MÊ NHẠC SẾN
(Tản văn của Vũ Thế Thành)
"Người từ
ngàn dặm về mang nỗi sầu .."
(Thu sầu- Lam
Phương)
Hồi
nhỏ tôi mơ làm .. kép cải lương. Ước
mơ "khủng" này không xuất phát từ giọng
ca đầy "tiềm năng" của tôi mà
đơn giản v́ .. tiền. Một thằng nhóc 8- 9 tuổi
mơ số tiền lớn cỡ cát xê danh ca Út Trà Ôn th́
hơi không b́nh thường. Nhưng đó là nguyên nhân gần,
chứ nguyên nhân sâu xa là tôi bị nhiễm cái máu giang hồ
lục tỉnh.
Coi
cải lương th́ tôi có cơ hội đi "ăn
theo" mấy bà chị, nhưng xem xi nê, dù xoay sở cách
mấy tôi cũng đành phải coi .. cọp. Tôi thường
lê la ở rạp Văn Cầm gần cầu Kiệu, thấy
anh chị nào quởn quởn là lẫn theo như em út vào
xem ké. Giao du với đám nhóc gần đó, tôi cũng biết
thêm vài mánh xem cọp, chẳng hạn chỉ cần mua một
vé, một thằng vào trước, rồi lẫn ra góc rạp
đưa vé đă xé cho thằng khác, có sẵn cái cùi vé vất
đi, dán sơ xịa vào, rồi tỉnh bơ ch́a cho ông
soát vé vào rạp, rồi lại tiếp tục tuồn vé
cho thằng sau ..
Trót
lọt vài lần, tôi về xóm, họp bè bạn, hănh diện
tuyên bố trưa chủ nhật này sẽ dẫn chúng
đi xem phim Ben Hur với chiếc vé .. thần. Cả bọn
hào hứng, bàn tán, và ngưỡng mộ. Buồn thay! Một
thằng em với điệu bộ lúng túng của kẻ
phạm tội lần đầu đă làm hỏng chuyện,
không qua mặt nổi ông soát vé ngờ nghệch nhất. Thế
là cả lũ bị điểm mặt từng tên, thất
bại ê chề ..
Trưa
chủ nhật nằm chèo queo trên căn gác gỗ, gặm
nhấm nỗi hờn quê độ với bè bạn, ê ẩm
cả người. Tôi vớ đại tờ báo "Kịch
Trường" của bà chị, đọc qua loa để
xua đi nỗi buồn. Mắt tôi chợt sáng lên khi đọc
thấy tin Út Trà Ôn vừa kư contra ba bốn chục vạn
ǵ đó với một gánh hát. Trời đất ! Vé xi nê
chỉ có 3 đồng, và như điện xẹt, tôi
ư ử vài câu vọng cổ, rồi bỗng mơ mộng
ḿnh thành kép hát cải lương mà không cần biết ḥ xự
xang xê cống ra sao, cũng chẳng cần biết giọng
ca ḿnh là cái thá ǵ. Có tiền, tôi sẽ bao cả bọn
đi xem xinê, không chỉ một lần mà nhiều lần,
bao cả bè bạn bà con của chúng luôn, sẽ mua đậu
phộng da cá mang vào rạp ăn vặt, mua cả hạt
é, xi rô đá nhận để giải khát .. Cứ thế
và cứ thế tôi ch́m vào giấc ngủ trưa với giấc
mơ hào hiệp. Cải lương dính dáng với tuổi
thơ tôi như vậy đó, chẳng yêu chẳng ghét. Nó
như một chiếc cầu nối để tôi mơ mộng
nhiều thứ.
Năm
tháng trôi qua, ở cái tuổi xem xi nê không buồn vỗ tay
nữa, tôi xoay qua nghe nhạc lăng mạn. Thời sinh viên ai
chẳng uống cà phê nghe nhạc, mà nghe nhạc ǵ mới
được. Phải là nhạc cổ điển, nhạc
tiền chiến, nhạc trữ t́nh, lời lẽ ẩn
dụ , êm ái như thơ .. Cái gout nhạc ngon lành này đă
vô t́nh (?) vạch ra một ranh giới mù mờ giữa cái
gọi là nhạc "hàn lâm", và phía kia là "nhạc sến".
Một đàng là của giới có học, thưởng thức
điệu nghệ. Đàng kia của giới b́nh dân, lời
lẽ giản dị, phơi bày, âm điệu dễ nghe,
dễ hát, thường là điệu Bolero, Rumba, Habanera ..
