Thiền và Nghệ
Thuật Nấu Ăn
(Edward
Espe Brown - Diệu Liên dịch)
Tôi bắt
đầu nấu ăn cùng
lúc với việc tôi bắt đầu tập thiền vào năm 1965.
Hai công việc nầy qua nhiều năm thực tập đã làm
cuộc đời tôi thêm phong
phú, và đến
ngày nay tôi không còn có thể tách biệt chúng ra. Tôi
thích sự pha
trộn các nghi thức hành thiền trang nghiêm với các sinh hoạt đời thường. Tôi muốn mang tâm linh đến tận nhà bếp. Nếu không tâm
tôi trống vắng, tẻ nhạt.
Nấu
ăn không phải
là một phương tiện tốn thì giờ để đạt được mục đích, nhưng chính là phương thuốc, là thiền và dinh dưỡng. Thiền sư Suzuki, thầy tôi, đã dạy: "Khi làm bếp, con không chỉ sửa soạn bửa ăn, con còn sửa soạn cả tâm con và tha
nhân". Thật sai
lầm khi ta quá
chú trọng
vào sự giải thoát ngay lập tức và sự thọ lạc tức thời, mà không hiểu rằng chính sự lao động, công sức ta bỏ vào công việc làm tâm từ bi của ta thêm rộng lớn.
Khi sửa soạn bửa ăn, ta cùng
đóng góp, chia sẻ với người khác việc duy trì sự sống, làm gần lại con người với nhau. Củ hành và khoai
tây, táo và cải
salad quyện trộn với bầu trời và mặt đất, nước và ánh
sáng mặt trời. Cho và nhận quyện trộn vào nhau.
Sửa soạn một bửa ăn với các vật thực tươi ngon còn là
cách biểu lộ lòng chân thật, biết ơn. Với sự trân trọng, ta sửa soạn bữa ăn sao cho sự tươi ngon của vật thực được thể hiện qua các món
ăn, để ta
có thể biểu lộ được bản tánh thiện của mình, của người.
Nhiều vấn đề cá nhân hay
xã hội
phát sinh ra do sự hay
phân chia cuộc
đời ra thành nhiều ngăn riêng biệt. Chúng ta làm
việc để kiếm sống, nhưng công việc thường không mang lại kết quả như mong muốn đưa đến trạng thái chán việc, tránh né
công việc. Việc nấu nướng, sửa soạn bữa ăn là
một phuơng pháp giúp ta
thấy cuộc sống của mình trọn vẹn hơn: ta tìm thấy niềm vui ngay trong công
việc nấu nướng, chứ không chỉ sau khi các
món ăn đã hoàn thành. Niềm vui khi trộn bột làm bánh, khi
rửa trái cà, lặt rau, thay vì những niềm vui trống rỗng, vô
ích.
Chúng ta thường không nghĩ
đến những gì nuôi sống chúng ta, và
khi ta không có gì để liên hệ với sự vật quanh ta, thì cuộc đời sẽ trở nên nghèo
nàn, khô cạn. Thật tầm thường nếu chỉ coi thực phẩm như một thứ để nuôi sống ta. Giác Ngộ hay kiến tánh trong Thiền đôi khi diễn
dịch là ‘đạt đến sự hòa đồng’ (attaining
intimacy): Thực sự nắm bắt trong tay, hiểu thấu đáo, thấm nhuần và trưởng thành. Không
có gì ta có thể
hòa đồng
được hơn là với thực phẩm: chúng trở thành ta. Cái
được coi là tâm
linh không thể
tách rời
cái được coi
là vật chất. Món ăn
tâm linh dù ngay ở trước mặt, ta cũng phải bưng lên trong tay, ngửi, nếm hương vị của chúng.
Do đó việc sửa soạn bữa ăn
chính là cuộc sống, là sự học hỏi, là sự ý thức. Hãy ý thức từng miếng ăn ta bỏ vào miệng. Hãy nếm mỗi miếng ăn với ý thức về phước báo to tát ta
có được, phước báo được có khả năng nếm, cảm nhận, khả năng phát triển và nưôi dưỡng lẫn nhau.
