.. Chị ĐƯỜNG CHÍN
có cha mẹ di cư sang Việt Nam khi Mao Trạch Đông tiến
chiếm Hoa lục. Chị
ĐẶNG PHƯƠNG LAN th́ theo gia đ́nh
di cư vào nam năm 1954 khi CS chiếm miền bắc. Tựu
trung là cả đám là nạn nhân của CS. Nay họ gặp
lại nhau tại Hoa Kỳ dù là mỗi người định
cư một nẻo. Chị
THU HƯƠNG tốt nghiệp khóa Quốc
Gia Hành Chánh, sang Mỹ diện HO và định cư tại
miền Thung Lũng Hoa Vàng, San José. Anh
TRƯƠNG MINH TỰ tốt nghiệp
Tiến Sĩ Kinh Tế Học tại đại học
UCLA và hiện làm cố vấn thương mại cho một
công ty Hoa Kỳ. Chung qui họ đến Hoa Kỳ
đều thành công.
Sau năm
1975, chị Diệp Đường Chín v́ có gốc Hoa kiều
nên bị "trục xuất" sang định cư tại
Hồng Kông và sau đó di cư sang Mỹ hành nghề tiếp
ngành thầu khoán kiến trúc tại San Francisco. Chị
Đường Chín là một học giả uyên thâm viết
biên khảo về tôn giáo và văn hóa. Chị biết nhiều
sinh ngữ, chị học lấy thêm nhiều bằng khác
nhau từ bằng Cử Nhân Văn Chương, Bác Sĩ Y
khoa Đông y đến bằng Kiến Trúc, rồi bằng
Kỹ Sư Công Chánh tại UC Berkeley, ngoài văn bằng cũ
là Kiến Trúc từ Hồng Kông và Luân Đôn. Thuở
đi học bạn bè gọi chị là con mọt sách. Chị
tu học theo giáo lư nhà Phật và thực hành Dưỡng
Sinh Zen hoặc Yoga song song với luyện tập Thái Cực
Quyền rất thuần thục.
.. Chị MỸ LAN,
người chị lớn của chị
MỸ THANH đă khoản đăi tất
cả chúng tôi một buổi cơm chay chiều thanh đạm,
nhưng không kém phần ngon miệng. T́nh bạn 45
năm được khơi lại trong nỗi
nhớ, t́nh đồng hương xa xứ đă là sợi
dây vô h́nh ràng buộc mọi người lại với nhau
quanh các mẩu chuyện được chia xẻ, mọi
người xúm xít hơn để t́nh bạn được
nồng ấm hơn. Dù không nói rơ duyên hội ngộ này
được trân quư như thế nào, nhưng trong tâm
tưởng mọi người đă mặc nhiên hiểu
ngầm trong cuộc sống này chúng ta rất cần những
người bạn tri kỷ, hiểu ḿnh và để chia
xẻ những nỗi vui buồn với nhau. Trong ư nghĩ
như vậy chuyến Tây Lai du kư sẽ đóng góp thêm những
kỷ niệm có những nụ cười rạng rỡ
hay tiếng th́ thầm thắm thiết bên nhau khi chia tay
để mỗi người về một phương trời
khác biệt. (Trích TÂY LAI DU KƯ của Việt
Hải)
***
VH thân . Sao viết
bàiTây Lai Du Kư quá đầy
đủ và quá hay vậy . Cuộc họp mặt nầy gồm
bạn của Trương Minh Tự mà . Riêng cô ĐƯỜNG
CHÍN là em cô ĐƯỜNG NĂM, nhà ngay xóm tôi và TMT. Cô sanh
vàlớn lên tại tỉnh
tôi, học trường Tàu và trường NTT Rạch Giá .
Nhưng học giỏi lắm , toàn là học nhảy . Thất
Lục, Ngũ Tứ , rồi Tam Nhị . Saulên Gia Long học rồi sau đó
lấy bằng Kiến Trúc, và Văn khoa . Đó là những
ǵ cô Đường Năm cho tôi biết. Cô có chồng là
người Hồng Kông nên có tên là DIỆP ĐƯỜNG
CHÍN . Bị trục xuất về Hồng Kông với chồng
th́ học thêm ngành Bác Sĩ Đông Y và Thiếu Lâm Tự,
Đạo Phật v.v..Tóm lại cô là người Rạch
giá, bị trục xuất về Hồng Kông là v́ quốc tịch
của chồng . Cho nên đừng viết họ chồng vào đó, kiểu VN ḿnh mà
. Cứ viết Đường Chín th́ ai cũng biết.Đường Năm, Đường
Tám , Đường Chín ở Rạch giá ai cũng biết.
