Về LÁ CỜ
VÀNG ..
@@@
NGÔ MINH HẰNG viết:
NÓI HAY KHÔNG NÓI ???
(Ngô Minh Hằng)
"Lá
cờ vàng chết từ
75 rồi thế mà đến bây giờ người
ta vẫn lấy lá cờ ấy
ra để
tranh cãi làm ngăn cách lòng người. Ðã thế, còn lấy cờ
phủ lên những đống
thịt thối..."
Tôi không
nói ai đã nói với
tôi những lời này, nhưng ai đã
nói với
tôi những lời này thì xin tự biết.
Sau khi người nói với tôi rằng "Lại
còn lấy
lá cờ
mà phủ
lên những
đống thịt thối",
tôi đã hết sức bất bình lập lại hai lần câu: "anh
nói quá đáng lắm"
rồi gác điện thoại. Sau đó, người email cho tôi: " Xin lỗi
chị về
chuyện anh
K.... và những
chuyện
khác có thể
tôi đã làm chị
buồn lòng. Có những sự
thật đôi khi không
nên nói ra, dù là với
một người
bạn, tuy tôi vẫn nghĩ rằng người
cầm bút có sứ mạng
phục vụ
sự thật,
cái tốt,
và cái đẹp
(chân, thiện,
mỹ)."...
Tôi email trả lời, chuyện anh K ... không
làm tôi buồn nhưng chuyện tôi buồn là do anh nói
về Lá Cờ Vàng. Và
tôi nhắc
rõ lại những câu người nói về lá cờ, về phải thay đổi cách đấu tranh ... Email lại cho tôi, người viết: "vấn
đề quốc ca quốc
kỳ đã gây tranh cãi và chia rẽ cộng
đồng hơn 30 năm nay rồi, cãi nữa làm chi. Tôi không
nhớ chính xác những lời
chị nói và những lời
tôi nói, nhưng
tôi không nói lá cờ
VNCH đã chết.
Lá cờ
làm sao mà sống
với chết!"
Ô, bây giờ trên giấy trắng mực đen, người viết rằng người không nhớ chính xác những gì người nói. Và người không nói
là lá cờ VNCH
đã chết
....
Qua sự việc này, tôi hiểu người thêm chút nữa. Nếu như người im lặng, tôi có thể nghĩ rằng có lẽ người đang suy nghĩ
và lương
tâm người
đang cắn rứt, đang ân hận và nhận ra rằng những lời người nói đó
là những
điều vô cùng bội nghĩa vong ân.
Vong ân với
Lá Cờ
Vàng, bội nghĩa và
tàn nhẫn với những người lính VNCH
đã đem xương
máu ngăn cộng
thù phương Bắc. Và như thế, người thấy được rằng người đã quá lời, đã nói
những lời mà một con người có lương tâm, liêm sỉ và đạo nghĩa không bao
giờ nói được.
Hoặc nếu vì biết tôn trọng sự thật mà người xác nhận rằng người đã nói
những lời đó với tôi, chắc chắn tôi sẽ nể phục người. Vì khi người nhìn nhận những điều người đã nói,
thì ít ra, tôi thấy người còn có
lòng tự trọng, có trách
nhiệm và can đảm. Thế nhưng người đã viết trên email rằng người không nói
và không nhớ
chính xác những
gì người
đã nói. Tiếc rằng lời nói gió bay
nên những
điều người nói với tôi không
còn bằng cớ. Nhưng tôi tin rằng, trong nhất điểm lương tâm, (mà
tôi tin rằng ai
cũng có) người rất biết, rất nhớ và nhớ rất rõ người đã nói với tôi những lời nói đó.
Tôi nói vậy bởi vì đấy không phải là lần duy nhất tôi và người tranh luận về lằn ranh Quốc - Cộng. Và tôi, bằng danh dự của một người VN tị nạn VC, tôi biết chắc và biết rõ người đã nói với tôi những lời đó. Vì
tôi biết
rõ nên tôi bất
bình và đau. Tôi đau vì người đã xúc
phạm đến Lá Cờ Vàng, linh hồn của tổ quốc. Tôi đau
vì người
đã xúc phạm
đến những người lính VNCH, những người mà trước 1975 đã xả thân khắp bốn vùng chiến thuật để chống quân VC xâm
lăng, giữ cho
phần đất miền Nam an bình, cho người dân miền Nam từ Bến Hải đến Cà Mau được sống tự do, no ấm. Như thế, những người lính này, thiết tưởng, không chỉ mình tôi
mà tất cả những ai đã sống ở miền Nam lúc
đó đều phải mang ơn họ.