THẤT BẠI LÀ MẸ THÀNH
CÔNG
Tôi có thể cam đoan với các bạn là thất bại là điều không thể tránh được trong quá
trình học tập nấu ăn, một điều kiện tất yếu trong quá
trình trưởng
thành. Nếu bạn muốn trở thành đầu bếp, nếu bạn muốn có thể tự chủ trong cuộc đời, thì các bạn sẽ phải nếm mùi thất bại trên đường đi đến đích.
Gặp mưa khi tổ chức đám cưới ngoài trời, đồ ăn bị cháy, bữa tiệc không
đúng hẹn,
tình cảm bị gãy đổ, tất cả đều có thể xảy ra trong cuộc đời nầy. Trong đời, ai cũng ảo tưởng rằng nếu họ cư xử đúng theo lời chỉ dẫn, hành
động như đã được dạy bảo, thì mọi thứ đều sẽ xảy ra theo ý muốn. Như trong các quyển sách dạy nấu ăn vẫn nói: Nếu bạn làm đúng
như chúng tôi chỉ dẫn, các bạn sẽ được một món ăn
hoàn toàn. Thực tế thì có biết bao hoàn cảnh có thể xảy ra hoàn toàn
ngoài dự
đoán của
chúng ta.
Những thất bại đó khiến chúng ta cảm thấy như bị bội phản. Ta hỏi Trời: Tại sao việc đó có thể xảy ra cho tôi chứ? Tại sao lại là tôi chứ? Ta đổ lỗi, kết tội người khác: Có kẻ nào đó
không tuân theo lời chỉ dẫn, không
làm chuyện
đáng lý phải
làm hay đáng lý không nên làm.
Đôi khi ta còn tự nhủ sẽ chẳng bao giờ dốc tâm làm một điều gì nữa để tránh phải đối mặt với những sự thất bại dường như không thể lý giải được, khi ta đã cố gắng với hết sức mình.
Tuy nhiên khả năng chịu đựng thất bại sẽ giúp ta khám
phá ra được những kho tàng tiềm ẩn trong ta. Nếu sự thành công
đến quá dễ
dàng thì ta đâu cần phải tận dụng hết khả năng của mình. Những bất trắc sẽ làm nổi bật tính năng
động, thông minh, độ lượng và kiên nhẫn của ta. Có thể mọi việc xảy ra không hoàn
toàn như
chúng ta đã dự
định, nhưng có hề chi khi chúng ta
đã làm với hết sức của mình.
Thiền sư Nan-Chuan nói
"Tôi khuyên các đệ tử
tôi hãy đặt
mình vào thời kỳ
chưa có Phật trên thế giới nầy". Nhưng không chỉ các thiền sư, mà các đầu bếp cũng cần được nhắc nhở là không
có con đường
nào, phương
cách nào là đúng, là duy nhất trong việc nấu ăn. Bạn cần phải có khả năng chọn lọc những gì thích hợp với kinh nghiệm của bản thân mình, với cá tính của mình.
VẤN ĐỀ Ý THỨC
Sau một tuần khổ nhọc tu tập Thiền, lần đầu tiên tôi
có cơ hội được diện kiến với thiền sư Suzuki để hỏi đạo. Tôi đã
ráo riết tu
tập Thiền bằng phương cách tôi nghĩ
là đúng. Tôi muốn
đạt được điều gì đó
để phản ảnh được sự cố gắng của tôi. Có lẽ
tôi sẽ
đạt được trạng thái
‘vô tưởng’
hay ‘lắng
tâm’. Có thể
tôi sẽ
đạt được ‘kiến tánh’. Những thành tích nầy còn đáng
giá hơn
là làm ra của cải, được thành danh hay
thành công trong cuộc
đời, có phải không? Ít nhất là tôi tin như thế.
Vấn
đề là tôi thấy mình chẳng tiến bộ hơn chút nào.
Dù tôi cố gắng tập trung vào hơi thở, dường như vừa ngồi xuống tọa thiền là đầu óc tôi bắt đầu tính toán, hồi tưởng, đánh
giá, xem xét tôi đang ở đâu, tôi cần phải
làm gì để
đạt được mục đích.
