Mười
Điều Biện Ma Cho Người Tu Thiền
Thiền
Sư Siêu Minh viết
TT.
Thích Nhật Quang thuật
Lời
Đầu Sách
Ban ngày
ban mặt lại có vấn đề ma mị sao? Không
nên ngủ mê nói mớ làm cho thiên hạ một phen
chạy loạn lăng xăng. Thực ra ma với không
ma cũng tại ta. Một niệm không dừng
được là ma dẫn ta vào luân hồi sanh tử,
một niệm ta làm chủ được hoàn toàn
th́ đất nước ta thanh b́nh. Thế th́ có
ma ǵ? Chẳng qua tất cả tự ta mà ra.
C̣n như thuật trị ma xưa nay trong thiền
đường thường dùng là "Điều
được tâm lăng xăng của ḿnh, dừng
được vọng tưởng điên đảo
của ḿnh". Tương đối ổn định
được vọng tưởng của ḿnh, ông
chủ đă nắm quyền làm chủ được,
c̣n nói ǵ là ma với không ma? Nói cho cùng ma hay không
ma cũng chỉ một cách nói thôi. Chỉ xin là
trên lộ tŕnh Phật Đạo ta không nên dừng
lại ở bất cứ nơi nào, mà phải tiến
và khắc tiến đến cùng mới tới nhà.
Cũng lại không có một chút ǵ để cho ta
nắm bắt đâu, mà phải buông và buông cho thật
sạch mới ổn.
Do vậy xin cũng phải ghé mắt qua, tạm thời
để thấy cách trị ma và ǵ là ma, mà người
xưa muốn chỉ. Quả thực điều này
sẽ rất bổ ích cho ta, nếu là "con ngỗng
chúa biết bỏ nước uống sữa", và
cũng sẽ không ích lợi ǵ với những ai chỉ
chuyên nắm đông bắt tây, quàng xiên xuôi ngược
cả đời để mất toi một thời
thuận lợi của ḿnh.
Dám khuyên kẻ đồng chí trong tông môn hăy gắng
ghi nhận lời này.
Thiền
viện Thường Chiếu
Xuân Ất Hợi 1995
T.K Thích Nhật Quang
Kính ghi
Xuất
Xứ: Đây là Lời Đầu Sách do Thượng
Tọa Thích Nhật Quang viết. Nguyên là trước
khi ấn tống quyển Những bước tu thiền
tập 5 này, chúng tôi có xin phép và đề nghị
ngài viết cho "Lời Đầu Sách" để
chúng tôi ấn tống, nên có Lời Đầu Sách
này. Suối Trắc Bá (Địa chỉ liên lạc:
RR # 3 Lanark, Ontario - K0G 1K0 Canada)
Lời
Nói Đầu
Đáp
ứng nhu cầu t́nh h́nh mới, Viện đặt
ra kế hoạch sản xuất. Luôn mấy năm
(1975-1981), tôi về Thường Chiếu, cùng đại
chúng ở đây làm ruộng rẫy. Thường
Chiếu trơ trọi giữa khung trời nắng
gió và đầy cỏ gai.
Kế hoạch của Viện trong những
năm đầu quá nhọc, mấy năm sau lại
thiếu thốn kinh nghiệm, thành thử kinh tế
của Viện tương đối có phần khó
khăn. Số chúng từ 20 giảm dần chỉ
c̣n 1/3 thôi. Trong số 1/3 c̣n lại này, phần nhiều
sức khỏe suy sụp, công phu tu hành cũng theo
đà đó mà thấp dần và có thể
đưa đến bế tắc.
Đầu năm 81, trong phương
án chỉnh đốn lại sinh hoạt của Viện,
tôi một Thiền sinh được ban lănh đạo
Thiền Viện cho phép nghỉ sinh hoạt theo chúng
một năm và được nhập thất để
chấn chỉnh công phu đồng thời bồi
dưỡng sức khỏe đă bị tổn thương
trong mấy năm qua.
Chương tŕnh một năm này,
tôi tự xếp thành từng chu kỳ, mỗi chu kỳ
là ba tháng công phu. Số ngày c̣n lại, tôi dùng vào
việc tự kiểm ưu khuyết điểm của
ḿnh để chẩn bị cho chu kỳ tới.
Cũng trong thời gian này, nhân đọc lại các
sách Thầy Viện Chủ giảng, tôi thấy phần
nói về mười thứ ma trong tập "Vạn
Pháp Qui Tâm" của ngài Tổ Nguyên Siêu Minh rất
bổ ích cho người mới vào thiền. Tự
xét đến công phu của ḿnh, rồi nghĩ
đến những kẻ đến sau, tôi mạo
muội thuật lại và thêm phần chú dưới
mỗi đoạn.
Mong rằng: Việc làm tuy cỏn con
này, nhưng có thể bổ túc cho chỗ thiếu
sót của các đồng đạo mới vào Thiền
Viện, c̣n xa lạ và ngại ngùng đối với
pháp tu mà hoàn cảnh và thời gian chưa cho phép
nghiên tầm sâu rộng hơn trong các giáo điển.
Mười loại ma chướng này thật ra cũng
không ngoài tâm mà có. Bởi tâm chưa an, hạnh
chưa thuần lại thiếu kinh nghiệm, nên khi
đối duyên xúc cảnh liền bị chướng
ngại tác động, chưa sống được
với cái bất động chân thật của
ḿnh.
Mà đă bị ngoại cảnh chi phối, tất
nhiên mắt huệ chư sáng. Bởi mắt huệ
chưa sáng, nên bị ngoại cảnh làm lầm.