Trước 1975 họ đã hy sinh cho
đất nước, cho dân tộc kể cả mạng sống mình. Ơn của họ tôi chưa trả được. Sau 1975, chính họ cũng là những người thiệt thòi và
đau khổ nhất. Cái đau đớn vô song về cả thể chất lẫn tinh thần mà họ chịu đựng trong ngục tù VC
đó, tôi cũng không chia sẻ với họ được gì. Nay, tóc
họ bạc, tuổi họ cao. Nhiều người đã về với đất. Với những công lao họ đã hiến dâng cho tổ quốc, cho đồng bào, với những đau đớn thiệt thòi họ đã nhận chịu từ thanh xuân cho đến bạc đầu, họ rất xứng đáng được tổ quốc ghi công. Lá Cờ Vàng phủ lên quan tài họ là một việc cần làm và phải làm vì
đó là lời cảm ơn duy nhất và tối thiểu mà những người đã chịu ơn họ có thể nói với họ khi đưa họ về nơi vĩnh cửu.
Tôi không
biết vì lý do
gì mà trong tuổi nhập ngũ, người lại được ở nhà. Trước 1975 khi họ dầu sôi lửa bỏng ở các chiến trường, sinh mạng của họ được tính từng giây từng phút thì người được bình an nhởn nhơ ở thành phố. Ðược vui vẻ đi học, đi làm. Ðược thảnh thơi, hạnh phúc êm ấm với gia đình. Sau
1975, khi họ
tù đày khốn khổ trong rừng sâu núi cao
thì người
được sống tự do an lành đầy đủ ở Mỹ. Như thế, xem ra người cũng là một kẻ từng chịu ơn họ rất nhiều. Thế mà khi nói
chuyện với tôi, người có thể tàn nhẫn thốt ra câu : "Lại
còn lấy
cờ mà phủ lên những đống
thịt thối"
thì hỏi
làm sao mà tôi im được!
Tôi không
nói tên ai đã nói những lời này với tôi nên
không ai biết
đối tượng tôi đang
nói đến
là ai, nhưng
mong người đã nói,
tự nhận biết và tự sửa đổi. Mấy tháng nay
lòng tôi dằn vặt về chuyện này không
ít. Tại
vì tôi với người tuy chưa từng là bạn, nhưng đôi khi trong
những sinh hoạt tại địa phương hay tiệc tùng ở tư gia bằng hữu, tôi và người có lúc gặp nhau, có nói
những câu chào hỏi và có
đôi lần
điện thoại nói chuyện về thời cuộc, về đấu tranh, về lá cờ vàng, về lằn ranh Quốc - Cộng. Vì sự quen biết ấy, tôi phân
vân. Nói hay Không ??? Bất cứ lúc nào
tôi bảo
tôi thôi, bỏ
đi, đừng
nói, cũng chính là lúc tôi cảm thấy tôi có lỗi với chính tôi,
có lỗi với Lá Cờ Vàng tôi
yêu thương
và tôn kính, có lỗi với những người lính mà
tôi đã mang ơn. Cuối cùng, tôi phải viết những dòng này cho
lương tâm tôi
yên ổn.
Ngô Minh Hằng
@@@
SƠN TÙNG viết:
Lên Tiếng Của
Sơn Tùng
Liên Quan Đến Một
Bài Vu Khống
1. Trong một xã hội tự do, không nên
và không cần
có “công an tư tưởng”.
2. Đem những trao đổi riêng tư ra xào nấu, thêm bớt với ác ý rồi phổ biến trên Internet
là một việc làm kém
văn hoá và thiếu
giáo dục. Hơn nữa, dùng những câu chuyện đàm thoại bình thường giữa cá nhân
làm vũ khí ân oán để vu khống nhau làm tan
nát cộng
đồng là một trọng tội cần phải bị lên án.
