Từ sau lễ Tạ Ơn, chỗ làm của
tôi bắt đầu đi vào "mùa
bận rộn" nhất trong năm cho Christmas (có
nghĩa là phải thuê công nhân làm
Temp
THÁNG CHẠP
"Cu kêu ba tiếng cu kêu,
Cho mau đến Tết dựng nêu
ăn chè"
(Ca Dao)
Nói nào ngay, cho dù hồi
còn ở quê nhà [ở xóm biển Rạch
Giá, hoặc ở chợ Bà Chiểu đi nữa],
có bao giờ mình nghe thấy tiếng chim cu
đâu, nó kêu ra sao, nó gáy thế
nào, cũng hiếm thấy cả cây nêu nữa,
ngoại trừ đi chùa xin lộc đầu
năm. Vậy chứ cái nô nức, cái rạo
rực về Tết đầy cả đầu mình
tứ chi, đầy cả lục phủ ngũ tạng,
từkhi chợ bày
bán đầy thèo lèo cứt chuột để
cúng đưa ông Táo về Trời, đầy
bánh mứt rượu trà gói giấy kiếng
đỏ rực rỡ, đầy trái cây cho
mâm ngũ quả bày cúng bàn thờ tổ
tiên: mãng cầu, dừa, đu đủ,
xoài, dưa hấu .. xếp cao nghều nghệu đẹp
mắt, hoặc chất đống điệu nghệ
"mê hoặc" người mua. Bây giờ ở
đây, phải nói ba cái nô nức,
cái rạo rực đón Xuân hồi nào
bị "bốc hơi" mất biệt, haybị "đông lạnh
dầy cui" đâu đó, để chỉ
còn mỗi một cơn "đồng thiếp"
trong cõi "đô-la-xanh-đỏ" trùng
trùng (mà cũng may là còn được
"đầu tắt mặt tối" kiếm ăn,
được job nó "hành" nhũn-như-con-chi-chi,
"mềm mụp" như trái dưa gang chín
nẫu, giữa cái thời điểm "xấu nhất"
của thị trường chứng khoán, của thất
nghiệp gia tăng chóng mặt, của hãng
xưởng "banh-ta-lông" rùng rợn, của
kỹ nghệ xe hơi, máy bay trên đà .. tuột
dốc thảm thê, thê thảm ở xứ Cờ
Bông này!!!).
"Từ sau lễ Tạ Ơn, chỗ
làm của tôi bắt đầu đi vào
"mùa bận rộn" nhất trong năm cho
Christmas (có nghĩa là phải thuê công
nhân làm Temp. [temporary] vì số lượng
hàng order của customer từ 52 tiểu bang gởi về,
nhiều khi từ Canada
gửi qua trông mà phát ngợp, nhưng sang
đến đầu tháng giêng Tây thì coi
như .. tan hàng). Tôi làm ở đây
trên 10 năm rồi, nên cũng rất "sẵn
sàng ứng chiến" vì định luật
mà .. "Muốn ăn thì phải
lăn vô bếp, muốn chết thì phải lết
vô hòm", và muốn sống thì phải
cống hiến cái xác phàm 12 tiếng một
ngày, 7 ngày 1 tuần, suốt 1 tháng ròng.
Coi như "thân này kể bỏ" cho cái
DPI "yêu vấu" !!!
Giữa cơn u u minh minh, trong trạng
thái "mệt lả cò bợ", như hoang
tưởng, như đồng thiếp, giữa cái
phòng "cafeteria" chộn rộn mà mịt
mù bào ảnh đó, bỗng .. hiện ra, bỗng
.. rõ mồn một, bỗng .. linh hoạt những
bóng sắc trẻ trung, mượt mà,
tươi, khỏe của các "cô ..