Đă lầm chạy theo, th́ tạo nghiệp rồi
nối tiếp ngược suôi trong các nẻo.
Thuật giả hy vọng qua mười
thứ ma chướng này, sẽ làm sáng tỏ
đường lối dụng công tu hành cho các hành
giả c̣n sơ cơ. Trông mong các bậc Đạo
nhăn chỉ điểm cho những chỗ chưa hợp
với tông môn. Ngoài ra, nếu việc làm này hợp
với tâm tông của Phật Tổ, con xin dâng lên
và hồi hướng cho tất cả Thiện Tri Thức
tương lai, nhân đây, rút kinh nghiệm hạ thủ
đắc lực hơn, ngay đời này phá vỡ
khối si mê nhiều kiếp cho xong.
Mùa
thu Tân Dậu 1981
Tỳ Kheo Nhật Quang
Kính ghi
Người Dụng Công Tu Thiền Phải Biện
Rành Mười Thứ Ma
Thiền
Sư Siêu Minh Viết
TT.
Thích Nhật Quang Thuật
Người
ngộ Đạo tu thiền, bởi chẳng phải
là việc tầm thường, nên dễ bị các
thứ ma trong ngoài năo loạn chánh định. Nếu
tự ḿnh không làm chủ được, liền
sinh ái trước các cảnh. Nhân cảnh tâm động,
kẹt vào rọ ma. Thế th́, vốn là nhân lành,
trái lại gặt quả chẳng lành. Kẻ sơ
cơ đời sau nên thận trọng đề pḥng
đó.
Ở đây, nêu ra 10 điều biện
ma, tự phải gẫm xét. Gặp tâm ma và thiên ma
nên dùng trí tuệ quán chiếu, ma nghiệt liền
tiêu. Tâm nhơ nếu sạch th́ các chướng tự
bặt, cái ǵ lại sợ thiên ma? Nó làm ǵ mê hoặc
được tâm người chơn chánh? Nay 10 thứ
ma này sẽ thuật rơ sau đây:
(1) Ma oan nghiệt nhiều đời
(2) Ma bên ngoài đến làm mê hoặc
(3) Ma phiền năo
(4) Ma sở tri
(5) Ma tà kiến
(6) Ma vọng tưởng
(7) Ma khẩu nghiệp
(8) Ma bệnh khổ
(9) Ma ngủ
(10) Thiên ma
Bởi mười thứ ma này vừa
nêu nó hay làm nhiễu loạn kẻ mộ Đạo
tu hành, nhất là người tu Thiền chơn chánh,
nên các hành giả phải đề pḥng cẩn mật.
1.
Ma Oan Nghiệt Nhiều Đời
Loại
ma này chính là nghiệp chướng nhiều đời
của ta. Bởi từ nhiều kiếp đến
nay, chúng ta bị luân hồi, quanh quẩn trong phàm
vi, lầm tạo những nghiệp chẳng trung, chẳng
hiếu, chẳng nhân, chẳng nghĩa. Sát, đạo,
dâm, vọng, tham, sân, si, ái. Kết chặt những
oan gia đời nay gặp gỡ. Trong khi chúng ta muốn
học đại đạo, nó lại quấy nhiễu
chẳng an, làm chướng ngăn việc tu hành khiến
chẳng thành tựu được. Chúng ta phải
hổ thẹn khẩn thiết cầu sám hối.
Trông mong uy lực Tam Bảo gia hộ khiến những
oan nghiệt nhiều đời đó tự sẽ
tiêu diệt, tự nó thối tan.
Lại, chúng ta phải phát nguyện
lớn làm lợi ích tất cả chúng sanh, để
mau được quả vô lậu, chứng Đạo
Bồ Đề.
Là kẻ mới học tu Thiền phải tự sám
hối và mănh tỉnh lấy.
Chú
Luân hồi tiếp nối, biển khổ
mênh mang chúng sanh trôi giạt, hạt bụi trời
kẻ chưa tỉnh không làm thế nào nhận ra sự
kiện này! Ai là kẻ biết được ngày
mai của ḿnh ra sao? Và thấy được oan khiên
túc trái của ḿnh thế nào? Có kẻ nghe nói:
" Tuổi thọ của ta sánh bằng trời
đất", liền bảo: "Gớm thế!
Ta là quái ǵ mà tuổi thọ thênh thang và mênh mang
đến thế!" Người xưa nói:
"Sanh như đắp chăn bông. Tử như cởi
áo hạ" là đạo lư ǵ? Thử nói xem! Chỉ
thêm một trường huyễn mộng. Tuy nhiên, chỗ
thênh thang mênh mang này ít người vào, không ai chịu
nhận. Th́ thôi, cứ rong chơi cho hết cuộc
phong trần. Một lúc nào đó, quày đầu nh́n
lại đoạn nhân duyên phù trầm này, chắc
y không khỏi một phen tan thân mất mạng. Thế
nhưng, nếu chưa phải là hạng đại
lực lượng th́ phải ai khẩn sám hối,
nương uy lực vô song của Tam Bảo, mọi
mộng mơ phía trước tiêu tan. Đă thế,
lại cần phát đại nguyện như hư
không, vào cơi huyễn, độ chúng sanh huyễn,
để hoàn thành Phật đạo như huyễn.
2.