Chữ
"sến" hàm ư chê bai diễu cợt một h́nh thức
bày tỏ nào đó: "Thằng này ăn mặc "sến"
quá !", và người ta cũng có thể nói: "Thằng
này ăn mặc "cải lương" quá!". Theo
cách hiểu đời thường, chữ "sến
đồng nghĩa với "cải lương".
Đụng tới "cải lương" là tôi thấy
.. phiền, dù sao đó cũng là kư ức của một thời
hào hiệp. Nhạc sến và cải lương có quan hệ
mật thiết, chẳng phải người ta nói là tân cổ
giao duyên đấy sao! Tôi không yêu cũng không ghét cải
lương hay nhạc sến. Nói đúng ra, hồi đó
tôi mơ hồ thấy nhạc sến cũng không tệ,
chỉ có điều không dám nói ra điều đó với
ai.
Những
năm sau 75 lắm chuyện đổi đời. Một
buổi khuya lạng quạng về nhà trong cơn say, tôi chợt
nghe văng vẳng, giọng hát của ai đó:
".. Có người con gái buông tóc thề,
Thu về e ấp chuyện vu quy .."
Bài
hát đúng là sến, giọng hát cũng sến, nhưng
đă làm tôi ngẩn người như vừa khám phá ra
điều ǵ đó. Cái âm u kinh viện của đống
sách triết học, chỉ muốn với tay lên cơi trên,
khiến tôi thờ ơ với chút tâm tư giản dị
và hết sức đời thường của một thiếu
nữ. Chợt nhớ đến đám bạn hồi
đó bỗng nhiên ào ào lấy vợ lấy chồng để
gọi là « thích nghi với t́nh thế », hay chờ ngày ra
đi. Con hẻm nhỏ ngoằn nghèo c̣n đọng những
vũng nước mưa. Như vừa thấm thía ra
điều ǵ đó, tôi dừng chân dựa tường nghe
đến hết bản nhạc : « .. Có ai ngồi đếm
mùa nhung nhớ, nỗi niềm đầy lại vơi, mỗi
mùa tiễn đưa một người .. ». ( Nỗi buồn
gác trọ - Mạnh Phát (?)
«
Nỗi buồn gác trọ » làm tôi liên tưởng đến
một bản nhạc khác (không nhớ tựa đề),
lơm bơm vài câu thế này : « .. Em biết thân em phận gái nghèo
hèn, mà lỡ yêu thương ai rồi, cầm bằng
như áng mây trôi .. ». Chuyện t́nh tan vỡ v́ thân phận
giàu nghèo, giai cấp có đầy ở trong cuộc sống
này, và nỗi đau được bày tỏ qua tiếng nhạc
bằng ngôn ngữ đời thường dù hơi thiếu
chất thơ một chút, th́ liệu có nên lănh đạm
chỉ v́ nó là nhạc sến ?
Nhạc
Việt nhiều khi nghe hay là do ca từ. Ca từ trong nhạc
Trịnh Công Sơn cứ ngắt câu chấm xuống hàng
là thành bài thơ. Nhạc Việt có chất thơ, có vần
có điệu, có lẽ do ảnh hưởng ca dao hay hát ả
đào chăng ? Vần điệu của ca từ có thể
đưa đến ư, đến nhạc, để rồi
vần điệu đẻ ra nỗi ḷng, chứ chưa
chắc nỗi ḷng đẻ ra vần điệu. Sự
trộn lẫn này khó bóc tách. Nếu nghe nhạc không lời,
mà trước đó chưa hề biết lời của bản
nhạc, th́ nhạc Việt nghe hơi .. khó một chút. Nhạc
và lời cấu thành bản nhạc khó tách rời.
Nhạc
Tây h́nh như thiên về nhạc hơn lời, và không phải
bản nhạc nào của Tây cũng có ca từ hay như
bài Sacrifice của Elton John (lời B. Taupin) hay bản Papa của
Paul Anka. Ca từ của nhạc Beatles hay Abba nếu dịch
ra tiếng Việt th́ nghe chán phèo, nhưng âm điệu của
nó lại nghe rất hấp dẫn, chả thế mà nó
được cả triệu triệu người trên thế
giới ưa chuộng, hẳn là v́ nhạc chứ không phải
v́ lời.
Ca
từ trong nhạc sến mộc mạc, giản dị, cũng
trời trăng mây nước, nhưng không nhiều ẩn
dụ, nghe là hiểu, khỏi cần suy đoán. Và trong t́nh
huống cụ thể nào đó, những lời lẽ
đơn sơ đó ngấm ngay vào tâm hồn người
nghe, mà khỏi cần tưởng tượng hay suy diễn
thêm cho phiền phức.
