Tây Lai Du Kư
(VIỆT HẢI)
Dịp lễ Giáng Sinh mừng
ngày Chúa giáng sinh ra đời, là dịp lễ lớn cuối
năm nhà nhà đoàn tụ, và người người
đoàn tụ để chia vui, để ăn mừng cái
diễm phúc cho nhân loại được b́nh yên, thái ḥa,
được xum hợp bên người thân. Một nhóm bạn
tôi trong chiều hướng đó đă gặp lại nhau
sau hơn 45 năm ly tán v́ đất nước loạn
ly, nay họ đă có cơ duyên kỳ ngộ gặp nhau lại
dưới bầu trời của Nam Cali vào cuối tháng chạp
2003.
Điểm hẹn là nhà của
chị Lilly Huệ
tại thành phố Huntington Beach, có những băi biển thật
hữu t́nh không xa đây lắm. Tôi bước vào nhà th́ gặp
Thủy, con gái chị Huệ nói mẹ và cô Chín đă ra phố
mua điểm tâm cho mọi người. Tôi cùng anh Tự,
một người bạn trong nhóm họp bạn, đi ra
hướng vườn sau. Nếu bên trong nhà ấm áp nhờ
cái ấm than củi của ḷ sưởi th́ ra bên ngoài
vườn tôi cảm nhận cái không khí hơi lành lạnh
của ban sáng, dù là ánh nắng đă vươn lên từ
hướng biển Pacific Coast Highway. Xen lẫn giữa tiếng
chim hót ríu rít là tiếng th́ thầm hàn huyên của hai chị
Mỹ Thanh và Thu Hương. Hai chị đang viếng khu
vườn sau có nhiều hoa và cây ăn trái. Chị Mỹ
Thanh ch́a tay giới thiệu tôi với chị Thu
Hương, tôi được biết thêm là có 6 người
bạn gồm anh Trương Minh Tự, Diệp Đường
Chín, Trần Thị Huệ hay Lilly Huệ, Trần Mỹ
Thanh, Lương Thu Hương, và Đặng Phương
Lan. Đây là nhóm bạn học tại tỉnh Rạch Giá của lớp đệ thất, niên khóa 1958-59.
Sự kết hợp họ từ nhiều nơi theo ḍng lịch
sử. Chị
Đường Chín có cha mẹ di cư sang Việt
Nam khi Mao Trạch Đông tiến chiếm Hoa lục. Chị Đặng
Phương Lan th́ theo gia đ́nh di cư vào
nam năm 1954 khi CS chiếm miền bắc. Tựu trung là cả
đám là nạn nhân của CS. Nay họ gặp lại nhau
tại Hoa Kỳ dù là mỗi người định cư
một nẻo. Chị
Thu Hương tốt nghiệp khoá QG hành
chánh, sang Mỹ diện HO và định cư tại miền
Thung lũng Hoa Vàng, San José. Anh
Trương Minh Tự tốt nghiệp
tiến sĩ kinh tế học tại đại học
UCLA và hiện làm cố vấn thương mại cho một
công ty Hoa Kỳ. Chung qui họ đến Hoa Kỳ đều
thành công. Sau năm 1975, chị Đường Chín v́ có gốc
Hoa kiều nên bị "trục xuất" sang định
cư tại Hong Kong và sau đó di cư sang Mỹ hành nghề
tiếp ngành thầu khoán kiến trúc tại San Francisco. Chị
Diệp Đường Chín là một học giả uyên
thâm viết biên khảo về tôn giáo và văn hóa. Chị biết
nhiều sinh ngữ, chị học lấy thêm nhiều bằng
khác nhau từ bằng cử nhân văn chương, bác
sĩ y khoa đông y đến bằng kiến trúc, rồi
bằng kỹ sư công chánh tại UC Berkeley, ngoài văn bằng
cũ là kiến trúc từ Hong Kong và London. Thuở đi học
bạn bè gọi chị là con mọt sách. Chị tu học
theo giáo lư nhà Phật và thực hành dưỡng sinh zen hoặc
yoga song song với luyện tập thái cực quyền rất
thuần thục.
