Mai,Thái Văn Kiểm
Khâm
Sứ Pháp
Le Marchand de Trigon đến thay Khâm Sứ Charles, buộc Triều Đ́nh Huế
luận tội vua
Duy Tân rất khắc nghiệt .
Vua
một nước dưới quyền bảo hộ của Pháp đang chiến đấu
với
kẻ thù là Dức, mà khởi loạn chống lại Pháp là phản loạn, phải
tội tử h́nh .
Pháp giao cho
Triều Đ́nh thuyết phục nhà vua, nếu nhà vua biết ăn năn hối cải
th́ tha, c̣n không phải mang trọng tội .
Mọi lời
thuyết phục của Triều Đ́nh đều chẳng có ư nghĩa ǵ với nhà vua . Hai
Bà Hoàng Mẫu, Nguyển Thị Vân Anh, và Nguyển Thị Định được mời
từ Khiêm Lăng về Mang Cá thuyết phục vua, nhưng nhà vua xin hai bà
được từ chối mọi lời khuyên nhủ .
Cuối cùng,
Ṭa Khâm Sứ điện ra Hà Nội mời Toàn Quyền Đông Dương vào giăi
quyết . Vua Duy Tân tră lời một cách thẳng thắn :
Các người
muốn ép ta làm vua nước Nam th́ phải coi ta như ông vua trưởng thành
,bất tất phải đặt phụ chánh,và phải giao cho ta quyền hành của
một vị vua được trực tiếp với nước Pháp và Ngoại quốc."
Toàn
Quyền Pháp cũng bất lực .
Không thuyết
phục được vua Duy Tân, thực dân Pháp ra hạn một tuần lễ phải
đưa vua Duy Tân ra xữ công khai .Thượng thư bộ Học Hồ Đắc Trung
đươc ủy nhiệm thảo bản án .
Các vị lănh
đạo Quang Phục Hội Thái Phiên, Trần Cao Vân đang ở trong ngục
chờ ngày ra pháp trường, viết vào một mănh giấy vấn thuớc một
bức thư nhờ người bí mật đưa tận
tay ông Hồ Dắc Trung. Đó là một câu đối :
Trung
là
ai ? Nghĩa là ai ? Cân đai vỏng
lọng là ai ? Thà để cô thần tử biệt .
Trời
c̣n đó ! Xă tắc c̣n đó ! Miễn cho Thánh Thượng sinh toàn .
Ông
Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho hai ông Thái Phiên ,Trần Cao
Vân cùng Tôn Thất Đề, Nguyển Quang Siêu . Thi hành bản án, bốn ông
đều bị chém đầu. Vua Duy Tân bị đày sang đảo Réunion .
Vua Duy Tân
bị bắt đi
đày cùng với vua cha,
vua Thành Thái .
Vua Duy Tân
xuống
tàu Avardiana ngày 3-11-1916,
đến
bến ngày 20-11-1916.
Cùng
đi trong chuyến nầy có bà hoàng mẫu Nguyễn
Thị Định ( tức là thân mẫu của ngài ), bà
Mai Thị Vàng , cùng hoàng nữ Lương Nhân, con gái
thứ 16 của vua Thành Thái.
Sống ở đảo Réunion
được 2 năm.
Về sau, không chịu đựng được khí
hậu khắc nghiệt ở Phi Châu, nên các bà đều
xin hồi hương về Huế.
Bà Nguyễn Thị Định tá túc tại An Lăng,
An Cựu và sau đó mất không rỏ ngày tháng năm.
Bà Mai Thị Vàng mất vào ngày 25 tháng 1 năm Canh Thân
(tức 11-3-1980) tại Kim Long, Hương Trà, Thừa Thiên.
Bà Nguyển Thị Định
trong bài thơ làm vào năm 1919 nói lên nỗi đau khổ thống thiết của
một bà
mẹ với những giọt nước mắt âm
thầm khi từ giă chồng và con:
Con
ôi, ruột mẹ ngấu như tương
Bảy
nổi ba ch́m xiết thảm thương.
Khô
héo lá gan cây đỉnh Ngự,
Đầy
vơi giọt lệ nước sông Hương
Quê
người đành gởi thân trăm tuổi,
Đất
tổ mong v́ ́ nợ bốn phương.
Mẹ
cũng trông mau rồi một kiếp
Để
cho vẹn nỗi mối can thường.
TẤM L̉NG CỦA MỘT VỊ VUA BỊ LƯU ĐÀY
Trần
Nông
Khoảng
năm
1916-1917, thời vua Khải Định , Việt Nam có đưa 50 lính khổ
đỏ
qua giúp Pháp. Phương tiện chuyễn vận bằng tàu thủy,chạy bằng than . Do
chuẫn bị sơ thất, tàu đến đảo Réunion th́ hết than phải nằm
tại đây một tháng đợi than tiếp tế . Thời
gian tàu nằm c̣n dài, lại nhằm nơi ở của hai vua Thành Thái và Duy
Tân, anh em lính mới bàn đi thăm hai ngài, vi đây là dịp may hiếm
có .Được biết vua Thành Thái ở gần hơn nên đi thăm trước . Sau khi
thăm vua Thành Thái xong, anh em mới
xin địa chỉ của vua Duy Tân để đi thăm vào một ngày khác ..
Ngày đi thăm
vua Duy Tân, anh em lính sĩ quan và hạ sĩ quan đều ăn mặc sắc phục
rất chĩnh tề như khi đi thăm vua Thành Thái. Đội, Cai, ai có huy
chương huy hiệu ,ga lon đều gắn hết vào áo nghiêm chĩnh. Phái đoàn
đi tới ngỏ thấy vắng tanh không có ai lai văng cả, chĩ thấy có
một người khoảng trung niên mặc đồ xanh, nằm dưới một chiếc
xe hơi như đang cắm cúi sữa, nên anh em c̣n đứng chờ chưa dám
đường đột vô nhà vội . Chừng 5 phút sau, có một cậu bé
chừng 14, 15 tuổi từ trong nhà bước ra xong Đội trưởng phái đoàn
mới ngoắc cậu bé lại để hỏi :Có vua Duy Tân ở nhà không em ?