Ma bên ngoài đến làm mê hoặc
Loại
ma này c̣n gọi là người làm chướng, kẻ
bất tín hay nhỏ mọn. Sang hèn chẳng đồng
bực. Họ năo loạn định tâm khiến người
tu chẳng được yên ổn. Nói chung là do
hành giả tự thiếu quyền chước, hoặc
thiếu lễ nghĩa, hoặc tự cao, hoặc ngă
mạn, hoặc hay nói thẳng, hoặc hành động
thô, hoặc dựa thế lực, hoặc ỷ tài
hơn, hoặc nói ác, hoặc cho ḿnh giỏi, hoặc
nói điều dở của người, hoặc thiếu
dáng vẻ ḥa dịu, hoặc không cung kính, hoặc
lượng hẹp ḥi, hoặc thiếu nhẫn nại
nên người chẳng tin. Họ làm hoặc loạn
việc tu hành khiến tâm động niệm, che
chướng bản minh. Kẻ mộ đạo lớn,
phải tự hạ ḿnh, nuôi dưỡng đạo
đức, mới khỏi người ngoài làm chướng.
Người trong Tông môn đời sau nên học
đức khoan dung nhẫn nại cố gắng hành
Đạo.
Chú
Luận về tánh giác th́ vật vật
như nhau, người người b́nh đẳng,
nhưng căn trung hạ cần đức hàm đạo
dưỡng mới xong. Nếu kém đạo kém
đức, thêm nỗi mê mờ dầy cộm th́
đường tiến thiên nan vạn nan. Lối sống
người đời c̣n dạy: "Với ḿnh thật
nghiêm cẩn, xử thiên hạ th́ hạ mà
khoan", huống là đạo lớn giải thoát,
lấy trí tuệ làm gốc, tiêu diệt bản ngă
là chỗ đắc lực, mà c̣n u mê ôm ấp những
t́nh chấp ngô ngă hẹp ḥi đó được
ư?
Phật dạy: "Các hành vô thường là pháp
sanh diệt". Tổ khuyên: "Nên tiêu chảy
đầy đất mới có chỗ an thân lập
mạng". Trên chiều dọc mà nh́n, chúng ta nhiều
kiếp trôi lăn trong sáu nẻo, bởi đeo mang
cái thấy hai: "ta người, kia đây, có
không, xấu tốt". Do đó và từ đấy
mà xuống lên trong ba cơi, xoay quanh trong bốn loài. Chần
chờ ǵ? Đợi kiếp nào? Sao chưa một
phen lay ḿnh chuyển hóa, tạo một niềm vui, thắp
sáng một niềm tin cho mai sau ... Ḱa nh́n
xem!
Trời
đất liếc trông chừ sao thênh thang
Chống gậy rong chơi chừ phương ngoại
phương
Hoặc cao cao chừ mây đỉnh núi
Hoặc sâu sâu chừ nước trùng dương.
3.
Ma phiền năo
Ma phiền năo cũng gọi là sự
chướng. Người tu hành mà chẳng trừ
được sự chướng th́ rối rắm
thánh đạo. Thế nào là phiền? Sao gọi
là năo? Phiền là chạy theo ngoại cảnh, năo
ấy là tự sanh trong tâm, người tu Thiền
quyết phải dứt hẳn. Nếu chẳng dứt
sớm th́ tánh định khó hiện. Như thấy
sắc tâm sanh là tâm dâm phiền năo. Khi thấy giết
tâm sanh là tâm ác phiền năo. Thấy của tâm
sanh là tâm trộm phiền năo. Thấy vật tâm
sanh là tâm tham phiền năo. Với người sanh mạn
là ngă tướng phiền năo. Đối kẻ thấp
kiêu ngạo là phiền năo tự đại. Gặp
cảnh nghịch sanh sân là tâm khuể phiền
năo. Gặp cảnh thuận vui mừng là phiền
năo thích ư. Gặp oan gia sanh ghét là tâm hận phiền
năo. Cùng thân thích sinh ưa là tâm tư phiền năo.
Nói tóm lại: Với tất cả cái thấy bên
ngoài mà trong sanh tâm thủ xả, đều là phiền
năo khó nói cho cùng. Thế nên những người
tham thiền phải quyết dứt sự chướng.
Sự chướng nếu chẳng không, chánh định
bị năo loạn. Người tu đời sau,
đâu nên xem thường nó ư!
Chú
C̣n lầm ngoại cảnh nên c̣n phiền
năo. Bởi chưa thấy thật tánh giả cảnh
rối rắm, lăng xăng mờ ảo, tháo gỡ
cách nào cho xong! Người xưa nói: "Vật từ
cửa đem vào, không phải là của báu trong
nhà". Của báu trong nhà là ǵ? Mọi người
sẵn có, luôn luôn đầy đủ, tánh tự
bản nhiên, vào phàm vào thánh không đổi, không
xanh không diệt, xưa nay b́nh đẳng, một
đạo sáng suốt. Như đă nói, bởi thật
giả chưa phân nên bao nhiêu điều vụn vặt
trước mắt "Nắm đông bắt
tây" luống sanh phiền bực. Đáng thương!
Cũng bậc vương giả, gặp loạn trầm
luân, uổng đời trôi giạt, vùi thân trong chỗ
bùn lầy, nát phận cùng loài man mọi. Mặt mũi
thật xưa nay khó nh́n. Đường về quê
cũ vẫn c̣n diệu vợi, chưa dễ một
sớm một chiều mà biết được.
Khổ thay! Khổ thay!!
4.
Ma sở tri
Ma nầy tức lư chướng.
Người tu thiền mà lư chướng chẳng
trừ, th́ chánh định bị nhiễu loạn,
không thể nào yên ổn được. V́ sao sở
tri có lỗi như thế?