Gia đ́nh ở cùng xóm với tôi và Trương Minh Tự.
Thân. (Trích
Email của Đông Nguyên)
***
Cô Hồng
Sâm mến ! .. Thật t́nh mà nói, tôi thích thú khi đọc bài
Tây Lai Du Kư của VH . Sau khi đọc bài nầy, và trong khi
tôi điện thoại chúc năm mới THẦY NHỰT
(trước có dạy ở NTT) và cô ĐƯỜNG
NĂM ở Montreal th́ luôn tiện hỏi thăm về cô
Đường Chín và có cho cô biết về bài Tây Lai Du Kư
..
Tôi rời Rạch
Giá năm 1965 khi bị động viên , nên ít có dịp về
nhà . Tôi biết cô Đường Năm, v́ khi tôi học ở
Rạch gíá th́ cô là Chị Cả trong nhà, nhà ở xóm tôi, lúc
đó cô Đường Chín rất nhỏ . Ba cô Đường
Năm lúc trước là chủ một nhà hàng bán đồ
ăn Pháp. Trên đường về từ Sài G̣n , bị bọn
cướp ở Lán Xen gần Tân Hiệp chận xe đ̣.
Ba cô cự lộn với bọn cướp, nên bị
chúng giết chết. V́ cô Năm là chị cả, nên thay thế
Ba ḿnh để săn sóc các em. Sở dĩ tôi hơi dông
dài, để cô thấy công lao của cô Năm, thay thế
cha ḿnh, giáo dục các em thành người giỏi.
Cô Năm rất hănh diện khi nói, lúc nhỏ ḿnh dạy tụi
nó đủ điều, bây giờ tụi nó qua mặt ḿnh
hết trọi . Cô cũng cho biết cô ĐƯỜNG TÁM
hiện ở Pháp.
Trong e-mail mà
VH viết cho tôi là cố ư cà rởn với người
trong gia đ́nh. Tôi nghĩ VH không phải là người Rạch
Giá, nên có khi lẫn lộn nguồn gốc của nhân vật
ḿnh đang đề cập. Chồng cô Đường
Chín rời bỏ Hoa lục khi Mao chiếm nước Tàu . Cô ĐƯỜNG CHÍN sanh và lớn lên ở Rạch Giá
.. Trong Web
site Rạch Giá trăm nhớ ngàn thương , tôi thấy,
cô đă nói Rạch Giá là quê hương cô, dù cha mẹ ḿnh gốc
từ ngoài Bắc .Tôi, cũng như cô, rất hănh diện,
thương mến Rạch Giá .
..Nhân dịp
nầy, tôi muốn ca ngợi cô đă làm một website về
Rạch Giá rất hay . Mỗi lần vào site, tôi có cảm
giác như được về thăm Rạch Giá . Cám
ơn đă hỏi ư tôi . (Trích Email ĐÔNG NGUYÊN gởi HS)
Bạn XO ở Canada, cũng như toàn thể các
bạn trong TÀO LAO WÁN, đă đến với web RẠCH
GIÁ TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG từ những ngày
đầu t
Bạn XO ở Canada, cũng
như toàn thể các bạn trong TÀO LAO WÁN, đă đến
với web RẠCH GIÁ TRĂM NHỚ NGÀN THƯƠNG từ
những ngày đầu tiên. Các bạn đă hết ḷng giúp
đỡ, chỉ bảo, và đóng góp tận t́nh mỗi
người một cách. Phải thật thà mà nói: KHÔNG CÓ CÁC BẠN TÀO-LAO-WÁN, WEB RGTNNT KHÔNG
HIỆN HỮU !!!
