Đó
không phải là phim ảnh Hollywood có ít
sít ra nhiều để câu tiền khán giả.
Đó cũng không phải là bộ phim tư
liệu nghiên cứu khoa học. Đó là chuyện
thật. Người thật. Rất thật:
Jan rất
đẹp người. Rất học thức. Từng
được nhiều người biết đến
trên màn ảnh nhỏ CNN, ABC, ngay cả CBS SUNDAY
MORNING.. Thế mà
hôm nay Jan cứ như là .. người không có mặt trên
cõi đờinày
(bởi mắc chứng bệnh Alzheimer ở tuổi 55
trong khi thể lực vẫn sung mãn, dung nhan vẫn
xinh tươi, công danh sự nghiệp đang thuận
buồm xuôi gió giờ đành chấm dứt
cái cụp, ngơ ngơ ngác ngác, ngớ ngẩn
vào ra, quanh quẩn xó nhà) !!! Tôi không
bao giờ tưởng tượng được rằng
người còn sống sờ sờ ra đó,
là chồng Jan (Barry), là người đầu ấp
tay gối của nàng suốt 20 năm hương lửa
mặn nồng, giờ đang nắm chặt tay nàng
hỏi han phỏng vấn, nước mắt ròng
ròng, đứt ruột đứt gan, mà
nàng cứ "tỉnh" như không, cứ
nói nói cười cười như với một
người rất ư lạ .. hoắc (!), dù
đôi môi thắm đỏ vết son đỏm
dáng vẫn nhắc về người chồng
yêu dấu không thể thiếu vắng trong đời
.. http://www.cbsnews.com/stories/2010/06/20/sunday/main6600364.shtml
- BỆNH QUÊN
Nước Tống
có anh đứng tuổi, tự nhiên mắc phải
bệnh quên; buổi sáng lấy gì của ai,
buổi chiều đã quên; ngày nay cho ai
cái gì, ngày mai đã quên; ra
đường quên cả đi, ở nhà
quên cả ngồi, trước có làm những
gì, bây giờ quên hết, bây giờ
đang làm gì thì sau này cũng quên hết.
Cả nhà anh
lấy làm lo. Xem bói không tốt, đi
cúng không đỡ, đón thầy thuốc
chữa cũng không khỏi. Sau có ông đồ
người nước Lỗ đến xin đám,
nói rằng chữa được. Vợ người
có bệnh hứa với ông đồ hễ chữa
khỏi thì chia cho nửa cơ nghiệp.
Ông đồ
nói:
- Bệnh này
bói không ra được, cũng không khỏi
được, thuốc không chữa được.
Nay tôi thử hóa cái tâm
tính, biến cái trí lự
của anh ta, may mà khỏi chăng.
Nói đoạn
ông đồ liền sai lột áo để cho
rét, thì thấy anh ta xin áo, sai cấm ăn
để cho đói thì thấy anh ta xin ăn, sai
đem vào chỗ tối thì thấy anh ta xin ra chỗ
sáng.
Ông đồ
hớn hở bảo con anh ta rằng:
- Bệnh chữa
được, song môn thuốc của tôi bí
truyền không thể nói cho ai biết.
Rồi ông
đuổi cả người chung quanh đi, chỉ một
mình ông với người có bệnh trong bảy
ngày .. (CỔ HỌC TINH HOA)
Chuyện
một người mắc "bệnh Alzheimer" ở Mỹ,
thế kỷ 21. Chuyện một người mắc
"bệnh quên" bên Tàu, thời Khổng
Tử, Lão-Trang .. Chuyện nào cũng có
người phối ngẫu chăm sóc, lo toan. Chuyện
nào cũng có bóng dáng của những
hình-nhân-di-động vô hồntrong cái cõi "bọt trong bể khổ,
bèo đầu bến mê" .. Nhưng phần
kết thúc của hai chuyện thì không rập
khuôn nhau tí nào ..
- Theo
khẳng định của Dr. Galvin [professor of neurology and
psychiatry at New York University's Langone Medical Center] thì bệnh
LẪN (Alzheimer) thường xuất hiện vào độ
tuổi 70-80 (như cựu TT Reagan mắc bệnh lúc
82 tuổi), có khi trên 60, và cũng không thiếu người
có những dấu hiệu của bệnh này
vào độ tuổi 30. Bệnh Alzheimerlà một chứng bệnh
hiện nay được xem là tuyệt đối KHÔNG - KHÔNG
(KHÔNG chữa khỏi vàKHÔNG biết nguyên
nhân gây bệnh - NO cure và NO known cause).