Chính v́ biết ta đắc ngộ, biết ta thông
Tông, biết ta minh giáo, biết ta hội lư, văn
ta lỗi lạc, ta thấy sâu rông, ta giữ giới
nghiêm, ta được chánh định, ta có trí
tuệ, ta đă chứng không, ta được tự
tại, ta không c̣n ngại, biết ta được
thông, biết ta được diệu, ta đă chứng
đạo, ta được thành Phật ... Tất
cả cái biết đó đều là lư chướng.
Lư chướng này chẳng trừ, th́ chấp
pháp khó quên, chấp pháp chưa quên th́ chân tâm chẳng
hiện. Người trong Tông môn, nên phải tự
xét. Sớm dứt chướng này.
Chú
Vừa quay lưng với giả cảnh
lại nắm bắt nội tâm, cứ như thế
mà chạy mà t́m, thật là một trường
ảo mộng! Si mê lui, phiền năo dứt, ma sở
tri này thuộc pháp chấp nên khó đoạn. Hàng Bồ
Tát đến Đệ thập nhất địa vẫn
c̣n chút sở tri ngu. Với loại ma này hành giả
đă dầy công, chân trí đă phát triển, lại
luôn luôn nhắm thẳng Phật đạo mà tiến,
dần dần hàng phục nó.
Tóm lại biên cương ma Phật không thật
có. C̣n thấy có hai, c̣n chấp là thế này, thế
nọ, là ma. Phá vỡ các cái thấy biết hai bên
thiên lệch "có không" đó, tiến thẳng
vào vực Đệ Nhất Nghĩa không, tức là
Như Lai địa bất sanh, bất diệt. Khi này,
cả hai danh từ Phật ma không chỗ lập cước,
không c̣n bóng dáng pháp hay phi pháp, tất cả quét sạch
là chỗ "không pháp có thể tu, không Phật có
thể thành". Chỗ này tối kỵ lư thuyết
suông, phải buông thân mạng, nỗ lực hành
tŕ mới có chút phần tương ưng. Cố gắng!
Cố gắng!!
H́nh ảnh và lời quả quyết
của bậc Đại Sĩ dưới cội Bồ
Đề năm xưa như c̣n đồng vọng:
"Nếu không đạt Đạo dù thân này tan
nát thành tro bụi, ta quyết chẳng rời chỗ
ngồi này".
Dũng mănh tinh tấn vô biên! Lời cả quyết
của đấng cha lành ba cơi. Từ bi tri tuệ
vô tận! Lời quả quyết của bậc
Đạo Sư muôn loài! Lời quả quyết cuả
Người, gông cùm ba cơi tiêu tan. Ánh huệ nhật
chiếu rạng, quét sạch mọi mê mờ của
chúng sanh.
Chúng con, những chúng sanh bất hạnh!
Chỉ nương chút âm vang diệu vợi của
người. Đau đớn, cố gắng, nguyền
xếp ḿnh làm tṛn di huấn muôn thuở.
5.
Ma tà kiến
Ma này thường
gọi là chấp chướng. Người tu thiền
định muốn khỏi rơi vào định tà,
th́ phải dứt tà kiến. V́ sao tà kiến làm mất
chánh định như thế?
Bởi các cố chấp như: Chấp
tánh chẳng hoại gọi là chấp có, chấp
tánh vốn không gọi là chấp không. Chấp vốn
bất tử gọi là chấp thường. Chấp
theo hơi hám diệt gọi là chấp đoạn.
Chấp không sanh ra có là kiến chấp thuộc tự
nhiên. Chấp khí hóa ra h́nh là thuộc chấp tà
nhân... Như thế gồm các loại cố chấp
chẳng có, chẳng không, tức có, tức không và
tất cả tà chấp, tà kiến, nhân duyên tự
nhiên, đều chẳng rời hai đầu có
không, đoạn thường, tự chướng bản
lư, dần dần xa vào các ngơ tẻ.
Chú
C̣n thấy hai, c̣n vọng tưởng;
muốn dứt vọng tưởng, chớ thấy
hai. Muốn đến chỗ chẳng thấy hai, chỉ
một phen "biết vọng liền buông".
Buông hết, bố thí sạch, tự nhiên yên ổn.
Người xưa nói: "T́m tâm chẳng được".
Chỉ câu "t́m chẳng được" này
là chỗ dứt bạch sạch hết, chẳng
c̣n ǵ để ṃ bắt. Thế nên, liền khi
đó được xác minh một cách tỏ rằng:
"Ta đă an tâm cho ông rồi". Thật là một
thủ thuật giản dị lạ thường,
chưa từng có, là phương pháp không phương
pháp, không để dấu vết, là không tam muội.
Chỗ độc đáo này chỉ thầy tṛ tương
đắc, người ngoài không chỗ dùi mài. Tuy
nhiên cửa cam lồ đă mở, ḷng từ bi của
Phật Tổ tràn khắp nơi nơi. Chúng ta phải
tự nỗ lực, không việc ǵ ngoài ḿnh, đừng
chạy lăng xăng vô ích. Người tu hành nào
không điều được tâm, cứ để
buông lung, ruổi theo cảnh ngoài, sẽ vướng
các chấp, hoặc có, hoặc không, hoặc đoạn,
hoặc thường...
Xa dần chánh đạo, bản lư bị chướng.
Bản lư tức là pháp môn không hai, cũng chính là
Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa không. Bản
lư này đă không sáng, tức nhiên các lối tẻ
hiện bày và như thế hành giả này lạc
vào đường tà bị tà ma ốp. Thân tu Đạo
chánh, tâm đă theo tà, miệng nói việc tà, dự
trước đoán sau, lấy làm kế sống.
