Tưởng Niệm Húy Nhật Thứ 145 Quan
Thượng Đẳng Đại Thần
NGUYỄN TRUNG TRỰC
Có ai xuôi bước về miền
Tây, khi có dịp dừng chân qua vùng Tân An, Bến Lức hay
miệt Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc. Thỉnh thoảng ta
nghe người dân địa phương ngâm nga hai câu
thơ của cụ Huỳnh Mẫn Đạt.
Hoả hồng Nhật Tảo
oanh thiên địa,
Kiếm bạt Kiên Giang khấp
quỉ thần.
Làm cho ta không khỏi bùi ngùi, xúc
động, khi gợi nhớ đến người anh
hùng áo vải đất miền Nam, có công dựng cờ khởi
nghĩa chống giặc ngoại xâm người Pháp, cách
đây trên 145 năm. Đó là Ngài Nguyễn Trung Trực.
Ngài Nguyễn Trung Trực sinh
năm 1838 (năm Mậu Tuất) tại huyện Cửu
An, phủ Tân An, thuộc tỉnh Long An ngày nay. Thuở nhỏ
Ngài tên là Chơn, sau cải lại là Lịch, rồi đổi
ra là Nguyễn Trung Trực. Ngài gia nhập vào hàng ngũ
nghĩa quân rất sớm, giữ chức đội
trưởng trong đội quân chống Pháp giữ thành
Sài G̣n, Gia Định, dưới quyền của Phó Quản
Cơ Trương Công Định.
Ngày 10, 11 tháng 2 năm 1859, chiến
hạm Pháp bắn phá các hải đồn của ta từ
Vũng Tàu đến Cần Giờ, ngày 15-2 tiến đến
Nhà Bè, ngày 16-2 tới Tân Thuận Đông, ngày 17-2 họ thám
sát phía Bắc Sài G̣n. Ngày 18 tháng 2 tấn công thành Gia Định,
ngày 19-2-1959 thành Gia Định bị mất (1). Tổng
Đốc Vơ Duy Ninh tử trận. Ngài Nguyễn Trung Trực
gom góp một số thuộc hạ thân tín và chiêu mộ thêm
những tráng niên hào kiệt, anh hùng có ḷng yêu nước,
rút về vùng Tân An, Bến Lức rồi mở rộng tầm
hoạt động ra đến Thủ Thừa, Tân Uyên,
Long Thành, G̣ Công và Tây Ninh.
Ngay giữa xế, ngày 11 tháng 12
năm 1861, lợi dụng quân Pháp ngủ trưa, Ngài cùng
150 nghĩa binh dùng ba ghe lớn giả dạng đám cưới
và xuồng nhỏ núp sẵn trong rừng lá ở hai bên bờ
sông, tại vàm sông Nhật Tảo, xông ra dùng hỏa công
thiêu rụi chiến hạm Espérance của Pháp, thuộc quyền
chỉ huy của viên trung tá Pháp là Parfait (2). Năm đó
Ngài mới 23 tuổi.
Để hiểu rơ chiến công
oanh liệt, hiển hách cùng sự khó khăn trong suốt
10 năm (1859-1868) kháng Pháp của Ngài. Tôi xin sơ lược
qua t́nh h́nh nước ta vào thời bấy giờ.
Ngày 24 tháng 10 năm 1860, Pháp kư hoà
ước băi binh với triều đ́nh nhà Thanh, Pháp rảnh
tay ở Trung Hoa. Ba tháng sau, tức vào ngày 24 tháng 1 năm
1861, Pháp kéo toàn lực của Pháp ở Trung Hoa vào Nam Kỳ,
Pháp quyết tâm chiếm xứ nầy để làm thuộc
địa. Lực lượng của Pháp gồm có 70 chiến
hạm và tàu tiếp vận, 3.500 lính, 17 đội thủy
quân lục chiến, hai tiểu đoàn bộ binh, 4 lữ
đoàn lính Tàu mộ ở Quảng Đông và Tourane, 12 đại
đội thủy quân trọng pháo(3). Ngày 7 tháng 2 năm
1861 đến Sài G̣n, vài hôm sau quân Pháp đánh chiếm đồn Kỳ Hoà (tức
Chí Hoà).
