Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | LINKS | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | SU'U TÂ`M TÊ'U | LA./KINH DI. !!! | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | DANH NHÂN | TH̉'I SU'. | TH̉'I SU'. [tt] | TÔN GIÁO | TÀI T̀NH

TA.P GHI 3

 

NHỮNG VIÊN THUỐC KHÁC MÀU NHAU

(Cao Thoại Châu)

 

 

        Dưới những gốc bàng đă cao và khép tán cùng tuổi với bệnh viện khá lớn này, đứng nh́n ra phía ngoài. Trước mắt là hàng rào sắt không thâm nghiêm ngăn  trong và ngoài thành hai thế giới cách biệt, có chăng chỉ là ngoài kia người ta cỡi xe chạy vun vút c̣n trong này đứng chờ lấy thuốc.

 

      Chờ lấy thuốc sau khá đông người, lâm râm nghĩ đến những viên thuốc mà chắc chắn nơi đang đứng là nơi chứa một số lượng lớn hơn bất cứ đâu trong thành phố nhỏ này. Nhiều quốc tịch thuốc gặp nhau ở đây.

 

     Hai chữ nhà thương nghe mát rượi trong ḷng vậy mà vô t́nh nó bị khai tử bao giờ chẳng biết. Trên nóc mộ ấy mọc lên hai chữ "Bệnh viện" nghe không gợi hoài niệm êm ái như thời nhỏ từng nghe Nhà thương Phủ Doăn, Nhà thương Đồn Đất, Nhà thương Bạch Mai và cả Nhà thương Chợ Rẫy .. Có bệnh phải vào nhà thương xin khám bây giờ gọi là đi viện, vào viện, chuyển viện khi bất thường, chung chung như vào các viện (khoa học, mồ côi, lúa, Pasteur, nhân giống ..) và nghe xa vời vợi những ngày khỏe mạnh đă qua và tự hỏi xa là xa thế nào, tạm thời hay vĩnh viễn .. 

 

      NHÀ là không gian nhỏ bé vừa tầm với con người trong một cộng đồng gắn với nhau bằng huyết thống. Nếu ghép với một gia đ́nh khác th́ đó là ở tạm, ở trọ, không phải ở nhà. Nhưng dù thế nào th́ nhà vẫn là cái của ta, c̣n Viện là một không gian quá rộng cho một con người, không mang tính cư ngụ mà chỉ mang tính công việc, nơi tới khi có việc và ra về khi xong. Nó không phải của nhiều người mà chỉ thuộc về nhiều người cùng chung mục đích, hao hao như cái chợ.

      Nhà, đă vừa tầm, lại là nơi an nghỉ sau một ngày mưu sinh, thêm một chữ thương nghe mà được xoa dịu vỗ về trấn an sự mất mát mỗi khi mắc bệnh. Mỗi căn nhà có một số riêng lỡ có trùng sẽ thêm chữ bis vào cho phân biệt hai thế giới đặc thù, cá tính. Cuộc sống khởi từ những cá tính sau mới đến xă hội tính, dân tộc tính ..

      Thế vậy mà có những xă hội lại muốn xóa dần cá tính, muốn hệ thống hóa các sinh hoạt thành một số nhóm, mỗi nhóm thể hiện cái chung là chính. Trường tiểu học số 1, 2, 3,  cửa hàng ăn uống số 1, 2, 3, cửa hàng may đo số 1, 2, 3 .. thay cho những Trường Đức Trí, Chu Văn An; những tiệm may Mai Lan, Diệu Thảo, Thu Hương; Phở 79, Phở Tàu Bay, Phở Đức, Phở Bằng, Cà phê Tùng .. Làm như thế phải chăng là đồng dạng hóa, làm mất sắc thái độc đáo chỉ có ở một số.

     Cái độc đáo thật sự chỉ có ở một cá nhân, coi vậy mà nhiều khi tạo ra một biến cố lớn. Một đời người và cả lịch sử một quốc gia, một thời đại biết bao lần thay đổi v́ những cái mang tính cụ thể, mang dấu ấn cá nhân. Có nhà sử học nói nếu cái sống mũi của nàng Cléopâtre mà thấp xuống th́ đế quốc La Mă chắc chưa sụp đổ! Quân Mông Nguyên sang xâm lược thế rất mạnh, vua Trần trong một lúc có ư cầu ḥa và nếu không có câu độc đáo "Bệ hạ muốn hàng giặc trước hết xin hăy chém đầu thần" của ông Trần Hưng Đạo th́ đất nước này đă mang lấy nhục lớn rồi!

 

      THƯƠNG, ở đâu cũng phải có tấm ḷng thương nhau mới là nơi của loài người, đáng cho loài người sống. Và nhà thương là một trong những chỗ của t́nh thương chỉ con người mới có. Mọi người thương nhau chia cho nhau màu xanh cây cối, những ghế đá dưới một tán lá và những ánh mắt dịu dàng nhân bản. Thú thật cũng chưa một lần thấy sự căi cọ nhau thô bạo tại nơi này.

