Trích Lẩm Cẩm Sài
Gòn Thiên Hạ Sự - Số 276
Ngày 21-9- 2008 * Văn Quang
Lời tố
cáo đầy ác ý
Ở tuổi 84, nghệ sĩ nhiếp ảnh
lão thành Mạnh Đan từ lâu đã
"lui về ở ẩn". Nhưng khi Văn hóa nhiếp ảnh khuấy
động thời sự làng nhiếp ảnh,
ông cũng không thể đứng ngoài, bởi
lẽ "... quyển sách viết không
đúng sự thật liên quan đến cá
nhân tôi, và nhiều điều theo
tôi biết là không trung thực". Là
nhiếp ảnh gia nổi tiếng, cùng thế hệ
với các nghệ sĩ tên tuổi như Cao
Đàm, Cao Lĩnh..., lão nghệ sĩ Mạnh
Đan có lý do để phản ứng: "Quyển
sách viết về nhiếp ảnh miền Nam trước
năm 1975 sai sự thật rất nhiều. Có
thể tác giả không nhìn ở tầm rộng
mà chỉ nhìn ở tầm hẹp và suy diễn,
bóp méo sự
thật".
Đó là những hàng chữ đầu
tiên tôi đọc được khi cụ Mạnh
Đan bước chân vào căn phòng nhỏ
của tôi trên chung cư,
đưa tờ báo Thanh Niên trong tuần này
cho tôi xem. Cụ ngồi ngay ngắn,
móc bao thuốc lá Cotab ra hút, im lặng chờ
đợi tôi góp ý.
Trong số những nghệ sĩ lão làng
(trước năm 1975) còn ở lại TP. Sài Gòn , có lẽ cụ Mạnh Đan
là một trong một số ít vị cao niên
nhất. Cụ sống gần như biệt lập
trên căn lầu tiệm ảnh Mạnh Đan, giữa
đường Điện Biên Phủ. Nhà dưới
là tiệm ảnh do các con cụ trông coi. Khi
Phan Nghị còn sống và tôi chưa có
căn nhà vườn trên Lộc Ninh, thỉnh thoảng
cụ ghé chung cư thăm tôi.
Cụ vẫn đi chiếc xe đạp
điện, không phải là loại mới sau khi
xăng tăng giá mà là loại xe đạp
điện cũ. Sau này có dịp về
Sài Gòn, tôi vẫn thường mời cụ
đi ăn, đi chơi cho đỡ cô quạnh, khi
có anh em nào ở xa về VN muốn gặp cụ.
Sự hạn chế việc giao thiệp
dường như là thứ "bệnh" của
những người lớn tuổi. Vì thế mời
được cụ không phải là chuyện dễ
dàng.
Tấm lòng của
người nghệ sĩ với sự thật
So với số tuổi 84, cụ
còn khoẻ mạnh lắm. Tay cụ run rồi,
cầm chiếc máy ảnh lên, khi bấm máy
không còn chính xác nữa. Tuy vậy
đôi khi cụ vẫn còn "nhớ nghề",
leo lên xe hơi của người học trò cũ
đi "chu du sơn thuỷ", hết Chapa đến
Hạ Long và tất cả những xóm làng từ
Nam chí Bắc, tìm tòi những "cây
đa cũ bến đò xưa". Tôi có cảm
tưởng như đó là những tác phẩm
cụ dành cho cuối cuộc đời mình hoặc
những hình ảnh mà từ bao năm nay cụ
đã chụp nhiều nhưng vẫn còn thấy
"cay cú", thiếu sót một điều
gì đó mà thời còn trẻ cụ
chưa hoàn toàn mãn nguyện với những
tác phẩm của mình. Đó
chính là sự toàn tâm toàn ý của
một nghệ sĩ với tác phẩm.
Tôi muốn nói điều này để
thấy được tấm lòng của người
nghệ sĩ lão thành luôn tôn trọng những
giá trị nghệ thuật đích thực của
đời mình, cũng như tôn trọng mọi
sự thật trong phạm vi nghệ thuật.