Trả lời: Đó,ông đang nằm sửa xe đó. Ông Đội mới nói :Cha,
may quá, nhờ em vô báo với ngài có lính Việt Nam đến thăm ngài. Sau
đó cả phái đoàn sắp hàng chĩnh tề để chờ đón vua .
Cậu bé vừa
báo xong, nhà vua lật đật chui ra khỏi xe, ngắm nh́n đoàn lính đứng
chờ một lúc, chẵng nói một tiếng nào, rồi lại chui xuống đít xe
làm việc như củ, không ra đón tiếp .Anh em đều lấy làm lạ về
thái độ hờ hững của Ngăi. Phái đoàn ngơ ngác đứng một lúc
rồi rút lui có trật tự .
Hôm sau cả
đoàn lại kéo nhau đến thăm vua Thành Thái
để ḍ hỏi cho ra tại sao đoàn đến thăm mà vua Duy Tân không
đón tiếp .
Sau
khi ông Đội kể rỏ đầu đuôi câu chuyện, vua Thành Thái mĩm cười
và nói :Hôm
anh em đi thăm ông Hoàng tôi, anh em ăn mặc như thế nào ? Ông
đội trả lời
:Anh em đều mặc quân phục chĩnh tề như bửa đến thăm ngài vậy
. Vua
Thành Thái cười nói :Cha rũi quá, hôm anh em đi thăm
ông Hoàng tôi mà tôi quên dặn . Anh em không được ông
Hoàng tôi đón tiếp, chẳng có ǵ lạ mà lư do là chẳng những ông
Hoàng tôi chống thực dân Pháp mà
chống cả sắc phục của Pháp trang bị cho lính Việt Nam . Vua
Thành Thái nói tiếp :Thôi bây giờ như thế nầy,nếu anh em cố
t́nh muốn đi thăm Ông Hoàng tôi lần thứ
hai th́ chỉ mặc thường phục ,
đừng đeo huy chương, huy hiệu, đừng đeo lon, th́ ông sẽ đón tiếp
tử tế lắm .
Khi nào ông
nghe người Việt Nam đến đăo nầy, không phân
biệt hạng người nào, ông Hoàng tôi đều lái xe đến thăm
cả.
Từ khi xa quê hương đến nay, ông Hoàng tôi nhớ người
Việt Nam lắm .Huống chi anh em là lính Việt Nam, bị thực dân Pháp
ép buộc đem qua Pháp làm tôi tớ cho chúng, lẽ nào ông Hoàng tôi
hờ hững cho đành .
Quả đúng
như lời vua Thành Thái nói, lần đi thăm thứ hai,vua Duy Tân có một
thái độ niềm nở
vui tươi khác thường . Anh em lính tới ngỏ, ngài ở trong nhà ngó
thấy liền lật đật chạy ra đón tiếp khác nào người thân ở xa
lâu ngày đến thăm . Ngài lần lượt bắt tay từng người một, cả
50 anh em
không sót một người nào .Ngài đưa anh em vào nhà tiếp đăi rất
tử tế, nhà cửa rộng răi, vườn tược cây cối um
tùm có vẻ sầm uất, trong nhaà xe cộ máy móc đầy đủ tiện nghi
như một nhà khá giă ở thành thị
xua .Trong thời gian tiếp đăi, ngài hỏi thăm lung tung, nào là việc
dân việc nước . Ngài cũng không quên hỏi thăm đời tư của từng
anh em
một . Ngài hỏi lư do nào anh em sang Pháp mà có th́ giờ thăm Ngài.
Được ông đội trưởng tră lời tỷ mĩ
, ngài mới nói : Tôi nhớ ngươi Việt Nam lắm, nay may mắn dược
một số đông người Việt đến thăm, tôi mừng lắm như bắt
được
của quư không bằng . Gia đ́nh tôi sống thong thă, ngoài số lương
hàng năm Triều đ́nh Việt Nam gởi cho tôi , tôi c̣n có nhiều nghề
khác,nhất là nghề săn xuất đồ chơi trẻ em được các nước
hâm
mộ, nên làm ra được bao nhiêu sản xuất hết bấy nhiêu, do đó gia
đ́nh tôi nay được thoái mái phong lưu. Một dịp may hiếm có được
người Việt Nam đến thăm .Vă lại thời gian anh em đi Pháp c̣n lâu,
bây giờ anh em đă tới đây, cứ an tâm ở lại với
gia đ́nh tôi cho vui để tôi đở nhớ nhà . Như kế hoạch hoạt động
đời sống của gia đ́nh tôi đă kể cho anh em rỏ, th́ tôi có thể
nuôi anh em trong thời gian anh em ở đảo nầy . Xin anh em vui ḷng đừng
ngại ǵ .
Ông đội
trưởng đoàn viện dẫn lư do từ chối mấy ngài cũng cố giử
không muốn cho đi, nên cực chẳng đă mới điện tín cho tàu biết khi
nào có than phải tin trước cho anh em biết để đủ th́ giờ trở
về tàu chuẫn bị lên đường sang Pháp .
Anh em nễ
ḷng tốt của ngài phải ở lại với ngài hơn nửa tháng . Đến khi
nhận dược điện tín của chủ tàu, ông dội tŕnh lên cho vua Duy
Tân xem xin từ giă, sắc mặt ngài có vẻ buồn nhưng
rồii ngài cũng tuyên bố :Thôi như thế tôi cũng đủ tạm thỏa
măn, bây giờ là bổn phận anh em phải
thi hành, tôi không dám cầm anh em nữa .