nương" đủ mọi quốc tịch
(Thái Lan, Sì-Pa-nít, Ấn Ðộ, Việt
Nam, Miên, Lào, Tàu, Mỹ Trắng, Mỹ
đen ..), và dĩ nhiên là đủ mọi
màu da, đủ mọi thứ "máng, mặc,
đeo, mang" rực rỡ, đủ mọi
"mô-đen" từ đầu mày cuối mắt
cho chí đến gót chân kỳ ảo .., rồi
tiếng nói, tiếng cười làm tôi
như được "chích" vào một
lượng "vitamin" bổ dưỡng tột
cùng, hay là được tợp một ngụm
lớnnhững Red Bull, những
thức uống tăng cường sinh lực . (May
là mình là "nình bà .. già"
đó nhen, chả hiểu các "cu" chưa
có [hoặc sắp có] dấu nặng .. ["cụ"],
thì mần răng rựa .. hở giời ???)
Và tôi thấy như vậy thật
! Như được "vực"
dậy. Như được "truyền"
cái trẻ, khỏe, đầy năng lực, đầy
sức sống. Như được "dễ
thương" hơn bởi những đường
nét, những chất liệu "phụ nữ"
thiên phú, bẩm sinh. Rõ lắm. Rỡ
ràng. Sắc nét lắm .. Dù đã
hơn một tháng trời trôi qua rồi ..
Có những nàng thiếu nữ
mềm như một giải lụa, cứ như chực
chờ "quấn" vào ai đó dịu
dàng, trìu mến ..
Lại có những cô con
gái mong manh, mỏng mảnh như một nhành
lan, đòng đưa, dâng hương lặng lẽ
cho người .. người .
Có nàng dễ thương, xinh
xinh, êm êm như một con búp bê nhồi
bông, sẵn sàng "sà" vào vòng
tay chàng trai "hạp nhãn" ..
Những thiếu phụ một hai con
thì cứ như những cái bóng đằm
thắm, như trái cây chín mùi, ngọt lịm,
đôi mắt thăm thẳm, đậu vào
đâu cứ như là "dính chấu"
khó rời ..
Hoa thơm, hoa ở trên cây
Ðôi mắt em lúng liếng, dạ
anh say lừ đừ
(Ca Dao)
Bây giờ, cũng cái cafeteria
đó, vẫn cảnh cũ đó, mà những
"giải lụa, những
nhành lan, những con búp bê nhồi bông, những
trái cây chín mùi" kia .. đã tản mác về
đâu từ cái ngày được báo
tin rằng .. "lay off" ??? Và tôi vẫn
còn đây, lại sắp thêm một tuổi
.. [võ] vàng !!!" (Trích MƠ TIÊN)
Cũng có thể cá nhân mình có
nhiều "nghịch duyên" quá (phải đi
tìm chỗ trú thân khác, phải cụ
bị đóng gói ba cái mớ "gia
tài" lỉnh kỉnh, phải chuyên chở
đi đi về về từ chỗ cũ đến
chỗ mới những vật dụng cần thiết,
phải đem đi cho ba mớ ở Thrift Store là nh
Ðọc
lại những giòng đã viết hồi năm
ngoái, chỉ mới một năm thôi mà sao
những hình ảnh, những tình cảm
đã "hôi ê", đã "chua
khú", đã "chát lè" đến
độ đau lòng, tê tái. Cũng có thể
cá nhân mình gặp nhiều "nghịch
duyên" (phải tìm chỗ tạm trú
khác khi lòng chẳng muốn dời đổi
tí nào) nên "người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ" - (ND)
Nói thì nghe "chả có
gì ầm ĩ" thế đó, bày đặt
dùng chữ "nghịch duyên + nghiệp chướng"
chi cho phát ớn vậy. Nhưng "Ở
trong chăn mới biết chăn có rận" bà con ơi. Người phải di
chuyển xoành xoạch thì cũng là chuyện
ngon cơm, bởi chỉ cần thồn vào va li
các thứ, quẳng lên xe rồi ..dông. Tôi không phải
vậy. Trong 8 năm tôi đã "tha" về
biết bao là "của cải" những tưởng
cần thiết cho mình. Ðến khi dọn đi,
cái đống "hỗn mang" đó mới
là "gánh nặng đường xa" hết
nói nổi cho cái đời tham lam, ham muốn rặt
những thứ "linh tinh, vớ vẩn" !!! Nếu dọn
nhà vào những lúc việc làm "ế
ẩm", những khi được-nhàn-nhã-bất-đắc-dĩ
không nói làm gì .