Hoà ước ngày 5 tháng 6 năm
1862, kư giữa sứ bộ Phan Thanh Giản và Lâm Đức
Hiệp với đại diện Pháp, nhường cho Pháp
ba tỉnh miền Đông là: Biên Hoà, Gia
Định và Định Tường. Năm 1864 lănh tụ
Trương Công Định ở G̣ Công mất, Thủ Khoa
Huân bị đày đi đảo Réunon, năm 1866 lực
lượng của Thiên Hộ Dương, tức Vơ Duy
Dương ở Đồng Tháp bị tan ră. Vùng Tân An, Bến
Lức bị địch càn quét dữ dội. Ngài Nguyễn
Trung Trực phải lui quân về Ḥn Chông, cách Hà Tiên vào khoảng
15 cây số, dùng kế nghi binh, án binh bất động
để củng cố lực lượng. Đồng
thời, Ngài bí mật đưa một lực lượng
nghĩa binh nhỏ thọc sâu về vùng Rạch Giá,
đóng tại Tà Niên (4). Nghĩa binh toả ra dưới dạng
nông dân, làm cây, đốn củi, giăng câu, đặt lờ
để móc nối với dân chúng, dọ thám địch
t́nh, chuẩn bị đánh lớn.
Được ba tỉnh miền
Đông, nhưng tham vọng của Pháp không ngừng lại
ở đây. Ngày 20-6-1867 chiếm Vĩnh Long, ngày 22-6-1867 chiếm
An Giang, khiến cho Đức Cố Quản, tục danh là
Trần Văn Thành thuộc phái Bửu Sơn Kỳ
Hương, đại đệ tử của Đức
Phật Thầy Tây An phải rút về Láng Linh, lập mặt
trận Bảy Thưa, đặt Tổng Hành Dinh tại
Long Châu, gần Ô Long Vĩ, thuộc xă Thạnh Mỹ Tây,
quận Châu Phú, tỉnh An Giang ngày nay. Ngày 24-6-1867 chiếm
Hà Tiên. Cũng trong thời gian nầy, Ngài Nguyễn Trung Trực
được triều đ́nh Huế phong chức Thành Thú
Úy Hà Tiên, nhưng Ngài chưa kịp nhậm chức th́ thành
Hà Tiên bị mất, trước t́nh cảnh bi đát
đó, khiến cho nhà thơ ái quốc Nguyễn Đ́nh Chiểu
bị mù ḷa cả đôi mắt, buồn rầu, căm phẫn,
tức giận phải thốt.
Căm hận bấy mẹ già ngồi khóc trẻ,
Ngọn đèn xanh leo lắt trong lều.
Năo nùng thay, vợ yếu chạy t́m chồng,
Con bóng xế, dật dờ trước ngơ (5).
Như vậy, đất Nam Kỳ
có lục tỉnh bị Pháp chiếm trọn.
Trước sự thống khổ của toàn dân, Triều
đ́nh Huế th́ bất lực.
Đêm 15 rạng 16 tháng 6 năm
1868, lợi dụng sự sơ hở của Pháp và sự
xâm nhập của hai nữ nghĩa sĩ tên Điều và
Đỏ. Ngài Nguyễn Trung Trực cùng nghĩa binh dùng
thang và leo lên cây đa, mọc sát bờ tường ồ ạt
tấn công vào đồn Sơn Đá (Soldats) tại Rạch
Giá, vào lúc 4 giờ sáng. Sau 2 giờ ác chiến, nghĩa binh
hoàn toàn làm chủ t́nh h́nh và chiếm được đồn.