NGÀY CU?I CÙNG C?A VUA DUY TÂN
NGÀY
CUỐI CÙNG CỦA VUA DUY TÂN : TỬ NẠN MÁY BAY
Vua
Duy Tân tử nạn trong một chuyến máy bay vào cuối năm 1945 .
Tai
nạn nầy hiện nay c̣n nằm trong ṿng bí mật, chưa có nguồn tin
nào phanh phui ra .
Thời
kỳ ấy, Tổng Thống Pháp De Gaule có ư định đem vua Duy Tân về
nước để làm một thế đứng đương đầu với Nhà
Cách Mạng
Hồ Chí Minh .
Hài
cốt của Vua Duy Tân được đem về Việt Nam ngày 4 tháng 4 năm
1987 và chôn cất tại Nghĩa Trang An- Lăng .
Van chuong ngh? thu?t b́nh dân
Ngày 1
tháng 11 năm 2003 .
Bài
thứ 10
VĂN CHƯƠNG
NGHỆ THUẬT B̀NH DÂN
Mỹ Xuyên
Nếu thử ngồi
phân loại ca dao, tục ngữ đôi khi chúng ta gặp
phải những khó khăn dưới hai thể loại
diễn thao đậm nét phong phú của nền văn hóa
Việt Nam. Thông thường tục ngữ được
truyền khẩu từ kinh nghiệm sống dồi dào
của cha ông chúng ta từ đời này sang đời
khác. Tiền nhân dùng lời hay ư đẹp kết
cấu thành những câu có vần điệu, đọc
nghe suông tai để dễ dàng huấn thị chúng ta hơn
theo tâm lư học sư phạm mà chúng ta thường
được biết qua phương thức các bài
học thuộc ḷng từ nhỏ. Đôi khi tục
ngữ chỉ hàm mang tiếng nói của lương tri,
lư trí, đạo nghĩa ở đời đến
với đời sau. Tục ngữ được gieo
thật có vần điệu và điều tiên quyết
là phải ngắn gọn dễ hiểu, không lắt léo
bằng những ngôn từ khiến người nghe
phải động tâm, động trí để suy nghĩ.
"Thương người như thể thương thân"
(Nguyễn Trải - Gia Huấn Ca)
Tục ngữ là lời nói (ngữ) trong thói quen có
tự lâu đời (tục). Có thể tục ngữ cũng
chỉ là câu nói phát xuất từ cửa miệng
của một người nào đó trong dân gian, nhưng
v́ có lẽ đă có ư nghĩa sâu đậm, lại có
vần điệu nên dễ đi vào ḷng người
nghe, dễ truyền tụng và lâu dần trở nên
tục ngữ. Tục ngữ c̣n có những tên gọi
chỉ định khác một chút như ngạn ngữ
(lời xưa lưu truyền lại cho hậu thế),
phương ngôn (những lời hay ư đẹp quy
tụ tại một địa phương). Có khi
tụ.c ngữ được truyền miệng biến
thể thành ngữ là những lời nói đă có
sẳn và không có chất thơ trong câu nói phổ
biến như:
"Dốt đặc cán mai"
để chỉ sự thiếu văn hóa hay là
"Tiên học lễ, hậu học văn"
để huấn thị chúng ta đầu tiên phải
biết lễ phép, tôn ti trật tự đối
với người trên trước hoặc trong phép
tắc xă giao thường nhật, sau đó mới đến
học chữ nghĩa để mở mang trí tuệ,
hữu ích cho xă hội, cho môi truờng chung quanh.
Lời hát của tục ngữ tuy lắm lúc ẩn
dụ nhưng lại mang âm hưởng thuần
khiết của nội dung không bóng bẩy hoặc mang tính
trữ t́nh lăng mạn như ta thường t́m thấy
trong ca dao.
Ca dao là tiếng hát của tâm hồn qua sự giao động
khi đối diện với môi cảnh trí bên ngoài hay
thựng khi là một đối tác phản ứng
hứng khởi của tâm linh khi tiếp xúc với đời
thường. Lắm khi ca dao xuất hiện từ tính
bộc phát khi đối chứng với hoàn cảnh có
liên cảm với thân phận, xă hội, quê hương
đất nước. H́nh ảnh một đứa bé
mồ côi xách giỏ hái rau rúng động trước
mộ phần của mẹ với nỗi đau khôn cùng
đă được học giả Lâm Kim Quang nhắc
đến trong bài viết của ông khi bàn về văn
chương b́nh dân thật linh động t́m về dưới
hai câu:
"Chiều chiều xách giỏ hái rau
Ngó lên mă mẹ ruột đau như dần"
Động tác xách giỏ, ngó lên với từ ngữ b́nh
dân nhưng lại hàm tính chân thật diễn đạt
một h́nh ảnh thật b́nh thường của đứa
bé phải tự cưu mang bản thân lồng vào
một khung cảnh đáng thương là đau ḷng trước
ngôi mộ của mẹ. Hai câu này chỉ mang nặng tính
trữ t́nh, phối hợp âm điệu để
thể hiện một thứ t́nh cảm thiêng liêng đó
là t́nh mẫu tử và mô tả t́nh cảnh của
một đứa bé mồ côi mà không mang nội dung
huấn thị chúng ta một điều ǵ trực
tiếp. Có chăng là qua cảm xúc hai câu ca dao mà
dấy lên trong ta một suy nghĩ để tự tâm rèn
lấy ḿnh.