- Kết
thúc của "bệnh quên" trong Cổ Học
Tinh Hoa (trang Liệt Tử) thì lại ngược
đời như vầy:
"Chẳng ai biết
ông đồ chữa chạy thế nào, mà
cái bệnh lâu năm thế, nhất đán
khỏi phăng. Khi anh ta đã tỉnh như thường,
anh liền nổi cơn giận, chửi vợ
đánh con, cầm giáo đuổi ông đồ.
Người ta bắt
anh hỏi, vì cớ gì mà anh giận như vậy,
thì anh ta nói:
- Lúc trước
ta có bệnh quên, thì trong lòng ta thản nhiên khoan khoái, trời
đất có hay không ta cũng chẳng biết. Nay ta hết bệnh,
ta nhớ lại cả những việc vài
mươi năm về trước, việc còn, việc
mất, việc được, việc hỏng, việc
thương, việc vui, việc yêu, việc ghét,
trong lòng lại muôn mối ngổn ngang bời bời
nổi lên vậy. Ta e sau này những việc
còn mất, được hỏng, thương vui,
yêu ghét ấy cứ vướng vít trong
lòng ta mãi mãi, thì bấy giờ dù muốn
quên cả đi một phút, một lát, liệu
còn có được nữa chăng."
(LIỆT TỬ)
Thì quả thế thật.
Người bị bệnh lú, bệnh lẫn, bệnh
điên, bệnh mất trí .. thì còn
"khe" (care) cái gì nữa đâu cơ chứ.
Còn bảo "thản nhiên, khoan khoái" cũng
hổng dám chắc mấy đâu. Vì cái
bộ óc đã trục trặc rồi thì
có muốn nhớ, muốn quan tâm, muốn thanh thản,
muốn nói năngkhông trớt quớt, muốn hành xử
đúng thời, phải thế .. đi nữa, cũng
đâu có được. Đâu còn minh mẫn.
Đâu còn tỉnh táo. Đâu còn
sáng suốt. Đâu còn trí lự
bình thường để mà hỉ, nộ,
ái, ố, ai, lạc, dục .. như người ta
!!!
Tôi nghe một người bạn
kể (chả biết thật giả bao nhiêu phần
trăm) rằng mỗi năm ở Mỹ số tiền
trong ngân hàng bị "vô thừa nhận"
- sẽ được giao nộp cho chính phủ
liên bang - lên đến 40 tỷ đô la.
Vì sao ư ? - Vì những người chủ trong
các trương mục tiết kiệm đó
đã lặng lẽ "bốc hơi" mà
không có thân nhân, bà con nào biết
đặng hưởng "gia tài để lại"
[được đương sự dấu diếm, sở
hữu riêng kỹ lưỡng lắm nha, không
có di chúc cho ai ráo trọi]cho đến khi.. tai biến mạch máu
não, quị ngã chỏng cờ, hoặc bị tai
nạn xe cộ, bị rớt máy bay, bị xe lửa
trật đường rầy, bão táp, phong ba,
Coma, Alzheimer, Mental Illness .. vv.. và .. vv.. nó "chộp"
thình lình,thì ô hô ai tai .. chủ nhân còn
không biết mình là ai (?) làm sao nhớ
nhung nổi cái "tài khoản" cắc ca, cắc
củm dành dụm một đời đó nữa.
Đành "của Thiên trả Địa" chớ
sao !!! Bởi vậy, vợ ơi, đừng dấu chồng
làm gì. Chồng ơi, đừng dấu vợ
điều chi. Cha mẹ ơi, đừng dấu diếm
con cái thứ gì. Nhất là những đồng
tiền co ro, cắc rắc, sống không dám
ăn, dám mặc, đến khi mắc chứng bệnh
ngu ngơ, sống-mà-như-đã-chết, thiệt
là uổng phí cả một đời "kí ca, kí cóp cho cọp
nó tha", để cho người dưng
thiên hạ nó hưởng ngon lành !!!