Chính vì lẽ đó, cụ
đã mang bài báo đến cho tôi đọc. Sự nổi giận của
cụ điềm đạm, từ tốn, song tôi lại
thấy rõ nó sâu sắc, mạnh mẽ
hơn là một người bị hàm oan. Cụ
nổi giận với những gì cuốn sách
đã viết về cụ không bằng những
gì cuốn sách đã mô tả về
"một thời kỳ trước 1975", những
nghệ sĩ nhiếp ảnh đã làm và
đã suy nghĩ. Ngay trên đầu cuốn
sách "Văn hóa nhiếp ảnh" tôi
đọc được hàng chữ của cụ với
nét chữ run run, nhưng dứt khoát:
"Cuốn sách này tác giả
Đức Chính viết về nhiếp ảnh miền
Nam
không thật khách quan, thậm chí suy diễn
bóp méo sự thật, gây nghi ngờ đến
người đọc".
Sự phẫn nộ của
lão nghệ sĩ
Đây là nguyên văn một đoạn
trong bài báo Báo Thanh Niên số ra ngày
9-9-2008:
"Có những chi tiết rất vô
lý, như chuyện nghệ sĩ Hoàng Thịnh
sinh năm 1942, sách viết ông là người
Việt đầu tiên nhận tước hiệu FIAP
(do Liên đoàn Nhiếp ảnh nghệ thuật quốc
tế cấp) năm 1956. Hóa ra Hoàng
Thịnh là nghệ sĩ FIAP lúc mới ... 14 tuổi
(!).
Hoặc tác giả viết nghệ sĩ Mạnh
Đan đoạt huy chương vàng ở Áo
và Đức, trong khi chính nghệ sĩ Mạnh
Đan cho biết: "Tôi xin khẳng định
tôi không hề nhận huy chương vàng từ
hai quốc gia đó. Viết như thế
là không tôn trọng sự thật, khiến
tôi rơi vào tình trạng khai man giải
thưởng".
Nghệ sĩ Mạnh Đan đã
nhiều lần mời tác giả Nguyễn Đức
Chính đến để trao đổi về những
sai sót trên. Sau cùng
ông Chính chịu gặp, nghệ sĩ Mạnh
Đan yêu cầu phải có người thứ ba
làm chứng, do ông Chính chọn nhưng phải
trung thực. Buổi gặp diễn ra
ngày 22-8, gồm nghệ sĩ Mạnh Đan, ông
Chính và nghệ sĩ Mai Anh (làm chứng).
Nghệ sĩ Mạnh Đan yêu cầu
ông Chính phải cải chính những
thông tin không đúng sự thật, nhưng
tác giả khăng khăng từ chối. Điều
đó khiến nghệ sĩ Mạnh Đan bất
bình: "Quyển sách đã đưa
tôi vào tình trạng khai man giải thưởng
quốc tế. Đã là người
nghệ sĩ, nếu khai man thành tích thì tự
đào thải chính mình. Vì
thế, nếu tôi im lặng thì hậu quả sẽ
tai hại đến mức nào cho uy tín và sự
nghiệp của cá nhân tôi".
Ông Chính cũng đặt lại vấn
đề với ông Mạnh Đan: "Mười bốn
năm qua ông Đan vẫn im lặng, nay không
rõ nguyên cớ gì mà phản ứng với
sách của tôỉ".
Đưa chuyện này ra hỏi, cụ
Nguyễn Mạnh Đan cho biết ông không hề
im lặng. Bằng chứng
khi quyển Lịch sử Nhiếp ảnh Việt Nam (Hội
NSNAVN, sơ thảo lần thứ 7) ra mắt năm 2007,
ông Nguyễn Mạnh Đan vẫn góp ý thẳng
rằng phần viết về nhiếp ảnh miền Nam
của quyển sách là "chưa trung thực".