Vì thế khi đến
tham vấn với thiền sư Suzuki, tôi chẳng có
‘gì’ để chứng tỏ sự nỗ lực của mình. Tôi cảm thấy xấu hổ, buồn bực, thối chí. Thầy sẽ nghĩ sao về một thiền sinh như mình? Tôi muốn được thầy quan tâm, nhưng tôi biết chuyện ấy làm sao có thể xảy ra? Bước vào phòng,
tôi cúi lạy
theo quy định,
nhưng không hướng về Thiền sư, mà hướng về điện thờ, nơi có tượng Đức Phật với nhang đèn.
Tôi cúi mình, đầu và hai tay chạm sàn, rồi nhấc tay lên, hai
bàn tay tôi để ngửa.
Thiền sư nói tôi
đã không đúng cách. Ngài
nói: "Khi đứng dậy, tay con phải úp xuống như thể con đang nâng
chân Đức Phật lên. Với hai bàn tay ngửa
ra, khum khum giống như con đang hứng cái gì, biểu hiện sự tham dục". Giọng của Ngài dịu dàng, tự nhiên.
Tôi cảm thấy dễ chịu hơn khi thấy Ngài quan tâm
chỉ bảo, hướng dẫn để tôi ý thức hơn về hành động của mình. Tuy
nhiên tôi vẫn
không lấy
được vẻ tự nhiên, bình tĩnh
trước mặt Ngài.
Tôi ngồi trên bồ
đoàn, chân xếp bằng, lưng thẳng trước mặt Ngài. Tôi
không biết phải làm gì,
không biết Thiền sư muốn tôi phải làm gì,
nên đành ngồi im
lặng. Tôi không nghĩ
Ngài mảy may
để ý gì đến việc tôi có đạt được ‘gì’ hay
không. Thầy
có vẻ tự tại, im lặng và chánh niệm trong tư thế ngồi của mình. Tôi bắt đầu cảm thấy thư giãn hơn. Sau vài
phút, cuối
cùng Ngài hỏi:
"Con tu tập Thiền thế nào rồi?"
"Không được tốt lắm", tôi
nói.
"Việc
gì không được tốt lắm?"
"Con không thể nào kềm chế suy nghĩ lung
tung", tôi than thở.
"Vậy suy
nghĩ có vấn
đề gì?", Thiền sư hỏi, và ngay lúc
đó, khi tôi nhìn thẳng
vào vấn
đề, thì tôi
không thể thấy vấn đề gì. Tôi cảm thấy nhẹ người, dễ chịu hơn, nhưng vẫn khó thể chấp nhận rằng tôi không
có thắc mắc. Không phải là các thiền sư khác vẫn khuyên ta chú
trọng vào hơi thở, và không suy tưởng đó sao?
"Khi tọa thiền, con không được suy nghĩ",
tôi giải
thích.
Ngài nói: "Suy nghĩ cũng
là chuyện
bình thường
thôi, phải
không?" Cách diễn tả của Ngài thật tự nhiên, không
có vẻ
trách móc, diễu cợt hay
xét lỗi.
Tôi công nhận rằng suy nghĩ là
chuyện bình thường, nhưng "đáng
lý ra con không được suy
tưởng phải không thưa Thầy?"
"Chức
năng của
tâm là suy tưởng",
Thiền sư giải thích. "Việc con phải thực hành là
không được
bám theo chúng. Nếu con
tiếp tục thực hành, thì dần dần sự suy nghĩ của con sẽ tự nhiên thay đổi. Đôi khi
nó sẽ ngừng lại. Sự suy tưởng sẽ tự điều hòa, con không
phải lo lắng".
Được lời, tôi cảm thấy an tâm hơn, tiếp tục ngồi im lặng, chờ đợi chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp. Căn phòng
đầy tĩnh lặng. Một lúc sau Thiền sư lại lên tiếng: "Con mong mỏi điều gì hơn cả?"
Một
ý tưởng hiện ngay lên trong đầu tôi, nhưng tôi cân nhắc. Đó có
phải là câu trả
lời không? Có phải là điều tôi thật sự muốn không? Điều đó tốt hay xấu? Cuối cùng tôi
nói: "Sự thật".
Tôi cảm thấy ngượng ngùng khi
nói ra, nhưng
đã lỡ nói rồi.
May mà sự im lặng của Thiền sư, sự tĩnh lặng của gian phòng
hình như
đã phủ lấp lời tôi. Có rất nhiều điều đã được nói trong sự im lặng đó.
