Ngồi
chung chiếu với bạn bè mới quen, tôi cảm
thấy an ḷng hết sức.
Ừ, th́ ít ra quanh tôi hôm nay có những cái đầu không (hoặc chưa từng) nhen
nhúm sự toan tính hơn thua, không bon chen, quyền phép, không
cá nhân, vụ lợi. Những khuôn mặt miền Nam
hiền ḥa, chất phác, không hiếu động này sau
nhiều năm trà trộn vào nền văn minh cơ khí quê người vẫn không
sao gột rửa hết mùi gió biển, mùi cỏ nội
hương đồng đáng yêu vốn đă thấm
đẫm vào từng tế
bào hay đă ăn sâu vào hồn từ thuở khai sinh.
Tṛ đă
như vậy, thầy cô dù Nam hay Bắc 54 càng ôn ḥa,
cởi mở và dễ tính hơn. Sau hơn thế kỷ
nước mất nhà tan, tóc thầy cô đă bạc,
học tṛ có đứa tóc cũng chẳng c̣n xanh. Ngồi
lại với nhau, chung lưng đấu cật sao mà
giống như anh em một nhà, thậm chí như là bè
bạn thâm giao. Trong mỗi cuộc họp, sư
đồ già trẻ
đều trở nên b́nh đẳng, ḥa đồng,
cởi mở, cười nói
rất thoải mái, tự nhiên. Sự khép nép, tính
nghiêm khắc ngày xưa
dưới mái trường nay đă nhường chỗ
cho ḷng vị tha, bác ái.
Người
Kiên Giang hiền ḥa; người Kiên Giang chất phác;
người Kiên Giang hiếu khách; người Kiên Giang năng
nổ; người Kiên Giang đáng để
kết bạn, dù những người bạn đang
ngồi trước mặt tôi đây (trừ thầy cô)
đều nhỏ tuổi hơn tôi, kể cả ông anh
vợ tôi.
Tóm lại,
người Kiên Giang đáng trân trọng; người Kiên Giang đáng
mến đáng yêu. Nhưng mà người Kiên Giang... không
biết hát !!!
Có
điều, tuy nhiên, nhưng mà- ba cái giới từ này
xưa nay vốn thiệt là phiền - có câu 'hát hay không
bằng hay hát' khiến cho ông nhạc trưởng
họ Phan vốn khó tính cũng 'dĩ ḥa vi quí'. Cứ nh́n
sự kiên nhẫn của ông qua cung cách nhạc
trưởng và sự cố gắng phi thường
của các "ca nhân nghiệp dư " , kết quả
các bản hợp ca dù có bị những tiếng hát
dân chài này làm biến thái,
biến âm, biến sắc, biến dạng, biến
h́nh một chút, một chút thôi, nghe ra vẫn cứ .. hay như
thường.
Hăy nh́n
những người bạn Kiên Giang đáng mến này,
đa số tuổi cũng
chẳng c̣n trẻ trung ǵ - từ lớp tuổi 'tri thiên
mệnh' (50) xuống tới tuổi 'nghi bất hoặc'
(40) - th́ những bài ca thoát ra từ những tâm hồn b́nh
dị làm sao đ̣i hỏi hoàn chỉnh cho đặng. Tôi
mạo muội nói họ 'không biết hát' dù hát nhạc
sống hay hát Karaoke, nhưng
ḷng hăng hái, nhiệt t́nh, thiết tha trong nhiệm
vụ .. tập hát là một "nghệ thuật hát
xướng" đáng khích lệ, đáng vỗ tay
thật nhiều, thật lớn, thật lâu mà ca ngợi.
Tóm lại,
đây cũng là một trong những lư do tôi buông tay thả
trôi hồn ḿnh giạt về bến cũ để
viết nên những ḍng này cho người Kiên Giang trong
nước (nói chung) và cho thầy cô, bè bạn Kiên Giang ngoài
nước (nói riêng).
Một mai
trên ḍng đời tất bật này, nếu có hát và có ḥa
đồng th́ tôi vẫn thích theo
người-trăm-năm của tôi để t́m tới
những người Kiên Giang 'không biết hát', nhưng
mỗi lần hát là hát hết ḿnh, hát hết ḷng hết
dạ, hát với cả tâm t́nh, hát từ tim, hát bằng
hơi thở Kiên Giang mến yêu.
Hát với
người Kiên Giang, trong đó có
người-trăm-năm của tôi cũng là một cách
giạt về bến cũ vậy.
Mai
mốt về quê em Rạch Giá
Xin
đời mặc lại áo bà ba
Chèo
xuồng đi khóc ngoài cửa ải
Chỗ
xưa tôi với đất chia xa.
PHAN NI
TẤN (n.d.)
(Luân
Nguyễn sưu tầm)