Home | TA.P GHI | TA.P GHI [tt] | TA.P GHI 1 | TA.P GHI 2 | TA.P GHI 3 | TA.P GHI 4 | TA.P GHI 5 | TA.P GHI 6 | TA.P GHI 7 | TA.P GHI 8 | TA.P GHI 9 | TA.P GHI 10 | TA.P GHI 11 | TA.P GHI 12 | TA.P GHI 13 | TA.P GHI 14 | TA.P GHI 15 | TA.P GHI 16 | TA.P GHI 17 | TA.P GHI 18 | TA.P GHI 19 | TA.P GHI 20 | TA.P GHI 21 | TA.P GHI 22 | TA.P GHI 23 | TA.P GHI 24 | TA.P GHI 25 | TA.P GHI 26 | TA.P GHI 27 | TA.P GHI 28 | TA.P GHI 29 | TA.P GHI 30 | TA.P GHI 31 | TA.P GHI 32 | TA.P GHI 33 | TA.P GHI 34 | LINKS | HU'U~ ÍCH | HU'U~ ÍCH [tt] | HU'U~ ÍCH 1 | HU'U~ ÍCH 2 | HU'U~ ÍCH 3 | HU'U~ ÍCH 4 | HU'U~ ÍCH 5 | HU'U~ ÍCH 6 | HU'U~ ÍCH 7 | HU'U~ ÍCH 8 | HU'U~ ÍCH 9 | SUY NGÂM~ | SUY NGÂM~ [tt] | SUY NGÂM~ 1 | SUY NGÂM~ 2 | SUY NGÂM~ 3 | SUY NGÂM~ 4 | SUY NGÂM~ 5 | SUY NGÂM~ 6 | SUY NGÂM~ 7 | SUY NGÂM~ 8 | SUY NGÂM~ 9 | SUY NGÂM~ 10 | SUY NGÂM~ 11 | SUY NGÂM~ 12 | SUY NGÂM~ 13 | SUY NGÂM~ 14 | CU'̉'I CHÚT CHO'I | VA(N VUI | VA(N VUI [tt] | VA(N VUI 1 | VA(N VUI 2 | VA(N VUI 3 | VA(N VUI 4 | VA(N VUI 5 | SU'U TÂ`M TÊ'U | LA./KINH DI. !!! | THÚ VI. | BÀI VIÊ'T | BÀI VIÊ'T [tt] | BÀI VIÊ'T 1 | BÀI VIÊ'T 2 | BÀI VIÊ'T 3 | BÀI VIÊ'T 4 | BÀI VIÊ'T 5 | BÀI VIÊ'T 6 | BÀI VIÊ'T 7 | BÀI VIÊ'T 8 | BÀI VIÊ'T 9 | DANH NHÂN | TH̉'I SU'. | TH̉'I SU'. [tt] | TÔN GIÁO | TÀI T̀NH

TA.P GHI 22

   

"GÁNH HÀNG RONG OẰN NỖI NIỀM NHÂN THẾ"

 

(Lưu Phong)

 

 

"Bà lăo đi dọc phố cao

 

Tiếng rao không chạm tới cơi người

 

Gánh hàng rong oằn nỗi niềm nhân thế .."

 

(Nguyễn Bính Hồng Cầu)

 

 

Đêm nay cũng như nhiều đêm khác, bà lăo dáng nhỏ mỏng manh gánh trên vai gánh trứng vịt lộn đi dọc con phố Nguyễn Huệ (Tp. Tuy Ḥa, tỉnh Phú Yên), cất cao tiếng rao "ai vịt lộn hôn ..". Gánh hàng chỉ đựng khoảng 50 trứng vịt lộn với bấc đèn dầu, mớ rau răm và muối tiêu cứ tưởng nhẹ tênh, nhưng nó là gánh nặng oằn trên đôi vai tuổi già vào mỗi đêm, gánh nặng lo cơm áo gạo tiền, gánh nặng lo cho con học đại học, gánh nặng cho bát thuốc lúc đau ốm ..

 

 

Bà quê gốc ở xứ "Đồng Cọ" (xă Hoà Thịnh, huyện Tây Ḥa) có chồng ở Hoà Vinh (Đông Ḥa) rồi lập nghiệp ở Tuy Ḥa vào năm 1990. Gần 20 năm nay, đêm đêm bà đếm bước chân ḿnh đi bán từng trứng vịt lộn để nuôi 7 đứa con ăn học. Bà sung sướng đến nỗi .. bật khóc, khi kể cho tôi nghe rằng: mỗi đêm bà bán trứng vịt lộn, thu lăi từ 15.000-20.000 đồng. Những đồng tiền cóp nhặt ấy đă nuôi được đứa con trai vừa tốt nghiệp Đại học ở TP HCM ! Ông Nguyễn Thành - chồng bà, ngày trước làm nghề thợ hồ, bây giờ ở cái tuổi thất thập cổ lai hi, sức yếu nên chẳng làm được ǵ. C̣n những người con của bà đă lập gia đ́nh đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, nên chẳng phụ giúp được ǵ cho cha mẹ già. Vậy là, ở cái tuổi lẽ ra phải nghỉ ngơi, sum vầy bên con cháu, nhưng bà vẫn "tự thân vận động" lo kinh tế gia đ́nh dù đă lớn tuổi ..