Sau một
lúc, Ngài nói: "Hãy tiếp tục với việc tu tập của con". Chúng
tôi vái chào nhau. Buổi hỏi đạo đã chấm dứt. Tôi ra về, lòng nhẹ nhõm, sung sướng, nôn nóng
được trở về với chiếu Thiền.
Các bữa
ăn tôi sửa soạn không phải lúc nào cũng
thành công như
tôi muốn,
và tôi có thể
xét nét, tự
chê trách, nhưng
tôi cũng biết
không quan tâm lắm về sự suy nghĩ của mình. Tôi
có thể
hài lòng với những cố gắng của mình, và lại lăn xả vào bếp. Ước nguyện được nuôi dưỡng chính bản thân tôi
và tha nhân đã trợ lực cho tôi.
NUÔI DƯỠNG TÂM
Cùng chia xẻ bữa ăn với nhau là một trong những phương cách giúp
con người gần lại với nhau. Sự liên hệ giữa con người với nhau được thiết lập không chỉ vì ta có mặt ở cùng một nơi, cùng một lúc, cùng
chia sẻ các thực phẩm, mà còn
vì sự phục vụ dọn ăn, tiếp đồ ăn cho nhau.
Tôi nhận ra rằng việc bưng dọn thức ăn ở thiền đường ở Tassajara là một phương pháp tu tập rất hữu hiệu, hữu hiệu vì đó
là một cử chỉ rất thân thiện.
Thiền sư Suzuki thường nói rằng khi ta ngồi Thiền trong im lặng với nhau, sự khác biệt giữa người nầy với kẻ kia rất dễ lộ ra. Cũng vậy, khi tiếp thức ăn cho mọi người, tôi cũng đọc được sự lo lắng, lòng tham, sự an bình, lòng
tôn trọng,
sân hận,
hay mệt mỏi ở họ. Tất cả đều phơi bày trước mắt tôi. Và ngược lại có lẽ người tiếp nhận thức ăn cũng thấy được ở người dọn sự khéo léo, vụng về, bồn chồn hay tự tại.
Tâm của Thiền sư Suzuki rất cá biệt, rộng rãi, phóng
khoáng thay vì hẹp
hòi, nhỏ mọn. Hình như Ngài không cố gắng để tạo ra một kết quả nào đó, cũng
không tránh né khi chúng xuất hiện. Các cử chỉ của Ngài cũng
bình thường,
không có gì đáng chú ý, nhưng lúc nào
Ngài cũng tự chủ. Không có vẻ hấp tấp hay bị hối thúc, nhưng chén của Ngài bao giờ cũng ở đúng chỗ
để tiếp nhận thức ăn, tiếp nhận tôi. Ngày nầy qua ngày khác,
khi tôi tiếp thức ăn cho Ngài
tôi đều cảm thấy thế. Một tình cảm nhẹ nhàng luôn
tràn dâng trong tôi: Ngài có mặt, luôn sẵn
sàng chờ
đón bất cứ gì có thể xảy ra.
Trong một buổi vấn đáp, có
người đã hỏi Thiền sư nghĩ gì khi người ấy tiếp thức ăn cho Ngài.
"Ta có cảm
giác như con
đang dâng cho ta tất cả tình thương của mình, cả con người mình",
Ngài trả lời.
Và tôi biết
đó là sự thật, vì đúng
đó là điều
tôi đã làm khi tiếp thức ăn cho Ngài,
và tôi biết
là Ngài đã tiếp nhận thức ăn, tiếp nhận tôi với tất cả tấm lòng, không vướng mắc. Tôi luôn cảm thấy an lạc mổi khi được tiếp thức ăn cho Ngài.
Tuy nhiên tình cảm đó nhanh
chóng qua đi, khi tiếp tục làm phận sự đó với các huynh đệ của mình, tâm
bình thường của tôi lại xuất hiện. Tôi trở nên vội vã, đầu óc luôn phê
phán nọ kia.
"Người gì chậm chạp quá, sao không
để chén ra
đây? Tâm trí gửi ở đâu vậy?" "Sao mà
tham ăn quá?" "Thôi đừng chê món nọ, khen thứ kia nữa". Ai cũng
có điều
để tôi chê
trách trừ Thiền sư Suzuki.