3. Là một người cầm bút trong gần 30 năm ở hải ngoại, những gì tôi viết và làm
đã nói rõ lập trường và quan điểm của tôi về nhiều vấn đề. Tôi không thấy có bổn phận phải chứng minh lập trường với ai, và cũng
không ai có quyền bắt tôi phải “chống cộng” theo kiểu cách của ai.
Sơn Tùng
24.6.2011
@@@
HOÀNG NGỌC AN viết:
Hoàng Ngọc An nhận
xét:
1) Tự do tư tưởng không có nghĩa là tự do phỉ báng biểu tượng của quốc gia, của hồn thiêng sông
núi với người bạn qua điện thoại.
Khi đã phát ngôn, nên chịu trách nhiệm hoàn toàn về câu nói của mình. Tư tưởng xấu xa/lệch lạc, cũng cần được cha mẹ anh chị em hướng dẫn, uốn nắn để làm “Người”. Do đó
cha mẹ anh chị em là “những công an tư tưởng tuyệt vời” (!)
2) Đem trao
đổi riêng tư về những vấn đề tình cảm riêng tư thì không
đáng trách. Nhưng nếu
là những
trao đổi
liên quan đến
“lý tưởng,
quan niệm sống, thái độ, cách cư xử, xác định căn cước tị nạn”, nếu cần “công khai
hoá” để lột mặt nạ kẻ gian trá, thì
đó là hành vi Can Đảm. Hơn nữa, không có vấn đề ân oán
cá nhân ở
đây mà đau đớn
thay, chính sự chọn lựa “tố cáo mặt thật kẻ đội lốt chống cộng” đã khiến người tố cáo phải mất đi “một người quen”! Trưng bày “mặt thật” của kẻ gian , là một công trạng đối với cộng đồng!
3) Cầm bút 30 năm
không có nghĩa
bút thẳng
đủ 30 niên. Mua danh 300
bài, bán danh 3 bài. Nghĩa vụ một người quốc gia là phải chứng tỏ lập trường của mình thật rõ ràng cho bằng hữu và cộng đồng biết. Nếu có hiểu lầm phải giải toả ngay. Đó
là sự
tôn trọng của một cá nhân
có giáo dục, sống trong một tập thể. Chống cộng có nhiều kiểu, không ai bắt ai nhưng kiểu chống cộng ( chống cộng ban ngày, ban
đêm chăn gối với VC) là kiểu chống cộng giả hiệu. Lột mặt nạ những kẻ chống cộng giả hiệu, là cộng trạng đối với cộng đồng!
@@@ THOMAS TRAN viết:
Kính chuyển đọc và tùy nghi
chuyển tiếp. Theo thiển ý: một người cầm bút là một nhân sĩ.
Là nhân sĩ thì phải biết phân biệt Phải-Trái rõ
ràng. Nếu
đã lỡ nhầm thì nhận lỗi và xin lỗi thì mọi người sẽ vui vẻ bỏ qua; chẳng nên ngoan cố hư trương quá khứ. Cái quá khứ Khôn-ba-năm
không đủ
bào chữa cho
cái Dại-một-giờ là thường. Khi đã
chình ình ra đấy với đầy đủ bằng chứng thì còn ngụy biện sao được mà toan "lấy thúng úp
voi" hoặc
"dấu voi đụn rạ". Tôi viết những giòng này thật là vì
công tâm không mảy may
có ác ý, rất
mong người đọc rộng lượng thông cảm.
Kính
Thomas Tran
@@@
HƯƠNG SÀI GÒN viết:
Kính thưa quý vị,
Kính nhà
văn Sơn
Tùng,
(1) Nhờ nhà văn Sơn Tùng cho biết thế nào là
"công an tư tưởng" ? Đây là thế giới tự do: Mọi người đều có quyền phát biểu tư tưởng của mình. Ông
nên hiểu rằng, ông là một người cầm bút và do
đó những
gì ông viết hoặc nói đều được đọc giả chú ý
và nhận
xét. Nếu
là một người cầm bút chân
chính, ông phải can
đảm chịu trách nhiệm về những gì ông viết hoặc nói. Nói
năng quàng xiên không phải là tư
cách của một người cầm bút đứng đắn.