Đặc điểm trong ca dao là tiêu chuẩn trữ t́nh
của nó theo tiếng vọng của tâm hồn người
thể hiện và vần điệu độc đáo
khiến người nghe mần cảm trên nhiều phương
diện. Ca dao được trải dài trên t́nh yêu,
đó là t́nh yêu quê hương, t́nh yêu thiên nhiên đất
nước, t́nh yêu con người, đôi lứa v.v.v
được truyền khẩu mạnh mẽ qua tính
chất linh động tượng h́nh, tượng thanh
của nó mà có lẽ đặc biệt nhất dưới
h́nh thức các làn ca, điệu ḥ trong dân gian.
Có nhiều cụ học giả uyên thâm như Ôn Như
Nguyễn Văn Ngọc (1928), Dương Quảng Hàm
(1941), Phạm Quỳnh, Paulus Của, Nguyễn Can Mộng,
Nguyễn Trọng Lực, Hoa Bằng, Thuần Phong, Đào
Văn Hội, Minh Hương, Phạm Văn Diêu và c̣n
nhiều vị khác nữa đă cố gắng sưu
tầm và t́m định nghĩa thỏa đáng cho ca
dao. Tựu trung tất cả các vị học giả này
đều t́m về một mẫu số chung như sau:
"ca dao là thi ca truyền miệng, dân ca trong dân gian mang
nhiều tính trữ t́nh và phản ảnh đời
sống hiện thực, xă hội, nhân t́nh thế thái,
phong tục, tín ngưỡng theo nhiều bản chất
có khi là ngẫu hứng, có lúc là sự quan sát theo dơi lâu
ngày mà thành".
Tuy nhiên có vài vị học giả cho rằng ca dao là
một loại thi ca có tác giả hẳn ḥi ? Chúng tôi th́
không hạch vấn về tác giả bởi v́ chúng tôi
tin tưởng rằng một khi những câu ḥ, điệu
hát ca dao được lưu truyền rộng răi
phổ biến trong dân gian th́ đă trở thành của
dân gian và mang tính đại chúng. Thiết tưởng
chúng ta không luận bàn về tác giả của ca dao làm
ǵ nữa.
Trong Việt Nam Tự Điển (Hà Nội 1931) ca dao
đă được định nghĩa là câu hát
phổ thông trong dân gian. Và theo cụ Dương
Quảng Hàm th́ ca dao thông thường gói trọn trong
thể lục bát chính thức, lục bát biến
thể, song thất lục bát, song thất lục bát
biến thể. Chúng tôi cảm phục trước
sự nhận xét của cụ. Tuy nhiên theo chúng tôi có
lẽ đây là thể loại ca dao xưa. Ca dao ngày nay
có thể lồng dưới h́nh thức dân ca chăng?
Phong dao và đồng dao thông thường cũng
được truyền miệng thật phổ biến
trong dân gian có lẽ cũng phát xuất từ ca dao. Các
làn điệu ḥ lư nam bộ, ḥ mái đạy, các khúc
hát quan họ của Bắc Ninh cũng mang đậm nét
âm hưởng ca dao. Do đó cũng có thể dân ca 3
miền phát xuất từ ca dao chăng ?
Nếu t́m hiểu cặn kẽ hai chữ ca dao th́ ca là
hát và dao là những bài hát không có chương khúc
hẳn hoi, là những bài hát ngắn lưu hành trong dân
gian. Theo chúng tôi th́ ca dao chúng ta vẫn thường
biết là ca dao cổ, c̣n những bài dân ca mới lưu
truyền trong dân gian nên được gọi là ca dao
mới.
oOo
"Trầu Sài G̣n xé ra nửa tá
Thuốc G̣ Vắp hút đă một hơi,
Buồn t́nh gá nghĩa em chơi,
Hay là anh quyết ở đời với em ?"
Chỉ với bốn câu hát ḥ huê t́nh dưới điệu
chánh phong đă mang âm hưởng ca dao với ư lời
mộc mạc thố lộ tâm t́nh của một gă
thanh niên muốn tỏ t́nh. Khác với ca dao cổ mang tính
đượm t́nh, văn phong thường man mát
giọng hát quê hương:
"Hai tay bưng dĩa muối gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng bỏ nhau"
Ví dụ muối và gừng là hai phong vị mặn và
cay để bộc tả gian truân có nhau trong cuộc
sống lứa đôi với đúc kết t́nh nghĩa
mặn mà không thể chia cắt được. Có
lẽ trong thi ca b́nh dân, th́ t́nh yêu đôi lứa trong ca
dao được ca ngợi rơ nét nhất, bởi ca dao là
tiếng vọng của tâm hồn, ca dao là điệu hát
của ư nghĩ, chuyên chở tâm sự đến con người:
"Tḥ tay xuống ngắt cọng ng̣
Thương anh đứt ruột giă đ̣ ngó lơ"
Quả thật t́nh yêu trong ca dao được chọn làm
chủ đề chính trải dài trên ba miền đất
nước, nó phản ảnh đời sống thật
của người dân lồng dưới các điệu
ḥ, các câu ca đối đáp:
Nữ (vấn):
"Ḥ ơi ! Trên đời mọi vật bẩn nhơ
Đều nhờ nước rữa trở nên trong lành
Đến khi nước phải nhơ tanh
Lấy ǵ mà rửa xin anh phân cùng..."
Nam (đáp):
"Ḥ ơi ! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng
Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay
Hi sinh bao quản thân dài
Máu đào từng rửa, nước rày thành trong..."
Nội dung câu ḥ đa phần dựa trên cơ sở
của thơ lục bát, nhưng lắm lúc xử lư có
thể giữ nguyên hoặc biến chuyển mở
rộng dài hơn để khớp với câu ḥ. Có
lẽ v́ vậy việc sáng tác những câu ḥ thường
là đại chúng tham gia dễ dàng và nhanh chóng thu hút
được sự hâm mộ của dân gian.