Ðàng này vừa "mệt lả cò bợ"
ở chỗ làm, mỗi ngày 12 tiếng, 7
ngày một tuần, về tới nhà là
đã hết pin, hết dầu, hết xí
quách, vẫn phải đóng thùng, bỏ bao
nylon, phải chọn lựa cái này cái kia,
cái nào giữ, cái nào bỏ, cái
nào "tình cho không, biếu không" ..
Nhiều khi phải ráng nín thở, khệ nệ
khuân vác xuống lầu chạy ù đi
"cho", để kịp giờ về ngủ lại
sức, sau khi lùa hộc tốc một ít thức
ăn cho đầy bao tử .. Ðã vậy cái lạnh
thấu xương mùa đông vùng Ðông
Bắc Mỹ "hành hạ" thân trâu
già càng thêm tím tái !!!
Ðến chỗ làm, khung cảnh
năm nay cũng không "vực" dậy nổi
cái-thằng-tôi đang vô cùng kiệt quệ. Tôi không còn được
"truyền" cái trẻ, khỏe, đầy
năng lực, đầy sức sống của các
"cô nương" đủ mọi quốc tịch,
đủ mọi màu da nữa. Cái cafeteria năm
nào đông đảo, chộn rộn tiếng
cười nói vui vẻ, đầy bóng sắc rực
rỡ, thì nay chỉ tuyền một màu đậm,
màu đen của y phục đàn ông, của
màu da, của sắc tóc [Mỹ đen, Ấn
Ðộ, Phi Châu .. đông trội vượt]. Tuổi lại còn sồn sồn tới
già chát nữa chứ. Loe hoe hai ba nàng
sì-pa-nít cũng chẳng chưng
diện gì ráo luôn, úi xùi, nhếch
nhác. Mặt mũi tất cả những người
làm Temp. đợt này như
là bị bóc hết mọi hớn hở, vui
tươi, để nhẵn trơ những nỗi phiền
muộn, lo âu, mệt mỏi. Không phải nhà
tướng số đại tài, ai ai cũng hiểu
rõ ràng rằng "American dream" đang
nhoáng nhoàng tan vào hư không, hoặc
đang bị vữa ra, nhão nhoét như thỏi
sô-cô-la giữa trưa nắng oi nồng !!!
Tôi
được gặp lại cái "giải lụa
mềm" giờ như được "hồ bột"
quá tay, nên cứng còng cứng
ngắc, câng câng. Còn "các
nhành lan mong manh, mỏng mảnh" sao mà
lên cân "bạo" luôn, dáng đi lạch
bà, lạch bạch y như mấy thím vịt
xiêm lai.Cô
nàng "búp bê nhồi bông"
thì được "nhồi" một bụng
căng phình, vẫn cố vác cái trống chầu
ì à ì ạch đi làm, (vì
tương lai con cái mà lại) !!!Riêng mấy chị "gái hai con
trông mòn con mắt" là đáng buồn
nhất. Cái nhìn của mấy chị
như vô hồn, nụ cười gượng gạo,
tóc tai biếng chăm sóc,
bơ phờ. Tôi đã từng ví von mấy
chị như trái cây chín mùi, ngọt lịm ..thì
đành phải sửa lại rằng cũng
chín mà là chín mùi quá độ
đến chín rục, đến bốc mùi men
rượu "chua" khó ngửi vô cùng !!!
Ôi cái cõi-Thời-Không quá ư
là bất định, vô thường
!!!