(2) Ông viết:
"Đem những trao đổi riêng tư ra xào nấu, thêm bớt với ác ý rồi phổ biến trên Internet
là một việc làm kém
văn hoá và thiếu
giáo dục."
[Sơn Tùng].
Theo câu
trên, ông tự nhận mình là người đối thoại với thi sĩ Ngô Minh
Hằng chứ thĩ
sĩ chưa bao
giờ nói người đối thoại là ai.
Ông cho
là ai đó "thêm bớt với
ác ý". Vây xin ông cho biết "thêm"
và "bớt"
như thế nào? Ông
có thể cho
độc giả biết một cách chính
xác những
gì ông đã nói được không?
Ông nên biết rằng Lá Cờ Vàng là biểu tượng cho một Việt Nam TỰ DO và
DÂN CHỦ. Do
đó, bất cứ một nhục mạ nào đối với Lá Cờ Vàng là một nhục mạ đối với toàn dân Việt yêu DÂN CHỦ, TỰ DO và
NHÂN QUYỀN. Nếu một nhà văn
mà không thấy
được điều đó thì,
xin lỗi, người ấy chỉ là một bồi bút.
Ông cho rằng phản bác kẻ khinh thường Cờ Vàng là:
"làm tan nát cộng
đồng là một trọng tội cần phải bị lên
án." Đây
là một khẳng định vô nghĩa
và là một kết tội vu vơ. Cá nhân Sơn Tùng không phải là "cộng đồng" cũng như đảng cộng sản không phải là nước Việt Nam [cs thường kết tội người chống đảng cs là chống lại quê hương].
(3) Không ai bắt ông chống cộng như thế nào. Ở đây chính
những lời xúc phạm Lá Cờ Vàng đã
offend rất nhiều người và người ta đã phản bác ông, chứ không liên quan gì đến cách chống cộng của ông.
Hơn nữa ông nên biết rằng: Chỉ có một con đường: Hoặc là chống cộng hoặc là không chống cộng. Chỉ có thế thôi. Bưng bô cộng sản như Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay đám
HHHG của Ngô Bá
Thành et al. không phải
là chống cộng. Xin đừng mập mờ bằng những xảo ngôn rẻ tiền.
Sau 30 năm cầm bút, không
có nghĩa là ông viết
và làm đã nói rõ lập trường và quan điểm của ông về nhiều vấn đề. Ông còn nợ Hưong Saigon một câu trả lời về một câu mà
ông viết trước đây:
"ngày nay
để tránh những sai lầm và thất bại trong quá khứ, người Việt Nam yêu tự do cần thay đổi cái nhìn
và thay đổi
cách hành động."[Sơn Tùng]
Ông chưa bao giờ trả lời câu hỏi của Huong Saigon là:
- Theo ông, người Việt Nam yêu tự do cần thay đổi cái nhìn
và thay đổi
cách hành động như thế nào ?
Câu hỏi trên chưa từng được trả lời!
Kính
Hương Saigon
@@@
ĐỖ VĂN PHÚC viết:
Austin ngày
26/6/2011
Kính thưa nhà văn Sơn Tùng,
Tôi rất ngỡ ngàng khi đọc câu lý luận của một người mà tuổi dời đã quá
tri thiên mệnh,
và tuổi
văn cũng khá dài: “Là một người cầm bút trong gần 30 năm ở hải ngoại, những gì tôi viết và làm
đã nói rõ lập trường và quan điểm của tôi về nhiều vấn đề”
Thưa ông, dù độ dài của nghề cầm bút có đến bao nhiêu, thì
nó cũng không bảo
đảm cho sự nhất quán trong tư tưởng và diễn đạt. Nó cũng như Nguyễn Cao Kỳ khi khoe
độ dài chiến đấu chống Cộng, và một ngày đẹp trời bán mình quy
thuận kẻ thù để mưu cầu danh lợi.