Hai ví dụ trên cho ta thấy tính b́nh dân và dễ dàng
biến chuyển từ ca dao sang dân ca mà nếu chúng ta
không khó tính cố t́nh phân biệt ra thế nào là ca
dao, thế nào là đồng dao, phong dao, dân ca th́ chúng ta
lại được dịp thích thú khi t́m hiểu
về dân ca Nam Bộ. Dân ca Nam Bộ là thể loại dân
ca truyền miệng ở phương Nam. Tựa kề bên
những điệu ḥ trữ t́nh, tươi mát, dân ca
Nam Bộ c̣n chuyên chở đến cho chúng ta những bài
hát điệu Lư.
Lư là những đoản khúc ân t́nh lạc quan yêu đời,
ngắn gọn, trong sáng và gợi cảm. Lư được
các nhạc sĩ vô danh b́nh dân trong dân gian khai phá
bằng các nhịp điệu phong phú và sinh động.
Mà một trong những bài hát chúng ta rất quen thuộc
chúng ta thường nghe:
"Khớp con ngựa ngựa ô (2x)
Ngựa ô ăn khớp, ăn khớp con ngựa ô
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá dặm, dây cương nhuộm thắm
Cáng roi anh bịt đồng tḥa..."
Là anh í a anh đưa nàng...anh đưa nàng...anh
đưa nàng về dinh (2x)
Khi luận về phương diện âm hưởng, và
những bước nhạc âm giai của các điệu
ḥ và Lư Nam Bộ, chúng ta đă phát hiện ra được
thuần chất tinh khiết, trong lành, chân thật pha
lẫn chút âm điệu mênh mông của ḥ cùng nhịp
điệu sinh động, phấn chấn của các
điệu Lư. Nếu không luận về tiết tấu
mà bàn về kết cấu, Lư đă có những sự
phân biệt về câu cú, khúc và đoạn mạch
lạc. Âm điệu được uyển chuyển nhưng
rơ ràng trong tính nhất quán toàn cục khiến người
nghe dễ dàng ghi nhận chứ không mang tính nhảy
vọt chuyển thanh cầu kỳ, phức tạp để
trở thành lủng củng thiếu lớp lang nếu không
khéo léo tổ chức.
oOo
Khi nghiêng góc nh́n hưóng về miền Trung, chắc
hẳn chúng ta không khỏi ngạc nhiên khi các làn điệu
Lư Vọng Phu, Lư Tàng Tít lại xuất hiện nơi
đây trên các sân khấu tuồng cũng như dân ca
Kịch Bài Cḥi. Nhiều khi các điệu Lư lại
được tu sửa và thay đổi cho thích hợp
với tính chất bẩm sinh của người dân
của vùng hăy nghe Lư Ngựa Ô tại Quảng Nam
với làn điệu riêng biệt kín đáo và sâu
sắc:
"Ngựa ở yên thắng kiệu vàng
Yên tra khớp bạc đưa chàng hồi hương"
Mỗi một miền trên đất nước lại
có một làn điệu Lư phong vị khác nhau, có
những bước đi riêng trên âm hưởng, dáng
dấp riêng súc tích và uyển chuyển khi thể
hiện nội dung. Có lẽ những nét chấm phá
tuyệt vời của dân ca bộc phát từ ca dao trong
phương thể lục bát chính thức và lục bát
biến thể rồi lồng vào các chuỗi tiếng
đệm, câu láy biến cách ẩn núp dưới các
điệp từ như í a, t́nh tang, là, mà, trông, là hù,
là khoan ... để âm vị thêm linh động màu
sắc cho các làn điệu và gấy thêm cảm xúc người
tŕnh bày.
Càng về Nam ta càng được nghe các làn điệu
dân ca mang thang âm bán cung. Với điệu Thức Oán
trở thành tiêu biểu và điểm riêng của dân ca
truyền thống miền Nam. Tuy các điệu Lư có thay
đổi khác nhau theo dạng âm nhưng trực âm chính
vẫn tồn tại dưới dạng Ngũ Cung nguyên
thủy.
Có lẽ từng bước đi ở nhiều thể
loại văn chương nghệ thuật Việt Nam có
phát triển theo thời gian, không gian và nội dung khác
nhau. Nhưng bản sắc t́nh yêu quê hương, đất
nươc và con người luôn t́m về trong tục
ngữ, ca dao, dân ca luôn gợi nhớ cội nguồn.
Bản ngă dân tộc có c̣n và phát triển khi tiếng nói
và bản chất thiện tâm dân tộc phát triển.
Những mong những đứa con Việt mọi
miền trái đất luôn cố gắng rèn luyện, ôn
nhớ và phát triển văn hóa của ḿnh.
Chúng tôi xin mượn tâm sự hướng về
miền Tây hiện đang trong cơn hoạn nạn thiên
tai làm thi ư để viết bốn câu thơ thay
lời kết:
"Quê hương một cơi xa mờ,
Gạo thương Đồng Tháp măi chờ đợi
anh,
Cho dù trăm hướng xuân xanh,
Đến khi đầu bạc vẫn quanh cội
nguồn."
__________________________________________________
Đề mục tham khảo:
(1) Lâm Kim Quang - Việt Nam: Đất và Người qua Văn
Chương B́nh Dân
(2) Phạm Duy - Dân Ca Việt Nam
(3) Vương Hồng Sển - Saigon Năm Xưa
************************************************
Ngày 3 tháng 11 nam 2003
Ngày
1 tháng 11 năm 2003 .