Lâu dần tà lực cũng mất. Hành giả tự
mất thăng bằng, hiện thân mang họa. Cuối
cùng bị đọa đường ác.
Thế nên các thiền giả thận
trọng từng bước, chớ vọng cầu,
phải triệt để hoàn toàn cơ sở chấp
ngă. Đồng thời mạnh mẽ siêng năng
áp dụng công phu quyết một đời xô ngă
núi sê mi, phá tan hành tŕ ngă chấp. Nên nhớ!
"Nam nhi tự hữu xung thiên chí ..." Vừa
nói ǵ ??
6.
Ma vọng tưởng
Ma vọng
tưởng này là tự chướng. Tự chướng
chẳng không th́ ḍng sanh diệt tiếp nối,
điên đảo tán loạn chê chướng bản
tâm, do đó người tham Thiền cần phải
lư tâm nhiều ở điểm này. Nay xin
đưa ra một vài vọng chướng tiêu biểu
để tŕnh bày như:
Vọng
tưởng ta ngộ đạo
Vọng
tưởng ta tu chứng
Vọng
tưởng ta được định
Vọng
tưởng ta phát Huệ
Vọng
tưởng ta biết nhiều
Vọng
tưởng ta giỏi văn
Vọng
tưởng ta có danh hiển đạt
Vọng
tưởng nhiều người cung phụng ta
Vọng
tưởng ta làm thầy thiên hạ
Vọng
tưởng nhiều người qui hướng ta
Vọng
tưởng ta nối tiếp Tổ đăng
Vọng
tưởng ta sẽ làm trụ tŕ
Vọng
tưởng ta hoá Đạo
Vọng
tưởng ta truyền lục
Vọng
tưởng nhiều người nối dơi ta
Vọng
tưởng ta sẽ được nhập tạng
Vọng
tưởng ta có thần thông
Vọng
tưởng ta được huyền diệu
Vọng
tưởng ta rất kỳ đặc
và có nhiều quái lạ như: ta sẽ
sống lâu, ta sẽ cải lăo hoàn đồng, ta
sẽ bay cao, ta sẽ thành Phật... Các cuồng vọng
như thế làm rối rắm động niệm,
trái với chân thể thanh tịnh của ḿnh. V́
thế, người sơ cơ học Đạo
phải biết mà dứt nó.
Chú
Mê mờ bản lư, nên điên đảo
vọng tưởng. Vọng tưởng sinh động
th́ bản tâm bị che chướng. Loanh quanh măi
trong mê mờ cuồng vọng, tức chân thể
thanh tịnh ch́m lặng. Khác ǵ kẻ đi trong
đêm đen không đèn đuốc. Người
xưa nói: "Đất tâm nếu không, mặt trời
trí tuệ tự chiếu". Nơi đây chúng ta
có thể nói cách khác rằng nếu chúng ta chịu
dừng th́ chuyện ǵ điên đảo? Vọng
tưởng là ǵ? Thử nh́n lại xem! Vốn dĩ
là ảo mộng mà! Lỗi chúng ta cứ chấp rồi
lao theo. Lao theo nên điên đảo. Đă điên
đảo th́ vọng càng thêm vọng. Ngay đây nếu
chúng ta biết dừng, c̣n ǵ lăng xăng nắm
bắt! C̣n chăng hư không thênh thang rỗng suốt,
cái ǵ mê mờ chướng ngại cái ǵ? Thử
nói xem!
Tóm lại là chúng ta có chịu dừng
hay không? Dừng th́ trời "Không" sáng suốt,
đất tâm yên ổn, huệ nhật hằng soi,
thiếu sót chỗ nào?
Trái lại rong rêu mải miết,
nên hóa điên cuồng. Khổ thay! Khổ thay!
Có thi rằng:
Lớn
thay! người sức mạnh
Biết
vọng liền khôngtheo
Quê xưa
trăng tỏ rạng
Tùng xanh
tiếng suối reo
Khoái
thay! người biết vọng
Miền
"chân không" mở ra
Đường
xưa tự bày hiện
Quê nhà
thật không xa
Hương
quê thoảng trăng sao
T́nh quê
miền bất nhị
Hư không
trải gấm hoa
Người
quê một ḿnh đi
Gió ngát
hương giải thoát
Hoa
đơm đóa từ bi
Tuyết
tuôn thành định lực
Trăng
soi bất tư ngh́
Một
tiếng quát!
7.
Ma khẩu nghiệp
Ma này
là cuồng chướng. Người tu mà chẳng
kiểm điểm ngôn ngữ của ḿnh mặc ư
cao đàm hùng biện, làm tổn thần lao niệm,
sẽ mất Thiền định chân chánh. Nhân sao
mà khẩu nghiệp có lỗi lớn như thế?
Bởi hay: Đàm huyền thuyết diệu, giảng
giáo nói tông. Khoe ḿnh đắc ngộ, chê người
ngu mê. Luận chỗ hay dở. Nói điều phải
quấy của người. Ngâm ca thi phú, nói bừa
những việc không đâu. B́nh nghị những việc
hưng phế xưa nay của quốc gia, xưa th́
cho người hiền mà ngu, nay th́ bảo người
hung mà giỏi. Toàn những việc chẳng dính líu
về ḿnh mà cứ gân cổ tranh luận. Lại
vô cớ khen chê việc hơn thua của người.