Bạn XO, người sưu
tầm đủ mọi thể loại (văn, thơ,
h́nh ảnh, E-book..) , thật công phu, thật liên tục,
lần này đă viết những gịng như sau:
Chắc các bạn không ai biết
nhà thơ HUY GIANG--TRẦN NGỌC NAM.
Qua tiểu sử trong tập
thơ "Những Nụ Hồng" xuất
bản từ chùa Viên Giác, Hannover, Germany (1996), anh ta sinh
năm 1949 và lớn lên tại Rạch Giá, hiện cư
ngụ tại Germany.
Anh cho biết một chi tiết
lư thú về chữ Giá trong địa danh Rạch Giá. Theo
anh, Rạch Giá là nơi sản xuất nhiều sáp ong (bee)
màu trắng và thơm mà Đàng Thổ (người Miên)
gọi là Kramoun Sa (Cire blanche). Chữ Sa được
Việt hoá thành Giá.
Trong tập thơ anh
thường đề tặng một người phái
nữ mang tên Bùi Thị Rau Dzềnh.
Anh ta gia nhập thiếu sinh quân
từ năm 15 tuổi, tốt nghiệp sĩ quan Trừ
Bị Thủ Đức và gia nhập binh chủng Thủy
Quân Lục Chiến đến ngày miền Nam đứt
phim 1975.
H́nh ảnh trong thơ của anh
ta phần lớn là quê hương với ruộng
vườn, sông lạch miền Nam.
T́nh cờ đọc
được nên trích ra vài đoạn có h́nh ảnh
Rạch Giá.
Ta có được quay về cái thuở
Ta có được quay về cái
thuở
Vui đùa ngoan tắm nước
sông Kiên
Cắp sách vở ngôi
trường Vĩnh Lạc...
Ngày xanh ơi vướng măi
triền miên
(Ḷng Trần)
Lượn sóng trôi
về theo gió lộng
Bông bần theo màu tím đong đưa
Ríu rít hót bầy chim
se sẻ
Vần như thơ
vui nắng ban trưa
Rạch Giá quê chôn nhau
cắt rún
Hành trang t́nh tha thiết
trùng dương
Chí khí dưỡng
tinh thần Trung Trực
Ôm vào đời ăm ắp t́nh thương
(Sông Núi Việt Nam)
Chẳng biết bây
giờ ngôi trường Vĩnh
C̣n không hoa
phượng nở sang hè
Mái thiếc che xiên c̣n
vách ván
Cây bàng hẳn rợp
lá tàn che.
(Trường Xưa Áo
Trắng)
HUY GIANG-TRẦN NGỌC
NAM
(XO sưu tầm)
TIỆM ĂN VIỆT TRÊN ĐẢO KAUAI
TIỆM ĂN
VIỆT TRÊN ĐẢO KAUAI
(Nguyễn Bá
Trạc-Việt Mercury)
Trên ḥn đảo Kauai, có một
tiệm ăn Việt Nam.
Là ḥn đảo cực bắc
của quần đảo Hawaii, Kauai nằm lửng lơ
giữa biển Thái B́nh Dương, nửa phía đông là
Việt Nam, nửa phía tây là đại lục Mỹ. So
với các đảo chính, Kauai lớn hàng thứ tư,
thường được xem là đảo đẹp
nhất trong quần đảo Hawaii, với những băi cát
trắng, vàng, đen mịn màng, nước ấm trong
vắt, chưa kể đỉnh núi, hẻm núi, vách núi,
sông, suối và những thung lũng xanh tươi.
Là lănh thổ Mỹ, du khách t́m
thấy tại đây mọi tiện nghi quen thuộc trong
cách tổ chức ngăn nắp, hữu hiệu và an toàn
của nước Mỹ. Nhưng ở vị trí
địa lư này, người Việt c̣n t́m thấy thêm
những h́nh ảnh quen thuộc của đất
đỏ Pleiku, Ban Mê Thuột, những vườn ổi,
vườn dừa, và cơn mưa rào đổ xuống
trong lúc nắng vẫn lấp lánh trên tàng nhăn, lùm xoài,
rặng tre, những ruộng khoai môn và vườn cây
đu đủ.