Tôi
được mời đi dự đám cưới. Chú rể
là Việt Kiều, lúc đó trạc ngoài 40, không biết
đă qua đ̣ lần nào chưa, không tiện hỏi. Tôi
bên nhà gái, nên vào bàn tiệc kính nhi viễn chi, ăn uống
từ tốn, nói năng từ tốn cho phải phép. Tiệc
cưới th́ ồn ào, tưng bừng, hát ḥ .. khỏi
nói. Cô dâu chú rể lăng xăng bàn này bàn nọ. Gần cuối
bữa tiệc, những người ở bàn bên cạnh,
chắc đều là bạn chú rể, đứng lên, nâng
ly và hát, cả cô dâu chú rể cũng hát, không đàn không trống,
họ hát theo nhịp cái muỗng gơ vào ly :
« .. Một mai qua cơn mê, xa cuộc đời
bềnh bồng tôi lại về bên em .. »
Họ
hát đồng ca, nhớ ǵ hát nấy, nương lời
nhau mà hát. Tôi có cảm tưởng như một người
trong cặp uyên ương này, hoặc cả hai, vừa
vượt qua sóng gió nào đó để đi đến
ngày hôm nay. Bỗng nhiên tôi thấy hào hứng buột miệng
hát theo :
« .. T́nh người sau cơn mê vẫn xanh,
dù bao tháng năm đau thương dập vùi .. »
Một
kiểu cách chúc mừng đám cưới ư nghĩa quá! Lời
ca giản dị, không công thức, không sáo ngữ, không một
ban nhạc hoành tráng nào, và không một siêu ca sĩ nào theo kịp
..
Ngôn
ngữ điêu luyện nhiều khi che đậy một
cái ǵ đó không thực, không chừng gọi đó là « sến
trí tuệ » cũng được.
Thú
nhận ḿnh mê nhạc sến chẳng phải là chuyện
dễ dàng. Cái sĩ diện (hăo) của thằng tự cho
ḿnh là trí thức coi vậy chứ bự lắm. Có lần
ngồi nhâm nhi cà phê với một bậc đàn anh, thuộc
loại tài hoa, trí dũng song toàn, tôi buột miệng : « Khi
người yêu tôi khóc » của Trần Thiện Thanh nghe cũng
không đến nỗi .. » . Ông huynh trưởng phán lạnh
tanh : « Tớ không hiểu v́ sao Sĩ Phú lại hát bản
này » . Tôi .. tịt ng̣i. Miếng trầu đưa ra
chưa kịp quết vôi, không có duyên để chia sẻ
đề tài này. Câu chuyện cũng hơn 30 năm trôi qua
rồi ..
Những
năm sau này đi hát karaoke với bè bạn, tôi thường
chọn nhạc sến. Bọn chúng dĩ nhiên chẳng bỏ
qua cơ hội để xiên xỏ tôi. Tôi cũng ..
ngượng, mặc dù đă cố giải thích (để
chữa thẹn) rằng, chẳng hạn « .. Nếu v́ t́nh yêu,
Lan có tội ǵ đâu, sao vướng vào sầu đau .. »
là câu hay nhất của bài hát « Chuyện t́nh Lan và Điệp
».
Thời
gian làm tôi chai mặt, ĺ đ̣n hơn để khẳng
định rằng ḿnh thích nhạc sến, và cũng thời
gian, khoảng hơn chục năm sau, tôi thấy bạn
bè tôi, những kẻ từng « mỉa mai » tôi về nhạc
sến, mỗi lần đi hát karaoke chúng lại chọn
nhạc sến. Càng xỉn càng hát nhạc sến, hát không
giấu diếm, hát say mê, hát như thể chỉ c̣n cá nhân
chúng nó trên đời. H́nh như khi xỉn người ta
quên mất ḿnh đang mặc áo vest đeo cà vạt.
Tôi
chưa hề ngộ ra rằng nhạc sến hay. Đối
với tôi, cải lương hay nhạc sến là cả một
khoảng trời kư ức không thể chối bỏ,
đă nằm sẵn đâu đó trong tiềm thức rồi,
khỏi cần phải ngộ hay chưa ngộ. Nhạc
hiệu của chương tŕnh tuyển lựa ca sĩ mỗi
sáng Chủ nhật tại rạp Quốc Thanh : « Trời
hôm nay thanh thanh, gió đưa cành mơn man tà áo .. », đă
lâu lắm rồi không nghe, mà sao vẫn nhớ, nhớ cả
lúc đó mặc quần xà lỏn, cầm khúc bánh ḿ, vừa
gặm, vừa nghe radio, vừa hát theo cơ mà .. Thế th́
việc ǵ phải úp úp mở mở, nửa phủ nhận,
nửa thừa nhận. Đó là hành tŕnh vượt qua nỗi
.. « sợ hăi », nói thẳng ra là vượt qua cái hèn, cái thể
diện dỏm của một thằng trí thức dỏm.