Sau buổi điểm tâm tại
nhà chị Huệ, chị Chín đề nghị chúng tôi
đi thăm ngôi chùa Tây Lai (Hsi Lai temple), v́ chị chưa biết
nơi này. Với tôi, tôi đă viếng chùa Tây Lai nhiều lần,
dù nó không có lịch sử lâu đời như nhiều chùa
bên Trung Quốc, nhưng tại Mỹ nó tiêu biểu phần
nào đó cho cái văn hóa và Phật giáo Trung Hoa tại Mỹ.
Sáng sáng tại sân chùa Tây Lai, người ta mục kích
đoàn thanh thiếu niên luyện tập vơ thiếu lâm trong
đồng phục màu đen. Từng hàng người di
chuyển nhịp nhàng theo các thế vơ công phá hay tấn thủ
thật ngoạn mục.
*
Thiếu Lâm Tự Trung Hoa:
Nói về chùa chiền tại lục
địa Trung Quốc chị Chín khá rành, những năm
chị rời Việt Nam lưu lạc sang Hong Kong chị
có nhiều dịp đi du hành thăm đó đây từ
Tây An, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Quảng Châu, Thượng Hải,
Phúc Kiến .. Hai ngôi chùa tôi nghe chị kể về lịch
sử khá lư thú:
Trong các chuyện kiếm hiệp
Kim Dung mà chúng ta đọc thường đề cập
đến các ḷ vơ của môn phái Thiếu Lâm (TL). Vơ TL là bộ
môn thuộc loại nghệ thuật chiến đấu
(martial arts) có lịch sử lâu đời mà ngày nay khắp
hoàn vũ đều biết. Khoảng năm 495 TL tự
được xây dựng bởi một vị hoà thượng
gốc Ấn Độ là hoà thượng Batuo sang hoằng
dương Phật pháp tại tỉnh Hà Nam và nhờ
đó TL tự ra đời. Vơ TL được ḥa thượng
Batuo khai nguyên những thế vơ cơ bản theo lối chiến
đấu của nhiều loài cầm thú, măi đến
năm 527 th́ Bồ Đề Lạt Ma (Bodhidarma), tức
Đạt Ma Sư Tổ cũng là người Ấn
Độ đă khai triển môn vơ TL thêm nhiều binh pháp chiến
đấu khác nhau, có chiến lược và hệ thống
hơn. Từ đó vơ TL được lan truyền đến
những nơi khác của Trung Hoa. Ta thấy có nhiều môn
phái khác nhau như: TL Tung Sơn (nguyên thủy Hà Nam), TL Quảng
Đông (tỉnh Quảng Châu), TL Phúc Kiến, TL Nga Mi, TL Vơ
Đang .. TL Vơ Đang đă áp dụng Dịch Cân Kinh do
Đạt Ma Sư Tổ ghi nhận mà sau này là một trong
các bài quyền cơ bản "TL Thập Bát La Hán Thủ".
Đạt Ma Sư Tổ nhận thấy trong binh pháp tấn
công đánh địch thủ, có lúc ta nên dưỡng sức,
bảo vệ sức khoẻ nhất là phần tâm linh, nên
thiền công (zen) được ngài sáng chế ra.
Đó là sơ qua về môn vơ Thiếu
Lâm. Chùa chiền tại Trung Quốc th́ có vô số. Các
nơi tôi có dịp đi qua trong các chuyến du ngoạn,
hành hương là các ngôi cổ tự ở gần với
núi non trùng điệp, rất nên thơ như Hàng Sơn Tự
tại Tô Châu, chùa Phổ Đà Sơn tại Thượng
Hải, Nga Mi Sơn tại Tứ Xuyên, Ngũ Đài Sơn
tại Sơn Tây và Cửu Hoa Sơn tại An Huy. Ngoài ra chị
Đường Chín bổ túc thêm về hai ngôi chùa thiếu
lâm đă đánh dấu sự chào đời của sự
phát triển Phật giáo tại Trung Quốc là chùa TL Hà Nam
và chùa TL Phúc Kiến. TL tự Hà Nam được xây trên
triền núi cao của núi Thiếu Thất khoảng từ
386-495. Tại nơi đây Đạt Ma Sư Tổ đă
hành đạo, cũng như đă viên tịch. Ngôi chùa có
ngoại cảnh đẹp và lư tưởng cho việc tu
học, tránh xa trần thế.
Tại Phúc Kiến cũng có
chùa TL đă hiện diện hàng ngàn năm trong lịch sử.