Không gian nào vô cùng
Thời gian nào vô tận
Bóng dáng nào không mờ
Mối tình nào không phai
Ðêm đêm chợt tỉnh
qua giấc mộng
Ta lắng nghe ta: Những tiếng thở
dài !
(TUỆ QUANG TÔN-THẤT TUỆ)
Riêng phần tôi, như cá
đồng gặp nước biển lợ, cứ
ngáp ngáp miết, khi đến chỗ trọ mới.Tám năm mình từng
ở trên cao (từng ba), khoáng đãng,
bây giờ rơi xuống basement tù túng,
dù phòng có rộng rãi hơn.Lại đến ngày lễ lạc, con
cháu tụ về thăm cha mẹ ông bà (chủ
nhà trọ). Một lũ
nhóc tì, trên mười đứa, chạy nhảy,
la hét, gào khóc ngay trên đầu
mình. Tiếng bước chân thình thịch
hơn cả tiếng chày vồ nện vào cái
thùng thiếc "rộng" cá bít
bùng. Dĩ nhiên là làm sao ngủ
được.Dĩ nhiên là ho
chảy cả nước mắt nước mũi
hơn. Xấu hổ hơn với những
đôi mắt đồng nghiệp nhìn mình e
dè vì biết đâu con-mẹ-này đang
mang một ổ vi trùng lao. Dĩ
nhiên là mặt choắt lại, hai con mắt trỏm
lơ hơn sau hai cái đít ve chai bifocal. Mất ngủ (vì tiếng động lạ,
ở nhà lạ) hoặc chập chờn nửa tỉnh
nửa mê. Ăn không ngon (mì gói
hoài làm sao ngon dù đã thay đổi miến
gói, phở gói, cháo gói ..
Còn nấu nuớng á hả, thì giờ
ăn còn hổng có nữa à, ngủ cần
hơn chứ ..). Máu
cao hơn.Mỡ chắc tăng.
Bao tử với đường ruột thì chắc
"dỏm" hơn bởi vừa nuốt vào
là nằm ình ra "thăng", đâu
có cho "chúng nó" thì giờ
làm bổn-phận-sự tiêu hóa. Mọi sự đều xấu hơn, chắc rồi
còn gì. Tới mức độ nào nhỉ ? Ai mà biết. Chỉ biết mỗi
một điều: lặng lẽ, lần khân, hẹn
lần hẹn lựa đi bác sĩ khám coi
cái xác phàm có "qua khỏi con trăng
này" không ???
Có người hỏi Ðức Dalai Lama:
Có
người hỏi Ðức Dalai Lama:
"Ðiều
gì làm Ngài ngạc nhiên nhất ở
nhân loại ?"
Ngài
trả lời:
"CON
NGƯỜI... bởi vì con người phung phí sức
khỏe để tích tiền của, rồi lại
bỏ tiền ra để tìm mua lại sức khỏe.
Và
vì quá lo nghĩ cho tương lai, con người
quên mất hiện tại, đến nỗi không
sống với hiện tại lẫn tương lai.
Con
người sống như thể sẽ không bao giờ
chết ... Nhưng rồi sẽ chết như chưa bao
giờ đã từng sống [vì họ không
biết sống, không ý thức sự sống,
đánh mất thực tại]" (NGUYỄN
HOÀNG HIỆP sưu tầm và chuyển)
Thật
thà mà nói, tôi đã bận rộn,
đã mệt nhoài như thế đó mỗi
năm một lần (mùa Noel) không phải để
"tích tiền của" bởi ham làm
giàu như Ðức Dalai Lama "phán" rất
ư làchí
lý như trên. Cũng không phải
để ngụy biện gì đâu.
Như người nông dân tất bật khi
vào mùa cấy, gặt.Như người đi
biển bận trối chết khi đến mùa
đánh bắt tôm cá.Như
người buôn bán bù đầu, bù cổ
vào các ngày lễ hội. Tôi cũng
chỉ được hai lần kiếm sống hơi
dư dả bởi có overtime (bộn bộn là
Xmas, sương sương thì dịp hè).