Không dám trung thực với chính ḿnh không gọi là dỏm
th́ gọi là ǵ ? Vấn đề là thời gian, sớm hay
muộn công khai thừa nhận giá trị vốn có của
nhạc sến. Như thế tôi vẫn c̣n thua xa những
người thích nhạc sến từ thưở đầu
đời cho đến hết .. đời.
T́nh
huống dưới đây là giọt nước tràn ly khiến
tôi nhảy vọt qua nỗi « sợ hăi ».
Cách
nay đă lâu, tôi đi dự đám tang của người
thân. Đội kèn Tây được mời đến
để thổi nhạc vào lúc di quan đă chơi bài « Trở
về cát bụi » của Lê Dinh. Bản này tôi đă nghe
sơ xịa ở đâu đó rồi. Hôm đó ban nhạc
đang chơi bỗng nhiên dừng thổi và cả chục
tay nhạc công bỗng cất tiếng hát.
« .. Sống trên đời này, người
giàu sang cũng như người nghèo khó.
Trời đă ban cho, ta cám ơn Trời dù sống
thương đau
Mai kia chết rồi, trở về cát bụi
giàu khó như nhau
Nào ai biết trước số phận ngày
sau ông trời sẽ trao .. »
Giọng
hát ồm ồm của mấy ông thổi kèn nghe như tiếng
loa trầm rách màng, vậy mà tôi nghe như mới, nghe
như nuốt từng lời, tưởng như người
quá cố đang tâm t́nh với ḿnh trước giờ vĩnh
biệt.
« .. Người ơi xin nhớ cát bụi là
ta, mai này chóng phai .. »
Trịnh
Công Sơn cũng có bản nhạc « Cát bụi » với lời
lẽ hoa mỹ đầy tính triết học hơn nhiều,
nhưng tôi phải thu hết can đảm để thú nhận
rằng, bài « Trở về cát bụi » của Lê Dinh đă
thấm vào người tôi nhiều hơn. Bây giờ nghe lại,
vẫn thấy phê, vẫn thấy gần gũi trong từng
cách ứng xử của đời người.
Người
thích nhạc sến cũng nhiều, người xem thường
nó cũng không ít, dù ngấm ngầm không nói thẳng ra.
Nhưng cho dù thế nào, có một đề tài không ai dám cà
khịa xem thường, đó là những bản nhạc
nói về mẹ. Mấy bà mẹ đơn giản như
ḍng sữa, là lời ru, bóng mát, là vườn rau, trái dừa
.. Nói triết lư cao siêu quá mấy bà mẹ không hiểu, mà
có hiểu cũng không thấy thoải mái, v́ ḷng mẹ
đầy bản năng, đơn sơ như con gà mẹ
xù cánh cho lũ gà con ẩn nấp trước diều hâu.
Bài « Ḷng mẹ » của Y Vân, v́ vậy vẫn được
xem là bản nhạc về mẹ kinh điển được
mọi người ưa thích, kể cả những .. bà mẹ
cũng thích bài đó, chứ chưa hẳn đă là « Huyền
thoại mẹ» hay « Ca dao mẹ » của TCS.
Hăy
nghe một anh chàng xa nhà, Tết không về quê được,
nhớ mẹ thế này :
« .. Giờ đây chắc mẹ già tóc bạc
nhiều
Sớm chiều vườn rau vườn
cà,
Mẹ biết nhờ cậy vào tay ai ? .. »
(Mùa xuân của mẹ - Trịnh Lâm Ngân)
Nghe
cái giọng rên rỉ là biết thằng con này .. dóc tổ.
Y mà có về được, ôm bà già một cái, tŕnh diễn
cái màn quét nhà, rồi th́ mắt trước mắt sau lẻn
đi chè chén với chúng bạn. Y mà có bạn gái nữa th́
coi như xong .. Biền biệt ! Mà bà mẹ cần ǵ
điều đó, thấy thằng con về là mừng
quưnh lên, rờ tay rờ chân nó, thấy c̣n lành lặn đầy
đủ là thiếu điều vái Trời vái Phật rồi,
trông mong ǵ thằng con rớ tới vườn rau vườn
cà ..