Khi xưa chùa Phúc Kiến tạo ra những qui củ rất
gắt gao như triệt để cấm các nhà sư xử
dụng các vũ khí hung bạo như dao, rựa hay búa. Do
đó khi đốn củi để nấu bếp các
sư săi phải luyện tập tay không chặt cây và chẻ
củi. Nên trong nhiều bộ sách hay phim kiếm hiệp
Trung Hoa có nhắc đến sự kiện này.
* Hướng Về Tây Lai Tự:
Từ thành phố Hacienda
Heights, hướng đông nam của thành phố Los Angeles,
xe chúng tôi leo dốc ngoằn ngoèo lên tận một đồi
cao. Chúng tôi đến chùa Tây Lai, khung cảnh thật yên
tĩnh, không khí trong lành trên đồi vắng thật thanh
nhàn. Chùa được xây năm 1988, trên một lô đất
rộng 15 mẫu, với địa thế thiên nhiên nhiều
đồi núi bao quanh. Tầng dưới là chỗ đậu
xe. Tầng thứ nh́ là các dăy nhà san sát bên nhau bọc thành
h́nh ṿng cung như bảo tàng viện, nhà ăn, trà thất
(tea room), thiền đường (meditation center), pḥng thông
tin (information room) với sách vở cho du khách dừng chân và
tham khảo các sách tại đây, rồi pḥng bán đồ
lưu niệm (gift store), kế đến là pḥng ốc của
các lớp học giáo lư hay Hoa ngữ, xen kẻ đó
đây là các tượng Phật Thích Ca, Phật Di Lạc,
Đạt Ma Sư Tổ, Phật Quan Âm, Tam Tạng .. Bạn
bè tôi chụp nhiều h́nh kỷ niệm sau những năm
dài mới được đoàn tụ lại với nhau.
Chồng chị Lilly Huệ là anh Rémy Thôi, cái tên kéo theo gôut
thích cognac Rémy Martin mà bạn bè phong cho anh. Rémy Thôi có dáng dấp
cao ráo, và khuôn mặt điển trai, nụ cười hiền
ḥa như nam tài tử Pháp Jean Paul Belmondo ngày nào, tôi đă xem
Jean Paul Belmondo trong phim "A Bout De Souffle", một phim loại
trinh thám nín thở, với tài diễn xuất xuất thần
sầu của JP Belmondo. Anh Thôi có năng khiếu chơi
guitar loại nhạc classic và flamenco, cũng như có
đam mê chụp ảnh nghệ thuật. Hôm nay anh đi hộ
tống chị Lilly Huệ không ngoài vai tṛ một nhiếp ảnh
gia nghệ thuật.
*
Về Với Phật pháp:
Nh́n về phía trước mặt
tôi là ṭa nhà có tên "Nghinh tân các", ở tiền diện
ngay lối đi vào khuôn viên chùa. Đây là pḥng tri ân các mạnh
thường quân đă góp công của xây chùa, tôi thấy hàng
ngàn tượng Phật chi chít bao ṿng pḥng này. Trong khuôn viên
chùa phía trước mặt tôi là "Đại hùng bảo
điện" (ĐHBĐ), nơi chánh điện làm lễ
Phật chính tại đây. Bên trong có ba tượng Phật
thật lớn, được sơn như màu mạ vàng
và bao chung quanh tường rất nhiều tượng Phật
trong các ô nhỏ ghi tên các ân nhân bảo trợ cho chùa.
ĐHBĐ là một ṭa nhà trên đỉnh đồi cao với
hằng chục bước thang đi lên. Các bạn tôi
trong phái đoàn lên đây đốt nhang, khấn vái lạy
Phật nơi chánh điện Phật đường này.