Nếu không biết,
thì không có tội. Người ta thường
bảo vậy. Thế nên những kẻ sát
nhân (đâm bằng dao, bắn bằng súng,
phóng hỏa thiêu người ..) khi ra tòa
mà được thẩm định pháp y rằng
"điên trầm trọng" thì coi như
vô án, vô can. Nhưng nhất định
là phải được cách ly khỏi cộng
đồng xã hội, phải được
đưa vào trung tâm điều trị, vào
viện tâm thần, được canh gác cẩn
mật hơn nhà tù nhiều. Đối với
người bệnh quên, ở đâu mà chả
giống nhau chứ nhỉ, địa ngục hay thiên
đàng đâu có khác gì nhau ???
"Nô xì-ta" (no star = không sao), thiệt
mà !!! Bởi những người mắc bệnh
lãng quên là người "vô tư,
vô ưu" nhất thế giới. Chỉ khổ
thân, khổ tâm cho những người tỉnh
táo, mà có một liên hệ máu thịt
(ông bà/cha mẹ/con cái), có mối buộc
ràng tình cảm lẫn pháp lý (vợ/chồng)
.. là canh cánh một nỗi buồn xót
thương không nguôi, không dứt !!!
Hiện nay, ở VN, xứ sở
mà mọi giá trị đạo đức
đang lộn tùng phèo, (đồng chí không bằng đồng tiền,
lương tâm không bằng lương thực;
trung thực thẳng thắn thì thua thiệt,
lươn lẹo luồn lách thì lên
lương)nảy ra một
tội ác đáng nguyền rủa, tội
ác "trời không dung, đất không
tha" : những người phụ nữ mắc bệnh
"tâm thần", có tí nhan sắc,
không còn trẻ nhưng chưa phải là
già, hễ "sổng" ra khỏi nhà lang thang
là mang cái "bầu" về để cho bố
mẹ già phải mang đi nạo phá thường
xuyên. Nếu không phá nổi, vì quá
trễ, đành phải ôm cháu mà
nuôi. Đứa cháu mang dòng máu "con
yêu râu xanh" đã biệt dạng,
tàng hình, sau khi giáng xuống đời
người phụ nữ bất hạnh những cuộc
mây mưa quỉ quái. Tội nghiệp thân cha
mẹ già nua, yếu ớt, nghèo nàn,
không đủ tiền lo cơm ăn, áo mặc,
làm sao lo thuốc thang cho con bị bệnh "bất
thường". Vậy mà vẫn phải trân
mình ra nuôi đàn cháu .. khổ (có
thể đang mang mầm mống bệnh điên của
mẹ, cộng thêm hạt giống "yêu tinh
quái vật hình người")!!!
***
Cũng có người, (coi
bộ nhiều dữ lắm nhen, trong đó có cả
cái-thằng-tui là dĩ nhiên rồi), bộ
óc không bị hề hấn gì, hệ thần
kinh không bị "chập mạch" chi, thì lại
mắc chứng "NHỚ" không thể nào
quên. Tệ hại hơn nữa là muốn
quên cũng không thể được !!! Bởi
vì:
- Nỗi nhớ như cơn ghiền:
Nhớ
ai như nhớ thuốc lào,
Đã
chôn điếu xuống lại đào điếu
lên.
(Ca
dao)
- Nỗi nhớ triền triền
như lên cơn đồng thiếp, mộng du:
"Người
ta nhớ nhà, nhớ cửa, nhớ những nét
mặt thương yêu, nhớ những con đường
đã đi về năm trước, nhớ người
bạn chiếu chăn dắt tay nhau đi trên những
con đường vắng vẻ ngào ngạt mùi
hoa soan còn thơm ngát hơn cả hoa cau, hoa
bưởi; người ta nhớ heo may giếng vàng;
người ta nhớ cá mè, rau rút; người
ta nhớ trăng bạc, chén vàng .. Nhớ quá, bất cứ
cái gì của Hà Nội cũng nhớ, bất
cứ cái gì của Bắc Việt cũng nhớ,
nhớ từ cánh đồng lúa con gái
mơn mởn nhớ đi, nhớ từ tiếng hát
của người mẹ ru con buổi trưa hè
mà nhớ lại; nhớ hoa sấu rụng đầu
đường .. , nhớ quả bàng.... " (VŨ BẰNG)
- Nỗi nhớ rực rỡnhư
lửa cháy, như than hồng:
Nhớ
ai bổi hổi, bồi hồi
Như
đứng đống lửa, như ngồi đống
than
(Ca
dao)
- Nỗi nhớ mênh mang
và mức độ không cùng:
"Nhớ