 

 

Đêm nay cũng như nhiều đêm khác, sau ánh đèn hào nhoáng, sát bên những nhà hàng, quán nhậu sang trọng, nơi người giàu thản nhiên rút ví chi ra hàng triệu đồng cho một cuộc vui ăn nhậu với lắm sơn hào hải vị, th́ bà vẫn đi lặn lội qua từng quán chăm chỉ cất cao tiếng rao "ai vịt lộn hôn .." Khoảng 22 giờ, bán xong trứng, sương đêm đă ướt đẫm bờ vai gầy, bà mới trở về nhà. Gần 20 năm bán trứng vịt lộn, thời gian đă nhuộm tóc trắng phau phau, bà gần như kiệt sức, gần như mỏi gối chùn chân .. Có lần, vào một đêm mưa gió đầy trời, bà mệt quá v́ bán trứng ế ẩm, vừa đi liêu xiêu dưới ḷng đường Nguyễn Huệ (v́ người ta đă lấn chiếm đoạn vỉa hè để buôn bán hàng đêm) th́ bị bọn choai choai chạy xe phóng nhanh vượt ẩu đă gạt phăng chiếc đ̣n gánh trên vai làm bà ngă lăn quay trên đường, bất tỉnh. Thế là người ta đưa bà đi Bệnh viện cấp cứu, cũng may vết thương nhẹ, nên c̣n giữ được mạng sống ..

 

 

Bà tâm sự với tôi: Bây giờ, tuổi cao phải gồng gánh vất vả lắm, nhưng biết làm sao khi nghề đi bán trứng dạo từng đêm là cái cần câu cơm của gia đ́nh tôi trong "cơn băo giá" hiện nay. Rồi bà lại đi như lút vào trong đêm mưa gió đầu mùa đông.

 

 

Bà tên Nguyễn Thị Mảnh - 65 tuổi, ở hẻm phố số 4 Lê Lợi, Tp. Tuy Ḥa.

 

 

 

*

 

Mỗi sáng tinh sương, khi mở toang cánh cửa nhà ở lô phố, tôi thường nghe tiếng rao quen thuộc: "Ai mua rau tươi không?". Rồi người đàn bà tên Cao Thị Ư, 60 tuổi, quê ở thôn Đông Phước, xă Ḥa An (Phú Ḥa) gánh trên vai hai thúng rau xuất hiện. Ṛng ră suốt 21 năm qua, bà Ư làm nghề gánh các loại rau muống, mồng tơi, đọt rau lang .. đi bán dạo trên khắp các hè phố. Rau của bà Ư bán rất tươi, xanh non, nên ai cũng thích mua và trở thành "bạn hàng rau" thân quen của bà. "Không ai giàu có lại đi buôn gánh bán bưng! Cuộc sống của tôi cơ cực lại thêm cơ cực, khi chồng mất, con bị tai nạn tật nguyền. Bởi vậy, mấy năm nay phải kĩu kịt với những thứ rau này mới có tiền lo trang trải gia đ́nh" - Bà Ư tâm sự.

 

 

Chị Cao Thị Hạnh, 30 tuổi, con của bà Ư, cũng theo mẹ làm nghề bán rau dạo trên phố. Cũng bất hạnh như mẹ, chị Hạnh lập gia đ́nh sinh được một đứa con th́ chồng chị bị bệnh chết. Cuộc sống bỗng chốc lâm vào hoàn cảnh khó khăn, một ḿnh chị bươn chải lo kinh tế, lo nuôi dạy con nhỏ. Chị Hạnh bảo: "Tôi lớn lên ở nông thôn chỉ biết cuốc cỏ, cấy lúa, chứ không có nghề nghiệp. Nhưng bây giờ làm ruộng cực nhọc mà vẫn không đủ ăn, đành gánh rau ra phố, kiếm được khá hơn. Mỗi buổi sáng bán rau thu lăi được từ 15 - 20.000 đồng, tạm đủ chi phí cho hai mẹ con sống qua ngày".

 

Hai mẹ con bà Ư, hai người phụ nữ nghèo, góa chồng, gánh nặng trên vai hai "gánh hàng rong oằn bao nỗi niềm nhân thế!"