Cụ Đan đưa cuốn Tạp chí Nhiếp Ảnh
Của Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam Số 242
tháng 4-2008 chứng minh: "Ngày 3-4-2008 và
ngày 19-3- 2008 tại TP. Sài Gòn và Hà
Nội có buổi hội thảo "đóng
góp ý kiếncho cuốn Lịch sử nhiếp ảnh
Việt Nam", cụ đã thẳng thắn góp
ý rồi chứ không đợi đến
bây giờ.
Phải nói rằng đây
là công trình rất "truân
chuyên", đã qua 7 lần sơ thảo
nhưng vẫn vấp phải sự phản ứng quyết
liệt từ nhiều phía nên vẫn chưa ra
được sách.
Theo ông Đan, việc ông Chính là một
nhà lý luận nhiếp ảnh nhưng trích một
nguồn tài liệu còn tranh cãi, hơn nữa
là bản sơ thảo từ năm 1993 cho thấy rằng
ông Chính "không am hiểu sự việc".
Trong cuốn Văn hóa Nhiếp ảnh, tác
giả còn dẫn ra chuyện nghệ sĩ Nguyễn
Văn Thông tại Đại hội Hội Nghệ sĩ
nhiếp ảnh Việt Nam lần VI (tháng 3.2005)
đã phát biểu: "Ngày xưa chúng tôi chụp
người dân tộc gầy ốm giơ
xương là để các nước Âu Mỹ
thương mà bố thí cho dân mình". Ý kiến này đã tạo
nên cơn bão dư luận xoáy vào nghệ
sĩ Nguyễn Văn Thông. Vấn đề
là khi ông Thông một mực kêu oan là
không hề phát biểu câu đó,
thì tác
giả Nguyễn Đức Chính chưa trưng ra được
bằng cớ nào chứng tỏ ông Thông
có nói điều này. Theo nghệ
sĩ Trịnh Đình Thu, vấn đề trên
đã được đưa ra trong cuộc họp
của CLB Nhiếp ảnh Người cao tuổi (TP.
Sài Gòn) nơi ông Thông và ông
Chính đều là thành viên. Tại buổi
họp, ông Chính có xin lỗi vì
đã "làm phiền" nghệ sĩ Nguyễn
Văn Thông, nhưng lại không có câu nào thừa nhận
là ông viết sai sự thật.
Một phát biểu như vậy ắt
khiến nhiều người Việt thấy bị tổn
thương lòng tự trọng dân tộc. Thế nên nhiếp ảnh gia Trịnh
Đình Thu đã rất gay gắt bày tỏ
rằng, cái gọi là "phát biểu"
đó, dù có hay không có, thì
đều không nên và không thể
đưa vào một quyển sách về văn
hóa nhiếp ảnh.
Ông Chính là ai ?
Theo nhiếp ảnh gia Trịnh Đình Thu: "Ông
Chính được xem là nhà lý luận
phê bình nhiếp ảnh, là một trong những
người biên soạn chính cho quyển sách
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam,
phụ trách về mảng nhiếp ảnh miền Nam. Tuy nhiên, tập sách Văn hóa Nhiếp
ảnh của ông viết về nhiếp ảnh miền
Nam
đã bộc lộ nhiều sai sót. Những
nhân chứng của nhiếp ảnh miền Nam như
các nghệ sĩ Mạnh Đan, Hoàng Thịnh,
Nguyễn Văn Thông ... đều còn sống, vậy
mà tác giả
Nguyễn Đức Chính không hề tham khảo
ý kiến của họ,
lại tự viết theo chủ ý cá nhân, dẫn
đến những thông tin sai sự thật, gây tổn
hại không chỉ cho một số cá nhân nghệ
sĩ mà còn cho cả một thế hệ người
cầm máy"
Những sai sót sơ
đẳng chứng tỏ điều gì?