Đảo Kauai gần như tṛn
hoay, chính giữa là núi, diện tích 533 dặm vuông. Chỉ
3% đảo được phát triển vào mục đích
thương mại và gia cư, 97% c̣n lại chia ra sử
dụng cho canh nông và bảo tồn thiên nhiên, hầu như
nh́n đâu cũng thấy một mầu xanh tươi mát.
Dân đảo ước
khoảng 52,000 người, đa số đều
sống và làm việc tại những khu ven biển. Khác
với Oahu là ḥn đảo kế bên, với thành phố
Honolulu có đến khoảng 10,000 người Việt sinh
sống tại đảo Kauai, dân số Việt Nam
đếm được trên đầu ngón tay. V́ không có
thống kê chính xác, có người cho biết có thể có
khoảng 40 đến 50 người Việt, có
người nói trên dưới chục người.
Mở niên giám điện thoại của đảo,
thấy họ Nguyễn chỉ có một người,
họ Trần có bốn người.
Nhưng giữa những
người Mỹ da trắng, da nâu bản xứ, da vàng
gốc Nhật, gốc Tầu, Đại Hàn, Phi Luật
Tân trên ḥn đảo ấy đă có một tiệm
Việt Nam.
Ba Lẹ là tiệm ăn Việt
duy nhất trên đảo Kauai.
Vua chúa khoái khẩu
Vua chúa khoái khẩu
Những món nào bán chạy nhất
trong tiệm Ba Lẹ ?
Chủ tiệm, ông LÂM-QUỐC-LƯƠNG,
49 tuổi, mở ra một tấm thực đơn tŕnh
bầy các món ăn Việt Nam viết bằng Anh ngữ có
đánh số. Ông nói Số 89, 91 và 92.
Số 89 là Double DelightKhoái Khẩu
Gấp Đôi là món cơm đĩa có tôm xào tỏi,
lẫn gà nướng sả, giá $9.95.
Số 91 là Queen ComboHỗn hợp
của Hoàng Hậu gồm cơm chiên, tôm
nướng, gà nướng, chả gị, $9.50.
Số 92 mang tên King ComboHỗn hợp
của Đế Vương là món cơm chiên, bí
tết, tôm nướng, chả gị, $10.95.
Với các khách hàng mà một
nửa số là du khách, một nửa là người
định cư trên đảo, ông Lương cho
biết việc chọn tên Anh ngữ để gọi các
món ăn Việt là quan trọng, v́ đây là kỹ
thuật marketing. Ông tỏ vẻ hài ḷng với việc
chọn tên các món ăn của ông.
Kỹ thuật tiếp thị
ấy c̣n được nhấn mạnh thêm bằng
một màn ảnh vải treo trong tiệm, với cái máy
chiếu liên tục những phong cảnh trên đảo,
xen lẫn h́nh ảnh món ăn với thông tin về nội
dung các món bún, phở, gỏi cuốn trong thực
đơn, để giải thích cho thực khách dễ
gọi và cũng không quên kèm theo thư khen tặng của các
thực khách bốn phương từng ghé lại đây.
Việc phổ biến thông tin
cũng làm cho nhiều du khách t́m đến tiệm này
với một quyển sách hướng dẫn du lịch
cầm trên tay. Tuy mới mở từ tháng Mười
Một, 2002, nhưng tiệm Ba Lẹ đă được
đề cập trong cuốn Paradise Family Guides của Joan
Conrow và Christie Stilson viết về Kauai (Ulysses Press, tái
bản lần thứ tám, 2003). Sau khi giải thích các món
ăn trong tiệm, cuốn sách nói Đây là loại
tiệm ăn mà chúng tôi ước chi đă mở từ
trước. Thức ăn ngon không tin nổi, giá rất
rẻ mà địa điểm lại dễ t́m Vấn
đề duy nhất là tiệm này tuy mới mở,
nhưng đă đông khách ngay lập tức, do đó
họ thường khá bận rộn. Tuy nhiên, cũng
đáng để chờ đợi một chút khi
đến ăn nơi đây, với những mùi vị
tinh tế phức hợp, thú vị và những thay
đổi khác biệt đến ngạc nhiên
Ly cà phê sữa gần 4 đô có
lẽ không phải là giá rẻ đối với một
khách hàng người Việt đă quen giá biểu ở San
Jose hay ở Quận Cam. Nhưng nói chung Ba Lẹ vẫn
tương đối rẻ hơn so với nhiều
tiệm ăn khác trên đảo. Thực phẩm trên
đảo đều tương đối cao hơn
đất liền. Ông Lương cho biết phần
lớn thịt và thực phẩm đông phương ông
đều mua từ Honolulu chở tầu qua.