Trong khi đó tôi rẽ ra khỏi đoàn người bách bộ
sang pḥng Information t́m sách đọc th́ bắt gặp nhiều
du khách thăm viếng. Tôi có ư định làm quen những
du khách da trắng v́ tính hiếu kỳ và ṭ ṃ. Đại
để tôi muốn hỏi họ nghĩ sao về Phật
giáo, cơ duyên nào đưa họ đến đây, và họ
học hỏi được những điều ǵ khi họ
đi thăm thắng cảnh tôn giáo như tại chùa Tây
Lai. Một cặp vợ chồng người Mỹ sang từ
Miami, họ nói họ xem trên website về ngôi chùa này và đến
đây v́ là ḷng mến mộ Phật giáo. Tôi xoay sang nói chuyện
với hai mẹ con người Mỹ đến từ
San Diego, họ cạo nhẵn nhụi mái đầu như
các ni cô, họ cho biết mỗi khi có các khóa học giáo lư
họ thường lên đây tham dự. Một phái đoàn
khác từ Úc châu sang viếng chùa như hành hương t́m
hiểu danh lam thắng cảnh địa phương và họ
rất thích thú khi nh́n một ngôi chùa có cấu trúc Á châu nằm
sừng sững trên một diện tích 15 mẫu tại
thành phố đông dân hàng thứ nh́ Mỹ Quốc. Có lẽ
điều tôi ghi nhớ nhất là khi trao đổi những
mẫu đối thoại lư thú với một cặp t́nh
nhân trẻ từ Âu châu sang. Chàng tên Jean-Marc Réno là một nhà
phân tâm học người gốc Bỉ, nàng tên Marie-Anne
Bisset là người Pháp tốt nghiệp cao học triết
đông phương. Họ nắm khá vững vàng triết
lư Phật giáo, và họ đă viếng nhiều nơi từ
Ấn Độ, Tích Lan, Tây Tạng, Thái Lan, Nhật Bản
và Trung Quốc chỉ để t́m hiểu về Phật
giáo.
Marie-Anne (MA) như một diễn
giả với tài hùng biện trả lời tôi khi
được hỏi tại sao cô theo Phật giáo. MA cho là
tu theo Phật giáo là tự giác ngộ, tự giải thoát
cho chính ḿnh. Cuộc đời là những ngày khổ lụy
trầm luân từ bệnh hoạn, căng thẳng trong cuộc
sống, sự ganh tị, giành giật, bon chen, nhục dục
trong xă hội để ước mong đạt điều
ḿnh muốn, chúng ta thường xuyên đối đầu
với 3 điều nên tránh trong triết lư Phật giáo là:
Tham, Sân và Si.
Tôi hỏi Jean Marc (JM). JM cho là anh
thích Phật giáo v́ Phật phàm đă là người như
chúng ta, Phật không phải là vị "Thượng
đế toàn năng" như trong các tôn giáo khác. Hơn nữa
triết lư Phật giáo dựa trên căn bản tự nguyện
và tự do chọn lựa như việc đi đến
chùa lễ Phật không là điều bó buộc nhất
định như các tôn giáo khác. "Bồ tát tại
tâm" là phương châm mà mỗi con người đều
có thể tự ḿnh làm lấy như tu tập tại gia, tu
tập qua sách vở, rèn luyện ḿnh nên người từ
thiện, trong sáng trong cuộc sống. Tôi nh́n trên tay anh có
quyển sách do hoà thượng viện trưởng chùa Tây
Lai là hoà thượng Hsing Yun viết: "Triết lư về
Vô ngă và Giác ngộ". JM cho là khi bỏ đi "cái
tôi" là phần nào đó ư thức được những
giá trị "Chân, Thiện, Mỹ" của cuộc sống,
v́ chúng ta nên sống vươn lên cao hơn sự vị kỷ
và cuộc sống giác ngộ những việc làm của
ḿnh là v́ ta sống cho tha nhân hay v́ tha nhân trong kiếp nhân
sinh phù vân, vô thường này. Trên cương vị một
nhà phân tâm học, cái nh́n của JM là bên phương tây các
triết gia hay những nhà toán học đặt nặng
trên căn bản duy lư, v́ toán học và triết học từ
luận lư của Descartes, Leibniz, Pascal, Kant đến
Socrates, Platon, Aristote hay Epicure dựa vào bộ môn có hệ
thống hướng dẫn, có tổ chức trong giác quan
suy luận. Trong khi đó triết lư Phật giáo đặt
trên yếu tố tâm linh, sự tự giác hay giác ngộ
trong ư nghĩ t́m lối thoát, tức giải thoát cho chính
ḿnh. Nhà phân tâm học Freud, cha đẻ của triết lư
vô thức cho là sự quán chiếu nội tâm tiềm ẩn
ư thức đă qua trong quá khứ. Người ta dùng lư thuyết
vô thức trong việc chữa bệnh những vết
thương tâm thần. JM cho là dùng lư thuyết Phật giáo
giải thích hay thuyết phục con người hiểu rơ
lư thuyết nhân quả và nghiệp lực trong trí tuệ
để tạo sự tu tâm để chuyển nghiệp.