 

       Nhà thương, nhà chùa, nhà thờ, nhà trường .. một loạt những cái "nhà" chứa t́nh thương mà nay nhiều khi đă mất, đó là con người tự hại ḿnh hại nhau thôi! Bởi vậy mới có nhà tù, và ngay cả nơi này cũng vẫn là "nhà", nơi mà anh bị tạm tước đoạt một số quyền để có dịp suy nghĩ với ḿnh. Khốn khổ thay là nơi của những cô gái bất hạnh mang thân làm vui thói hoang dâm của một số đàn ông lại cũng được mang một hoài vọng (về một nơi chốn đă mất) và được gọi là nhà chứa có phải là để an ủi kèm lời hứa hẹn?

 

     Cầm một gói thuốc mấy màu xanh đỏ. Thuốc Đông y thời trước ở nguyên dạng thảo mộc xấy khô, một vài thứ tán nhuyễn viên lại, màu sắc v́ thế mà tối và đơn điệu, c̣n bây giờ viên thuốc được định h́nh không chỉ bằng thành phần cấu tạo mà c̣n bằng màu sắc của nó. Như thế này, hoặc là chúng tự phân biệt nhau giúp người bệnh không mất công khi sử dụng, đó là tính tiện lợi. Và màu sắc của những viên thuốc làm mát mắt người uống đang sống trong một tâm trạng không tươi tắn. Tất cả làm tăng tính hiệu quả của thuốc.  

       Những viên thuốc chữa bệnh bày tỏ chút t́nh thương mến đến những ai đang vịn vào chúng mà đứng lên trong sự cô đơn của những người có phần nào đang đặt một chân ở ngoài cuộc sống b́nh thường, làm nhẹ nỗi ưu tư cho họ.

       Cầm mấy viên thuốc trên tay cảm thấy rưng rưng và cô đơn vô hạn. Cuộc đời là thế sao? Một sự vịn, dựa liên tục? Từ nôi, sống từng ngày thoát ly khỏi kiếp sinh vật tiến tới phận người th́ vịn vào cánh tay của một bà mẹ. Chập chững đi cũng là một sự vịn khác, trẻ mồ côi thuở lọt ḷng ắt cũng phải vịn vào cạnh bàn chân giường để tập bước vào cuộc hành tŕnh dài chờ phía trước. Tất nhiên có những té ngă không tự t́m ra ư nghĩa được nhưng hẳn là biết rút kinh nghiệm hoàn chỉnh những lần sau.

      Rồi đi, rồi chạy, rồi lao vào cuộc sống, tưởng là một ḿnh nhưng thật ra có vịn vào những thứ ǵ đó, đơn giản nhất là vịn vào chính ḿnh! Những va vấp trên đường đời có khi rất kinh khủng, gây những vết thương có nhiều khi làm biến dạng cuộc đời. Người ta thường vịn vào t́nh yêu nào đó để sống nhưng cái trụ chống lưng đó nhiều khi lại chỉ là sương khói, một cây cột bị mối đục bên trong, thậm chí là cột ảo!

     Từ cô đơn của một đứa bé ra khỏi vành nôi, vào đời có mặt giữa một đám đông và cuối cùng lại trở về cô đơn như thuở đầu đời. Một ḿnh, cây rụng dần lá, héo dần cành.

      Hồi này phải vịn vào những viên thuốc như một vũ khí và nhận ra cơ thể là băi chiến trường không mấy lúc b́nh yên. Tất phải có thắng bại nhưng khi nào sẽ là "ngày 30-4" và ai thắng ai bại trong cuộc chiến ấy?

 

"VŨ TRUNG TÙY .. TÁM" !

 

Trời mưa to làm một khúc hẻm trước nhà bị ngập do đường cống thoát nước không kịp. Hẻm nhiều đàn bà thấy họ lóng ngóng giữa ḍng cũng tội nhưng không lẽ lại ra ghé lưng cơng? Nhắc đến thoát nước lại nhớ đến thông tin ông giám đốc Công ty thoát nước ở Sài G̣n lănh lương 2, 6 tỉ đồng một năm, tính ra hơn 200 triệu/ tháng, lương công nhân dưới quyền ông ta 5 triệu/ tháng  thấp hơn 40 lần lương sếp! Nói đến Sài G̣n là nói đến ngập và ngập, đường hóa thành kinh rạch là chuyện thường ngày khi mưa, nam nữ ǵ cũng thành lính thủy đánh bộ hết cả. Đến Thủy Tinh cũng phải nổi giận v́ ḿnh đánh nó mà nó lại vinh hoa nhường ấy th́ ḿnh quê xệ chừng nào! Ở xứ này có nhiều cái lạ kiểu khó tin nhưng có thật như vậy đó.