Tiệm thứ 25
Tiệm thứ 25
Ba Lẹ là tiệm ăn Việt duy
nhất trên đảo Kauai nhưng không phải là tiệm
duy nhất trên quần đảo Hawaii. Nó là tiệm
thứ 25 trong hệ thống franchise của Ba Lẹ ở
Hawaii do em trai ông Lương, ông Lâm Quốc Thanh, 44
tuổi, làm chủ.
Cái tên Ba Lẹ vốn quen
thuộc với những người Việt định
cư tại San Jose, xuất xứ từ tiệm bánh ḿ Ba
Lẹ của ông Vơ Văn Lẹ. Vào thời đầu thập
niên 90, tiệm này mở tại đường số Ba,
sau rời đến đường Santa Clara. Cũng
thời gian này đă từng có những cuộc cạnh
tranh nổi tiếng trong cộng đồng Việt Nam
giữa bánh ḿ Ba Lẹ và Lees Sandwiches, đôi bên kịch
liệt dành khách bằng cách hạ giá, từ hai ổ
tặng một ổ, xuống mua một ổ tặng
một ổ.
Nhưng hệ thống Ba Lẹ
tại Hawaii không phải là hệ thống của gia
đ́nh ông Vơ Văn Lẹ, đă rời khỏi San Jose. Ông
Lâm Quốc Thanh cho biết Ba Lẹ tại Hawaii nguyên là do
ông hùn hạp khai thác chung với ông Minh, con trai của ông
Ba Lẹ, mở từ tháng 12, 1984, đến cuối năm
1986 th́ ông Thanh mua lại, làm chủ 100%.
Ông Lương cho biết sau
đó đôi bên gần như có thỏa ước
ngầm: họ Vơ làm ăn trong lục địa, họ
Lâm làm ăn ngoài hải đảo, đôi bên không
đụng chạm đến nhau, tới nay vẫn
giữ được giao hảo tốt đẹp.
Sự thành công của Ba Lẹ
Hawaii từng được chính thức nh́n nhận vào
năm qua: Ông Lâm Quốc Thanh đă được các ngân
hàng bầu làm Người Tiểu Thương của
Tiểu Bang Hawaii dựa trên yếu tố tín nhiệm tài
chánh và phát triển thương vụ, sau đó đă được
chọn làm Người Tiểu Thương Toàn Quốc
Hoa Kỳ năm 2002 (National Small Businessperson of the Year 2002).
Hệ thống franchise của Ba
Lẹ hiện gồm 20 tiệm tại đảo Oahu, hai
tiệm tại đảo Maui, hai tiệm tại
đảo lớn (Big Island), và mới nhất là tiệm ở
Kauai do ông Lương khai thác.
Ngoài những tiệm bán lẻ
này, franchise do ông Thanh điều hành đang có một ḷ bánh
rộng 17,000 bộ vuông để sản xuất bánh ḿ,
bánh ngọt, bánh cưới, bánh sinh nhật, cung cấp cho
các khách sạn và cho hầu hết các hăng máy bay hạ cánh
xuống Hawaii, trong đó có United Airlines, American Airlines, China
Airlines, Northwest mà nhiều nhất là Hawaiian Airlines.
Ông Thanh cho biết hệ thống này c̣n cung
cấp mỗi tuần khoảng 30,000 cái bánh croissant cho
hệ thống siêu thị Foodland với 28 tiệm trên
quần đảo và đă có được khế
ước cung cấp bột làm pizza cho Papa John Pizza là
hệ thống pizza giây chuyền lớn hàng thứ ba trong
nước Mỹ.
Với những con số khả
quan này, ông Thanh nhớ lại những ngày từ trại
tỵ nạn Mă Lai mới đến Mỹ năm 1979,
bấy giờ hăy c̣n đi bán nước ngọt ở
chợ trời San Jose, làm assembler cho hăng Intel với số
lương $3.35 một giờ.