Bài
thứ 9
CÂU H̉ HUẾ
CỦA ƯNG B̀NH THÚC GIẠ THỊ
Tiến sỉ Trần
Văn Khê
Giáo sư âm
nhạc
Năm 1955 , khi tôi
bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc Huế để soạn luận án tiến
si về âm nhạc truyền thống Việt Nam th́ tôi nghe một câu ḥ
trong dĩa Beka 78 :
"Một vũng
nước trong, mười gịng nước đục,
Một trăm người
tục, một chục người thanh .
Biết ai gan
ruột gởi ḿnh,
Mua tơ thêu lấy
tượng B́nh Nguyên Quân."
Tôi nghe câu ḥ
mái nh́ hay quá , lại có tiếng đờn phụ họa của giáo sư Nguyển
Hửu Ba, th́ lúc đó tôi cứ tin rằng, câu ḥ đó là trong nhân
gian, mà không biết rằng tác giả lại là cụ Ưng B́nh Thúc
Giạ Thị . Sau đó, tôi nghe Châu Loan, khi đi tham dự hội nghị
thanh niên ở Ba Lan, ḥ câu ḥ khác :
"Chiều
chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu,
ai sầu ai thảm,
Ai thương ai
cảm , ai nhớ ai mong,
Thuyền ai thấp
thoáng bên sông,
Đưa
câu mái đẩy động ḷng nước non ."
th́ tôi tưỡng
đó cũng là một câu ḥ trong nhân gian, rất hay, mà tôi th́ không
biết ngâm theo giọng Huế, nên tôi bắt chước theo giọng ḥ
của chị Châu Loan, để mà khi đi nước nầy nước nọ , lúc giới
thiệu âm nhạc ba Miền, cũng có được một câu ḥ miền Trung, ḥ
đúng theo giọng người Huế, th́ tôi giới thiệu rằng câu ḥ đó
là của nhân gian .
Sau khi tôi trở
về Việt Nam, gặp nhà thơ Tôn Nử Hỹ Khương, trong câu chuyện, tôi
mới biết câu ḥ đó là câu ḥ thân phụ nhà thơ Tôn Nử Hỹ Khương
là cụ Ưng B́nh Thúc Giạ Thị , th́ tôi vô cùng cảm phục .
Một nhà thơ
khi mà sáng tác ra một câu ḥ, một điệu hát dược người ta ḥ,
người ta hát lại mà không biết rằng đó là của ai, th́ tức là
câu ḥ tiếng hát đó đă đi thẳng vào ḷng người, đi sâu vào
trong ḷng người ḥ người hát , và tưỡng rằng đó là câu ḥ câu
hát của nhân giang, th́ tôi cho đó là một phần thưởng rất
lớn của một nhà thơ, được quần chúng cho rằng câu ḥ ấy phù
hợp với tâm tư khắc khoải trong ḷng mọi người .
Trong nhiều năm
qua , người xứ Huế nói riêng, Việt Nam ta nói chung, thường nhắc
đến thi ông Ưng B́nh Thúc Giạ Thị .
Ưng
B́nh Thúc Giạ Thị sanh năm Đinh Sửu 1877, mất năm Tân Sửu 1961,
hưởng thọ 85 tuổi, là cháu nội của nhà thơ Tuy Lư Vương
. Ông tốt nghiệp trường Quốc Học Huế, đổ đầu kỳ thi kư
lục,
đổ cử nhân Hán học, ra làm quan thăng đến hàm Thượng Thư rồi
Hiệp Tá Đại Học Sỉ . Th́ giờ của Ông cũng dành một phần
cho bầu rượu túi thơ, câu ḥ điệu hát . Các sách chinh của Ông
đă được xuất bản gồm Tuồng Lộ Địch, T́nh Thúc Giạ, Bán
buồn mua vui v..v.. Những câu ḥ của Ông làm ra, theo thời đại ,
tùy hoàn cănh, có vui, có buồn, có thương có giận, tĩnh say ngồi
khóc với non sông . Ai đă từng nghe giai thoại vua Duy Tân, có khi
giă dạng người dân ra ngồi câu cá ở Phú Văn Lâu, chờ gặp Trần
Cao Vân để mật bàn chuyện quốc sự , mới càng thấm thía với ư
tứ thâm trầm, sâu sắc của câu ḥ :
"Chiều
chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi ai câu,
ai sầu ai thảm"
T́nh thương của
Ưng B́nh Thúc Giạ Thị là một t́nh thương bao la, thương thân phận
con người , trong đó có những người con gái, trôi nỗi trên sông
Hương :
"Tiếng hát
Ngư Ông, giữa sông Bành Lệ ,
Tiếng kêu hàn
nhạn giữa áng Hoành dương,
Một ḿnh em đứng
giữa sông Hương,
Tiếng ca du nử
đoạn trường ai nghe .
Ướt áo xanh
lụy t́nh Tư Mả,
Khách thiên
giai vẫn lạ mà quen,
Nước non ai
kẻ bạn hiền,
Biết ai ly phụ
giữa miền sông Hương.
Biết ở đâu
là cầu Ô Thước,
Mênh mông
nguyện ước, dưới nước trên trời,
Đêm
khuya ngớt tạnh mù khơi,
Khúc sông quạnh
vắng có người sầu riêng .
Nước đầu
cầu khúc sâu khúc cạn,
Chèo qua Ngọc
Trản đến vạn Kim Long,
Sương sa gió
thổi lạnh lùng,
Sóng xao trăng
lặng gây ḷng nhớ thương.
Bên chợ Đông
Ba tiếng gà gáy sáng,
Bên làng Thọ
Lộc tiếng trống sang canh,
Giửa sông Hương
tiếng sóng khuynh thành,
Đêm
khuya một chiếc thuyền t́nh ngữa nghiêng .
Để kết thúc,
có thể nói nhà thơ Ưng B́nh Thúc Giạ Thị đă để lại cho hậu
thế một kho tàng quư báu tô điểm sâu đậm cho nền Văn hóa nước
nhà .