Giết chết 5 sĩ quan Pháp trong đó có tên quan chủ tỉnh
Chánh Phèn, 67 hạ sĩ quan và binh sĩ, thâu 100 súng đủ
loại. Chỉ có một tên cai chạy thoát, nhưng quần
của y ướt đẫm, đầy nước tiểu,
tên là Duplessis.
Hai hôm sau thiếu tướng hải
quân Pháp là Ohier ở Mỹ Tho mới hay tin. Ohier ra lịnh
cho trung tá Léonard Ansart ở Vĩnh Long đem viện binh
để chiếm lại đồn. Nghĩa binh chống
trả rất mănh liệt, nhưng v́ viện binh của
Pháp quá đông, vũ khí tối tân. Nên sau 6 ngày chiếm giữ
đồn, đến 3 giờ chiều ngày 21-6-1868
nghĩa binh phải rút lui về Ḥn Chông, rồi núi Trầu
ở Hà Tiên, quân Pháp theo truy nă dữ dội do tên Việt
gian Huỳnh Công Tấn dẫn đường. Căn cứ
núi Trầu bị thất thủ. Ngài cho nghĩa binh vượt
biển ra đảo Phú Quốc, nghĩa binh đổ bộ
vào cửa An Thới, đóng quân tại rừng Hàm Ninh, giao
chiến với Pháp và bọn Huỳnh Công Tấn nhiều
trận tại đây, bất phân thắng bại. Theo
đường ṃn đưa quân qua Dương Đông, lợi
dụng địa thế hiểm trở, lập căn cứ
chiến đấu ở Cửa Cạn và dọc theo băi biển
Ông Lang. Quân Pháp và bọn Huỳnh Công Tấn tấn công nhiều
lần nhưng vẫn thất bại. Ngài bị
thương nhẹ ở lưng. Pháp lại siết chặt
ṿng vây, quyết tâm bắt Ngài cho kỳ được. Do
sự bày mưu của các tên Việt gian bán nước
như: Đỗ Hữu Phương, Trần Bá Lộc, Huỳnh
Công Tấn, bắt thân mẫu của Ngài và dân lành vô tội
ở trong vùng, kỳ hạn cho Ngài phải ra nạp ḿnh. Nếu
không, họ sẽ dùng cực h́nh với mẹ của Ngài
và tất cả dân lành bị bắt.
Trước t́nh thế tiến thối
lưỡng nan, lương thực cạn kiệt, quân
Pháp càng lúc càng siết chặt ṿng vây, không thể thoát thân
ra được bên ngoài. Một ḷng v́ chữ hiếu, một
dạ v́ thương dân. Ngài cho triệu tập tướng
sĩ, khuyên giải giáp về quê làm ăn, ẩn nhẫn
chờ thời, đợi cơ hội khác. C̣n Ngài th́ ra nộp
ḿnh cho giặc Pháp tại băi biển Ông Lang.
Pháp bắt
được Ngài th́ mừng lắm. Đưa Ngài về
Rạch Giá đồng thời khẩn báo về phủ Thống
Đốc Nam Kỳ ở Sài G̣n biết. Pháp dùng vàng bạc
cho đến quan tước để chiêu dụ Ngài hàng.
Nhưng Ngài nhất quyết trả lời là không. Ngày 27
tháng 10 năm 1868, Pháp đưa Ngài ra pháp trường tại
thị xă Rạch Giá. Ngài có làm bài thơ tuyệt mệnh
như sau.
Thư kiếm ṭng
nhung tự thiếu niên,
Yên gian đảm khí
hữu long tuyền
Anh hùng nhược
ngộ vô dung địa,
Bảo hận thâm cừu
bất đới thiên.
Thi sĩ Lam
Giang dịch:
Tuổi thơ theo việc
nhung trường,
Thanh gươm quyết
tử bốn phương vẫy vùng.
Rủi như gặp
bước cơ cùng,
Th́ ta với giặc
không chung đội trời!
