SOMALIA
vùng đất của khủng bố và bất ổn
(Hà Tường Cát / Người Việt)
Mấy
năm gần đây, cái tên Somalia tương đối ít
được nhắc đến trong những tin tức
thời sự v́ hoạt động của những nhóm hải
tặc đặt căn cứ trên đất nước
này đă giảm sút v́ sự tuần pḥng chặt chẽ
trong vùng biển Ấn Độ Dương của các lực
lượng hải quân quốc tế.
Nhưng
cuối tuần vừa qua và hăy c̣n kéo dài cho tới hôm Thứ
Ba, một toán khủng bố từ Somalia đă đột
nhập thương xá Westgate Mall ở Nairobi, thủ đô
Kenya, bắn hơn 60 người chết khoảng 175
người bị thương, và c̣n tiếp tục bắt
giữ một số con tin cho tới ngày Thứ Ba trong khi
lực lượng an ninh Kenya mở cuộc tấn công
nhưng chưa thanh toán được hết.
"Al-Shabaab",
tiếng Á Rập có nghĩa "Thanh Niên", là một tổ
chức chiến binh Hồi Giáo quá khích có liên hệ với
al-Qaeda, gởi tin qua twitter, nói rằng vụ đột
kích vào cơ sở thương mại này nhằm hành động
trả thù quân đội Kenya năm 2011 trong lực lượng
Liên Phi đă tấn công tới Somalia đánh đuổi họ
khỏi thủ đô Mogadishu. Al-Shabaab yêu cầu "Hăy rút
quân đội Kenya ra khỏi đất nước chúng
tôi và sẽ có ḥa b́nh".
Somalia
là quốc gia 640,000 km2, rộng gấp 2 lần Việt Nam,
dân số khoảng 11 triệu, nằm ở vùng được
gọi là Sừng Phi Châu do h́nh dạng của bán đảo
Đông Bắc châu Phi nhô ra Ấn Độ Dương và vịnh
Aden phân cách châu Á.
Do
vị trí địa dư nằm trên ngă ba đường
như vậy, từ thời thượng cổ Somalia
đă là một trung tâm thương mại, nơi qua lại
của các tàu thuyền Đông Tây, và tiếp tục như
vậy cho đến thời cận đại. Hồi
Giáo từ bán đảo Á Rập phát triển sang vào khoảng
thế kỷ thứ 9 và 10. Trong thời các đế quốc
Tây Phương, Anh và Ư phân chia vùng đất này cho tới
Thế Chiến II.
Somalia
chính thức trở thành một quốc gia độc lập
năm 1960, nhưng cũng như suốt lịch sử của
đất nước này, tranh chấp và xung đột xảy
ra thường xuyên giữa các lănh chúa và với các quốc
gia láng giềng Ethiopia và Kenya. Từ 1969, Somalia có một
chính quyền Cộng Sản cho đến cuối thập
niên 1980 khi cuộc Chiến Tranh Lạnh đi gần tới
chỗ kết thúc và tầm quan trọng do vị trí chiến
lược của Somalia cũng suy giảm.
Năm
1991, chính quyền Cộng Sản bị lật đổ
và Somalia bước vào một giai đoạn nội chiến
kéo dài cho đến nay. Sau nạn đói năm 1992 làm thiệt
mạng 300,000 dân, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp
Quốc cho phép thực hiện chiến dịch bảo vệ
ḥa b́nh với sự tham gia của quân đội đa quốc
trong đó có Hoa Kỳ. Nhưng trong sự tranh chấp phức
tạp giữa các sứ quân, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc
sau đó rút khỏi Somalia và quốc gia này trở thành một
đất nước vô chính phủ từ giữa thập
niên 1990.
Theo
Phủ Đặc Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc,
cho đến cuối năm 2009, do nội chiến và nạn
đói, đă có gần 700,000 dân tị nạn trong số
đó hơn phân nửa rời bỏ đất nước
đến các trại ở Kenya và Ethiopia.
Năm
2004, một chính quyền liên bang chuyển tiếp (TFG)
được h́nh thành và được quốc tế
công nhận, nhưng tới 2006 tổ chức Hồi Giáo
ICU chiếm được miền Nam đất nước
và áp dụng luật Hồi Giáo. Với sự trợ lực
của quân đội Ethiopia và Lực Lượng Bảo
Vệ Ḥa B́nh Liên Phi, hơn một năm sau ICU bị
đánh bại và chia ra thành nhiều nhóm trong đó có
Al-Shabaab tiếp tục chống lại TFG.
Al-Shababb
xuất phát từ ICU gồm những phần tử quá
khích, và vào giai đoạn mạnh nhất có khoảng 15,000
chiến binh. Al-Shababb từng trải qua nhiều giai đoạn
chống nhau với các nhóm Hồi Giáo khác như Hizbu Islam,
Ahlu Sunna Waljama'a và Liên Minh Tái Giải Phóng Somalia, rồi hợp
tác và sau đó lại phân chia. Ngay cả liên hệ với
al-Qaeda cũng qua những thời kỳ hợp tác và ly
khai. Lần gần đây nhất năm 2012, tranh chấp với
al-Qaeda làm lực lượng của al-Shabaab yếu đi
và người ta không tin rằng al-Shabaab có thể phục
hồi được thế lực cho đến khi xảy
ra cuộc đột kích bất ngờ vào Kenya.
T́nh
h́nh chiến tranh triền miên ở Somalia c̣n thêm phức tạp
với sự can thiệp nhiều lần của quân đội
nước ngoài trong đó đáng kể nhất là hai
nước làng giềng Ethiopia và Kenya. Đối đầu
giữa al-Shabaab và Kenya gia tăng từ 2010 khi chiến binh
al-Shabaab tấn công một đơn vị tuần tra biên
giới. Tháng 10 năm 2011, quân đội Kenya hợp lực
với chính quyền Somalia mở chiến dịch Linda Nchi
tấn công al-Shabaab ở miền Nam Somalia, và nhiều nhóm
al-Shabaab bị tiêu diệt. Chính hành động này là nguyên
nhân của sự trả thù ở Nairobi vừa qua.
Hiện
nay quân đội nhiều quốc gia Phi Châu đă tham gia
vào lực lượng AMISOM của Liên Phi trợ lực
cho chính quyền Somalia với hy vọng có thể giúp chính
phủ này mở rộng sự kiểm soát quốc gia. Tuy
vậy với t́nh h́nh quá phức tạp v́ sự hiện hữu
của nhiều nhóm chiến binh Hồi Giáo khác nhau, chưa
ai có thể lạc quan tin tưởng là Somalia sớm
đi tới ổn định.
HÀ TƯỜNG CÁT
(Huôn Trinh sưu tầm và chuyển)