************************************************
Ngày 28 tháng 10 nam 2003
Xin mời Quư Vị
xem bài số 8, trích đăng bài "Lạc Tịnh Viên" của
Nguyển Thị Hiệp và của Bác Sỉ Công Tằng Tôn Nử Phùng Mai ở
Nevada .
Ngày 30 tháng 10 năm
2003 .
Bài thứ
8
LẠC TỊNH VIÊN
Nguyển Thị
Hiệp
Về phía Hửu
Ngạn sông Hương, từ cầu Tràng Tiền thẳng một mạch lên ga Huế
và từ ga Huế , đến cầu Bến Ngự nh́n qua bên kia sông , một ṭa
nhà cổ kính ,với hàng rào chè tàu, cẫn và hoàng điệp bao bọc
ngoài với chiếc cổng h́nh ṿm, đó là ngôi vườn lớn với ba toà
nhà cổ kính gọi là Lạc Tịnh Viên .
Thoạt tiên khu
vườn rộng 8 sào đất, coi như đất hoang, với túp lều tranh trên
đó .Chủ nhân ông là cụ thượng Hồng Khảng, con thứ 10 của Tùng
Thiện Vương tạo mải năm 1889 . Đến năm 1897, chủ nhân
tạo lập ngôi nhà ngói thay túp lều khi mới mua . Tuy Lư Vương
đặt tên là Hy Trần Trai . Khu vườn nầy nguyên thuộc làng Dương
Xuân, huyện Hương Thủy, nhưng đến năm 1900, khi xây xong cầu Tràng
Tiền, theo quy hoạch của chính quyền, Lạc Tịnh Viên thuộc thành
phố Huế . Năm 1901, chủ nhân xây thêm bên trái ngôi vườn một căn
nhà mới, gọi là Di Tâm Thích Thể Đường . Mười năm sau, cụ Thượng
lại xây thêm bên phải ngôi vườn, một ngôi nhà theo kiểu tân thời,
hồi đó lấy tên là Vấn Trai . Xây nhà theo lối nầy gọi là Tam
hợp viên, có lẽ chủ nhân muốn mô phỏng lối Tứ hợp viên bên
Trung Hoa để tất cả gia đ́nh qui tụ về một nơi . Ngôi nhà
chính Hy Trần Trai là kiểu nhà ba gian hai chái, có nhiều nét độc
đáo hơn các ngôi nhà rường khác ở Huế . Bộ giàn được chạm
trổ rất công phu, lấy đề tài chủ yếu Long, Phụng, Tứ quư, và
Bát bửu, có 56 cột gổ ra đến hàng ba, tạo thành sường nhà vững
chắc .Ba gian nhà có 3 khung cửa chính, có 12 tấm cửa bàng khoa
.
Người thừa kế
khu Lạc Tịnh Viên là Cụ Ưng Tŕnh, nguyên Đại thần Tôn Nhơn Phủ
; người Huế và học tṛ Quốc Học c̣n biết nhiều đến Cụ . Cụ
vào học Quốc Tử Giám năm 1897, 20 năm sau trở thành Tế Tửu Quốc
Tử Giám . Quốc Tử Giám là ngôi trường có trước trường Quốc
Học Huế gần 100 năm . Giáo sư Bửu Cân, con của cụ Ưng Tŕnh là
một vị giáo sư được kính mến tại trường Quốc Học . Linh
mục
Bửu Dưởng, em trai của Thầy Bửu Cân,là người duy nhất trong
gia đ́nh trở thành tu sĩ Thiên Chúa Giáo, nỗi tiếng về những hoạt
động văn hóa, sau nầy là Viện Trưởng Đại Học Minh Đức ở Sài
G̣n .
Tưởng cũng nên
nói thêm về tài người thợ mộc Việt Nam . Khi muốn h́nh thành sườn
một ngôi nhà, nhà rường một gian hai chái, 3 gian hai chái, lớn nhầt
là năm gian hai chái, với cột, kèo, xuyến, trến, đ̣n tay, mái kéo
ra đến hàng hai, hàng ba, hàng tư, chỉ một tay người thợ cả ,
với cây thước gia truyền chạm đục làm mộng cho đến khi xong,
thợ ăn ở luôn trong nhà 4, 5 tháng có khi cả năm. Đến ngày
dựng bộ dàn tṛ lên là tất cả bộ sườn đâu vào đó không
sai một ly nào , kể cả những tản đá đặt dưới chân cột
.
Lạc Tịnh Viên
đă được cơ quan Bảo tồn Văn Hóa Hà Nội công nhận là di
tích văn hóa lich sử .
***********************************************
CO KHANH NAM (NGUOI THU HAI TU PHIA TRAI) |
|
Ngày 28 tháng 10 nam 2003
Chúng tôi mới
nhận được bài sau đây của Bác Sỉ Phùng Mai, hiện ở
Nevada, Huê Kỳ . Bác sỉ Phùng Mai thuộc Gịng Tuy Lư Vương . Xin đăng lên để
biết thêm một cảm nghĩ của một người Huế, xa Huế lâu năm
và bây giờ lại về thăm Huế .
GIỚI THIỆU LẠC TỊNH VIÊN
Công Tằng Tôn
Nử Phùng Mai
Lạc Tịnh Viên
đối với tôi không chỉ là một mẫu nhà vườn của một vương
tôn danh tiếng ở đất Cố Đô, mà là tiêu biểu cho truyền thống
thi lễ và từ bi của gia chủ .
Lạc Tịnh Viên
không nguy nga , đồ sộ ,nhưng cổ kính nên thơ, không rực rở huy
hoàng mà thanh cao thoát tục .