Khi chiếc gươm oan nghiệt
của kẻ bạo thù người Pháp phát xuống, đầu
Ngài rơi ra, Ngài vùng mạnh đứt dây, nhảy tới
hai tay nâng lấy đầu, gắn lại vào cổ, rồi
Ngài ngă xuống hóa thân ra để thành Thần. Năm ấy,
tuổi đời của Ngài vừa mới 30. Khiến
cho mọi người chứng kiến phải ngậm
ngùi, rơi lệ, tiếc thương cho một đấng
anh hùng, hào kiệt vị quốc vong thân. Phải cất tiếng
than thảm thiết.
Thành Kiên Giang trời
sầu, đất thảm,
Thương đấng
anh hùng vị quốc vong thân.
Hành động cuối cùng của
Ngài nói lên ư chí kiên cường, bất khuất đối
với giặt ngoại xâm Pháp: "Các ngươi có chém ta,
nhưng đầu ta không bao giờ ĺa xa khỏi cổ,
Nguyễn Trung Trực nầy sẽ sống măi đến
thiên thu". Quả thật vậy, anh
hùng Nguyễn Trung Trực vẫn sống măi trong ḷng của
mọi người dân Việt và trong ḍng lịch sử của
dân tộc, con cháu Lạc Hồng bất diệt cho đến
tận ngàn sau.
Hiện nay, ngoài đền thờ
Ngài tại thị xă Rạch Giá ( xă Vĩnh Thanh Vân ), Ngài c̣n
được sắc phong Thần Hoàng xă Tà Niên, quận
Châu Thành Rạch Giá, Thần Hoàng xă Mỹ Lâm, quận Ḥn
Đất, Thần Hoàng xă Gành Dầu, Phú Quốc. Tại
Gành gió, Ngài được thờ chung cùng đền với
Bà Chúa Xứ đảo Phú Quốc, có tên là Kim Giao Thần Nữ.
Hiện nay, di tích thuyền bè của
nghĩa binh bị vùi sâu dưới lớp bùn lầy ở
Cửa Cạn và dọc theo băi biển Ông Lang.
Tại Phước Lộc thôn
(6), người dân thành kính lập miếu thờ phu nhân của
Ngài tên là Lê Kim Đính, được gọi là miếu Bà Lớn
Tướng.
Tục truyền rằng: Bà vừa
hạ sanh một cậu bé trai, th́ quân pháp bao vây và ồ ạt
tấn công một cách mănh liệt, bà mới sanh nên không chịu
nổi sự lạnh lẽo đói khát, nên ngă bịnh mà mất.
Ngài Nguyễn Trung Trực bế con mà không có sữa cho con
bú. Ngài đành dùng khăn đỏ quấn con lại rồi
đặt vào bộng cây với nải chuối cau nhỏ
làm bằng vàng, để may ra ai kia lượm được
đem về nuôi dưỡng. Rồi Ngài trở ra mặt
trận cùng nghĩa binh tử chiến với giặc thù.
Khối tín đồ PGHH tôn vinh
Ngài là Quan Thượng Đẳng Đại Thần, Lập
đền thờ Ngài ở quận chợ mới, tỉnh
An Giang. Sở dĩ Ngài được tôn vinh như vậy
là v́ Ngài có đủ các đức tính: Hiếu,
Nghĩa, Trung, Trí, Dũng và Nhân. Chính các
đức tính đó và tinh thần Vô Úy, không vị kỷ,
chí không sờn, ḷng không sợ, gian nan không nản, khổ cực
không màng, giàu sang không mến, phú quí chẳng ham, danh lợi
không cần, nghèo hèn không đổi, hy sinh cả mạng sống
để mưu cầu hạnh phúc cho tha nhân, quốc gia
dân tộc.
Tử v́
nước c̣n ghi linh miếu,
Thác v́
đời thanh sử danh bia.
(DPQM-106)
Trong một lực lượng
vơ trang Dân xă Ḥa Hảo, được thành lập cách
đây trên nửa thế kỷ, trong thời kỳ kháng
Pháp với một quân số hơn chục ngàn người,
được trang bị vũ khí tương đối
tối tân của thời bây giờ, dưới quyền
chỉ huy của thiếu tướng Nguyễn Giác Ngộ,
được danh dự mang tên Ngài là: Bộ đội
Nguyễn Trung Trực.