Không
về được th́ thằng con hứa hẹn tiếp
:
« .. Dẫu ǵ rồi con cũng về
Chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi .. »
Tâm
sự của thằng con nghe thật sến, thật năo
ḷng, mà sao như t́m thấy tâm trạng của chính ḿnh trong
đó ..
Mẹ
tôi mất. Năm ngoái là cái Tết đầu tiên không có bà.
Căn nhà ở Sàig̣n quá nhiều kư ức quen thuộc làm
tôi .. ngại. Giao phó hết việc nhà, tôi chuồn lên nhà
Đà Lạt một ḿnh. Tết nhất khỏi đi khách
và cũng khỏi tiếp khách, nằm nhà đọc sách cho
khỏe.
Tối
giao thừa, một đĩa trái cây, vài cành hoa ngắt
dưới vườn, thắp nén nhang trên bàn thờ mẹ
..Thế là đủ. Tôi mở nhạc, nhâm nhi ly rượu
vang đón giao thừa. Cũng chỉ là những bản nhạc
xưa thôi, có bản nghe quen, có bản lâu lắm rồi mới
nghe lại, và đến bản « Đường xưa lối
cũ »
«
.. Đường xưa lối cũ, có tiếng tiêu, tiếng
tiêu ru ḷng ai .. »
Bà
ca sĩ Kim Anh này cũng lạ, càng già giọng hát càng ấm,
càng buồn .. Bài hát của Hoàng Thi Thơ có đoạn :
« .. Khi tôi về, nghẹn ngào trong nắng,
Tưởng gặp mẹ tôi rưng rưng
đứng đón con về,
Nào ngờ mẹ tôi ra đi bên kia cuộc
đời
Không lời từ ly cuối cùng trước
khi phân kỳ .. »
Ở
đoạn chuyển khúc kế tiếp, : « .. Chạnh ḷng
thương nhớ, những phút xưa .. », giọng hát bỗng
chùng xuống, thả ra thật nhẹ, nhẹ như
hơi thở .. đă làm «người hùng» ngă ngựa :
nước mắt rơi đêm giao thừa.
Ca
sĩ Hương Lan, trong một cuộc phỏng vấn về
nhạc sến đă bực bội : « .. Cũng như từ
"cải lương" vậy, đó là một loại
h́nh nghệ thuật, sao mọi người có thể tùy tiện
sử dụng mỗi khi muốn chê cái ǵ đó (sao sến
quá, sao cải lương quá). Tôi xem đó là sự chọc
ghẹo, coi thường và nhục mạ rất tệ hại,
nếu không nói là vô văn hóa .. »
Bà
Hương Lan à, xin đừng nóng .. Nhạc sến hay cải
lương hiểu theo nghĩa tốt đẹp th́ nó vẫn
tốt đẹp. Nhạc sến cũng như nhạc «
hàn lâm », có bài hay, có bài không hay, tùy theo cảm nhận của
mỗi người.
Tôi
thích nhạc sến, nhưng ca sĩ sến th́ lại khác.
Ca sĩ sến cho dù có hát nhạc « hàn lâm » th́ vẫn là .. sến
(thứ thiệt), khi mà giọng hát phải cố gào thét
cho khàn ra. Cung cách giả tạo như thế không thể
bày tỏ cho nỗi ḷng thực. Tương tự, « Dạ
cổ hoài lang » mà được hát với giọng opera th́
chắc trời .. sập. Chưa ai qua nổi Hương
Lan với giọng hát da diết ở bản nhạc này cả.
Dạo
gần đây một số bậc thức giả đă
đánh giá nhạc sến một cách tích cực hơn, cho
có vẻ « sâu sát quần chúng » tí, nhưng vẫn chỉ là
cái nh́n từ trên xuống. Xin lỗi ! Nhạc sến có giá
trị riêng của nó, mà không cần đến bất kỳ
một chiếu cố nào cả. Âm nhạc cần có sự
đồng cảm, từ người sáng tác, người
chơi nhạc, người hát và người nghe. Một
khi bắt nhịp được với lời ca tiếng
nhạc của nhau, th́ sự chia sẻ có thể bắt
đầu.
Âm
nhạc là món ăn (tinh thần), vấn đề là có hợp
khẩu vị, hợp gout hay không mà thôi. Gà tây nhúng sữa,
kẹp phô mai đút ḷ chắc ǵ đă bắt mồi
hơn cá lóc nướng trui?
VŨ
THẾ
THÀNH
Theo khoahoc.net
(Diễm Kiều sưu tầm và chuyển)