Marie Anne lư luận tiếp về
quan niệm "cái chết" theo triết gia Epicure là: "Chúng ta đừng
sợ chết v́ khi chúng ta c̣n sống cái chết không đến
và khi chúng ta chết th́ cái chết không c̣n nữa".
MA giải thích theo giáo lư nhà Phật th́ cái chết xảy ra
v́ duyên nghiệp có tránh cũng không khỏi. Do đó khi sống
ta sống với các giá trị "Chân, Thiện, Mỹ",
khi cái chết có đến là sự giải thoát v́ nghiệp
dĩ (karma) đă hết và hăy an nhiên tự tại chấp
nhận lấy nó. Hơn nữa, trong Phật giáo sau cái chết
khoảng thời gian 49 ngày hay thất tuần ngắn ngủi
này được gọi là bardo, tức lúc con người
ngưng thở và hương linh bắt đầu rời
xác thân. Đây là thời gian một người được
định đoạt sẽ theo về cơi niết bàn
(nirvana) như sang một thế giới cực lạc, tốt
hơn hay nếu căn nghiệp c̣n nhiều, nợ trần
gian c̣n thiếu con người sẽ trải qua ṿng luân hồi
tái sinh (cycle of samsara) hay c̣n gọi là bánh xe luân hồi (wheel
of samsara).
Jean-Marc giải thích nếu đem
lư thuyết vũ trụ so sánh với triết lư Phật
giáo cũng có thể rút ra sự so sánh giữa môn thiên
văn học và Phật học, từ đó có những
điểm tương đồng. Lấy ví dụ sự
liên hệ giữa vật thể và tâm trái đất. Các vật
thể chịu sức hút của trái đất từ trung
tâm để có sự sinh tồn của mọi vật hay
mọi sinh hoạt hiện diện trên trái đất. Con
người để có cuộc sống tốt đẹp,
họ cần nuôi dưỡng những giá trị tâm linh lấy
Chân, Thiện, Mỹ làm gốc, tức cái tâm ta mang phải
giác ngộ mọi việc làm của chính ḿnh, để
chính ḿnh sống với thân tâm an lạc, để thâm tâm
nhẹ nhơm, thoải mái và cuộc đời có nhiều ư
nghĩa hơn. JM kết luận sở dĩ thế giới
tây phương ngày nay dễ dàng chấp nhận những
cái hay của Phật giáo v́ nó đáp ứng đúng nhu cầu
tâm linh của họ. Trong những xă hội tân tiến khi
tội ác càng gia tăng, xă hội có nhiều xáo trộn nội
tại do sự phát triển kinh tế quá độ, sự
căng thẳng tâm thần (mental stress) là yếu tố nguy
hiểm cho sức khoẻ người ta có xu hướng
đi t́m giải pháp thích hợp cho họ. Trong vấn
đề tâm linh Phật giáo là cái cứu cánh được
thế giới tây phương mến mộ. JM c̣n
đưa ra nhận xét bất hủ của nhà bác học
Albert Einstein khi ông cho là: "Nếu có một tôn giáo nào
đáp ứng được các nhu cầu của khoa học
hiện đại th́ đó là Phật giáo. Phật giáo không
cần xét lại các quan điểm của ḿnh để cập
nhật hóa với sự tiến triển của khoa học.
Thật vậy, Phật giáo đă bắc nhịp cầu nối
kết giữa tôn giáo và những tư tưởng khoa học.
Vượt bao thời gian Phật giáo măi măi mang lại giá
trị cho nhân loại".
Tôi bắt tay và chào từ biệt
Jean-Marc và Marie-Anne.
Sau đó bước sang pḥng
trà thất, tôi gặp một phật tử người
Đài Loan, trong lúc trà đàm tại đây, ông vui miệng kể
tôi 3 mẫu truyện tích về ḷng tham, sân và si như sau:
- Một cậu bé đến
kể cho một nhà sư nghe là cha cậu chê cười những
người đi tu và ông nói rằng ông chỉ đi tu khi
ai cho ông tiền thật nhiều. Vị sư kia bèn nhắn
cậu bé về kể lại cho cha là vị sư sẽ
trả cho ông năm đồng khi cha cậu đồng ư
đọc 5 bài kinh ngắn. Người cha cậu bé đồng
ư và sau đó ông đọc 5 lần kinh, 10 lần, 100 lần
.. ông mải mê đọc v́ thấy ḿnh có nhiều tiền.
