Home | RA.CH GIÁ 100 nho*' 1000 thu*o*ng | QUÊ HU'O'NG | QUÊ HU'O'NG (tt) | -DÔ`NG HU'O'NG | -DÔ`NG HU'O'NG (tt) | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ (tt) | SUY NGÂM~ 1 | TRANG THO* | TRANG THO* (tt) | TRANG THO* 1 | TRANG THO* 2 | SITES BA.N | HÌNH A?NH KHÔNG PHAI | HU*O*NG QUÊ | HU*O*NG QUÊ (tt) | HU'O'NG QUÊ [1] | LIÊN LA.C | TIN CÂ`N BIÊ'T | TÀO LAO WÁN | TÀO LAO WÁN (tt) | TÀO LAO WÁN 1 | TÀO LAO WÁN 2 | TÀO LAO WÁN 3 | TRÀO PHÚNG

QUÊ HU'O'NG (tt)

1agate3quanve.jpg

xanhchuyenbar.gif

honphutu.jpg

HÒN PHỤ TỬ

 

HÒN PHỤ TỬ

 

Hòn núi mọc ngầm dưới mặt nước và nhô lên khỏi mặt nước hai ngọn đá sừng sững như hai hình tháp, một cao một thấp. Hòn Phụ Tử là một thắng tích nổi tiếng của Hà Tiên, cách đất liền không mấy xa và trong hải phận Hòn Chông.

 

"Núi Cha Con" có một truyền thuyết khá cảm động bi thương với những tình tiết éo le và diễn biến phức tạp, nhưng kết thúc trong tinh thần tôn trọng đạo lý và lễ nghĩa.

 

Truyện kể xưa có hai anh em trong gia đình người Chàm gần Trường Sơn, vì lỡ tay khi múa đao người anh chém phải cô em gái một vết dao gây thương tích khá nặng trên đầu. Vì sợ quá, người anh bỏ trốn nhà không dám quay về. Vết thương lành, nhưng cô em gái phải mang vết sẹo dài trên đầu nên phải chải tóc che dấu vết sẹo đi. Bẵng đi nhiều năm, gia đình này cùng dọn đi ở vùng xa theo truyền thống du mục. Chẳng may, cha mẹ cô gái lần lượt đều chết cả và cô gái tới tuổi đi lấy chồng rồi đẻ được hai đứa con. Tình cờ một hôm người vợ gội đầu và đứng xõa tóc, người chồng chợt trông thấy vết sẹo dài trên đầu vợ mới hỏi duyên cớ. Thấu rõ tự sự, người chồng thấy mình gặp thêm chuyện oan trái là phạm tội loạn luân với em ruột mình. Anh bèn quyết định bỏ đi, dẫn theo đứa con lớn, dối vợ đi thăm bà con ở miền xuôi ít ngày mới trở về.

 

Hai cha con lưu lạc lần tới một làng bộ lạc thuộc ngoại thành Óc Eo (thuộc lãnh thổ vương quốc Phù Nam), dưới chân núi Ba Thê, tỉnh An Giang ngày nay. Người vợ đợi mãi không thấy chồng về mới mỗi ngày bồng đứa nhỏ ra ngọn núi cao nhất ngóng trông để chờ đợi chồng và con. Ngày qua ngày, mỏi mòn tuyệt vọng, cả hai mẹ con đều chết rồi hóa thành tượng đá.

 

honphutu.jpg

Riêng người chồng, từ ngày ra đi, tình cảm thương nhớ vợ con càng dạt dào, không thiết tha gì tới đời sống

 

Riêng người chồng, từ ngày ra đi, tình cảm thương nhớ vợ con càng dạt dào, không thiết tha gì tới đời sống. Chiều chiều dắt con ra bãi biển dõi trông về hướng cố hương xa mờ, rồi lâu ngày hai cha con cũng chết chôn chân dưới bãi cát biển. Hóa thân thành hai ngọn đá cao vót, Hòn Phụ Tử như trầm ngâm trong đoái thương dù cho ngoài khơi kia gió lớn, sóng to và biển động ..

 

Xin chép lại đây bài thơ đầy thi vị và rung cảm của thi sĩ DUẪN CHI--VŨ HUY CHÂN.