Trong cuốn sách, tôi còn nhận
ra một vài sai lầm ngớ ngẩn như nhiếp
ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh bỗng dưng trở
thành sĩ quan Thuỷ Quân Lục Chiến, trong
khi ông là sĩ quan thuộc Binh Chủng Nhảy
Dù. Nhiếp
ảnh gia Nguyễn Cao Đàm được gán
cho cái chức Trưởng phòng nhiếp ảnh
Phủ Tổng thống, trong khi ông chỉ làm việc
ở Bộ Thông Tin. Điều
này tuy nhỏ, nhưng chứng tỏ người viết
đã không
hiểu gì về người mình viết.
Vậy thì làm sao viết trung thực
được.
Có một sự thật mà
lâu nay người ta khó nhận ra, đó
là một số những anh viết lách nửa
mùa, cố tình xuyên tạc, bôi nhọ những
văn nghệ sĩ trước đây đã từng
là những nghệ sĩ được biết đến
nhiều nhất tại miền Nam VN. Tôi không chụp
cho họ cái mũ cố tình "theo voi hít
bã mía", nhằm diệt uy tín của những
văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975.
Có thể họ chỉ là những kẻ bị
lợi dụng mà không hề hay biết hoặc
có biết cũng làm lơ. Cái chính
là trình độ nhận thức và ý
thức của họ quá kém cỏi, lòng ghen
ghép đố kỵ cao hơn sự hiểu biết
nên nghe đâu viết đó, mong có
tí tên tuổi, phồng mang trợn má tự
cho mình là "ngự sử của thời đại",
muốn phê phán sao cũng được. Thích ai thì khen, dù cho đó
là một "vì sao lạc" ở cõi
nào tới chẳng ai biết. Ghét ai
thì chê, xuyên tạc, bôi bác, không
phê bình tác phẩm, có khi cũng chẳng
đọc tác phẩm mà nhằm vào đời
tư tác giả nào đó để
"quây hôi bôi nhọ", thậm chí cả
những chuyện mà người ta không ngần gại
gọi là "chuyện gầm giường".
Con số đó không nhiều, nhưng cũng
đủ để có cái để người
ta phải nghi ngờ, phải đặt vấn đề
có hay không. Thế là họ coi
như đã thành công. Nhưng
tất nhiên, rồi độc giả cũng nhận
ra "chân tướng" của những "chuyện
gầm giường" đó và đánh
giá được đâu là giá trị
đích thực qua những tác phẩm, những
hoạt động trong đời sống văn học
nghệ thuật của từng người.
Trở lại với "lời tố cáo"
của tác giả cuốn sách " Văn
hoá nhiếp ảnh", ông Chính còn dẫn
ra chuyện nghệ sĩ Nguyễn Văn Thông tại
Đại hội Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt
Nam lần VI (tháng 3-2005) đã phát biểu:
"Ngày xưa chúng tôi chụp
người dân tộc gầy ốm giơ
xương là để các nước Âu Mỹ
thương mà bố thí cho dân mình".
Dù thế nào, thì ai cũng
thấy đây là một dẫn chứng có
ác ý. Không một người VN nào
không phẫn nộ khi nghe một nghệ sĩ có
tên tuổi phát biểu như vậy, có khi
người ta còn tưởng mình nghe nhầm. Và theo tôi nghĩ,
một nghệ sĩ như ông Nguyễn Văn
Thông không thể có lời phát biểu
thiếu suy nghĩ và tồi tệ đến như
vậy. Nhưng sự bịa đặt
thì thật dễ dàng. Ông
Thông đã hoàn toàn phủ nhận lời
tố cáo này. Trong khi tác
giả cuốn sách ông Nguyễn Đức
Chính tiếp tục khẳng định rằng
ông Nguyễn Văn Thông có phát biểu
trong Đại hội VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam (NSNAVN). Đại hội có thư ký ghi chép, có băng ghi âm,
và ông Chính cũng đã đề nghị
Hội NSNAVN cung cấp bằng chứng. Tuy
nhiên, gặp phóng viên báo Thanh Niên,
ông Nguyễn Văn Thông nói rằng ông
Chính đã nhiều lần nói sẽ cung cấp
bằng chứng. Nhưng trong lúc ông Nguyễn
Văn Thông vẫn đang hứng chịu nhiều phản
ứng dư luận vì đã "phát biểu"
ý trên thì đến nay sau nhiều lần hứa
hẹn, bằng chứng của ông Chính vẫn
... chưa thấy đâu (!).