Phô diễn các cảnh dục lạc, khiến người
sanh đắm trước. Bàn căi những chuyện
bất b́nh làm cho kẻ nghe phát phẫn. Trước
mắt th́ công kênh đề cao. Sau lưng th́ lại
chê bai biếm nhẽ. Đó là những lời nói lợi
hại làm mất chánh định của người.
Người tu Thiền đời sau phải thận
trọng nghiêm ngặt. Bởi loại cuồng chướng
này, chẳng những làm cho chúng ta chẳng kiệm
ngôn, dưỡng đức mà c̣n khiến cho tâm
chúng ta tán động.
Thế nên những kẻ sơ cơ, phải ngừa
pḥng khẩu nghiệp cẩn thận!
Chú
Ba nghiệp thân miệng ư. Miệng
có bốn lỗi là: nói lời dữ, nói dối vọng,
nói thêu dệt, nói hai chiều. Công phu đến
đây, hành giả không khéo điều phục khẩu
nghiệp có thể sanh ra đại ngôn cuồng vọng,
buông lời bừa băi làm chướng ngăn con
đường vào thánh. V́ lẽ đă có chút công
phu, lại nếm trải và thu hoạch phần nào
kết quả trong sự tu tập, luôn luôn hành giả
tự thấy ḿnh được chút ǵ ǵ đó gọi
là "sở đắc". Từ căn cứ này,
nếu tâm chưa thật an th́ chính "chút sở
đắc" đó làm hại hành giả. Ngay
đây, người có mắt sáng liền khám phá kịp
thời những cuồng vọng, tạo thế an
b́nh cho chánh định. Trái lại, với người
biện biệt chưa rành, thủ thuật chưa
khéo th́ ngô ngă phân ranh, si mê chồm dậy. Cứ
thế buông xuôi lao theo, chẳng khác nào thùng rỗng
khua vang. Thực tế mà nhận sở đắc ǵ?
Ḿnh được cái ǵ? Tương lai mù mịt,
đường trước lờ mờ. Dự phóng
ǵ? Nh́n trước ngó sau, khối si mê nhiều kiếp
chưa chuyển nổi, núi nhân ngă lâu đời
chưa đập tan. Khổ thay! Ngồi đó mà
khua động môi lưỡi. Chính ḿnh chưa yên,
th́ nói ǵ đến việc hay dở của người,
sự hưng phế của nước. Th́ thôi!
Đă biết nói nhiều loạn tâm tổn thần,
th́ sao ngang đây chưa chịu dứt bặt, sống
lại cho chính ḿnh để tâm ḿnh được
an ổn, định lực của ḿnh được
kiên cố. Tóm lại:
Người hay nói - Loạn
Người nói nhiều - Tổn
Người xưa bảo: "Hăy bịt lỗ
đít lại mới có chút phần tương
ưng" . Lời này của người xưa, bọn
ta hết chỗ cắm mỏ. Khoái thay!
8.
Ma bệnh khổ
Đây
là khổ chướng. Thân có nhiều bệnh tật
là do nghiệp nặng. Hoặc tự ḿnh làm mất
sự điều ḥa, biến sanh các thứ bệnh,
làm cho người học đạo tu hành chẳng
an, chẳng thọ dụng được pháp lạc
thù thắng. Nay xin nêu dẫn một vài điều
thiết yếu để người tu hành đề
pḥng.
Trước hết phải điều ḥa t́ vị,
chỉ nên dùng những thức ăn thích hợp với
cơ thể. Bớt ăn những vị quá đậm
đà. Chớ ăn đồ sống và lạnh, khi
đói chớ tụng đọc, khi no chớ làm việc
nặng, sau khi ăn không nên ngủ liền. Về
đêm chớ ăn no quá.
Tóm lại người ưa ăn những thứ nhừ
nát, hoặc thích những thứ rang nấu. Khoái
ăn đồ ướp ngũ vị, dùng nhiều
những thứ không hợp với thân. Lại, ngồi
thiền chỗ đất thấp, ngủ nghỉ chỗ
gió nhiều. Lúc ra mồ hôi mà xuống nước.
Đang dang nắng mà dùng đồ lạnh mát. Tắm
rửa ngoài trời trống gió, ngủ nghỉ dưới
chỗ nhiều sương. Cùng các trường hợp:
no quá, đói quá, mừng quá, giận quá, nóng quá, lạnh
quá. Chỗ mưa nhiều, sương nhiều, trong
thương ngoài cảm tất cả tại lỗi
không biết điều ḥa, nên hay sinh các chứng
thương nhọt, thân không làm sao an được.
Kẻ tu học đời sau phải biết để
pḥng bị đó.
Chú
Người tu hành trước nhất
phải thấy thân này và ngoại cảnh đều
không thật, là báo nghiệp không tự tại của
ḿnh. Nó hư giả, mỏng manh, bại hoại, là
pháp sinh diệt vô thường. Tuy nhiên chúng ta cần
nó, đang dùng nó trong việc tu hành th́ phải
điều chỉnh thế nào cho nó được
yên ổn, để Đạo nghiệp của ta
được viên măn. Kinh nghiệm sống ở
đời. Việc ăn uống ngủ nghỉ, chúng
ta phải luôn luôn điều hợp thích đáng,
cái ǵ thái quá hay sanh bất cập. Đă vậy việc
áp dụng thân tâm tu hành hàng ngày chúng ta cũng phải
tiết chế, không nên cố chấp. Như ta
đă biết, thân này tạm bợ như rắn
độc chung lồng, việc kích động chống
trái nhau không lúc nào vắng thiếu, lại thêm cảnh
nóng lạnh bức ngặt bên ngoài phụ họa,
làm cho đă khổ lại càng khổ, nên nói:
"khổ, khổ". Chúng ta là người đă
thấy được phần nào nguyên nhân các khổ.