Tôi đến Lạc
Tịnh Viên vào một trưa hè nóng bức, nhưng mới dừng chân ở cổng
vào, đă thấy mát dịu lạ thường . Đến khi bước qua khỏi b́nh
phong trổ lọng và vào ngồi ở nhà mát, trước chính điện , th́
có cảm giác vô cùng thoái mái . Ngồi trên ghế gổ bóng láng
mát dượi không chút bụi trần, tâm hồn ḿnh bỗng thấy nhẹ lâng
lâng . Nhà nầy không có tường vách , cửa ngăn, bốn bề thông suốt
để đón gió và khách mười phương , có tên là Nhân Hậu . Có lẽ
vị trí của nhà Nhân Hậu với b́nh phong ở trước, ba nhà khác vây
quanh, cùng vườn cây cổ thụ xanh tươi , đă làm cho nhà im mát dễ
chịu dù đang trưa hè đứng bóng . Sau mới biết đây là nơi tiếp
đăi người nghèo mỗi ngày chủ nhật theo truyền thống gia đ́nh
. Chính Điện ở giửa cao ráo, đặc biệt có hai hàng bực cấp
hai bên làm tăng vẽ trang nghiêm của nơi thờ tự . Chủ nhân đă
thiết lập Từ Đường trên nền cao nên hơn trăm năm nay, trận lụt
lớn nhất cũng chỉ dâng nước đến gần bực cấp cuối cùng
. Nơi
Chính Điện có treo nhiều câu đối và bức hoành Hi Trần Trai do
Tuy Lư Vương đề tặng .
Bên trái là Di
Tâm Đường, nơi con cháu sinh hoạt . Bên phải là Vấn Trai, nơi
gia chủ thường trú, c̣n giử nguyên pḥng tiếp khách, bàn làm việc
,với cái chuông rung khi cần gọi con cháu . Nhà Vấn Trai đặc biệt
có bức hoành " Thi Lễ Truyền Gia " . Cách tiếp khách của
Bà Khánh Nam, hậu duệ của gia chủ đă noi theo đường
lối đó làm cho chúng tôi rất ngạc nhiên và cảm phục .
Quen với cănh
xô bồ, ồn ào của thế tục, nay được một tao nhân, khuê các ân
cần tiếp đón với đầy vẻ dịu dàng lễ độ , tôi như được
sống lại thời dỉ văng xa xưa . Bà Khánh Nam là tượng
trưng của nét nhu ḿ, hiền thục, nhă nhặn, khiêm tốn . Bà là người
có công lớn thu thập, ǵn giử di sản của tiền nhân để giới
thiệu cho hậu thế , sáng danh tiên tổ . Gương chí hiếu nầy đă
thể hiện qua sự săn sóc bảo tồn tỉ mỉ từng bức tranh, câu đối,
góc bàn, mép ghế v..v..làm cho chúng bóng loáng trơn tru . Cũng chính
tay bà Khánh Nam đă cắt hoa vườn mỗi sáng để cho mỗi pḥng của
Lạc Tịnh Viên hằng ngày đều có hoa tươi mới . Những chiếc dĩa
bạc xinh xinh đựng khăn ươt cho khách tham quan , cùng những tách nước
giăi khát chứng tỏ ḷng hiếu khách của gia chủ . Đúng như Bảo
Hài, con của bà Khánh Nam đă viết : "Lạc Tịnh Viên thuộc về
cả gia đ́nh, nhưng linh hồn của Lạc Tịnh Viên thuộc về Mẹ
"
Không những bà
Khánh Nam đă giử lại linh hồn của Lạc Tịnh Viên mà c̣n ǵn giử
một di sản tôn quư của nước nhà và gia phong thi lễ của Nguyển
Phước Tộc.
Xin tặng Lạc Tịnh
Viên bài thơ sau đây :
""Thi lễ
truyền gia chân khả kính,
Hy Trần chánh điện
ức tiền nhân,
Tịnh tâm tĩnh
trí năng thưởng lạc,
Nhân hậu từ
bi bất nhiễm trần ""
Phùng Mai
Tạm dịch :
""Kính
thay lễ nghĩa truyền đời,
Hy Trần chánh điện
sáng ngời tiền nhân,
Tâm thanh trí sáng
bội phần,
Nhân từ bác ái
bụi trần chẳng chen ""
Bửu Hiệp
********************************************
Và sau đây, xin
xem một bài báo anh ngử nói về Lạc Tịnh Viên, Phủ Tùng
Thiện Vương và Cung An Định :
ROYAL MANORS
From Lê Lợi
Street going toward the train station, a left turn on Dien Bien Phu will lead to
Phan Dinh Phung Street in the An Cuu District . At 65 Phan Dinh Phung
stands the Lac Tinh Vien Garden and Mansion, built by Duke Hong Khảng, a grand
advisor to the Court, in 1889 . The building was later expanded with the last
addition, Van Trai Hall, erected in 1910 . Lac Tinh Vien is now among the most
visited private sites in Hue .
The next mansion at
91 Phan Dinh Phung was built by Lord Mien Tham, Prince of Tung Thien
(1819-1870), the 10 th son of Emperor Minh Mang . The prince and his brother Tuy
Ly were among the most famous poets of the Nguyen Dynasty . Their nephew,
Emperor Tu Duc, also a poet, once lauded his two talented uncles with the line
:"Thi dao Tung Tuy bat Thinh Duong", which means " Poems of Tung
Thien and Tuy Lưs caliber make the Great Tang's poetry nil " . The Tung
Thien Mansion has recently been renovated, though not in its original state .
Villa 147 Phan Dinh
Phung, better known by its old address 79 , An Dinh Palace, belonged to the
Empress Mother Tu Cung, mother of Emperor Bao Dai .
***********************************************
New Page 1
Cụ Lử Hửu
Thi
|