quê nhà, gia đình, nhớ người
yêu, nhớ kẻ ghét, nhớ đòn đau,
nhớ tình đầu, nhớ ngày xưa, nhớ
kỷ niệm.., chỉ mặt định danh được
nhớ đối tượng nào rồi lại
còn mức độ nữa: nhớ mông lung, nhớ
quay quắt, nhớ man mác, nhớ mài mại, nhớ
mang máng .. hoặc trần trụi hơn nữa
là "nhớ .. thấy mẹ
luôn". Và khi hết cách để
bày tỏ nỗi nhớ, người ta có thể
học theo Bùi Chí Vinh để "hét lên 'nhớ quá' một mình
nghe chơi" !!! (NGUYỄN ANH PHONG)
- Ông bà mình
nói quả là không sai: "Miếng ngon nhớ
lâu, đòn đau nhớ đời" . Tùy
theo tình huống và mức độ mà
"miếng ngon" hoặc "đòn đau"
được lưu giữ trong trí nhớ"thoang thoảng hoa lài
mà lại thơm lâu" hay "đến chết
cũng không nguôi":
"Đòn đau nhớ
đời" của người thôn nữVN thường mang bóng
dáng người tình phụ bạc:
Em
như hoa nở trên cành
Anh
như con bướm lượn vành bên hoa
Bây
giờ anh lấy người ta
Như
dao cắt ruột em ra làm mười
(Ca
dao)
"Đòn
đau nhớ đời" đối với các bậc
công hầu khanh tướng xưa là thua trận,
là nước mất nhà tan, làm thân bại
binh, hàng tướng nhục nhã ê chề:
Đời Xuân Thu (722-479 trước
D.L.), hai nước Ngô và Việt đánh
nhau. Sau trận đại bại tại Cối Kê, vua
Việt là Câu Tiễn phải mình trần
sang lạy vua Ngô là Phù Sai xin hàng.
Ngô vương bắt vợ chồng Câu Tiễn
phải sang Ngô làm con tin, có quan Tướng
Quốc là Phạm Lãi theo hầu. Cả ba đều
bị giam trong ngục đá. Hằng ngày vợ
chồng Câu Tiễn và Phạm Lãi phải cắt
cỏ, hốt phân ngựa, gánh nước rửa
dọn chuồng ngựa, kiếm củi nấu cơm ...
Một hôm vua Ngô đau, Câu Tiễn nghe theo lời
của Phạm Lãi là chịu nếm phân của vuaNgôđể được vua Ngô tin kẻ
hàng giữ dạ trung thành .. (NGUYỄN TỬ
QUANG)
"Đòn
đau nhớ đời" với bàn dân
thiên hạ, bá gia chư tử, lục lục
thường tình, thường là những
lời nói mạ lỵ, vu khống, phỉ báng (Ví dầu tình bậu
muốn thôi, Bậu gieo tiếng dữ cho rời bậu
ra - Ca dao); là sự thảm bại cay đắng
trong tình trường (Uổng
công hái ớt nuôi nhồng, Mấy năm chờ
đợi, em lấy chồng bỏ anh - Ca dao) .
Trong lãnh vực gia
đình, xã hội, "đòn đau"
được tăng cường
độ khi có
dính líu đến tiền tài, danh lợi, bổng
lộc, nên chuyện đầu độc, bùa
thư, ngải ếm được mọi người
nghe qua rồi bỏ, chỉ những nạn nhân
thì "tàn đời trong ngõ hẹp" ..
thảm thê. "Đòn đau" còn là
hiện tượng tuyên truyền rỉ tai qua Emails,
thư rơi tố cáo, chụp "nón .. cối",
bôi bác người này kẻ nọ trong cộng
đồng với động cơ "nhám
nhúa" là được "nổi lều bều",
được ăn tí "phân" (fund).
"Đòn đau" hệ
lụy đến những vụ đấu tố, thủ
tiêu, thanh trừng, giết người không gớm
tay (Cải cách ruộng đất, Nhân Văn-Giai
Phẩm, Mậu Thân - Huế ..); những đày ải,
sỉ nhục trong lao tù, phân biệt đối xử
"hậu 75" (Tháng
Tư làm sao quên ???) .. Những loại
"đòn đau nhớ đời" này,
vô hình chung lặn vào trong da, chui vào tận
xương tủy. Nó nhuộm đen tâm hồn
thương tích. Nó cháy bỏng trái tim
hận thù. Nó làm nguội lạnh cảm
xúc, băng giá cảm thông, ngút ngàn
phẫn nộ .. Nhiều khi không có chữ tha thứ,
thứ tha trong tự điển tâm tình đời
họ !!! "Đau khổ
vì không ai tin, nhưng đau khổ hơn nhiều
khi không tin ai" .. Quá đúng !!!