Chúng ta cũng có sẵn phương pháp dứt trừ
nguyên nhân các khổ đó. Nắm chắc bảo
đảm và rơ ràng. Như vậy chúng ta c̣n ngần
ngại ǵ? Chần chờ lúc nào nữa? Chưa chịu
hạ thủ cho rồi? Người xưa nói:
"Nay đây quyết một đời này cho
xong".
Chúng ta cũng thấy rằng: "Muốn dứt
tai ương về sau, ngay đây phải quyết
định. Trong lúc chúng ta c̣n đủ sáng suốt,
đủ điều kiện, nắm sẵn cơ hội
trong tay, mà chúng ta chưa chịu dứt khoát c̣n
đợi ǵ nữa?"
Chớ để ngày qua, già suy bệnh
hoạn thân thể suy hao, tinh thần mờ tối,
chẳng đủ sức dụng công đắc lực,
không c̣n hạ thủ một cách quyết liệt nổi.
Gắng lên!
Cảnh huyễn, người huyễn,
ta mượn tạm các cái huyễn để làm việc
huyễn, mọi việc xong rồi huyễn pháp
đều buông. Tổ sư nói: "Thân huyễn
nhà mộng, vật sắc hư không đời
trước không định, kiếp sau đâu
thông. Xuống lên xuôi ngược, thay đổi mất
công, ba cơi ràng buộc biết thuở nào xong
..."
Ngay đây quyết định là xong, một buông tất
cả đều buông, không th́ nhiều kiếp mang
tai họa! Cố gắng! Quỉ dữ vô thường
không phân biệt thân sơ, chẳng nhận đồ
đút lót. Chúng ta tự liệu trước, việc
đến trở tay không kịp, khi đó kêu khổ
ai cứu cho? Chi bằng ngay bây giờ tự xoay lại
ḿnh hỏi thử: Ta là ǵ? Ôi chao!
9.
Ma Hôn Trầm
Tức
là chướng ngại của ngủ nghỉ quá nhiều.
Nếu người tu hành không tự rèn luyện
để thời gian ngủ nghỉ quá nhiều th́
chân tâm chẳng sáng, tánh huệ lặng ch́m, sẽ
rơi vào chỗ mờ tối, núi đen hang quỷ.
Nguyên nhân nào mà ngủ nghỉ nhiều sanh chướng
như thế.
Đấy cũng bởi do ăn nhiều,
dùng toàn chất vị đậm đà. Nói nhiều
tổn hơi, thân nhọc, tỳ khốn tinh thần
không minh mẫn, hơi trược hỗn loạn. Kẻ
ngu si nhiều bực tức, lười nhác buông
lung, chẳng nhớ việc sanh tử, chỉ thích
vui giả tạm. Người dụng công tu hành phải
khắc tỉnh tinh tiến, noi gương người
xưa dùng đùi đâm bắp thịt, đụng
đầu vào gốc cột, lạy Phật và đốt
đèn, đi kinh hành chỗ hiểm, thân chịu
khó mài luyện, ma ngủ mới nhẹ dần. Kẻ
thiếu khổ luyện hay mặc t́nh rong rêu, chân
tâm bị mờ tối, những người tu thiền,
dũng mănh hàng phục chướng này
Chú
Các chướng kể trên trừ oan
chướng nhiều đời và cách đề pḥng
những lỗi thái quá trong lúc dụng công. Ngoài ra
đều do hành giả chưa nhận được
bản tâm, chưa thấy thật tánh, rong ruổi
bên ngoài, cuồng loạn vọng tưởng mà gây
nên. Nay xét về những chướng ngại của
ma ngủ như đă nói: "Cái ǵ thái quá th́ sanh
bất cập". Cũng vậy để cho ma ngủ
tự do quá, th́ việc dụng công cuả chúng ta
không tiến. Tâm huệ không phát là ngủ ngà ngủ
gật, thiếu sự sáng suốt là cảnh giới
núi đen hang quỉ. Người tu hành lọt vào
đó, họa tan thân mất mạng không thể
tránh khỏi, nói ǵ là tiến đạo nghiêm thân?
Hơn nữa ma ngủ cùng loạn tưởng là
hai ác chướng khó trị nhất của các thiền
giả. Có thể nói rằng hai chướng này là
hai gọng ḱm luôn luôn kẹp chặt hai đầu,
bao vây hành giả, lẩn quẩn trong đó. Với
hai chướng này, hành giả phải siêng năng,
mạnh mẽ lập thệ quyết định buông
bỏ thân mạng khắc trị bọn chúng đạt
Đạo mới thôi. Mặt khác hành giả phải
khẩn cầu sám hối những chi tập đời
trước, đồng thời pḥng bị nghiêm nhặt
không để cho chúng có cơ hội nhỏ nào hẻo
lánh được. Hội đủ những điều
trên rồi, hành giả c̣n phải khéo léo điều
thích thân tâm đối với ngoại cảnh, chớ
nên để lệch ngă mà lư sự phải viên
dung. Ngừời xưa bảo: Khắc chữ Tử
trên trán.
Hoặc phải nhớ khẩu hiệu: Sinh tử việc
lớn vô thường nhanh chóng.
Trong lúc dụng công, hành giả chỉ
một bề ngó thẳng tới trước mà tiến.