 

       Sở GD-ĐT Sài G̣n bị cắt thi đua v́ tỷ lệ học sinh đậu TNPT kỳ vừa qua cao hơn năm ngoái .. 0,67%, coi như vi phạm kỷ luật! Đương sự khiếu nại, cực chẳng đă, ông Bộ trưởng chủ quản bật mí là năm ngoái hội nghị giữa Bộ và 63 Sở các tỉnh thành đă ra quyết định "tuyệt mật" là tỉnh nào đậu cao hơn năm trước sẽ bị cắt thi đua! Điều hành chất lượng thi cử bằng một cam kết "tuyệt mật" như trên th́ ít xứ nào có được như xứ này!

 

        Có ông nhà báo làm một phóng sự truyền h́nh "Người tàn tật lái ô tô" đem dự thi trúng giải. tác phẩm chiếu trên TV, hai người trong cuộc phản ứng dữ v́ họ chỉ được năn nỉ mời ngồi vào cabine cầm tay lái và .. quay phim! Một người cụt cả hai chân, người kia cụt một tay hư một mắt mà "vẫn lái xe khách đường dài suốt mấy năm" th́ phịa quá ư dại dột!

 

      Xứ này c̣n nhiều chuyện vui có thể dùng để chữa bệnh mà tôi đă viết thành bài đăng báo kiếm tiền xài, nay trích lại sau đây:

     

* L khen thưởng .. chy tang

     Phó GĐ Sở Y tế Hà Nội thay mặt lănh đạo sở đă trao giấy khen "Hành động dũng cảm tố cáo sai phạm tại Bệnh viện Đa khoa Hoài Đức" cho 3 nhân viên y tế đă tố cáo vụ  NHÂN BẢN xét nghiệm tại bệnh viện này. Ngoài giấy khen, mỗi con người dũng cảm này c̣n được thưởng .. 320.000 đồng.

 

     Mặc dù thu hút rất đông sự chú ư của dư luận, nhưng lễ trao giấy khen cho ba nhân viên y tế dũng cảm lại quá ngắn ngủi, chỉ có nửa giờ, không có màn tặng hoa, chúc mừng người được giải thưởng. Về thắc mắc này, lănh đạo Sở Y tế Hà Nội cho rằng buổi lễ tổ chức như vậy là .. rất ấm cúng, t́nh cảm. Được biết, đơn tố cáo của các cô gửi Sở Y tế từ cuối năm 2012 đă rơi vào im lặng!

            

Lễ khen theo kiểu chạy tang

Ḷng quan c̣n biết bẽ bàng chi không?!

 

* Làm du lch hay du .. lit?

     Đảo Ḥn Mun, Ḥn Một, Ḥn Tằm, Băi Tranh là những thắng cảnh được khai thác du lịch đă gần 10 năm. Riêng Ḥn Mun là khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đă được thế giới công nhận. Ở Ḥn Mun có ngôi nhà Trung tâm thông tin du khách dùng để trưng bày tranh ảnh liên quan đến việc bảo tồn biển tại Ḥn Mun và những khu bảo tồn biển khác ở Việt Nam.

     

      Tuy nhiên, trong trung tâm đấy có một mẩu tin được viết trên một tấm bảng đóng vào tường với hai ngôn ngữ Việt - Anh, mà nội dung (nguyên văn) là: "Có bao nhiêu quốc gia tranh giành để được đánh bắt cá trên biển Đông?", "How many countries compete to catch fish in the biển Đông?". Hai chữ biển Đông c̣n được chú thích tiếng Anh là .. South China Sea  tức biển Nam Trung Hoa!!

Làm quan cũng có học hành

Mà quên biển của nước ḿnh, khỉ chưa?

 

Ở xứ tôi có những quan chức mắc bệnh Alzeimer như thế đấy! Xứ khác hẳn cũng có nhưng người ta "trị" ngay trong BV tâm thần chứ không "thả rong" như xứ tôi!

 

* Trường sơ tán kiu thi chiến tranh!

     Năm học mới đă bắt đầu. Nổi tiếng nhất lại là trường tiểu học Chu Văn An thuộc "vùng xa vùng sâu" ngay tại Hà Nội! Trường này có 40 lớp nhưng chỉ có 19 pḥng học, luân phiên mỗi ngày có 2 lớp nghỉ học. Số c̣n lại sơ tán thành nhiều điểm, trưa tập trung về trường ăn cơm, các lớp học tại trường th́ lập tức sơ tán nhường chỗ cho các bạn đi sơ tán về!

 

      Năm 2005 trường Chu Văn An được quy hoạch đất xây trường nhưng là đất "mua bán vịt giời" do các ngành khác đang sử dụng cho đến nay! Chính quyền thu hồi họ không trả và 8 năm rồi trường vẫn phải sơ tán kiểu thời c̣n chiến tranh!

Này em ra ngắm vịt giời

Một bầy vịt béo, mỉm cười nghe em!

     

 

Cao Thoi Châu

(Xíu Mui Rch Giá sưu tm và chuyn)

 

 

website counter