Éo le, gay cấn, li kỳ ..
cục nhất đối với đại đa số hữu
thể hữu tình, theo NGUYỄN
XUÂN HOÀNG:"Trí nhớ bao giờ cũng KÉN CHỌN. Nó chỉ nhớ những gì đáng
nhớ,
hoặc
chỉ
nhớ
những
gì ta cố quên".Sự
kén chọn của trí nhớ như vậy nghe ra
đầy mâu thuẫn, đầy nghịch lý,
nhưng lại rất thuận tình, hợp lẽ tự
nhiên của sinh vật "hữu thân, hữu khổ
phàn nàn cùng ai". Đích thị bởi
vì "Người ơi,
khi cố quên là nghe lòng nhớ thêm
.."(ANH BẰNG) !!!
Nếu nhớ những gì
đáng nhớ (niềm vui thành công, hạnh
phúc, chiến thắng được chính
mình ..) thì đương nhiên nhi nhiên rồi.
Đàng này người ta còn phải nhớ
những gì "cố quên" . Và phiền
não nhất hạng là càng muốn quên,
càng "nhớ thêm". Càng nhớ lạ nhớ
lùng, nhớ sút đầu tóc, nhớ trọc
da đầu, nhớ đêm quên ngủ, nhớ
ngày quên ăn .. những khi lòng cứ dỗ
lòng "phải quên đi .. quên hết đi
.. cho thân tâm an lạc, thảnh thơi" !!!
Nietzsche
đã từng khẳng định: "Nếu không
biết cách quên, ta sẽ không biết
được niềm hạnh phúc, không có
tâm trạng vui vẻ, sự kỳ vọng, lòng tự
hào và cũng không biết hiện tại
là gì" ..Nhưng
thiệt tìnhcó dễ
dàng đâu cái chuyện BIẾT CÁCH
QUÊN chứ nhỉ ???
***
Hôm kia tôi nằm mơ gặp lại
người bạn cũ một thời trung học
Nguyễn Trung Trực (RẠCH GIÁ) sau mấy chục
năm dâu bể, vậy mà toàn "cãi
lộn" không
Hôm
kia tôi nằm mơ gặp lại người bạn
cũ một thời trung học Nguyễn Trung Trực (RẠCH
GIÁ) sau mấy chục năm dâu bể, vậy
mà toàn "cãi lộn" không. Cãi
tưng bừng hoa lá. Cãi đỏ mặt
tía tai. Cãi phùng mang trợn mắt. Hung
hăng đến độ thức giấc, tim vẫn
còn đập ầm ầm .. và "théc
méc" dữ: Sao cãi vậy ta ? Hông biết.
Thiệt lãng òm !!!
Thì
nhớ quá nó vậy chứ gì. Thương
cũng nhớ, mà ghét cũng nhớ luôn
!?!?!?
Bởi
vậy, xin được cầu nguyện cho cái-thằng-tôi
vànhững ai đồng
điệu:
* Một
là, ĐƯỢC QUYỀN NHỚ + THƯƠNG(những kỷ niệm đầm ấm,
những hình ảnh thân ái của thầy
trò, bạn hữu, đồng hương; mảnh
đất chôn nhau cắt rún; mối tình với
người dưng khác họ..dù có sự đố kỵ cấm cản
của gia đình, của phong tục tập
quán, hoặc tôn giáo bất đồng .. )
* Hai
là, ĐƯỢC QUYỀN QUÊN (những
điều đáng quên, cần quên [không
kể những "đãng trí bác học"
như quên chìa khóa nhà, chìa khóa
xe đi tìm tứ lung tung mãi mới thấy
nó nằm trong túi mình vv.. vv..]).
Ước
mong tinh thần vẫn còn minh mẫn trong một
cơ thể .. xệu xạo !!!
Ước
mong đêm được an lành, ngày
được an lành, đêm ngày sáu thời
thường an lành !!!
Ước
mong đừng
bao giờ BỊ QUÊN thình lình khi
thức giấc và ngơ ngác, ngác ngơ,
không biết mình là ai (tên gì, mấy
tuổi), không biết đang ở đâu, đi
đâu và về đâu .. Kinh khủng lắm
lắm .. bạn tôi ơi !!!