Chúng tôi đã được rèn luyện theo Thiền Nhật Bổn phải di chuyển nhanh nhẹn, phấn chấn. Vì thế tôi cố tiếp thức ăn thật nhanh cho càng nhiều người càng tốt, mà không nhận ra hành động đó thiều tế nhị, lịch sự. Thật ra tôi ngầm thi đua với người bạn tiếp thức ăn ở dãy phía
bên kia xem ai là người
xong trước.
Những người tôi tiếp thức ăn lúc
nào hình như cũng
cản trở sự nhanh nhẹn của tôi. Họ như cố tình không tiếp tay với tôi. Thỉnh thoảng tôi phải dừng lại để tự nhủ mình phải cố gắng tìm trong chướng ngại một điều gì đó
để học tập. Hãy chậm tay, tôi tự nhủ mình, đừng vội vã quá. Nhưng thật khó làm sao
vì tôi ngầm
hãnh diện khi
được làm người tiếp thức ăn nhanh nhất.
Tôi cũng không sung sướng gì khi bị vướng mắc như thế, nhưng tôi không biết phải làm sao. Bỗng
một ngày, tôi chợt nghĩ: "Sao ta
không coi mọi người như chính Thiền sư Suzuki?" Thật sự có sự khác biệt giữa con người hay không? Hay sự khác biệt chỉ ở trong tư tưởng của tôi, và
tôi cho chúng là quan trọng?
Ai cũng có quyền
được tôn trọng, được đối xử công bằng chứ? Tại sao tôi không
đối xử với họ như với Thầy Suzuki, vì trong mỗi
người cũng có một thiền sư Suzuki. Từ đó, tôi
quyết định đối xử với mọi người cùng cung
cách tôi đã đối xử với thiền sư Suzuki: tôn trọng, lễ độ, dịu dàng và
kiên nhẫn.
Tôi không biết có ai để ý đến sự thay đổi đó không.
Nhưng chính tôi,
tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn, gần gũi hơn không những chỉ với tha nhân mà
còn với
chính tâm thân mình. Sự thật
là khi tôi không còn tính chê bai, coi
thường người khác thì
tôi thấy nhẹ nhõm hơn, dễ chịu hơn vì chính
tôi không còn sợ người khác chê
trách mình. Khi bạn
tôn trọng người được bạn phục vụ, là khi bạn
nuôi dưỡng tâm và tự
tôn trọng mình vậy.
ƠN
NGƯỜI ĐẦU BẾP
Khi thọ
lãnh thức
ăn, biết rằng đã có
bao sức lực, tâm trí bỏ vào việc sửa soạn, tôi cảm thấy mang ơn mọi người đầu bếp gần xa, cảm ơn tất cả cả những người đã cắt, gọt, rửa, nấu nướng, cảm ơn người trồng cây, chăm
bón, thu hoạch.
Tôi muốn trải rộng lòng biết ơn đến cả những người đầu bếp từ bao thế hệ đã truyền thừa cho chúng ta biết cây nấm nào có
công dụng
làm sao, biết ngâm
trái chanh, biết
xào, biết
chiên.
Bao nhiêu bàn tay đã
chịu đựng nắng mưa, đông lạnh, chai sạn, nứt nẻ để ta có thức ăn, có thức uống.
Khi bạn ngồi tĩnh lặng, có thể bạn sẽ cảm thấy trong đôi
bàn tay mình, trong thân thể mình, bao cố gắng, bao công sức để chúng ta có mặt ở đây hôm
nay. Thân tâm nầy hiện hữu không phải do một ngẫu nhiên
nào đó, Nó đã được đào tạo từ bao trái tim
không mệt mỏi. Thân thể nầy không chỉ gồm có da, xương, thịt, mà nó
còn được tạo hình bởi sự cố gắng và lòng quan
tâm của bao
thế hệ.
Hãy
tràn dâng lòng biết ơn
đến
với
mọi
người !
ED.
E. BROWN, DIỆU LIÊN dịch
- Lược dịch theo Tomato
Blessings and Radish Teachings -
(Nguyên
Khai sưu tầm và chuyển)