Để tưởng niệm húy
nhật năm thứ 145, Ngài thọ tử và đă hóa thân
thành Thần tại thị xă Rạch Giá. Tôi xin mượn
4 câu thơ sau đây của nhà thơ Hoài Anh và Tưởng Niệm Ngài Nguyễn
Trung Trực của NHA để tri ơn và kết thúc bài
nầy.
Nguyễn
Trung Trực, dân gọi tên,
Con
người nghĩa khí vang rền bốn phương.
Nguyễn
Trung Trực, tạ ơn người,
Thanh
gươm sáng giữa cơi đời soi chung.
(HOÀI ANH)
TƯỞNG NIỆM
NGÀI NGUYỄN TRUNG TRỰC
Đại
Thần Trung Trực vẫn c̣n đây
Nghĩa
khí, trung cang rợp bóng mây
Khua
kiếm, quân thù bay mất vía
Hươi
gươm giặc Pháp phải phanh thây
Nhật
Tảo lừng danh oai dũng sĩ
Kiên
Giang chính khí ngất trời Tây
Đồn
Pháp một phen vào giết sạch
Tàu
Tây phút chốc biến thành mây.
Nguyễn
Hoài Ân
Chú
thích:
Năm 1867 vua Tự Đức ban
chiếu phong cho ông Nguyễn Trung Trực chức Thành Thú Úy
Hà Tiên. Nhưng ông chưa kịp nhậm chức th́ Hà Tiên bị
lọt vào tay Pháp. Nên có thể gọi ông là; Thành Thú Úy Đại
Thần Nguyễn Trung Trực.
(1)(2)(3):
Việt Sử Toàn Thư trang 633,634,644 của Sử Gia Phạm
Văn Sơn. Theo Việt Sử Toàn Thư Parfait là Trung
Tướng.
(4). Tà Niên ngày xưa là một sân
chim, cách thị xă Rạch Giá vào khoảng 10 km, về hướng
Tây Nam. Sân chim thường là một vùng đất cao, cây cối
rậm rạp, chim kéo nhau về làm tổ, đậu, ngủ,
nghỉ quanh năm, suốt tháng. Rất hôi thúi, dơ bẩn.
đầy rắn, rết.
(5). Trong bài văn tế Sĩ
Dân Lục Tỉnh ?
(6). Cửa Cạn c̣n có tên là
Phước Lộc Thôn.
*
Xin tra cứu theo quyển Sấm Giảng Thi Văn
Toàn Bộ, xuất bản năm 1993, b́a vàng, Thí dụ:
(VLPA-250), tức bài Viếng Làng Phú An, trang 250.
*
Dưới nền đất thành phố Sài G̣n hôm nay
(Khu chợ Bến Thành, ṭa Đô Chánh, Quốc Hội), xưa kia là thành Gia Định.
Sài G̣n xưa kia là tỉnh lỵ của tỉnh Gia Định,
được ghi vào sử sách năm 1698. Thời vua Lê Hi
Tông (1676-1705), trong Nam thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725).
*
Sau khi chiếm thành Gia Định vào tháng 2 năm 1859.
Đầu năm 1860 mặt trận Trung Hoa bùng nổ, Pháp
bỏ Tourane, chỉ để lại 700 quân và vài trăm
lính Tây Ban Nha đóng ở Sài G̣n, Chợ Lớn và các đồn
Cây Mai, Tân kiểng, Ô Ma và chùa Barbet, bị 12.000 quân ta bao vây
gần 1 năm từ tháng 3 năm 1860 đến tháng 2
năm 1861, do Khâm Lược Sứ Nguyễn Tri
Phương chỉ huy, nhưng không phá đươc.
NGUYỄN
HOÀI ÂN
(Thái Quốc Chấn sưu tầm
và chuyển)