Mục đích
chính của những kẻ bất luơng
Có lẽ mục đích chính của
tác giả cuốn sách khi tố cáo điều
này chỉ là làm cho độc giả của
mình hiều ngầm rằng: "bọn nghệ sĩ
miền Nam
trước đây là như thế đấy".
Một trong những cách bôi nhọ tốt
nhất, hiểm độc nhất. Cái
thứ mà bọn bất lương vẫn dùng
để triệt hạ uy tín của người
khác.
Về nội dung nghệ sĩ Hoàng Thịnh
sinh năm 1942 nhưng nhận tước hiệu FIAP
năm 1956, nghĩa là khi mới 14 tuổi (!) như
sách đã nêu, ông Nguyễn Đức
Chính trình bày rằng sai sót này
là do "lỗi morasse". Đúng
ra nghệ sĩ Hoàng Thịnh nhận tước hiệu
là vào năm 1975. Theo ông
Chính thì sai sót này hoàn toàn
có thể khắc phục được.
Ông Mạnh Đan cười khẩy
nhận định rằng ngay cả đến sự
đính chính này cũng sai nốt, ông
Hoàng Thịnh nhận tước hiệu vào
năm 1996, chứ không phải 1975.
Theo cụ Mạnh Đan, việc ông Chính
là một nhà lý luận nhiếp ảnh
nhưng trích một nguồn tài liệu còn
tranh cãi, hơn nữa là bản sơ thảo từ
năm 1993 cho thấy rằng ông Chính
"không am hiểu sự việc".
Cả nghệ sĩ Nguyễn Mạnh
Đan, Nguyễn Văn Thông và nhiều nghệ sĩ
khác cũng nói rằng ngoài những nội
dung trên, tập sách của ông Nguyễn Đức
Chính "bàn rất nhiều điều gây
tranh cãi". Cho nên, trong thời gian tới họ
sẽ tiếp tục tranh luận gắt gao
với tác giả.
Ít nhất thì cũng cần phải
làm cho rõ trắng đen, những dòng chữ
tố cáo kia là có thật hay chỉ là
sự xuyên tạc, không chỉ cho một nghệ
sĩ danh tiếng mà còn là uy tín và
danh dự của tất cả những người cầm
máy ảnh tại miền Nam trước những
năm 1975 như nghệ sĩ Trịnh Đình Thu
đã nói: những
thông tin sai sự thật, gây tổn hại
không chỉ cho một số cá nhân nghệ sĩ
mà còn cho cả một thế hệ người
cầm máy"
Đó là sự đòi hỏi
chính đáng của dư luận. Ông Chính phải chịu
trách nhiệm về những gì ông
đã viết ra đã được in và
phát hành, và buộc ông phải chứng
minh được lời ông Thông đã
nói khi ông đoan chắc còn biên bản
cuộc họp, còn băng ghi âm… Nếu
không chứng minh được ông Chính phải
đính chính trước dư luận và
ngay cả nhà xuất bản, hội Nhiếp Ảnh
cũng phải có thái độ với những
hội viên như thế này. Điều này
còn tuỳ thuộc vào người bị vu oan,
có đặt vấn đề gì khác nữa
hay không.
Trước khi ra về, cụ Mạnh Đan
còn bùi ngùi nắm tay
tôi: Mình già rồi nhưng tấm lòng
đối với nghệ thật vẫn nặng lắm. Nghệ thuật đầu
tiên phải là sự trung thực, không thể vì lẽ
này hay lẽ khác, vì muốn lấy lòng
người này hoặc người kia,
phe này hay phe khác mà chà đạp
lên sự thật.
VĂN QUANG
(Sưu Tầm Liên Mạng chuyển)