Quăng ném tất cả sở hữu, dẹp bỏ
liên hệ chung quanh, ngay khi nhào nặn công phu không
để việc ngoài dính mắc. Giả sử
ốm đau cũng được, đói khổ cũng
xong, lành lặn cũng được, rách rưới
cũng chả sao, sống đến 120 tuổi
cũng được, ngă chết tại chỗ cũng
thế thôi. Tóm lại, đối với cảnh ngoài
thế nào cũng được, hành giả chớ
nên bận tâm, chỉ dồn mọi nỗ lực,
áp dụng công phu sao cho đắc lực, được
như thế mới có ngày xong. Người xưa dùng
dùi đâm vào bắp thịt, đụng đầu
vào gốc cột...Gương sáng c̣n đó, chúng
ta phải lấy đó noi theo, chớ cho dễ dàng,
để một đời trôi suông vô ích.
Trong phần nói về ma oan nghiệt nhiều đời
ở trước và phần nói về ma mê ngủ
này, ngoài cách tự tỉnh, tự tiến, c̣n dặn
hành giả phải khẩn thiết sám hối.
Ở đây, theo thiển ư của bút giả, xin
nêu ra phương pháp sám hối có hai:
Tác pháp sám hối - Cách này như
trong các kinh Đại Thừa dạy: Sám hối bằng
cách thống trách tự ḿnh, ai khẩn trông cầu
mười phương Tam Bảo xót thương chứng
biết. Lại phát chí kiên quyết dứt bỏ những
lỗi lầm đă gây. Đồng thời
nương vào bi trí vô biên của mười
phương Tam Bảo, nguyện giữ vững tâm
niệm, sống theo lời dạy của các Hiền
Thánh.
Tâm niệm sám hối - Sám hối tự tâm, tức
là trong sinh hoạt hàng ngày. Vừa có một niệm
khởi lên liền buông không theo. Luôn tự khám
phá, khéo làm việc này cho được liên tục.
Càng buông định lực càng mạnh. Huệ giác
càng sáng, được thế oan nghiệp nhiều
đời sẽ chuyển. Vọng nhiễm chấp
trước truyền kiếp tiêu tan. Huệ-không
bày hiện. Khi này, ǵ là tội? Sám hối cái
ǵ?
10.
Thiên ma
Loại ma này chẳng giống các ma kể
trên. Đây là người tu hành chân chánh sắp
được chứng Đạo. Tâm t́nh đă
thông hợp trạm nhiên chẳng động, khiến
bọn thiên ma và các quỉ thần thảy đều
kinh hoảng, cung điện của chúng sụp
đổ, cơi đại địa chấn động.
Ma chúa mất hồn, ma dân té hoảng. Các loại
ma mị, phần nhiều có ngũ thông, bọn
chúng kéo đến năo loạn hành nhân làm cho chẳng
vào được vị thánh. Chúng biến các cảnh
quái dị, và các cảnh dục làm rối loạn
tâm định của hành giả. Nếu trong tâm
hành giả vừa có mảy may niệm thủ xả,
th́ bọn kia nắm được tiện lợi.
Hành giả sẽ bị hại, tự phát điên
cuồng cho rằng ḿnh thành Phật. Hiện đời
không thoát khỏi vương pháp. Khi chết sa vào
ngục vô gián.
V́ thế những kẻ tham thiền,
phải chánh niệm phân minh, trí huệ luôn sáng suốt,
một ḷng thường chẳng động. Mặc
cho bọn ma kia tác uy, tác quái, ta như chẳng thấy,
chẳng nghe. Dùng chánh định hàng ma như thế,
tự nhiên loài ma mị tiêu diệt. Các hành giả
đời sau dè dặt biện rành đó.
Chú
Ma cũng tự tâm, không ma cũng tự
tâm; ma, không ma ǵ cũng tự tâm; c̣n mống tâm dấy
niệm là c̣n tâm ma. Từ trên mười thứ ma
chướng, chẳng ngoài tâm ta mà có ra. Tâm ta nếu
lặng yên chẳng động, ngàn thánh c̣n chẳng
biết, huống loài ma mị làm ǵ biết
được.
Tuy nhiên các hành giả trong Tông môn
là người tu hành chân chánh phải luôn luôn pḥng
bị tâm ḿnh cho cẩn mật, chớ để cho
bọn ma mị bên ngoài có cơ hội thuận tiện.
Công phu càng đắc lực, hành giả càng cẩn
mật hơn, bởi tâm càng tịnh, ma lực càng
mănh liệt. Giai đoạn này chánh niệm phải
tỏ rơ, trí huệ luôn chiếu suốt, tâm an trụ
chẳng động. Đă vậy, th́ mặc cho
loài ma quái kia quấy phá, khác nào bọn chúng nắm
bắt hư không.
Để đúc kết những
điều tŕnh bày trên, các hành giả sơ cơ
nên nhận rằng: "Tâm là gốc, ma không ma ǵ cũng
tự tâm ta. Tâm động ma loạn, tâm bất
động là chỗ không thể nghĩ bàn, cảnh
giới này ngàn thánh xuất thế cũng chẳng
biết huống nữa là ma". Như vậy:
Muốn ngồi yên trị ma th́ phải
thế nào?
Chỉ có bất động. Tâm bất
động th́ đất nước yên lành, các
bóng dáng ma mị dứt bặt. Người xưa nói:
Một tâm chẳng sanh, muôn pháp đều bặt".
Hoặc nói: Mê ngủ nếu không, các mộng tự
trừ . C̣n nói mớ, nói mộng làm ǵ?
Thế thôi!