Còn lại những tháng khác coi như
"húp cháo ..gà"
cầm hơi. Ai cũng thân ái
khuyên bảo, đôi khi rầy rà, "sao khờ
khạo quá không đi tìm job khác
đi". Thời điểm này mà nghe
vậy thì người khuyên là kẻ khờ
chí tử đó, hoặc ăn tiền già,
welfare chi đây, chớ ai cũng run en phát
rét vì sợ bị "lay off" rồi làm
người thất nghiệp thứ 3 triệu lẻ 1, lẻ
2 .. thì hay hớm gì nà. Biết
thân biết phận "lỡ thầy, lỡ thợ"
của mình từ khi "Quy Mã" nên
tôi thực hành lời dạy của Lão Tử
"Tổn hữu dư, Bổ
bất túc" (bớt
dư, bù thiếu) theo cách riêng của
mình là "lấy lúc dư bù lúc
thiếu", và dĩ nhiên nếu không
có lúc dễ thở thì "cà thẻ"
đều chi !!!
Những
năm về trước, tôi cũng có xét tới
xét lui, có lật qua lật lại, có
cân đo đong đếm lợi hại dữ những
khi "ế độ" ở chỗ làm, những
khi lọ mọ đi làm giữa khuya để lủi
thủi ra về hai ba giờ sáng, những khi cầm
tấm check nhẹ hều mãi lực .. !!! Có chứ.
Ở Mỹ thì phải thực tế
đến độ thực dụng chứ.Nhưng chính vì càng thực dụng
chừng nào thì tôi càng "chung thủy"
với cái chỗ làm hiện tại của
tôi chừng nấy. Cái gì cũng
có cái lý của nó hết phải
không các bác ? Và
cái lý do ràng rịt tôi nhất với chốn
này là cái mục Health Insurance. Rẻ
nhất.Tốt nhất.Tiện nhất. Quả tình tôi cần
nó như kẻ lênh đênh giữa biển
đời cần cái phao cứu mạng bởi
cái-thằng-tôi có chữ "bệnh" nằm
chình ình ở "Thân" trong lá số
tử vi !!! Mà nếu không ai chấm
số cho đi nữa, thì ở cái lứa tuổi
"gần đất xa ..nồi cơm" này, mấy ai là
"bảo đảm" khỏe ru bà rù
không bệnh tật chi mô ????
Phải có job mới có check. Phải có check mới có
được những thứ mình cần, mình
thích, mình ước ao cho bản thân hoặc
cho người yêu quí. Cứ "thả mồi bắt
bóng", cứ nhong nhong ngựa ông, ngựa
bà phi tới phi lui, õng ẹo chê nghề
này "hèn", khoái nghề kia "sang"
thì "đợi nhau, đợi đến bao bao
giờ" hở anh, hở chị, hở em .. Mãi
hoài vậy sao ? Việt Nam
mình hay nói: "Ăn thì nhiều chứ ở bao
nhiêu", một
nhà chất đầy nhóc nhen nhân mạng cũng
chả sao. Bên Mỹ thì nghịch đảo hẳn:
"Ở thì nhiều
chứ ăn bao nhiêu". Tiền nhà, tiền
thuê phòng, coi như ngốn đứt hai tuần
lễ lương. Cái nửa còn lại
thì dành cho xe hơi [là
đôi chân đi tới đi lui]. Cho cái bao tử,
ruột gan, lá lách ..Cho cái áo ấm mùa đông.Cho đôi giày trời tuyết.Cho tí son môi.Cho
cái áo ngực độn (wonder bra). Nếu
muốn mô-đen quằn quại á hả, muốn
mặc, mang, máng .. "đồ hiệu"
lé mắt thiên hạ á hả .. tha hồ
đi cày 2,3 jobs cho nó "phê" và
"tê" luôn đi !!!!!!!!! Ðể rồi chui
vào cái vòng lẩn quẩn mà Ðức
Dalai Lama đã nói như trên: phung phí sức
để kiếm tiền, rồibỏ tiền ra mua lại
sức .. Và dĩ nhiên là
đâu có ngó ngàng gì đến
cái hiện tại bao giờ. Luôn luôn"nhóng"
đến ngày mai, ngày mốt .. Nhiều khi
cái ngày mai ấy chả đến cho một số
người .. ngưng thở thình
lình !!!