 

 

Bất kể trời mưa xuân lất phất, ngày hè nắng chang chang, hay đêm đông giá lạnh, khi lang thang trên đường phố Tuy Ḥa, bất cứ ai cũng thường thấy những người phụ nữ gồng gánh đủ thứ trái cây, rau củ, trứng, các loại bánh, chè, thịt, cá, than củi .. đi bán trên vỉa hè hay góc phố. Đa số những người gánh hàng đi bán rong đều ở độ tuổi trung niên hoặc tuổi cao sức yếu. Khoảng 9 giờ sáng, tôi bắt gặp bà Nguyễn Thị A ở khu phố Bà Triệu (phường 7), năm nay đă 72 tuổi, nhưng vẫn gánh hai cái mẹt đựng đầy những b́ chè đỗ, khoai lang chín, bánh ḅ, bánh cam .. đi bán dạo. Khi đôi chân mỏi ră rời, bà đành ngồi bán ở góc vỉa hè đường Trường Chinh. Giống như hoàn cảnh gia đ́nh bà Mảnh, bà A dù tuổi già hay bệnh tật vẫn ngày ngày buôn gánh bán bưng để nuôi sống bản thân và chồng. Mấy hôm nay, không thấy bà A đi bán nữa, tôi hỏi thăm những người ở khu phố Bà Triệu th́ được biết bà bị bệnh, chân phù nề, khó có thể đi lại bán hàng rong ..

 

Buổi sáng trên quốc lộ 1A, những người phụ nữ lam lũ, quần áo dính bẩn than đen đang gồng gánh hoặc h́ hục đẩy chiếc xe đạp chở đầy than củi đi bán. Chị Lê Thị Tuy, quê ở Ḥa Trị tâm sự: "Nhà nước cấm buôn bán than củi, nhưng tôi cùng nhiều người khác cũng lén lút đi bán than dạo v́ miếng cơm manh áo của cả gia đ́nh ở vùng quê nghèo khó". Nói đi bán than dạo, nhưng chỉ trong chốc lát từ nhà đến phố rồi các chị hẹn nhau tập hợp than để bán ở ngay góc Chùa Bảo Tịnh, nằm trên vỉa hè đường Phan Đ́nh Phùng, phường 1. Và khi đến nơi bán than ở góc Chùa Bảo Tịnh, tôi đă nhận ra chị Tuy, cùng các chị Lê Thị Nhiên, Vơ Thị Loan .. bày bán từng mớ than. Chị Nhiên, 47 tuổi, quê ở Ḥa Xuân Tây (Đông Ḥa), chồng mất đă 13 năm, một ḿnh chị vừa làm 2 sào ruộng, vừa đi bán than nuôi 3 đứa con ăn học. Mỗi buổi sáng, các chị bán được từ 1-2 bao than, lăi từ 20-30.000 đồng. Nhưng cũng có khi than bán ế ẩm, nhất là vào mùa nắng, các chị  lại phải bỏ công sức h́ hục chở về nhà.

 

 

Nh́n các chị bán than, không ai không khỏi nao ḷng: "Thương thay trên ḿnh áo mỏng dính/Ḷng lo than rẻ, mong trời lạnh .." (Bạch Cư Dị) . Nh́n các chị bán than, bán rau, trái cây .., tôi chợt chạnh ḷng nghĩ đến mẹ ở quê. Cũng giống họ, ngày ngày, "tranh thủ" những lúc không cấy cày ngoài đồng ruộng, mẹ nhặt nhạnh từng mớ rau, rọc lá chuối gói bánh ít, bánh nậm, bánh chưng .. rồi gánh đi bán dạo ở nhiều nơi để kiếm thêm từng đồng tiền lăi nuôi 9 đứa con ăn học. Tôi đi học xa, mỗi lần về nhận từ bàn tay thô ráp của mẹ những đồng tiền tích cóp qua tháng ngày, chưa một lần tôi dám tiêu pha  xa xỉ .. Chợt thấy bụi trong mắt ḿnh cay cay ..

 

*        *

*

 

 

Không ai thống kê được có bao nhiêu người kiếm sống bằng nghề bán hàng rong ở Tp. Tuy Ḥa. Họ có thể là người ở phố, nhưng phần lớn là người ở những vùng quê lân cận đổ về, bởi thành phố là nơi tiêu thụ hàng hóa nhiều nhất, kiếm lời nhiều hơn. Hầu như đầu mỗi con hẻm, góc phố nào cũng có vài người buôn gánh bán bưng v́ kế sinh nhai. Họ mỗi người, mỗi vẻ, mỗi hoàn cảnh gia đ́nh khác nhau, nhưng đều có điểm chung là .. nghèo, lưng vốn chẳng có là bao và không có tay nghề. Họ chọn cách đi bán hàng rong, chỉ mong kiếm thêm mỗi ngày vài chục ngh́n đồng nuôi sống gia đ́nh .. Xă hội trân trọng những người vợ, người mẹ tảo tần như thế (?!?!?!)

 

 

 

LƯU PHONG

 

(@ Internet)

 

 

 

website counter