Cho đến một ngày kia ông quen đọc và thành thói
quen hàng ngày thiếu không được, ông không màng đến
tiền nữa. Khi đó ông nhận thức những lời
kinh ông đọc như một nhu cầu giác ngộ.
- Câu chuyện thứ hai, có một
người đàn ông chuyên môn lươn lẹo, dối
gian, tị hiềm, ganh ghét và lường gạt người
khác để kiếm tiền bất chánh. Một hôm ông
năm mơ thấy ḿnh chết bị đầy xuống
ngục A tỳ gặp quỷ sa tăng xử tội, ông
bị đầy qua nhiều cửa ải khác nhau như bị
quỷ cắt lưỡi, lóc thịt, móc mắt, cho vào chảo
dầu sôi, quay nướng thân thể ông, và bị máy xay
nghiền nát thây. Khi ông thức giấc ông nguyện t́m một
nhà sư vấn kế. Nhà sư khuyên ông hăy sám hối, giác
ngộ, và ông thay đổi hẳn nếp sống cũ
cho thân tâm an lạc. Từ đó người đàn ông vui với
nếp sống mới không bị ám ảnh bởi mặc
cảm tội lỗi.
- Chuyện thứ ba, ngày
xưa Phật Thích Ca có người em chú bác là thái tử
Nan Đà. Nan Đà có người yêu thật đẹp. Phật
Thích Ca biết Nan Đà có căn tu nhưng nghiệp dĩ
vẫn c̣n. Ngài nói với thái tử Nan Đà là sẽ
đưa thái tử về thiên cung. Tại thiên cung, Nan
Đà được thử thách v́ có nhiều mỹ nhân, tỳ
nữ trẻ đẹp và họ đă làm siêu ḷng Nan
Đà. Nan Đà từ bỏ người yêu cũ chạy
theo những mối t́nh mới. Phật Thích Ca phán với
Nan Đà: "Thái tử chưa tu được. Ta mong
thái tử xét lại hành vi của ḿnh". Sau khi suy ngẫm
lại lời phán của Phật Thích Ca. Thái tử Nan
Đà cảm thấy hối hận và từ bỏ tất
cả để theo con đường tu học.
Ba mẫu chuyện kể trên của
ông Đài Loan nghe qua thật tầm thường nhưng
bên trong mỗi chuyện có cái triết lư sống được
lồng vào đó. Xét cho cùng trong cuộc đời xung quanh
chúng ta có không biết bao nhiêu chuyện đau khổ, chuyện
thương tâm, chuyện nhiễu nhương hay chuyện
cười ra nước mắt mỗi ngày vẫn tiếp
diễn.
***
Trời tối dần chúng tôi rời
chùa Tây Lai về họp tại nhà chị Mỹ Thanh gần
Anaheim Hills. Chị Mỹ Lan, người chị lớn của
chị Mỹ Thanh đă khoản đăi tất cả chúng
tôi một buổi cơm chay chiều thanh đạm,
nhưng không kém phần ngon miệng. T́nh bạn 45 năm
được khơi lại trong nỗi nhớ, t́nh đồng
hương xa xứ đă là sợi dây vô h́nh ràng buộc mọi
người lại với nhau quanh các mẫu chuyện
được chia xẻ, mọi người xúm xít hơn
để t́nh bạn được nồng ấm hơn.
Dù không nói rơ duyên hội ngộ này được trân quư
như thế nào, nhưng trong tâm tưởng mọi
người đă mặc nhiên hiểu ngầm trong cuộc
sống này chúng ta rất cần những người bạn
tri kỷ, hiểu ḿnh và để chia xẻ những nỗi
vui buồn với nhau. Trong ư nghĩ như vậy chuyến
Tây Lai du kư sẽ đóng góp thêm những kỷ niệm có những
nụ cười rạng rỡ hay tiếng th́ thầm thắm
thiết bên nhau khi chia tay để mỗi người về
một phương trời khác biệt.
Việt Hải - Trần Thiện Tâm
Orange county, Xmas 2003