***
***
Mỗi năm, hễ tháng 12 Tây
[tôi cứ gọi là tháng Chạp cho đỡ
nhớ nhà], thì cái thân trâu già của
tôi lần nào cũng tưởng đã
ngã quị giữa sa trường
"cơm áo". Tưởng sẽ
"đứt bóng" đến nơi. Tưởng
sẽ "sút cán, gãy gọng"
thình lình. Vậy mà mọi sự
đều qua "phà" trót lọt hết nha.(Tạ ơn trên hết lòng phù
hộ độ trì).Sau 30 ngày
quặt quẹo.Sau một tháng sần
mình sần mẩy, ho hen, ốm quắt, thoi thóp.
Người lại như được tái sinh,
được sống nhăn (dù nhăn nheo rất
là nhiều chút xíu !!!).
Trong cơn thập tử nhất sinh đó, ngộ
ghê nơi là bản thân không hề sợ
chết, không hề lo bị "đột quị"
giữa chừng, mà chỉ sợ làm "dở ẹc"
rồi tàn cuộc bị "sa thải" thì
chết sướng hơn ! Vì ngưng
thở thì còn biết gì nữa mà lo với
lắng.Chỉ phiền não nhất
hạng là nếu sống mà ôm những con số không
"khổng lồ" [không nghề, không tiền, không cái
ăn, thức uống, không chỗ trú thân] bảo sao
không "khổ lòng" cho được.
Về đâu nhật nồng
cùng nguyệt lạnh
Hai bánh xe quay
vòng số mệnh
Ngồi xe nhật
nguyệt cùng thiên nhiên
Làm bạn đi đường về
vô định
(HUY CẬN)
Cho dù muốn hay không thì
đời của tất cả chúng sanh đều
làm bạn cùng "nhật nồng, nguyệt lạnh"
để đi về cõi vô định, vô
hình, chả biết lúc nào đây
..Nhưng đó là chuyện hậu
sự, là cái lý đương nhiên
"thế thời phải thế". Còn chuyện
thường nhật thì: "Trâu ơi ta bảo trâu này, trâu
ra ngoài ruộng trâu cày với ta
.. (Ca Dao). Nhiều khi
không phải người và vật, mà người
và máy, người và dụng cụ, người
và người cùng kiếm ăn cật lực
ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm qua năm ..Và luôn
luôn "vong thân" vọng tưởng đến
ngày mai phải thế này thế nọ, bằng
anh bằng em, hoặc hơn chúng hơn bạn
thì mới hài lòng.
Lỡ một đời đu bay
cùng mộng ước
Cổ võ mình tham dự cuộc
tranh đua
Khi tan cuộc thấy mình trên
chiếu bạc
Ðem chính mình sát phạt
với hư vô
(TÁC GIẢ ??? -
LNH chuyển)
Khi tôi viết những dòng
này thì có hai người bạn học (1 Nam
ở Cali, 1 Nữ ở Úc) cùng trường
xưa, ở cái tỉnh lỵ nhỏ bé hiền
hòa mộc mạc như cái tên Rạch
Giá [trăm nhớ ngàn thương], tuy khác
lớp, khác niên khóa, nhưng đều
đã ra đi vì chứng bệnh .., vì
căn đau .., vào tháng chạp năm nay
(là tháng giêng Tây bên này). Vậy đó.Người
chết đã yên.Hết sức
yên.Hồn phiêu diêu
đâu đó.Còn cái
xác thì bỏ quách lại cho người
thân cáng đáng, lo toan.Chỉ
xót xa cho tình chồng, nghĩa vợ. Mới
ngày nào cùng chia xẻ ngọt bùi, gừng
cay muối mặn cùng ăn, mật đường
cùng hưởng, ngày qua ngày, tháng qua
tháng, năm qua năm ..Bây giờ chỉ còn lại góa phụ
u sầu.Bây giờ chỉ còn
đây "gà trống nuôi con".