Trường hợp của ông thì
đã lộ diện từ lâu sau ba bài
ông viết
bênh vực cho
những Việt Gian tiếp xúc với Tham Tán toà
Đại Sứ Việt Cộng ở Hoa Thịnh Đốn. Trong cách
nhìn của
tôi, ông chỉ
là loại tắc kè sẵn sàng đổi màu vì
chút tình cảm hay
lợi lộc mà thôi. Kể từ những ngày
đó, tôi đã nhìn các bài của ông trên
các báo mà ngao ngán, không them đọc nữa vì tôi biết đó không
phải là những lời chân thật.’
Thưa ông,
Khi ông
lên án bà Ngô Minh Hằng là thiếu
giáo dục,
kém văn hoá vì đem chuyện đàm thoại bình thường ra công luận.
Ông lầm ba điểm:
1.- Bà
Ngô Minh Hằng
không hề
nêu tên ông, mà chính ông “lạy ông tôi ở bụi này”
2.- Câu chuyện giữa ông và
bà Hằng
không phải
riêng tư,
vì nó liên quan đến lập trường quan điểm chính trị.
3.- Nếu bà Ngô Minh Hằng vu khống, thì ông
có quyền
làm đơn kiện bà ấy đã xuyên
tạc lời ông. Ông
đã thiếu
cái can đảm của một người đàn ông -
nhất là người có chút tiếng tăm - khi lỡ nói ra và
không dám nhận
điều mình nói.
Chính người mang trọng tội với cộng đồng tị nạn là ông:
nhà văn Sơn
Tùng chứ
không phải
bà Ngô Minh Hằng
Tôi không
hiểu ngày ông rời Việt Nam đến định cư ở Hoa Kỳ, ông
đã thuộc
thành phần
nào: (1) Không ưa CS
và đi tị nạn, (2) Tìm cuộc sống sung túc về kinh tế, (3) Được VC gài theo những người tị nạn để nằm vùng, chờ cơ hội thực hiện nghị quyết 36?
Nếu ông từng tự nhận là người Quốc Gia chống Cộng, thì ông thừa biết biểu tượng thiêng liêng của
người Việt chống Cộng là Lá Cờ
Vàng. Lá Cờ Vàng đã không những không chết, không là
quá khứ;
mà ngày nay càng được
ôm ấp như một hy vọng về tương tai để chống lại lá-cờ-đỏ, tiêu biểu cho bạo quyền áp bức. Nhục mạ hay phủ nhận Lá Cờ Vàng, là
ông đã đứng về phía đối lập của người Việt Tị nạn, là phản bội chính mình.
Có phải ông đã
nói “lá cờ vàng phủ trên đống thịt
thối …”?
Thưa ông, may cho
ông đã không nói câu đó trước mặt anh em quân
nhân chúng tôi. Tôi thề có trời
đất, nếu ông có can
đảm nói với tôi, e rằng cái miệng già của ông không
còn hàm răng để
ăn đâu.
Tôi là người lính, từng sẵn sàng chết bảo vệ Tổ Quốc; nay dù lớn tuổi, sức tàn lực kiệt, cũng sẵn sàng chịu tội với pháp luật, để trừng trị thẳng tay những đứa dám nhục mạ sự hy sinh của tập thể quân nhân
chúng tôi.
Thưa ông,
Ông là một kẻ thiếu ý thức và vô ơn. Nhờ ai mà ngày xưa, ông an lành
vui chơi, làm việc ở hậu phương? Cùng trang lứa với nhau, ông
đã đóng góp gì cho Tổ Quốc, trong khi bạn bè ông từng ngày đổ máu ngoài chiến trường?
Ông xét lại câu nói của ông, xem nó
có mang tính chất phản bội vô ơn không?
Tôi
đã không muốn
nói gì đến
ông, vì không muốn mất thì giờ cho một kẻ mà tôi
đã xem là không xứng
đáng. Nhưng những lời ông nói
đã đi quá xa, mà chính kẻ thù chúng
tôi từ
bên kia bờ
đại dương, từ lâu cũng
đã không còn nói đến. Lần sau, nhớ uốn lưỡi 70 lần trước khi nói nhé.
Chào ông,
Có cơ may
nào mà ông cùng ở
chung một nơi với tôi, xin ông
đừng chường mặt ra trước tôi. Vì
tôi sẽ
thăm hỏi
ông đó.
Đỗ Văn Phúc
(Bùi Mạnh Hùng chuyển)