 

VỊNH HÒN PHỤ TỬ

 

Mặt biển chênh vênh đá nổi cồn

Hòn cha ngất ngưởng cạnh hòn con

Sớm khuya bao trải hồi mưa xói

Ngày tháng từng quen lớp sóng dồn

Cha vẫn duyên vương cùng nhật nguyệt

Con còn nặng nợ với giang sơn

Trớ trêu phận đẹp tình oan trái

Cố quận thương ai mắt mỏi mòn

 

(Trích TRÊN ĐẤT KIÊN GIANG--Ly Châu-Lý Minh Hào)

 

 

xanhchuyenbar.gif

flamedduoc.gif

NGHĨA SĨ LÂM QUANG KY

 

NGHĨA SĨ LÂM QUANG KY

 

.. Đến nay dân Kiên Giang tại vùng Tà Niên vẫn còn truyền khẩu câu chuyện như sau:

 

Trước khi ra hàng bọn Pháp, ông Lâm Quang Ky quì trước mặt cha là cụ Lâm Kim Diệu, dâng khay trầu rượu với chiếc khăn tang, tỏ cùng cha quyết định muốn nạp mình cho giặc để cứu mạng sống bao người vô tội, và cứu người anh hùng chủ soái (Nguyễn Trung Trực) cần sự sống để lo đại sự hơn là mình, xin phụ thân thứ tội vì chưa tròn chữ hiếu. Cụ Lâm Kim Diệu cầm chung rượu lên uống, rồi đặt chung xuống, cười và nói:" Có thế mới đáng làm con dân nước Việt và làm con ta".

..

Đọc lại sử Việt, trước đó khoảng 450 năm, tức năm Kỷ Hợi 1419 tại đất Bắc, nơi rừng Chí Linh, núi Lam Sơn, có Lê Lai đã liều thân cứu chúa Lê Lợi. Về sau, dân Việt đã tổ chức lễ tưởng niệm cho vị anh hùng này trước ngày giỗ vua Lê Lợi một ngày. Cũng bởi đó mà có câu: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi lưu truyền trong dân gian cho tới nay. Xét ra, trong hai trường hợp: Lê Lai liều thân cứu chúa Lê Lợi và Lâm Quang Ky chết thay chủ tướng Nguyễn Trung Trực, ý nghĩa cao cả và mục đích vị tha trong sự hy sinh của nhị vị anh hùng không có gì khác biệt nhiều. Thiết nghĩ, những nhà sử học Việt Nam cần ghi rõ thêm những dòng sử xanh về vị danh nhân trung cang, tiết liệt Lâm Quang Ky trong bộ sử kháng Pháp kiêu hùng của dân tộc.

 

flamedduoc.gif

Có một điều, người dân Kiên Giang lấy làm hài lòng, và hương linh người quá cố được an ủi là phương danh nhị vị anh hùng được

 

Có một điều, người dân Kiên Giang lấy làm hài lòng, và hương linh người quá cố được an ủi là phương danh nhị vị anh hùng được chọn đặt tên cho hai ngôi trường tiếng tăm nhất tỉnh nhà: TRUNG HỌC NGUYỄN TRUNG TRỰC và TRUNG HỌC BÁN CÔNG LÂM QUANG KY. Hai ngôi trường này luôn luôn đi sát nhau từ những ngày đầu thành lập dù qua đôi lần đổi thay trường sở, địa điểm.

 

Khi sống, nhị vị anh hùng đã chia xẻ nhau tân khổ trong những ngày nằm gai nếm mật. Khi thác, tên tuổi được hậu thế gắn liền nhau. Xin ghi một điểm son cho những nhà giáo dục và hành chánh địa phương của tỉnh Kiên Giang trước năm 1975, đã có chủ ý và khéo léo thi hành bản di chúc vô ngôn nhưng là tâm nguyện của nhị vị anh hùng: SINH CẬN, TỬ LÂN, nghĩa là "khi sống thì sát cánh bên nhau, sau khi chết được gần gũi nhau"

 

(trích TRÊN ĐẤT KIÊN GIANG--Ly Châu-Lý Minh Hào)

 

xanhchuyenbar.gif

HÒN RÙA
dx_honrua_ngay.jpg
(Hình DIÊM~ XU'A su'u tâ`m)

website counter