Ðâu có biết làm sao cho lòng nguôi
gió bão, khi sáng sớm chiều hôm quạnh
quẽ, lẻ loi !!! Rồi trước
thềm năm mới, những lời chúc, câu mừng
hẳn là đắng chát đến tận
cùng tim óc. Và
tháng chạp hàng năm chắc chắn trở
thành "vết hằn tang tóc" cho đến
cuối cuộc đời xa xứ mà thôi.
Tháng chạp.Ôi cái tháng cuối
cùng của một năm.Cái
tháng mong cho chóng qua của những người vận
rủi.Của những kẻ lưu lạc
quê người bầm dập kiếm sống, đầu
tắt mặt tối cho miếng cơm, manh áo
(như tôi).Nhớ làm sao
là nhớ tháng chạp quê nhà.Cái khoảng thời gian chộn rộn
nô nức đón mừng năm mới, chào
biệt những bóng đen xúi quẩy năm qua.Ôi. Cái thời bé thơ,
đợi mong thắc thỏm được ướm bộ
đồ mới, ngắm tới ngắm lui đôi guốc
sơn tim tím, có cái quai thắt
nơ đẹp mê hồn. Trước khi lên
giường còn cố vuốt ve lần nữa bộ
đồ vía rồi mong trời mau mau sáng để
được má dẫn đi mừng tuổi
nhà này nhà nọ đặng được
lì xì, đặng được tha hồ ăn
mứt, hạt dưa ..Bây
giờ, già từng tuổi, lưu linh lưu địa,
xa quê nửa vòng trái đất, ngồi giữa
những thỏa thuê mà "hồi hướng"
thuở cơ hàn. Nhớ tới cái áo,
cái quần màu xanh in hoa đỏ nho nhỏ,
má tự cắt may cho, đường kim mũi chỉ
vụng về, kiểu cọ xưa rích, màu sắc
quê mùa ..mà
vẫn thấy hí ha hí hửng mừng rơn.
Bây giờ quần áo có sang trọng, đắt
tiền đến đâu sao lòng cứ thản
nhiên, dửng dưng chi lạ. Thì hớn
hở làm sao nổi vì đã thấy gần
lắm rồi cái nơi vô định, quá cận
kề giây phút vô thường.Cuộc đời đã "lì
xì" quá đủ những thành bại, những
vui buồn, những hân hoan và phiền trược.Ðủ đến cái độ "thừa"
luôn đi rồi. Cho nên xin miễn nhận
"tặng phẩm" vỗ béo lòng tham lam
có họa hại đính kèm. Và xét
ra thì phần cuối cuộc đời mình đâu
có khác gì những lời thơ chí phải
như sau:
Vậy mà cũng nửa kiếp
lưu đày
Kiếp trâu già cong lưng
kéo cày
Kéo nhục nhằn miếng cơm
manh áo
Kéo tả tơi tất bật từng
ngày
(HÀ HUYỀN CHI)
Rất tiếc khi phải
"tả chân, tả cẳng" về những
cơ cực nơi xứ sở phù hoa. Rất tiếc khi phải "vạch
áo cho người xem .. " những
vết bầm dập trên thân trâu, thân ngựa.
Rất tiếc ngày xuân mà nói toàn chuyện ..không vui.
May là chưa nói về một xứ sở vẫn
chưa thấy được "ánh sáng cuối
đường hầm" nữa đấy
!!!